Tin tức
16/03 2023

Sự cạnh tranh: thương mại truyền thống và thương mại điện tử phần 2

  • 227
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Đang cạnh tranh gay gắt với thương mại truyền thống chính là thương mại điện tử. Liệu hình thức thương mại nào sẽ thắng thế trong tương lai? Và vấn đề này có liên quan gì đến lĩnh vực bất động sản, cùng Times Pro tìm hiểu!

thuong-mai-dien-tu-va-thuong-mai-truyen-thong-canh-tranh-times-pro

Cơn bão thương mại điện tử

Những năm gần đây với sự phá triển của CNTT, thương mại điện tử phát triển như vũ bão. Cùng sự hỗ trợ của thời thế như: logistic phát triển, tín dụng trực tuyến, xu hướng tiêu dùng, đại dịch Covid-19,... mọi thứ dường như đều hỗ trợ sự phát triển cho thương mại điện tử. 

Hãy cùng điểm qua những đặc điểm của hình thức kinh doanh này:

Ưu điểm:

  • Người dùng có thể mua hàng nhanh chóng: TMĐT giúp bạn có thể mua hàng từ bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào. Vì vậy, người mua hàng có thể thoải mái lựa chọn bất kỳ sản phẩm nào mà họ muốn và đặt hàng để được giao đến tận nhà. Người dùng hoàn toàn có thể theo dõi tình trạng đơn hàng sau khi đặt trên điện thoại.
  • Đa dạng hóa đối tượng mua sắm: TMĐT tiếp cận được rất nhiều đối tượng khác nhau từ trong nước cho đến ngoài nước. Không những thế còn, đối tượng ở bất kỳ độ tuổi nào cũng dễ dàng tiếp cận
  • Thời gian hoạt động liên tục 24/24: Nếu chợ và siêu thị chỉ hoạt động vào khoảng thời gian nhất định trong ngày thì các sàn thương mại điện tử hoạt động 24/24 hàng ngày. Người tiêu dùng có thể sử dụng ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào chỉ cần có kết nối Internet.

thuong-mai-dien-tu-viet-nam

Nhược điểm:

  • Môi trường cạnh tranh khốc liệt: Môi trường thuận lợi và tiềm năng nên nhiều doanh nghiệp đổ xô sử dụng. Chính vì vậy sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, đòi hỏi bạn phải có chiến lược cạnh tranh phù hợp
  • Không được trải nghiệm và thử nghiệm sản phẩm thực tế: mặc dù đa dạng về mặt hàng thế nhưng người dùng không được thử sản phẩm cho đến khi nó được giao đến tận nơi. 

Đặc điểm

  • Mặc dù có ưu điểm nổi trội cùng nhiều phương thức hỗ trợ tuy nhiên khi giao dịch các sản phẩm có giá trị lớn. Người dân thường lựa chọn mua hàng offline để đảm bảo sự an toàn khi mua bán, tránh các hình thức lừa đảo và rủi ro tài chính. 
  • Các sản phẩm được mua bán trên thương mại điện tử có giá trị thấp đến trung bình. Việc mua bán các sản phẩm giá thành cao ít được giao dịch qua sàn thương mại điện tử, mà được thực hiện qua trang website của công ty, doanh nghiệp.
  • Độ tuổi lựa chọn thương mại điện tử thấp: dao động từ 14 - 35 tuổi.
  • Các sản phẩm được mua bán qua thương mại điện tử đang dần mở rộng sang một lĩnh vực cực kỳ tiềm năng là: thực phẩm và đồ uống đã được chế biến. 

Nguồn FDI vào lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam và những nhận định

Trong những năm gần đây thương mại điện tử ngày càng chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong thói quen của người tiêu dùng. Ước tính giá trị của lĩnh vực này lên tới 20 tỷ USD vào năm 2025, tại việt Nam thương mại điện tử luôn phát triển với hai con số.

thuong-mai-dien-tu

Với định hướng kinh tế số chiếm vai trò trọng yếu, thói quen người tiêu dùng, sự hỗ trợ từ các nền tảng tài chính điện tử, hệ thống vận chuyển, logistic và giao nhận hàng hóa lĩnh vực thương mại điện tử sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng tại thị trường.

Mặc dù vẫn còn những nhược điểm cố hữu khó có thể khắc phục, tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong tương lai chắc chắn sẽ chiếm lĩnh thị trường thương mại, đe dọa sự phát triển và tồn tại của thương mại truyền thống.

Hiện nay bên cạnh những nhà đầu tư nội cho lĩnh vực thương mại điện tử như Tiki, Sendo. Dễ thấy bên cạnh đó hàng loạt các ông lớn thương mại điện tử quốc tế tham gia và mong muốn có một phần trong miếng bánh béo bở này ở thị trường Việt Nam, có thể kể đến như: Shopee và Lazada.  Hai công ty có công ty mẹ là các tập đoàn nước ngoài đã chi mạnh tay hàng tỷ đô la để chiếm lĩnh thị trường thương mại điện tử Việt Nam. 

Theo sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2022, nước ta có đến 74,8% người dùng internet tham gia mua sắm trực tuyến. Trong đó, các mặt hàng được mua sắm online nhiều nhất lần lượt là quần áo, giày dép và mỹ phẩm (69%), thiết bị đồ dùng gia đình (64%), đồ công nghệ và điện tử (51%)…

Tham khảo thêm về tình hình thương mại điện tử Việt Nam trong bài viết dưới đây!

3. Cạnh tranh giữa chợ, siêu thị và thương mại điện tử 

Khó có thể nhận định được cái nào sẽ tồn tại và chiếm lĩnh thị trường trong tương lai. Tuy nhiên, mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm. Chợ sẽ phù hợp với những lúc muốn mua thực phẩm tươi sống và có thể mặc cả giá trong khi siêu thị sẽ cung cấp mặt hàng có kiểm định, chất lượng và giá cả ổn định hơn. Thương mại điện tử là hình thức mới và thuận tiện khi muốn mua những mặt hàng ở khoảng cách xa. 

Tóm lại, môi trường nào cũng đều có nhược điểm. Chợ, siêu thị và thương mại điện tử sẽ bổ trợ cho nhau mang lại những lợi ích trong việc mua và tiêu dùng sản phẩm cho người tiêu dùng.

Trên đây là những chia sẻ về sự thật chợ và siêu thị cạnh tranh với thương mại điện tử. Hy vọng sẽ cung cấp cho bạn thông tin hữu ích và cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề cạnh tranh giữa chợ, siêu thị và thương mại điện tử. Nếu bạn còn thắc mắc nào, hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi để nhận được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

Xem thêm Phần 01:Sự cạnh tranh: thương mại truyền thống và thương mại điện tử

Xem thêm: 

+ Thông tin hữu ích về thị trường BĐS

+ Pháp luật BĐS

+ Phong thủy BĐS

+ Bản tin bất động sản

 

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan

360 độ các Tỉnh/TP

360 độ tỉnh Hưng Yên - nơi tiềm năng thức giấc

  • 20/12/2022

360 độ những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Quảng Ninh

  • 20/12/2022

360* những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Thái Nguyên

  • 20/12/2022