Tin tức
16/03 2023

Sự cạnh tranh: thương mại truyền thống và thương mại điện tử

  • 312
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Trong thời đại 4.0, thương mại điện tử ngày càng trở nên phổ biến. Liệu rằng trong tương lai, thị trường thương mại điện tử có chiếm lĩnh và thay thế cho chợ, siêu thị hay không. Hãy cùng khám phá câu trả lời trong bài viết sau đây nhé.

canh-tranh-thuong-mai-truyen-thong-va-thuong-mai-dein-tu-times-pro

Hai đại diện điển hình của thương mại truyền thống

Thương mại truyền thống gồm 3 thành phần chính yếu là chợ, cửa hàng nhỏ lẻ và các siêu thị. Ở đây chúng ta cùng nhìn đến hai hệ thống khác biệt hoàn toàn với nhau là chợ truyền thống và siêu thị. Ngay chính trong ngành thương mại truyền thống, có thể thấy sự cạnh tranh gay gắt giữa các hình thức buôn bán. Vậy Thương mại truyền thống có đặc điểm và phát triển ra sao để có thể cạnh tranh lại sự phát triển như vũ bão của hệ thống thương mại điện tử?

Xem thêm về tiềm năng của ngành bán lẻ Việt Nam!

Chợ truyền thống: địa điểm quen thuộc của người Việt

cho-truyen-thong-times-pro
Chợ truyền thống ăn sâu vào thói quen tiêu dùng của người Việt Nam

Điểm hình của loại hình thương mại truyền thống có từ rất lâu đời, không thể không nhắc tới đó chính là chợ. Hiện nay, ở nước ta các khu chợ truyền thống rất nhiều. Mỗi khu chợ đều có những đặc điểm riêng, tuy nhiên nhìn chung các chợ truyền thống đều có những ưu và nhược điểm như sau:

Ưu điểm:

  • Đa dạng mặt hàng lựa chọn như thực phẩm, áo quần, đồ tiêu dùng,...
  • Giá cả rẻ hơn so với siêu thị, các gian hàng cũng phong phú hơn.
  • Nhiều mặt hàng tươi sống như cá, thịt được bán trực tiếp phù hợp với nhu cầu yêu thích đồ tươi sống của khách hàng
  • Dễ dàng thương lượng về mặt giá cả và khối lượng khi mua hàng

Nhược điểm:

  • Nhiều khu chợ truyền thống hiện nay không đảm bảo yêu cầu về vệ sinh, an toàn, không gian chật hẹp.
  • Không có không gian vui chơi, chỉ có những gian hàng bán đồ ăn, áo quần,...
  • Giá cả bất thường, không cố định tùy thuộc vào từng gian hàng cụ thể
  • Thời gian bán hàng ngắn và cố định trong ngày

Đặc điểm:

  • Chợ truyền thống có đặc điểm là đã in sâu vào thói quen của người Việt. Nhất là những người đã lập gia đình thì thói quen đi chợ dần ngấm vào tâm trí của họ, là một sự lựa chọn khá yêu thích.
  • Chợ truyền thống là một nét văn hóa, điểm đến yêu thích của người có tuổi từ 35 trở đi. 
  • Chợ truyền thống là ưu tiên hàng đầu khi muốn mua các thực phẩm thiết yếu hàng ngày của người dân như: gạo, rau, thịt, cá,...

Siêu thị: sinh sau đẻ muộn nhưng lớn nhanh như thổi

Sieu-thi-times-pro

Mặc dù mới chỉ xuất hiện được khoảng 50 năm, khởi đầu từ các nước Tây Âu, tuy nhiên loại hình thương mại truyền thống này sớm chiếm được sự tin tưởng, sự yêu thích của người dân. Bên cạnh với các chợ truyền thống, siêu thị hiện nay mọc lên ngày càng nhiều. Một số siêu thị lớn như Big C, Siêu thị Lotte Mart, Siêu thị Emart, Siêu thị Co.opmart,...

Ưu điểm:

  • Không gian mua sắm hiện đại, chuyên nghiệp, các mặt hàng được sắp xếp một cách hợp lý
  • Ngoài khi mua sắm, siêu thị còn cung cấp khu vực vui chơi, ăn uống dành cho cả người lớn và trẻ em
  • Chất lượng hàng hóa cao, được kiểm định rõ ràng
  • Thời gian mở cửa cả ngày, thoải mái cho người dùng mua sắm
  • Tự do lựa chọn hàng hóa
  • Giá cả cố định hơn sơ với chợ truyền thống

Nhược điểm:

  • Hàng hóa không tươi sống như chợ, ở đây hầu hết đều được ướp đá lạnh và bán trong thời gian dài
  • Không thể thương lượng giá cả và số lượng khi mua
  • Giá thành thường đắt đỏ hơn so với chợ

Đặc điểm:

  • Siêu thị thường được những người trẻ tuổi lựa chọn hơn, do giá thành được niêm yết công khai, cũng như ưu điểm của nó. Mặt khác địa điểm này không được lòng những người lớn tuổi như chợ truyền thống.
  • Siêu thị là điểm đến yêu thích khi người dân muốn mua đồ gia dụng, các sản phẩm của công nghiệp chế biến, thực phẩm sẵn, đồ khô, đồ điện máy,...

Cuộc nội chiến của thương mại truyền thống: to hơn - xịn hơn

Có một sự thật là, chính hệ thống thương mại truyền thống đã có sự đấu đá ngay từ thủa ban đầu, bao gồm các tuyển thủ: trung tâm thương mại, chợ truyền thống, cửa hàng buôn bán nhỏ lẻ,... Sự cạnh tranh này mang đến cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn, giá cả hợp lý và dễ dàng tiếp cận cũng như tăng sự thuận tiện trong cuộc sống.

Tuy nhiên cần nhìn nhận càng ngày xu hướng tiêu dùng và nhận thức của người dân ngày càng cao. Thị hiếu của người dân Việt Nam dần hướng tới những thương hiệu và cách thức trao đổi buôn bán tốt hơn, phù hợp với cuộc sống hiện đại và tuân theo xu thế chung của thế giới. 

Trên thế giới hiện nay xu thế chung của ngành thương mại là hướng tới những khu vực thương mại, tiện ích đa chiều, tích hợp, có diện tích lớn,... là nơi mà người dân không chỉ đến để mua sắm mà còn giải trí, nghỉ ngơi,  khám phá. Hình thức mua sắm này đã xuất hiện ở Việt Nam với thương hiệu nổi tiếng là Big C. 

thuong-mai-truyen-thong-sieu-thi
Siêu thị AEON mall đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam

Tuy nhiên qua thời gian các thương hiệu có khả năng cạnh tranh tốt hơn, cung cấp cho khách hàng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn, ra đời và dần chiếm lấy thị trường. Hiện nay những cái tên đình đám nhất trên thị trường thường mại truyền thống mảng trung tâm thương mại có thể kể đến như: AEON mall, Vincom Mega Mall, Big C, E mart, Co Op mart,...

Bạn có thể tìm hiểu thêm về cuộc chiến trong bài viết dưới dây: 

Ngành bán lẻ nội và ngoại: Cạnh tranh “nảy lửa” - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới (vneconomy.vn)

Xem thêm Phần 2:Sự cạnh tranh: thương mại truyền thống và thương mại điện tử

Xem thêm: 

+ Thông tin hữu ích về thị trường BĐS

+ Pháp luật BĐS

+ Phong thủy BĐS

+ Bản tin bất động sản

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan