Tin tức
20/12 2022

Tiềm năng phát triển của Bắc Giang giai đoạn 2021-2030

  • 1308
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tỉnh Bắc Giang sở hữu những lợi thế lớn về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên để phát triển lớn mạnh về nông nghiệp và công nghiệp. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá và phân tích về tiềm năng phát triển của Bắc Giang trong giai đoạn 2022 – 2030.

bac-giang-co-nhieu-tiem-nang-phat-trien
Trụ sở các cơ quan tỉnh Bắc Giang

1. Tổng quan về tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là tỉnh trung du thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam và là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng Thành phố Hà Nội, chỉ cách trung tâm Thủ đô khoảng 50km. 

Tỉnh Bắc Giang có bề dày văn hoá lịch sử lâu đời, là một trong những tỉnh có diện tích lớn nhất nằm trong vùng Kinh Bắc xưa, có diện tích tự nhiên lên đến 3.895 km². Chính vì vậy, tỉnh Bắc Giang có nền văn hoá đặc trưng của vùng Kinh Bắc cũ và là cái nôi lớn của dân ca Quan họ, bên cạnh tỉnh Bắc Ninh.

Theo báo cáo thống kê của Cục Dân số, đến năm 2021, tỉnh Bắc Giang ước tính có tổng 1,875,238 triệu người, là tỉnh đông dân nhất, đứng thứ 11 về số dân và có quy mô kinh tế đứng top đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Tỉnh Bắc Giang có 10 đơn vị hành chính bao gồm 1 thành phố Bắc Giang và 9 huyện (Hiệp Hòa, Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng, Yên Thế) với 209 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 10 phường, 17 thị trấn và 182 xã.

2. Vị trí thuận lợi của tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Bắc Bộ, có vị trí địa lý tiếp giáp như sau:

  • Phía Đông giáp với tỉnh Quảng Ninh
  • Phía Bắc giáp với tỉnh Lạng Sơn
  • Phía Tây giáp với hai địa phương là tỉnh Thái Nguyên và Thủ đô Hà Nội
  • Phía Nam giáp với hai tỉnh là Bắc Ninh và Hải Dương.

Tỉnh Bắc Giang sở hữu vị trí địa lý hết sức thuận lợi, thuộc khu vực Đông Bắc Việt Nam và  nằm trên tuyến Hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài (thuộc Hành lang xuyên Á Nam Ninh – Singapore). 

Bắc Giang có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế

Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang

Tỉnh Bắc Giang cách trung tâm TP Hà Nội và sân bay Nội bài khoảng 50km, cách cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) 110km, cách cảng biển Hải Phòng và cảng biển nước sâu Cái Lân – Quảng Ninh khoảng 140km; nằm liền kề “tam giác kinh tế phát triển” của 3 tỉnh, Thành phố lớn là Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế.

3. Tiềm năng phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Giang

Tỉnh Bắc Giang có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp. Nằm trong vị trí kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ, Bắc Giang thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, trở thành địa phương phát triển công nghiệp lớn mạnh hiện nay.

Hiện tỉnh Bắc Giang đã quy hoạch và triển khai 06 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích 1.460 ha. Các KCN đều được quy hoạch ở những nơi rất thuận tiện về giao thông: 05 KCN quy hoạch dọc theo Quốc lộ 1A và 01 KCN nằm tiếp giáp với KCN Yên Phong – Bắc Ninh, sở hữu lợi thế lớn về hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng.

Các khu công nghiệp phát triển lớn mạnh tại Bắc Giang

Sắp tới, tỉnh Bắc Giang tiếp tục xây dựng thêm 3 KCN lớn với tổng diện tích 782,3 ha và mở rộng 3 KCN cũ với diện tích tăng thêm 323 ha.

Tỉnh Bắc Giang có 40 cụm công nghiệp (CCN), với tổng diện tích quy hoạch là 1.385 ha và được triển khai rộng khắp tại các huyện, thành phố. Các CCN đều được quy hoạch và triển khai tại các trục, tuyến giao thông thuận lợi của tỉnh.

tiem-nang-cong-nghiep-bac-giang
Bắc Giang đã và đang là một tỉnh có nền công nghiệp mạnh

4. Tiềm năng phát triển nông, lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang

Bên cạnh công nghiệp, tỉnh Bắc Giang cũng gây ấn tượng bởi sự phát triển nông, lâm nghiệp nhanh chóng trong những năm gần đây.

Được thiên nhiên ưu ái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa khu vực Đông Bắc Việt Nam, một năm có bốn mùa rõ rệt, tạo điều kiện cho nông dân thuận lợi cho canh tác, phát triển các cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới.

Tỉnh Bắc Giang cũng sở hữu tới 123.000 ha đất nông nghiệp và 110.000 ha đất lâm nghiệp. Cùng với đó là 3 con sông lớn (Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam) chảy qua mang tới lưu lượng nước lớn và hệ thống ao, hồ, đầm, mạch nước ngầm có trữ lượng dồi dào cung cấp và giúp phát triển các hoạt động nông, lâm nghiệp như gieo cấy, trồng cây, sản xuất và gieo tạo các loại nông sản.

Vải thiều lục ngạn – Đặc sản nổi tiếng tỉnh Bắc Giang

Ngoài ra, đặc điểm địa hình là miền núi nhưng có cả vùng trung du, đồng bằng xen kẽ đều là những yếu tố thuận lợi giúp phát triển nông, lâm nghiệp của tỉnh Bắc Giang. Thời gian qua, nông, lâm nghiệp của tỉnh đang có sự chuyển dịch cơ cấu một cách tích cực.

Về nông nghiệp, Bắc Giang đã quy hoạch được các vùng sản xuất hàng hóa lớn, bao gồm: Vùng cây ăn quả lớn nhất miền Bắc; vùng trồng rau chế biến, rau an toàn lớn; vùng chuyên canh thủy sản, vùng vải thiều Lục Ngạn được trồng theo quy chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Không chỉ vậy, tổng số lượng đàn gà, đàn lợn của tỉnh lần lượt đứng thứ 3, thứ 4 cả nước. 

tiem-nang-nong-nghiep-bac-giang
Bắc Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp với các đặc sản địa phương

Diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh là hơn 100 nghìn ha, trong đó có trên 50% là rừng sản xuất có giá trị kinh tế cao, giúp tỉnh có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế.

Tỉnh Bắc Giang được thiên nhiên ưu ái với những tiềm năng lớn mạnh về vị trí địa lý, địa hình, điều kiện tự nhiên để phát triển tốt các ngành nông nghiệp, công  nghiệp và lâm nghiệp. Tuy nhiên, để đưa tỉnh Bắc Giang trở thành một trong  những địa phương phát triển kinh tế hàng đầu cả nước, sự ứng dụng của khoa học kỹ thuật, chính sách đúng đắn của bộ máy lãnh đạo đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Với tiềm năng, thế mạnh hiện có, cùng với mục tiêu, định hướng và giải pháp rõ ràng, tin rằng đến năm 2030, tỉnh Bắc Giang sẽ ngày càng phát triển, trở thành vùng kinh tế trọng điểm hàng đầu cả nước.

Xem thêm các bài viết khác của Times Pro!
Bản tin bất động sản Times Pro!

360 độ các tỉnh, thành phố!

Pháp luật về bất động sản!

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan