Lạm phát và giá đất tại Việt Nam những ngày qua
Những ngày gần đây khi giá xăng tăng cao lên mức kỷ lục lên đến con số choáng váng, khi xăng E95 có giá gần 30.000 đồng/lít. Kéo theo giá xăng tăng “bốc đầu” là giá vàng vài hôm trước đó cũng đạt đỉnh khi vàng SJC đạt giá trị 74 triệu đồng/lượng.
Có thể thấy lạm phát đang tạo một áp lực vô cùng lớn lên nền kinh tế của đất nước. Mới trong năm 2020 Việt Nam là hình mẫu thế giới về phát triển trong đại dịch. Tuy nhiên chỉ một năm sau đó hàng loạt các cú đấm “mạnh tay” vào nền kinh tế đất nước khiến chúng ta lao đao.
Hiện nay bên cạnh rất nhiều thách thức thì giá nhà đất cũng tăng chóng mặt gấp từ 50-100 thu nhập của người dân. Hiện tượng sốt đất xảy ra ở nhiều nơi, khiến nhà nước phải đưa ra nhiều giải pháp để tránh tạo nên bong bóng thị trường bất động sản.
Cú đấm Covid năm 2021 gây hậu quả nặng nề khiến lạm phát tăng cao
Đất nước ta với các đầu tàu kinh tế trong năm 2021 đã bị giáng các đòn nặng nề về kinh tế – xã hội với dịch bệnh Covid-19 trầm trọng tại Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phong, Hồ Chí Minh, Bình Dương,… Đây là những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Từ đó kéo nền kinh tế tụt dốc trong năm 2021 tăng trưởng quanh mức 2.5%.
Với mức tăng trưởng đó nhà nước đã đẩy mạnh đầu tư công để giúp khôi phục và “đỡ” nền kinh tế tụt dốc cùng với đó là gói kích thích kinh tế kỷ lục. Trong đó khoản đầu tư lớn nhất là đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đây chính là cú hích lớn cho ngành bất động sản.
Cú đấm kinh tế thứ 2 – lạm phát
Nguy cơ lạm phát không xuất phát từ sau cuộc chiến Nga – Ukraina mà nó đã xuất hiện từ trước trong nền kinh tế toàn cầu. Với việc thắt chặt tín dụng và đẩy lãi xuất lên cao của FED tại Mỹ đã ảnh hưởng nhiều đến lạm phát toàn cầu.
Tại Việt Nam với các chính sách tiền tệ tốt nên dự đoán mức lạm phát chỉ ở con sô 2-2,5% cho tốc độ tăng trưởng kinh tế 7%/năm là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên nó vẫn gặp phải các khó khăn do các khu vực kinh tế chính mà chúng ta giao thương lại gặp các vấn đề lạm phát như: Mỹ, Châu Âu, còn Trung Quốc thì liên tục đóng cửa và chịu các lệnh trừng phạt từ Mỹ.
Cú đấm bồi vào lạm phát
Lạm phát sẽ chẳng có gì đáng nói khi chiến sự Nga – Ukraina xảy ra. Dầu mỏ là nguồn nhiên liệu chính cho mọi hoạt động sản xuất, trong khi Nga là một trong 3 khu vực cung cấp dầu mỏ lớn nhất cho thế giới chị hàng loạt lệnh trừng phạt khiến giá dầu mỏ tăng cao kỷ lục. Ngoài xăng các mặt hàng khác cũng leo thang như: Niken, lúa mì, kim loại,… tác động mạnh đến nhiều nền công nghiệp.
Dự báo lạm phát của Việt Nam
Trước đó các chuyên gia vào đầu năm 2022 và cuối năm 2021 đã dự báo lạm phát của Việt Nam ở mức an toàn dao động từ 2%-2.2%. Tuy nhiên cuộc chiến của Nga và giá dầu tăng đã làm thay đổi tất cả. Nếu cuộc chiến Nga – Ukraina kéo dài thêm và giá dầu mỏ không có dấu hiệu hạ nhiệt trong một tháng nữa tình hình sẽ căng thẳng hơn rất nhiều.
Nguồn cung dự trữ dầu mỏ sẽ hết dần, các chính sách hạn chế, các lệnh cấm sẽ càng nhiều hơn. Cú đấm bồi sau Covid – 19 khiến dòng kinh tế bị ngừng trệ với hàng loạt lệnh cấm/trừng phạt kinh tế. Các phe phái được hình thành khi Trung Quốc và Mỹ cũng có quan hệ không mấy nồng ấm.
Dự báo lạm phát sẽ thay đổi khi các tình hình trên kéo dài. Con số lạm phát của chúng ta hoàn toàn có thể lên đến 3% thậm chí 4%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bị suy giảm đáng kể mặc dù rất nhiều chính sách kích thích kinh tế được Chính phủ sử dụng để hỗ trợ nền kinh tế.
Tất nhiên tình trạng tồi tệ chỉ là nhất thời và không thể kéo dài mãi mãi tình trạng kinh tế đi thụt lùi. Có lẽ đây là quãng thời gian kinh tế suy giảm nhiều nhất với 02 năm dịch bệnh Covid-19 và có thểm thêm 01 đến 02 năm lạm phát nữa vì vậy người dân cần có các quyết sách để bảo vệ thành quả tài chính của mình.
Quá khứ của lạm phát và bất động sản tại Việt Nam
100 năm trước khi đối mặt với lạm phát nền kinh tế Mỹ đã làm 02 việc là tạo ra một cỗ máy chiến tranh để giúp tăng trưởng kinh tế và đầu tư vào bất động sản. Xây dựng nhiều nhất có thể nhất là đường xá và nhà ở cho người lao động, đầu tư nhiều sẽ tạo ra nhiều việc làm, kích thích kinh tế phát triển và tiêu dùng sẽ làm giảm lạm phát.
Có thể thấy rõ để kích thích phát triển Việt Nam đã chọn cách thức hai. Đó là đầu tư công phần lớn là xây dựng và đường xá.
Đó là tầm nhìn vĩ mô từ một chính phủ còn người dân thì nên làm gì khi lạm phát tăng cao. Thường khi lạm phát tăng cao người dân sẽ có 02 động thái là mua vàng hoặc đầu tư vào bất động sản để giúp đồng tiền có nơi tránh trú an toàn.
Về vàng với giá đã quá cao đạt mốc kỷ lục cho vàng SJC với mức giá 73 triệu đồng/lượng. Đã có nhiều người dân mua vàng để bảo toàn tài sản vào ngày cán mốc kỷ lục và nhận trái đắng khi giá vàng sau đó liên tục đi xuống.
Về thị trường Chứng khoán là một kênh đầu tư khá mạnh để chống lại lạm phát thì có một vấn đề khá lớn xảy ra. Trong 02 năm trở lại đây TTCK Việt Nam có lượng nhà đầu tư mới rất lớn chỉ trong vòng 02 năm mà số lượng bằng hơn 10 năm cộng lại về số nhà đầu tư mới. Hệ quả là tạo nên một TTCK vô cùng nhạy cảm. Nếu quý độc giả có ai đầu tư chứng khoán có lẽ đều biết những lần sụt giảm có thể giao động từ 15 đến gần 40 điểm. Vì vậy khó mà nói là sẽ nắm chắc phần thắng trong tay.
Về thị trường bất động sản, chúng tôi tin đây là một thị trường tốt để đầu tư trong thời kỳ kinh tế lạm phát, bởi 03 lý do sau đây.
+ Thứ nhất: Dân số tiếp tục gia tăng lớn trong vòng 10-20 năm nữa, cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh. Vì vậy nhu cầu về BĐS sẽ không ngừng tăng trưởng trong tương lai.
+ Thứ hai: Việt Nam đang thu hút rất nhiều dòng vốn FDI, kéo theo đó là nhu cầu về BĐS công nghiệp, văn phòng, thươn mại, nhà ở (nhập cư),… ngày càng tăng trưởng.
+ Thứ ba: Nhà nước đang đẩy mạnh đầu tư công phát triển cơ sở hạ tầng để giảm đi phần nào các tác động tiêu cực từ nền kinh tế giống như Mỹ đã làm trước đây. Với hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển chắc chắn sẽ kéo theo giá BĐS tăng theo.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo cho các nhà đầu tư!
Có nên đầu tư vào đất khi lạm phát (phần I) (timespro.com.vn)
Đánh giá bài viết!