Trong bài viết này Times Pro sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin các khoản chi phí phải đóng định kỳ trong quá trình sinh sống tại các khu chung cư, loại hình nhà ở thay thế nhà truyền thống khi hiện nay tốc độ đô thị hóa nhanh, cùng không gian sống và quỹ đất ngày càng hạn chế. Mặt khác các căn nhà truyền thống với giá thành quá cao o với thu nhập người dân.
Đầu tiên cùng so sánh trực quan chi phí ở chung cư với nhà ở truyền thống
Thông qua bảng so sánh chi phí tại chung cư và nhà dưới đây, chúng ta dễ thấy được chi phí sinh sống tại các căn hộ sẽ đắt hơn một chút so với nhà ở truyền thống. Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại nguồn tài chính bạn phải bỏ ra để sử hữu 1 căn nhà sẽ cao hơn từ 2 đến 5 lần.
Căn hộ tại trung cư | Nhà truyền thống
| |
Chi phí điện, nước, internet | Phát sinh theo nhu cầu | Phát sinh theo nhu cầu
|
Chi phí dịch vụ | Phát sinh phí vệ sinh, xử lý rác, bảo vệ,… | Mất phí vệ sinh nộp cho khu dân cư, tuy nhiên rẻ hơn so với các khu chung cư |
Phí bảo trì | Nộp định kỳ | Phát sinh khi có mong muốn sửa sang, bảo trì |
Phí quản lý | Phát sinh hàng tháng | Không mất phí
|
Phí gửi xe hàng tháng | Mất phí, tùy loại xe và loại chung cư | Không mất phí |
Lưu ý: Ngoài ra có 01 điểm khác biệt nữa là nếu căn nhà bạn không ở thì hoàn toàn không phát sinh bất kỳ một khoản tiền nào, tuy nhiên đối với các căn hộ nếu bạn không sinh sống trong một khoảng thời gian thì có thể bạn sẽ vẫn phải trả tiền cho các phí phát sinh định kỳ.
Chi phí dịch vụ chung cư
Các chi phị dịch vụ chung cư gồm chi phí điện, nước, internet,… Khác với nhà truyền thống, các tòa nhà chung cư cần hệ thống cung cấp các dịch vụ đặc biệt mới có thể cung cấp dịch vụ đến khắp một tòa nhà rộng lớn như vậy. Tùy thuộc vào hạng căn hộ mà bạn cư trú mà phí dịch vụ sẽ khác nhau.
Chi phí bảo trì chung cư
Các công trình xây dựng vẫn luôn xuống cấp và hao mòn hàng năm. Vì vậy ban quản lý chung cư cần thu một khoản phí bảo trì để đảm bảo việc sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp kịp thời nhằm đảm bảo chất lượng chung cư phục vụ luôn tốt nhất. Loại phí này thường được tính bằng 2% giá trị của cả chung cư.
Khoản phí này sẽ được ban quản lý chung cư yêu cầu đóng ngay khi bạn mua chung cư. Nếu bạn chỉ thuê chung cư để ở thì khoản phí bảo trì này có phải đóng hay không, tùy thuộc vào chủ nhà. Thường họ sẽ tính chia nhỏ vào từng tháng mà bạn thuê căn hộ.
Phí quản lý chung cư
Đây là phí cần đề vận hành và quản lý chung cư của bạn. Khoản phí này phải đóng theo tháng để bảo trì hệ thống vận hành của nhà chung cư hoạt động trơn tru như: cầu thang máy, hệ thống thông khí, hệ thống bơm – cấp nước,… Mước đóng phí sẽ được tính theo số m2 của căn hộ của bạn. Sẽ giao động từ 4 – 10 nghìn đồng/m2/tháng. Số tiền phải đóng thay đổi vào chất lượng (giá rẻ, trung cấp, cao cấp) căn hộ chung cư mà bạn ở.
Phí gửi xe hàng tháng tại chung cư
Tại các căn chung, vấn đề gửi xe được ban quản lý cử nhân viên tiến hành trông coi cẩn thận 24/24 trong 365 ngày/năm . Với sự quản lý chặt chẽ giúp tình hình ANTT và việc trông giữ xe của bạn luôn đảm bảo không bị mất cắp. Sẽ không có một chiếc xe nào ra khỏi chung cư mà không qua sự rà soát của những người bảo vệ.
Tuy nhiên nếu gia đình bạn không sử dụng xe thì cũng sẽ không phải đóng khoản chi phí này. Mức thu thông thường sẽ gia động trong khoản 50.000-100.000 đồng/xe/tháng còn ô tô sẽ giao động trong khoảng 800.000-1.000.000 đồng/tháng/xe.
Chi phí điện nước, internet
Các căn chung cư có hệ thống cung cấp điện nước và internet riêng, khi muốn sử dụng dịch vụ bạn sẽ liên hệ với ban quản lý để lắp đặt. Phí sử dụng sẽ đóng theo tháng hoặc phát sinh theo nhu cầu sử dụng của gia chủ. Các khoản phí này thường bằng hoặc có thể cao hơn một chút so với giá cả thông thường của thị trường.
Hy vọng bài viết về chi phí chung cư mà Timespro cung cấp trên đây cung cấp cho độc giả những thông tin hữu ích để những cư dân đã, đang và sẽ sinh sống trong các căn hộ hiện đại có thể dự toán chi tiêu hợp lý.
Tham khảo thêm các kiến thức hữu ích khác:
1, Chọn vị trí căn hộ ở đâu phù hợp
2, Kinh nghiệm mua chung cư cũ
3,Có nên mua chung cư cũ không?
Đánh giá bài viết!