Tin tức
20/12 2022

Những điều cần biết về quy trình làm sổ đỏ phần II

  • 1429
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Quy_trinh_lam_so_do
Các uy trình làm sổ đỏ cho từng trường hợp

4. Thủ tục cấp Sổ đỏ lần đầu

* Các bước thực hiện:

Theo Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thủ tục cấp Sổ đỏ lần đầu được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1. Nộp hồ sơ

– Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường.

– Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý

Công chức thuộc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc công chức địa chính cấp xã sẽ tiếp nhận hồ sơ.

Trường hợp 1: Nếu hồ sơ thiếu

  • Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung (trong thời hạn 03 ngày làm việc).

Trường hợp 2: Nếu hồ sơ đủ

  • Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận;
  • Viết và đưa Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp;

Xử lý yêu cầu cấp Sổ cho hộ gia đình, cá nhân:

  • Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sẽ thông báo các khoản tiền phải nộp cho hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu cấp Sổ.
  • Hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ đóng các khoản tiền theo quy định như: Lệ phí cấp giấy chứng nhận, tiền sử dụng đất (nếu có). Khi nộp tiền xong thì giữ hóa đơn, chứng từ để xác nhận việc đã thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Bước 3. Trả kết quả

  • Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trao Sổ đỏ cho người được cấp đã nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính hoặc gửi Sổ đỏ cho UBND cấp xã để trao hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã.

* Thời gian giải quyết:

  • Thủ tục cấp Sổ đỏ tối đa là 30 ngày (khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP);
  • Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất…
  • Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày.

5. Thủ tục sang tên Sổ đỏ

Bước 1. Đặt cọc (áp dụng khi sang tên Sổ đỏ trong trường hợp chuyển nhượng)

Để quá trình chuyển nhượng thuận lợi, trên thực tế các bên chuyển nhượng thường sẽ lập hợp đồng đặt cọc một khoản tiền trước khi lập hợp đồng chuyển nhượng tại tổ chức công chứng.

Bước 2. Lập hợp đồng và công chứng hợp đồng

Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ là một trong những hợp đồng bắt buộc phải công chứng. Do đó, các bên chuyển nhượng cần thiết lập hợp đồng chuyển nhượng và đến tổ chức công chứng thực hiện công chứng hợp đồng (hoặc tới tổ chức công chức lập hợp đồng và công chứng hợp đồng chuyển nhượng).

Theo khoản 1 Điều 40 của Luật Công chứng 2014, hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Phiếu yêu cầu công chứng;
  • Dự thảo hợp đồng, giao dịch (nếu các bên chuẩn trước, nếu không thì yêu cầu công chứng viên soạn hợp đồng chuyển nhượng)
  • Giấy chứng nhận QSDĐ;
  • Giấy tờ tùy thân của hai bên (CMND hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước…);
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nếu còn độc thân hoặc Giấy đăng ký kết hôn nếu đã có gia đình của hai bên;
  • Sổ hộ khẩu của hai bên.

Bước 3. Kê khai và thực hiện nghĩa vụ tài chính

Khi kê khai nghĩa vụ tài chính, hai bên cần chuẩn bị một bộ hồ sơ như sau:

  • Tờ khai lệ phí trước bạ,
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân,
  • Hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng;
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất,
  • Bản sao CMND, sổ hộ khẩu của cả hai bên.

Trong đó, mức thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ phải nộp được quy định như sau:

  • Thuế thu nhập cá nhân phải nộp bằng 2 % giá chuyển chuyển nhượng.
  • Lệ phí trước bạ với nhà đất bằng 0,5% giá chuyển nhượng.

Bước 4. Nộp hồ sơ sang tên tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị theo mẫu;
  • Sổ hộ khẩu, CMND của bên mua;
  • Giấy chứng nhận QSDĐ;
  • Hợp đồng chuyển nhượng đã công chứng…

Khi nộp hồ sơ, người mua còn phải nộp thêm một số khoản lệ phí khác như: Lệ phí địa chính; Lệ phí thẩm định; Lệ phí cấp Sổ đỏ….

Thời hạn thực hiện: Không quá 10 ngày làm việc (theo Nghị định 01/2017/NĐ-CP).

Chi phí làm sổ đỏ

Các vấn đề có thể xảy ra

Quy_trinh_lam_so_do
Vướng mắc khi làm sổ đỏ

Lĩnh vực đất đai thường nảy sinh các vấn đề nhũng nhiễu, tham ô, hối lộ của công chức địa chính. Vì vậy khi bạn bị gây khó khăn, làm sổ đỏ mất thời gian,… Bạn có thể tiến thành các bước khiếu nại, khởi kiện sau:

Theo Điều 204 Luật Đất đai 2013 khi quá thời hạn thì người dân có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

* Khiếu nại về việc chậm cấp hoặc từ chối cấp Sổ đỏ dù có đủ điều kiện

Khiếu nại bằng 01 trong 02 hình thức:

Hình thức 1: Khiếu nại bằng đơn

Bước 1. Chuẩn bị đơn khiếu nại

Theo Điều 8 Luật Khiếu nại 2011 thì người khiếu nại phải chuẩn bị đơn khiếu nại.

Nội dung đơn khiếu nại:

  • Phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại;
  • Tên, địa chỉ của người khiếu nại;
  • Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại;
  • Nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại.
  • Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.

Bước 2. Gửi đến Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường.

Hình thức 2: Khiếu nại trực tiếp

  • Người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại
  • Người trực tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung như khiếu nại bằng đơn.

* Khởi kiện tại Tòa án nhân dân

  • Đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính, hành vi hành chính về chậm cấp, từ chối cấp dù có đủ điều kiện hoặc các hành vi tiêu cực khác khi làm Sổ đỏ.
  • Theo Điều 31 Luật Tố tụng Hành chính 2015, hộ gia đình, cá nhân nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
  • Tuy nhiên, trên thực tế 02 quyền này thực hiện không hiệu quả xuất phát từ nguyên nhân: Người dân không biết quyền và cách thức thực hiện; khó thực hiện…
  • Đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị về tiêu cực trong hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, cụ thể trong các lĩnh vực: đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu, đo đạc và bản đồ, biển và hải đảo, viễn thám.
  • Số điện thoại đường dây nóng: 7741918, tiếp nhận phản ánh, kiến nghị trong giờ hành chính.
  • Địa chỉ thư điện tử đường dây nóng: thanhtrabtnmt@monre.gov.vn, tiếp nhận phản ánh, kiến nghị tại các thời điểm trong ngày.
  • Đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị về tình trạng vi phạm pháp luật đất đai và nhũng nhiễu, tiêu cực trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất.
  • Số điện thoại đường dây nóng: 7957889, tiếp nhận phản ánh, kiến nghị trong giờ hành chính.
  • Địa chỉ thư điện tử đường dây nóng: cucksqlsdd@gmail.com, tiếp nhận phản ánh, kiến nghị tại các thời điểm trong ngày.

Trên đây là quy trình và các vấn đề gặp phải khi làm sổ đỏ mà người dân có thể gặp phải mà Times Pro cung cấp đến quý độc giả.

xem thêm:

Những điều cần biết về quy trình làm sổ đỏ phần I (timespro.com.vn)

Tất tần tật về phân lô bán nền, vấn đề HOT khi sốt đất (timespro.com.vn)

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan

360 độ các Tỉnh/TP

360 độ tỉnh Hưng Yên - nơi tiềm năng thức giấc

  • 20/12/2022

360 độ những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Quảng Ninh

  • 20/12/2022

360* những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Thái Nguyên

  • 20/12/2022