Tin tức
20/12 2022

Lạm phát và bất động sản phần 3 câu chuyện trong quá khứ

  • 408
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Lạm phát và bất động sản năm 2008

co_nen_dau_tu_dat_khi_lam_phat
có khi đầu tư đất khi lạm phát

Nếu bạn còn chưa quên thì câu chuyện về lạm phát và bất động sản không phải quá cũ khi mà bạn chỉ cần nhìn lại khoảng hơn chục năm trước thời kỳ 2008 đến 2013.

Năm 2008 là một năm tồi tệ của kinh tế thế giới khi lạm phát và khủng khoảng kinh tế diễn ra trên toàn cầu. Ở vào hoàn cảnh đó Việt Nam là một nước còn chưa chịu quá nhiều ảnh hưởng do quá trình hội nhập còn đang trong giao đoạn đầu tiên của hội nhập..

Thời kỳ đó chúng ta chịu ảnh hưởng không quá nặng nề do hội nhập chưa sâu là một điểm may mắn. Việt Nam thời kỳ đó là một trong số ít nước vẫn có nền kinh tế sáng sủa và câu chuyện còn đẹp đẽ hơn khi hàng loạt tổ chức kinh tế khẳng định:” Việt Nam sẽ trở thành một trong 4 con rồng của châu Á”

Tuy nhiên, danh xưng này cũng chỉ là danh xưng và thực ra chúng ta vẫn chưa trở thành con rồng hay con hổ nào của châu á cả. Thời kỳ đó mặc dù thoát được cuộc khủng hoảng 2008 nhưng chúng ta vẫn có chỉ số lạm phát cao và chỉ số này tiếp tục cao trong vài năm sau 2008. Dẫn đến 2015 chúng ta có chính sách trọng tâm là ghìm nén đà lạm phát của đất nước và giảm nợ công.

Nhìn lại năm 2008 có thể dễ dàng thấy đây là một ví dụ điển hình cho nền kinh tế của chúng ta giai đoạn này, hoàn cảnh là rất giống với 2008.

+ Kinh tế thế giới cũng đang chao đảo sau dịch bệnh và hơn nữa là cuộc chiến Nga – Ukraina, kéo theo khu vực kinh tế lớn là châu Âu và Nga đi xuống, cùng với đó là chiến lược zero Covid khiến cỗ máy sản xuất của thế giới là Trung Quốc vẫn đang ì ạch chống dịch.

+ Cuộc chiến lớn của Nga kéo theo nguồn cung dầu mỏ giảm mạnh. Mà dầu mỏ là nguyên liệu tối quan trọng ảnh hưởng đến 98% mọi hoạt động sản xuất, vận chuyển. Kéo theo nhiều chi phí tăng cao và lạm phát tăng cao là điều không thể tránh khỏi.

Tất nhiên chúng ta có những điều khác biệt so với năm 2008 đó là:

+ Việt Nam đã có kinh nghiệm từ 2008 về việc chống lạm phát. Trước đó một vài sai lầm trong chống lạm phát đã khiến nợ xấu tăng cao kỷ lục và hệ thống tài chính – ngân hàng gặp hàng loạt vấn đề.

+ Đất nước chúng ta đã có tiềm lực kinh tế vững mạnh hơn để chống chịu với các yếu tố kinh tế

+ Khác biệt tiêu cực là chúng ta đã hội nhập sâu rộng hơn trước rất nhiều vì vậy ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới lên chúng ta là lớn hơn hẳn hồi 2008.

+ Một điều tích cực chưa kể đến là các vấn đê xung đột chính trị cũng như các chiến lược mới của Trung Quốc trong chống dịch bệnh cũng như thịnh vượng chung khiến nguồn vốn FDI của các nước vào nước này đang tìm bến đỗ mới.Việt Nam đang được đưa lên là một trong những ưu tiên hàng đầu để thay thế.

Có thể nói nhìn chung các vấn đề lịch sử và hiện tại cộng lại khá tổng hòa, cho nên chưa biết trước được điều gì sẽ đến tiếp theo với nền kinh tế và ngành bất động sản nói riêng.

Bất động sản giai đọa 2008-2013

tiem_nang_bat_dong_san_du_lich
tiềm năng bất động sản du lịch

Trong lịch sử năm 2008 với lạm phát tăng cao và kinh tế bị suy giảm tại Việt Nam sốt đất đã hình thành tại nhiều địa phương. Đầu năm sốt đất tăng cao cho đến cuối năm thì đóng băng. Bất động sản từ đó đóng băng đến năm 2013 thì bắt đầu giã đông theo chu kỳ.

Từ 2008 đến nay đã có hơn 02 lần sốt đất tuy nhiên hiện tượng đóng băng thì diễn ra khá nhanh không giống như một chu kỳ bình thường. Câu hỏi đặt ra với ngành bất động sản là chu kỳ có còn diễn biến theo chu kỳ trước đây hay là tùy cơ ứng biến?

Dù sao thì nhà đầu tư vẫn cần rất thận trọng. Tuy nhiên trong họa có phúc rõ ràng chúng ta có thể thấy được có 02 phân khúc bất động sản chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi nhuận và có kỳ vọng lớn cho nhà đâu tư. Hai phân khúc đó chính là bất đồng sản khu công nghiệp và bất động sản nghỉ dưỡng

Bạn có thể tham khảo thêm về phân khúc này trong bài viết dưới đây!

Động thái của Nhà nước về lĩnh vực bất động sản

thue-phi-mua-ban-bat-dong-san
Đầu tư ra sao để có hiệu quả lớn

+ Bộ tư pháp: yêu cầu giám sát chặt chẽ các thủ tục mua bán đất đai, nhất là các quy trình tiến hành tại văn phòng công chứng được bộ này chỉ đạo tiến hành giám sát chặt. Đảm bảo các yêu cầu về pháp lý và đồng nhất giữa hợp đồng mua bán tránh tình trạng có 02 hợp đồng mua bán giữa 02 bên để trốn thuế mua bán bất động sản.

+ Bộ Công an: tiến hành xử lý hàng loạt các công ty liên quan đến bất động sản lớn như: Tân Hoàng Minh, FLC,… không chỉ lĩnh vực bất động sản mà bộ này đang tiến hành xử lý các vụ việc liên quan đến thị trường tài chính như vu việc thao túng chứng khoán của Louis Land.

+ Bộ tài chính: Có biện pháp giám sát chặt chẽ việc thu thuế mua bán bất động sản. Bộ này có động thái mạnh hủy toàn bộ việc mua bán nếu có việc có 02 hợp đồng mua bán nhà đất tại nhiều địa phương.

+ Ngân hàng nhà nước: Thắt chặt các khoản tín dụng liên quan đến lĩnh vực bất động sản.

Các vấn đề về kinh tế và bất động sản đang nhận được chú ý không chỉ của dư luận, mà của cả Chính phủ lẫn Quốc hội nhằm ổn định thị trường bất động sản và nền kinh tế quốc gia. Các chỉ đạo quyết liệt thời gian gần đây của chính phủ và các bộ, ngành, địa phương nhằm mục đích thắt chặt. Tránh để tình trạng bong bóng bất động sản xảy ra đi đôi với tình trạng lạm phát cao trên cả nước.

Rõ ràng ở tình hình thực tế giá bất động sản đang ở mức khá cao, nhưng thanh khoản lại thấp do nhu cầu sau dịch bệnh chưa nhiều (hiện nay giá bất động sản gấp 20-30 lần thu nhập người dân). Người thật sự có nhu cầu nhà ở thì chưa chọn được cho mình bất động sản phù hợp. Mà hiện tượng sốt chủ yếu là do các nhà đầu tư bán qua tay nhau. Sau nhiều vòng thì giá liên tục tăng cao và khả năng khi tới ngưỡng nhất định sẽ tạo thành bong bóng, không có thanh khoản dẫn đến việc đóng băng thị trường khá cao.

Người dân nên làm gì lúc này?

Đối với người dân thì nên tránh chạy theo thị trường buôn bán đất, bởi cái lợi trước mắt khiến nhiều người mất đi sự tỉnh táo của bản thân. Hãy thật tỉnh táo để tránh các mánh khóe khi những nhà đầu tư, doanh nghiệp bất động sản kết hợp với đội cò mồi tạo ra một thị trường sốt đất ảo.

Đối với nhà đầu tư

Cần lựa chọn một cách sáng suốt nơi đầu tư tốt nhất, có nhiều tiềm năng để đầu tư. Tránh chạy theo thị trường mua đắt và khi thị trường ở đỉnh.  Tuân thủ các quy định của pháp luật.

Bạn có thể tham khảo bài viết liên quan dưới đây!

Có nên đầu tư vào đất khi lạm phát (phần I) (timespro.com.vn)

Có nên đầu tư đất khi lạm phát phần 2 (timespro.com.vn)

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan