Tin tức tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 9 năm 2024
- 545
Trong bối cảnh phát triển đô thị và hạ tầng không ngừng mở rộng, Tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 9 năm 2024 sẽ cập nhật những thông tin mới nhất về các dự án quy hoạch trọng điểm trên cả nước. Bài viết tập trung vào các kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông, khu đô thị mới, và những điều chỉnh quan trọng trong quy hoạch đất đai, mang đến cho độc giả cái nhìn sâu sắc về tương lai thị trường bất động sản. Đây là nguồn thông tin hữu ích giúp nhà đầu tư và doanh nghiệp định hướng chiến lược kinh doanh và phát triển bền vững trong thời gian tới.
Theo đại diện đơn vị tư vấn (Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia - VIUP), phạm vi nghiên cứu quy hoạch bao gồm toàn bộ thị trấn Chư Ty, các xã Ia Kla, Ia Dom, Ia Nan, Ia Pnôn thuộc huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai, tổng diện tích tự nhiên là 415,15km2.
Mục tiêu quy hoạch nhằm cụ thể hóa quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt Nam - Campuchia, Quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên, Quy hoạch kinh tế xã hội tỉnh Gia Lai và các quy hoạch chuyên ngành khác đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; khai thác tiềm năng lợi thế vùng phía Tây tỉnh Gia Lai; xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh thành một vùng kinh tế động lực của tỉnh Gia Lai.
Khu kinh tế cửa khẩu Lệ Thanh được quy hoạch với tính chất là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, gồm khu phi thuế quan (khu gia công sản xuất, xuất nhập khẩu, trưng bày triển lãm, giới thiệu sản phẩm…) và khu thuế quan (công nghiệp, đô thị, dịch vụ du lịch và các trung tâm tiếp vận của vùng tỉnh Gia Lai); đầu mối giao thương phía Tây tỉnh Gia Lai, vùng Tây Nguyên với các nước Campuchia, Myanmar, Thái Lan; động lực phát triển kinh tế phía Tây tỉnh Gia Lai với trọng tâm phát triển tập trung vào các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới, cửa vào - ra của khu vực Đông Bắc Campuchia, khu vực Tây Nguyên xuống cảng biển Quy Nhơn.
Click để xem chi tiết bài viết!
UBND thành phố Đà Nẵng vừa phê duyệt quy hoạch phân khu đổi mới sáng tạo, tỉ lệ 1/2.000, tổng diện tích khoảng 3.770 ha.
Theo đó, quy hoạch phân khu đổi mới sáng tạo, tỷ lệ 1/2.000 có vị trí tại Khu vực nghiên cứu thuộc địa giới hành chính các phường Hòa Quý, Hòa Hải - quận Ngũ hành Sơn, phường Hòa Xuân, Khuê Trung, Hòa Thọ Tây, Hòa Thọ Đông - quận Cẩm Lệ, xã Hòa Châu, Hòa Phước, Hòa Nhơn - huyện Hòa Vang với tổng diện tích khoảng 3.770,3 ha.
Trong đó, phía Bắc giáp phân khu Sân bay và phân khu Trung tâm Lõi xanh; phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam; phía Đông giáp phân khu Ven sông Hàn và bờ Đông; phía Tây giáp phân khu Dự trữ phát triển.
Click để xem chi tiết bài viết!
Dự thảo lần này quy định tách thửa với 02 loại đất là đất ở và đất nông nghiệp. Theo đó, thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau tách thửa (đã trừ phần diện tích thuộc quy hoạch công trình giao thông) phải đảm bảo diện tích tối thiểu.
Cụ thể, đối với thửa đất ở: Khu vực 1, gồm các quận: 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò Vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình và Tân Phú, thửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa phải tối thiểu 36 m2, có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 03 m.
Khu vực 2, gồm các quận: 7, 12, Bình Tân, TP Thủ Đức và thị trấn các huyện, thửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa phải tối thiểu 50 m2, có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 04 m.
Khu vực 3, gồm các huyện: Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ (ngoại trừ thị trấn) thửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa phải tối thiểu 80 m2, có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu thửa đất không nhỏ hơn 05 m.
Đối với thửa đất nông nghiệp: phải đáp ứng điều kiện diện tích 500 m2 đối với đất trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp khác; diện tích 1.000 m2 đối với đối với đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất chăn nuôi tập trung.
Bên cạnh đó, việc tách thửa đất, hợp thửa đất phải bảo đảm có lối đi và được kết nối với đường giao thông công cộng hiện có; phải bảo đảm cấp, thoát nước và nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý.
Click để xem chi tiết bài viết!
Phát biểu tại hội thảo, Bí thư Thành ủy Biên Hòa Hồ Văn Nam cho rằng, Biên Hòa là trung tâm kinh tế, công nghiệp lớn nhất của Đồng Nai và một trong những đô thị chiến lược của khu vực phía Nam. Vì vậy, việc lập điều chỉnh quy hoạch thành phố Biên Hòa đến năm 2045 không chỉ đơn thuần là một nhiệm vụ riêng của địa phương mà nhiệm vụ quan trọng của tỉnh Đồng Nai.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến đã chia sẻ về định hướng phát triển không gian đô thị Biên Hòa theo không gian hướng sông Đồng Nai. Đồng thời, gắn quá trình phát triển đô thị Biên Hòa với Cảng hàng không quốc tế (sân bay) Long Thành, cực tăng trưởng mới của tỉnh trong tương lai. Đây là những định hướng sẽ giúp đô thị Biên Hòa chuyển đổi dần từ mô hình cấu trúc “đô thị công nghiệp” sang mô hình cấu trúc “đô thị dịch vụ và công nghiệp”, hướng tới phát triển đô thị thông minh, bền vững.
Click để xem chi tiết bài viết!
Theo Quyết định số 586/QĐ-TTg (ngày 03/7/2024) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Đồng Nai được quy hoạch đến năm 2030 là địa phương có tốc độ tăng trưởng cao, vượt qua ngưỡng thu nhập cao trong nhóm đầu của cả nước.
Hệ thống đô thị phát triển đồng bộ, hiện đại, thông minh, bền vững, giàu bản sắc, đặc trưng là phát triển đô thị sân bay, đô thị sinh thái đẳng cấp quốc tế...
Tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Đồng Nai phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao, là trung tâm giao thương quốc tế, du lịch, dịch vụ gắn với các đô thị đẳng cấp quốc tế, lấy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm và hoàn thành mục tiêu phát thải ròng bằng “0”.
Theo ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, địa phương có vị trí chiến lược quan trọng trong vùng Đông Nam bộ, sở hữu đầy đủ 05 phương thức giao thông bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải quốc tế và đường hàng không.
Click để xem chi tiết bài viết!
Theo đó, Quy hoạch đưa ra mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam phát triển bền vững hệ thống đô thị theo mạng lưới, hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị động lực có kiến trúc hiện đại, xanh, bản sắc; phát triển các đô thị là "trung tâm" chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học công nghệ, đầu mối giao thông, thu hút đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội, làm động lực phát triển kinh tế các vùng đô thị tạo hiệu ứng "tích tụ", "kết nối" và "liên kết" chặt chẽ với nông thôn tại các vùng trên địa bàn cả nước, tăng cường hợp tác quốc tế...
Tầm nhìn đến năm 2050, hệ thống đô thị liên kết thành mạng lưới đồng bộ, thống nhất, cân đối giữa các vùng, miền, có khả năng chống chịu, thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, nước biển dâng... Cả nước xây dựng được ít nhất 5 đô thị đạt tầm cỡ quốc tế, giữ vai trò là đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới khu vực và quốc tế...
Việt Nam hiện có 5 đô thị trực thuộc Trung ương, gồm: Thủ đô Hà Nội, TP HCM (dự kiến đến năm 2030 là đô thị loại đặc biệt), Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng (dự kiến đến năm 2030 là đô thị loại I). Cùng với đó, 8 tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm: Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Bắc Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Dương, Bình Dương (dự kiến đến năm 2030 là đô thị loại I).
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có quy mô xây dựng tuyến đường dài 34km, khởi công dự kiến ngày 8/9. Tổng mức đầu tư là 9.997 tỷ đồng. Kế hoạch vốn được giao đến nay là 4.523 tỷ đồng (kế hoạch vốn năm 2023 là 4.518 tỷ đồng; năm 2024 là 5 tỷ).Hiện dự án đã giải ngân gần 39,3 tỷ đồng (vốn ngân sách Trung ương). Công tác chuẩn bị khởi công cơ bản hoàn thành. Hoàn thiện công tác lựa chọn nhà thầu bước xây lắp và chuẩn bị các thủ tục để khởi công xây dựng công trình đoạn từ Km19-Km40+750 (trước cầu Hoà Sơn).
Ngày 2/9, cầu Bạch Đằng 2 bắc qua sông Đồng Nai kết nối trực tiếp giữa huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) và TP Tân Uyên (tỉnh Bình Dương) chính thức thông xe. Cầu Bạch Đằng 2 có vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng, gồm phần cầu và đường dẫn 2 đầu cầu với tổng chiều dài gần 3 km; trong đó, riêng phần cầu dài hơn 400m, rộng 17m với 4 làn xe. Cầu được khởi công vào cuối năm 2021, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022. Song do vướng mặt bằng và ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên dự án bị chậm tiến độ.
Theo TTXVN, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Công Vinh vừa qua đã đồng ý với đề nghị của Sở Giao thông Vận tải tỉnh về lựa chọn phương án 1, đó là nhà nước hỗ trợ toàn bộ chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng và một phần kinh phí xây lắp cho dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP HCM đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Báo cáo từ Sở Giao thông Vận tải tỉnh cho biết, tổng chiều dài tuyến Vành đai 4 TP HCM gần 207 km; trong đó, đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có chiều dài tuyến 18,23 km.
Đề xuất phương án xây cao tốc Nha Trang - Đà Lạt để tránh 125 ha rừng.
Bình Định khánh thành tuyến đường 800 tỷ tại Hoài Nhơn. Ngày 31/8, UBND tỉnh Bình đã tổ chức khánh thành tuyến đường kết nối với đường ven biển (ĐT 639) trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn.
Hai quận của Thừa Thiên - Huế khi lên thành phố trực thuộc Trung ương.
Vị trí quy hoạch cầu vượt sông Cửa Bé trên trục đường ven biển Nha Trang.
Thủ tướng đồng ý dự án lấn biển tại cảng Liên Chiểu.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Tham khảo các bài viết khác bên cạnh Tin tức tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 9 năm 2024:
Tin tức tổng hợp giá cả thị trường bất động sản tháng 9 năm 2024
Tin tức tổng hợp về phân tích nhận định của chuyên gia tháng 9 năm 2024
Tin tức tổng hợp chính sách pháp luật về bất động sản tháng 9 năm 2024
Tin tức liên quan
Đánh giá bài viết!