Tin tức
20/12 2022

Thông tin quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2030

  • 651
  • 1/5 trong 1 Đánh giá

Thông tin quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc siêu HOT, các khu vực được mở đường giao thông, quy hoạch đô thị, kết cấu hạ tầng,… Vô cùng hữu ích cho những nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư bất động sản. Cùng Times Pro khám phá những thông tin tuyệt vời trong bài viết dưới đây

bang-gia-dat-tinh-vinh-phuc-times-p
Một góc TP Vĩnh Yên

Tổng quan quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, ở tọa độ 21035′ – 21008′ độ vĩ Bắc và 106019′ – 106048′ độ kinh Đông. Tỉnh Vĩnh Phúc là cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội, liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua Quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối với vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt đối với Thủ đô Hà Nội.

– Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang.

– Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ.

– Phía Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội.

Thực trạng phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản duy trì mức tăng trưởng ổn định. Cơ cấu giá trị sản xuất chuyển dịch tích cực

Ngành trồng trọt đã có bước chuyển dịch tích cực cơ cấu giống, cây trồng, mùa vụ theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với điều kiện các vùng sinh thái và địa phương trong tỉnh. Thực hiện đúng định hướng đặt ra trong quy hoạch của Tỉnh.

Sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt chăn nuôi gia cầm, lợn và bò sữa đã trở thành thế mạnh của tỉnh, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Ngành xây dựng đang có những dấu ấn tăng trưởng mạnh mẽ cả về quy mô và tốc độ. Về cơ cấu của ngành XD, đang có xu hướng tăng về tỷ trọng trong nhóm ngành CN-XD; năm 2018 tỷ trọng của ngành chiếm 9,51% (và chiếm 4,23% trong tổng GRDP toàn nền kinh tế) tăng lên đến 11% (5,01% trong GRDP toàn nền kinh tế). Mặc dù đại dịch Covid-19 đã gây làn sóng tiêu cực mạnh mẽ trên toàn cầu, nhưng ngành XD vẫn tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ cao, năm 2019 đạt 14,92% và năm 2020 đạt 13,34%.

Flamingo Đại Lải

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành chủ lực trong nhóm ngành CN-XD. Tỷ trọng của ngành này chiếm trên 85% trong GRDP của nhóm ngành CN-XD

Hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh phong phú và đa dạng. Hàng hoá trên thị trường đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng. Kinh doanh thương mại đang phát triển mạnh theo hướng hiện đại, văn minh kết hợp với hình thức truyền thống.

Hoạt động du lịch, khách sạn nhà hàng đã phát triển khá. Hệ thống nhà hàng, khách sạn được đầu tư, nâng cấp ngày càng hiện đại và tiện nghi, đáp ứng nhu cầu của khách trong và ngoài nước. Nhiều công trình văn hóa kết hợp phục vụ du lịch được đầu tư hoàn thiện. 

Tổng hợp phân tích, đánh giá và kết luận về vị thế, vai trò của tỉnh Vĩnh Phúc

– Là một trong 7 tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ kết nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Tây Bắc, tiếp cận trực tiếp với hành lang kinh tế phía Bắc…nên Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế khu vực và quốc gia;

– Vị trí địa lý với các kết nối hạ tầng giao thông liên vùng hoàn chỉnh bao gồm các tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai, quốc lộ 2, đường sắt quốc gia đi qua địa bàn tỉnh; sân bay quốc tế Nội Bài ở cửa ngõ phía Đông Nam tỉnh; kết nối Quốc lộ 18, Quốc lộ 5A và tới đây là kết nối với cao tốc Nội Bài – Hạ Long – Móng Cái với cảng biển Hải Phòng, cảng nước sâu Cái Lân, cửa khẩu Móng Cái. Đây là những điều kiện vô cùng thuận lợi giúp thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh;

– Điều kiện thiên nhiên ưu đãi với hệ thống sông, núi, hồ đầm đa dạng có cảnh quan đẹp, khí hậu độc đáo như vườn quốc gia Tam Đảo, hồ Đại Lải, Đầm Vạc…tạo nên các lợi thế để Vĩnh Phúc phát triển các sản phẩm du lịch thiên nhiên, du lịch sinh thái đẳng cấp. Bên cạnh đó, cùng với các giá trị về văn hoá lịch sử, tôn giáo, tâm linh được tạo nên bởi hệ thống các điểm du lịch văn hoá, tôn giáo nổi tiếng, như Thiền viện Trúc Lâm, Tây Thiên, di chỉ Đồng Đậu, các lễ hội truyền thống…là các tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch văn hoá, tôn giáo tín ngưỡng;

– Vĩnh Phúc có thể mạnh phát triển công nghiệp với lợi thế về vị trí địa lý, hạ tầng kỹ thuật (đặc biệt là giao thông) cùng với quỹ đất lớn (gần 5.500 ha đất công nghiệp của 19 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch), cơ chế chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, môi trường kinh doanh thông thoáng. Bên cạnh đó là lợi thế với nền tảng có sẵn trong một số lĩnh vực công nghiệp có giá trị, như ô tô xe máy, chế tạo linh kiện điện tử, vật liệu xây dựng. Những điều kiện này giúp tạo lợi thế để phát triển Vĩnh Phúc trở thành một trong các trọng điểm của quốc gia trong phát triển công nghiệp;

– Điều kiện thời tiết và địa hình thuận lợi tạo nên các tiềm năng và lợi thế để Vĩnh Phúc phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với các sản phẩm đặc sản trong trồng trọt (rau, củ, quả), chăn nuôi (gia cầm, gia súc) và sản phẩm lâm nghiệp, đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường nội tỉnh và khu vực.

– Tỉnh đã tạo ra được sự ổn định về chính sách, chiến lược phát triển, và công tác quy hoạch đảm bảo sự kế thừa và nhất quán giữa các thời kỳ. Chính sách của tỉnh cởi mở, hệ thống hành chính hoạt động khá linh hoạt, sẵn sàng giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư cũng như hoạt động.

– Tư duy đổi với sáng tạo qua nhiều thời kỳ cùng khát vọng phát triển ở con người Vĩnh Phúc cũng có thể xem như là các thế mạnh của tỉnh trong phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn tới.

Phương án phát triển các lĩnh vực tỉnh Vĩnh Phúc

(1) Ngành công nghiệp: (i) công nghiệp sản xuất ô tô, xe máy (đặc biệt là xe điện); (ii) Công nghiệp điện tử (các thiết bị, linh kiện điện tử…); (iii) công nghiệp cơ khí (cơ khí chính xác, cơ khí nông nghiệp và các sản phẩm cơ khí tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải); (iv) công nghiệp vật liệu xây dựng (sản xuất vật liệu mới xanh, hiệu quả, tiết kiệm năng lượng) và (v) công nghiệp hóa chất (chú trọng các sản phẩm hóa chất phục vụ sản xuất nông lâm thủy sản an toàn sinh học).

(2) Ngành du lịch: Phát triển các hình thức du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm, du lịch golf.

(3) Ngành nông nghiệp: (i) chăn nuôi tập trung quy mô lớn (tập trung vào lợn, bò và gia cầm); (ii) duy trì hợp lý diện tích trồng lúa chất lượng cao, chuyển đổi dần sang trồng cây dược liệu, rau củ quả an toàn ăn quả.

(4) Ngành thương mại dịch vụ và Logistics: Phát triển các hình thức thương mại bán buôn, bán lẻ, khai thác tối đa lợi thế của thương mại điện tử phục vụ nhu cầu đời sống tại các trung tâm đô thị, nhu cầu sản xuất tại các KCN và xuất khẩu; (ii) phát triển các lĩnh vực thương mại hậu cần phục vụ sản xuất và xuất khẩu (vận tải, ngân hàng tài chính…).

(5) Xây dựng và kinh doanh bất động sản: Phát triển ngành xây dựng trở thành ngành kinh tế mạnh có vai trò quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong nhóm ngành kinh tế đô thị, đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng trong giai đoạn tới

bản đồ quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc

ban-do-quy-hoach-tinh-vinh-phuc ban-do-quy-hoach-tinh-vinh-phuc ban-do-quy-hoach-tinh-vinh-phuc ban-do-quy-hoach-tinh-vinh-phuc ban-do-quy-hoach-tinh-vinh-phuc

Trên đây là các bản đồ và những thông tin quy hoạch chi tiết của tỉnh Vĩnh Phúc cung cấp cho quý độc giả, giúp những nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát và phương hướng đầu tư hợp lý để có thể đầu tư 1 lãi có 10 . Độc giả có thể tham khảo thêm các bài viết trong link dưới đây:

Xem thêm các bài viết khác của Times Pro!
Bản tin bất động sản Times Pro!

360 độ các tỉnh, thành phố!

Pháp luật về bất động sản!

 

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan