Thông tin quy hoạch tỉnh Quảng Ninh siêu HOT, các khu vực được mở đường giao thông, quy hoạch đô thị, kết cấu hạ tầng,… Vô cùng hữu ích cho những nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư bất động sản. Cùng Times Pro khám phá những thông tin tuyệt vời trong bài viết dưới đây!
Tổng quan quy hoạch tỉnh Quảng Ninh
Có 4 điểm nổi trội, đặc biệt của sản phẩm quy hoạch tổng thể tỉnh Quảng Ninh, đó là:
– Bản Quy hoạch hướng tới mục tiêu cho 3 đối tượng cụ thể: (i) cơ quan quản lý, (ii) nhà đầu tư, doanh nghiệp, (iii) người dân, cộng đồng, tổ chức xã hội, trong đó có một báo cáo mang tính chỉ dẫn riêng cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp
– Hệ thống bản đồ, sơ đồ quy hoạch đa dạng, phong phú được thể hiện trong báo cáo tổng hợp và được thể hiện tại trang web riêng (và có thể là cả ứng dụng điện thoại), bảo đảm sự công khai, minh bạch và thuận tiện theo dõi
– Các phân tích đối sánh về không gian và thời gian xuyên suốt báo cáo, thể hiện được xu thế và vị thế phát triển của tỉnh Quảng Ninh trong một chiều dài lịch sử và bối cảnh rộng lớn hơn
– Phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế số tại Quảng Ninh, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Tổng hợp phân tích, đánh giá và kết luận về vị thế, vai trò của tỉnh Quảng Ninh
Cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh luôn được xác định là một trong ba đỉnh của tam giác phát triển phát triển chỉ của riêng vùng ĐBSH mà còn là một cực phát triển quan trọng của cả nước. Vị thế về kinh tế của Quảng Ninh trong 10 năm qua 2011–2020 đã có sự cải thiện rõ rệt khi hầu hết các chỉ tiêu đóng góp của Quảng Ninh trong cả nước đều tăng.
Cùng với Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh thực sự là một đỉnh trong tam giác phát triển, đầu tàu động lực tăng trưởng cho cả nước nói chung và vùng ĐBSH và các địa phương lân cận nói riêng. Đây là cửa ngõ của miền Bắc ra biển, là cửa khẩu đường bộ lớn của Việt Nam thông thương với Trung Quốc, và là các đầu mút quan trọng của tuyến hành lang kinh tế của vùng Hạ lưu sông Mê Công mở rộng (trục Bắc– Nam).
Với sự nỗ lực từ cả ở cấp Trung ương và địa phương, trong thời gian qua, đầu tư cho kết cấu hạ tầng của tỉnh có sự hiện đại và đồng bộ hơn so các địa phương khác trong cả nước, đặc biệt là hệ thống đô thị, hệ thống giao thông đường bộ, cảng (biển và hàng không). Điều đó đã tạo ra sự kết nối mạnh mẽ hơn giữa Quảng Ninh với các tỉnh lân cận, nhất rút ngắn thời gian di chuyển giữa Hà Nội–Hải Phòng–Quảng Ninh và giữa Quảng Ninh–Lạng Sơn.
Kết quả là, khối lượng hàng hóa được vận chuyển của tỉnh được dự báo nhiều triển vọng trong thời gian tới. Quảng Ninh cũng là địa phương đi đầu trong cả nước về nỗ lực cải cách của chính quyền địa phương. Là tỉnh duy nhất của vùng ĐBSH có 3 năm liên tiếp chỉ số PCI trên 70 điểm và đạt 4 năm liên tiếp đứng đầu cả nước. Sự nỗ lực cố gắng đó từ toàn bộ hệ thống chính trị và người dân đã đưa vị thế và vai trò của Quảng Ninh ngày càng được khẳng định theo thời gian, với sự đóng góp cho phát triển chung của đất nước ngày càng lớn dần (về ngân sách, về GDP, về thu hút vốn đầu tư, về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan, về hợp tác quốc tế, và về bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc).
Quảng Ninh là một trong số ít địa phương có nhiều cái “nhất” của cả nước, như nhiều than nhất, nhiều đảo nhất, kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất của Việt Nam và của thế giới. Điều đó đã hình thành cho Quảng Ninh một sự phong phú trong phát triển các ngành nghề, đồng thời tạo ra một sự lôi cuốn, hấp dẫn các du khách và người lao động đến tham quan, học tập, làm việc và lao động tại tỉnh, trở thành một địa điểm đáng sống của cả nước.
Trong nhiều năm, Quảng Ninh luôn nằm trong tốp đầu các địa phương có GRDP/người cao nhất của cả nước, vượt cả Hà Nội, Hải Phòng. Quảng Ninh rất có ý nghĩa về khía cạnh quốc phòng an ninh cho cả nước. Đây không chỉ là nơi dự trữ nguồn than lớn nhất khu vực ASEAN góp phần bảo đảm an ninh năng lượng cho Việt Nam mà còn là nơi tuyến đầu biên cương của Tổ quốc ở vùng Đông Bắc, tiếp giáp với Trung Quốc cả trên bộ và trên biển. Lực lượng quân đội, công an, nhất là bộ đội biên phòng, hải đội ngày đêm sẵn sàng, thường trực chiến đấu, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, gắn bó mật thiết, bảo vệ sự bình an cho nhân dân. Trong nhiều năm, công tác quốc phòng an ninh của tỉnh luôn được xem là hình mẫu điển hình tiên tiến trong toàn lực lượng.
Quảng Ninh vẫn còn “dư địa” để có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt, hợp tác, kết nối giữa các địa phương trong vùng ĐBSH, vùng miền núi Đông Bắc sẽ ngày càng chặt chẽ hơn, hỗ trợ cộng sinh cùng phát triển. Đồng thời, những thay đổi lớn và khó lường từ bối cảnh sẽ tạo ra sức ép tích cực cho các địa phương của cả nước nói chung và Quảng Ninh nói riêng phải thay đổi, đổi mới và cải cách mạnh mẽ hơn để thích nghi. Lúc đó, Quảng Ninh sẽ có nhiều cơ hội, thời cơ để trở thành một đầu tàu phát triển mạnh hơn, nhanh hơn, bền vững hơn, có sức lan tỏa lớn hơn.
Phương án phát triển các lĩnh vực
Tham vọng tăng trưởng giai đoạn 2021–2030 của Quảng Ninh phải được hỗ trợ bởi ba trụ cột là (1) Công nghiệp chế biến, chế tạo, (2) Dịch vụ–Du lịch và (3) Năng lượng sạch, do những đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đến năm 2030 của tỉnh. Đến năm 2030, 5 ngành đóng góp trên 10% vào GRDP của tỉnh là Dịch vụ (41%), Công nghiệp chế biến, chế tạo (21%), Khai khoáng (10%), Xây dựng (10%), và Năng
lượng (11%). Tuy nhiên, Xây dựng là một ngành đòn bẩy, chỉ đóng vai trò hỗ trợ sự tăng trưởng của các ngành khác, không phải là một ngành động lực. Khai khoáng cũng cần giảm ưu tiên vì ba lý do: (1) không phù hợp với chiến lược chuyển từ năng lượng nâu sang xanh của lãnh đạo tỉnh, (2) đóng góp vào GRDP liên tục giảm (từ 21,1% năm2020 xuống còn 10% năm 2030), và (3) ảnh hưởng đến môi trường. Do đó tỉnh cần tậptrung nỗ lực cho ba ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo, Dịch vụ–Du lịch, và Nănglượng sạch.
Thứ nhất, Công nghiệp chế biến, chế tạo cần được ưu tiên phát triển do triển vọng tăng trưởng mạnh đến năm 2030. Đóng góp vào GRDP của ngành tăng trưởng với tốc độ 17,4% trong giai đoạn 2020–2030 nhờ chuyển sang các ngành công nghệ cao như phụ tùng ô tô và thiết bị sản xuất năng lượng tái tạo. Các ngành công nghệ cao này yêu cầu tỉnh phải phát triển lực lượng lao động có tay nghề cao, hạ tầng tối tân, đồng thời lãnh đạo cũng như các đơn vị trong tỉnh phải hướng tới hành động. Nhờ vậy, chú trọng phát triển Công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ không chỉ giúp tăng trưởng kinh tế vượt bậc, mà còn tạo ra những bước tiến tích cực trong chuyển biến xã hội.
Thứ hai, thúc đẩy hoạt động Dịch vụ, với trọng tâm là Du lịch, sẽ giúp củng cố định hướng phát triển từ nâu sang xanh, khai thác di sản thiên nhiên sẵn có của tỉnh và lượng du khách lớn. Quảng Ninh đã thu hút được 14 triệu lượt khách du lịch trong năm 2019, nổi tiếng thế giới với di sản thiên nhiên vịnh Hạ Long, tuy nhiên tỉnh vẫn có nhiều tiềm năng du lịch chưa được khám phá hoặc chưa được khai thác triệt để. Xây dựng các sản phẩm du lịch vững mạnh cũng sẽ hỗ trợ tăng trưởng các ngành liên quan như Bán lẻ, Dịch vụ ăn uống, Nhà hàng–Khách sạn, hay Chăm sóc sức khỏe.
Thứ ba, Quảng Ninh cần đi đầu trong công tác phát triển năng lượng sạch để bảo đảm tăng trưởng bền vững dài hạn cho tỉnh. Quảng Ninh là một trong những tỉnh có sản lượng năng lượng đứng đầu cả nước (theo quy hoạch của Trung ương), tuy nhiên các hoạt động sản xuất truyền thống hiện nay không chỉ gây đe dọa ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế bền vững trong tương lai, trong khi thế giới đang dần chuyển sang các nguồn năng lượng xanh. Do đó, đầu tư vào năng lượng
Bản đồ quy hoạch Quảng Ninh
Trên đây là các bản đồ và những thông tin quy hoạch chi tiết của tỉnh Quảng Ninh cung cấp cho quý độc giả, giúp những nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát và phương hướng đầu tư hợp lý để có thể đầu tư 1 lãi có 10 . Độc giả có thể tham khảo thêm các bài viết trong link dưới đây:
Xem thêm các bài viết khác của Times Pro!
Bản tin bất động sản Times Pro!
Đánh giá bài viết!