Tin tức tổng hợp về phân tích nhận định của chuyên gia tháng 08 năm 2024
- 359
Với sự biến động không ngừng của thị trường và những tác động từ các yếu tố kinh tế, chính trị, và xã hội, việc có được cái nhìn sâu sắc và nhận định từ các chuyên gia trở nên vô cùng quan trọng đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp. Trong tháng 8 năm 2024, các chuyên gia đã dành nhiều sự chú ý đến những biến động và tiềm năng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hãy cùng chúng tôi đi vào tầm nhìn của họ và tìm hiểu về những nhận định quan trọng trong tháng qua.
Theo bản tin mới công bố của Hội Môi giới Bất động sản (VARS), các quy định mới của Luật Nhà ở 2023 đã có nhiều điểm "gỡ khó" và khuyến khích các doanh nghiệp phát triển dự án nhà ở xã hội. Cụ thể: Luật Nhà ở 2023, điều 83 đã đưa ra các quy định củ thể hơn về việc bố trí đất để phát triển nhà ở xã hội, khắc phục thực trạng thiếu quỹ đất để phát triển phân khúc này trong thời gian qua.
Luật Nhà ở 2023 đã bổ sung quy định yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải bố trí đủ quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội theo chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh đã được phê duyệt.
Nghị định 100/2024/N-CP (Nghị định 100) quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội đã quy định chi tiết khoản 2 điều 83 Luật Nhà ở 2023, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại phải dành một phần diện tích đất ở trong dự án đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội hoặc bố trí quỹ đất nhà ở xã hội chủ đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở vị trí khác ngoài phạm vi dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại tại đô thị đó hoặc đóng tiền tương đương giá trị quỹ đất đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội tại các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III, căn cứ quy định của Chính phủ đảm bảo thuận lợi trong quá trình triển khai.
Đại diện VARS cho biết, quy trình thực hiện thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội cũng được rút gọn đáng kể, giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện dự án. Theo Luật Nhà ở mới có hiệu lực từ ngày 1⁄8, chủ đầu tư không phải thực hiện thủ tục xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được miễn và không phải thực hiện thủ tục đề nghị miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Ngoài ra, khoản 2 điều 22 Nghị định 100 đã xác định chi tiết các thành phần cấu thành tổng chi phí đầu tư xây dựng phần diện tích nhà ở xã hội. Là căn cứ để tính khoản lợi nhuận tối đa bằng 10% tổng chi phí đầu tư xây dựng phần diện tích nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở 2023. Đồng thời, chủ đầu tư dự án còn có thể có thêm khoản lợi nhuận từ phần diện tích công trình kinh doanh dịch vụ, thương mại, nhà ở thương mại - chiếm tối đa 20% tổng diện tích đất ở trong dự án chủ đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
(Dân trí) - Các biện pháp điều tiết thị trường bất động sản được thực hiện khi chỉ số giá giao dịch bất động sản có sự biến động trên 20% trong 3 tháng hoặc thị trường có các biến động khác.
Một điểm mới trong Luật Kinh doanh bất động sản 2023 là quy định về cơ chế điều tiết thị trường bất động sản được quy định tại Điều 79. Theo đó Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh thực hiện các biện pháp điều tiết thị trường bất động sản theo nội dung quyết định của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 của Điều này.
Nội dung này được Nghị định 96/2024 làm rõ hơn về việc đánh giá tình hình thị trường bất động sản, đề xuất các biện pháp, trình cấp có thẩm quyền quyết định và thực hiện điều tiết thị trường.
Điều 34 Nghị định 96 quy định Bộ xây dựng căn cứ vào chỉ số giá, chỉ số lượng giao dịch bất động sản và các chỉ số, số liệu thống kê về kinh tế - xã hội thuộc các ngành, lĩnh vực khác liên quan đến thị trường bất động sản để đánh giá tình hình thị trường bất động sản và đề xuất thực hiện điều tiết thị trường bất động sản.
Các biện pháp điều tiết thị trường bất động sản được thực hiện khi chỉ số giá giao dịch bất động sản có sự biến động tăng hoặc giảm trên 20% trong 3 tháng hoặc thị trường bất động sản có các biến động khác ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Nghị định 96/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản 2023. Trong đó, có các quy định về việc thu hồi chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản với cá nhân hành nghề môi giới bất động sản và quy định đối với chứng chỉ hết hạn.
Theo đó, căn cứ quy định tại Điều 33 Nghị định 96/2024/NĐ-CP thì người có chứng chỉ sẽ bị thu hồi chứng chỉ trong các trường hợp sau đây: Người được cấp chứng chỉ mất năng lực hành vi dân sự; Người được cấp chứng chỉ kê khai trong hồ sơ xin cấp chứng chỉ không trung thực; Chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa; Người được cấp chứng chỉ cho người khác mượn, thuê chứng chỉ để hành nghề; Người được cấp chứng chỉ vi phạm các quy định tại Điều 8 Luật Kinh doanh bất động sản 2023.
Ngoài ra, chứng chỉ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nào cấp thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đó có trách nhiệm thu hồi; trường hợp do cơ quan có thẩm quyền khác thu hồi theo quy định của pháp luật thì cơ quan này phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đã cấp chứng chỉ biết để thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định 96/2024/NĐ-CP.
Sau khi có quyết định thu hồi chứng chỉ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã cấp chứng chỉ thông báo cho người bị thu hồi đến nộp lại chứng chỉ. Đồng thời Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tên người bị thu hồi chứng chỉ và xóa tên người được cấp chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Đối với quy định chứng chỉ hết hạn, người có chứng chỉ hết hạn không được phép tiếp tục hành nghề môi giới bất động sản.
Người có chứng chỉ hết hạn, hoặc gần hết hạn nếu muốn cấp lại chứng chỉ thì phải thi sát hạch theo quy định sau:
Trường hợp đăng ký dự thi lại tại địa phương đã cấp chứng chỉ thì chỉ phải thi phần kiến thức cơ sở theo quy định tại Nghị định này để cấp chứng chỉ, số chứng chỉ theo số cũ, chứng chỉ ghi rõ trên trang 01 là cấp lần thứ hai, lần thứ ba.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Tại quận Nam Từ Liêm trên đường Lê Quang Đạo và Lê Quang Đạo kéo dài còn hàng loạt khu đất trống được quy hoạch xây dựng các dự án, đô thị như: Dự án sân đua xe đạp lòng chảo, Khu đô thị Nam Đại Lộ Thăng Long, khu đất được quy hoạch xây dựng Thành phố Công nghệ xanh…
Quận Nam Từ Liêm được thành lập vào cuối năm 2013 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/2014. Chỉ sau 10 năm xây dựng và phát triển, quận Nam Từ Liêm đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ về diện mạo đô thị khi quận đã và đang triển khai hàng chục dự án, khu đô thị, chung cư lớn như: Vinhomes Gardenia, Vinhomes Smart City, Lumi Hà Nội…Với quy mô, đẳng cấp ngang tầm khu vực.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Ba mẹ chị N.T.T.H ở huyện Hóc Môn, TP HCM có mảnh đất nông nghiệp gần 1.000 m2 tại xã Xuân Thới Thượng và muốn chuyển mục đích sử dụng đất thành đất ở để chia cho 3 người con. Tuy nhiên, vì vướng quy hoạch "treo" dự án KCN xã Xuân Thới Thượng hơn 300 ha nên chưa thể chuyển mục đích, tách thửa.
Nhiều nỗi gian nan
Chị H. kể năm trước người dân nơi đây vui mừng khi hay tin Chính phủ quyết định đưa KCN này ra khỏi quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn thành phố. Gia đình chịu nhiều thiệt thòi thời gian dài, chưa kịp mừng khi thành phố xóa quy hoạch treo thì lại lo giá đất lên cao.
Theo chị H., đối chiếu với dự thảo bảng giá đất điều chỉnh của thành phố thì giá đất tại khu vực đất nhà chị tăng lên nhiều lần. Cụ thể, bảng giá đất hiện hành của thành phố có giá 780.000 đồng/m2, còn giá theo dự thảo bảng giá đất mới là gần 23 triệu đồng/m2. "Phương án chuyển mục đích sử dụng đất lên đất ở để chị em ra riêng là không khả thi vì không ai có kinh tế dư dả. Bây giờ gia đình chưa biết xử trí như thế nào" - chị H. nói.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Ngay khi Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp đã lên kế hoạch triển khai dự án để tận dụng những điểm mới pháp lý.
Doanh nghiệp "săn" dự án
Ông Lucas Ignatius Loh Jen Yuh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long, cho biết, trong dài hạn, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh mẽ do tốc độ đô thị hóa mới chỉ đạt 39%, thấp hơn nhiều so với Trung Quốc (64%), Malaysia (78%), Singapore (100%). Việc 3 luật bất động sản cùng có hiệu lực sẽ giúp thị trường minh bạch, tháo gỡ nhiều điểm nghẽn, chồng chéo về pháp lý mà doanh nghiệp đang bị "mắc kẹt". Nguy cơ chôn vốn cũng sẽ được hạn chế.
Trong bối cảnh đó, Nam Long định hướng mở rộng thị trường ở TP.HCM và vùng ven, miền Bắc như Hải Phòng. Tuy nhiên, TP.HCM và vùng ven vẫn là thị trường trọng tâm.
Lãnh đạo Nam Long cho biết công ty đang nỗ lực để huy động, sử dụng vốn cho các hoạt động kinh doanh và tái cấu trúc nợ. Ông đánh giá đây là điều cần thiết và doanh nghiệp sẽ nỗ lực để tăng tốc phát triển dự án, xoay vòng vốn nhanh hơn, sử dụng vốn hiệu quả vào những cơ hội mua bán, sáp nhập (M&A) dự án mới trong tương lai.
Chiến lược M&A quỹ đất mới, bên cạnh 681 ha quỹ đất sẵn sàng triển khai, Tổng Giám đốc Nam Long tiết lộ rằng sẽ có thêm hoạt động tìm hiểu đất nông nghiệp, khi mà phân khúc này được dự báo sắp “sang trang” theo luật mới. Một điểm mới của Luật Đất đai 2024 so với luật cũ là người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp vẫn được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa. Sự bổ sung của quy định mới được kỳ vọng mở ra một giai đoạn “hoàng kim” cho phân khúc này.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Gần đây, các cuộc đấu giá đất tại các khu vực ngoại thành Hà Nội như Thanh Oai và Hoài Đức gây sự chú ý khi mà giá trúng đấu giá cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm. Theo ông, diễn biến và kết quả của cuộc đấu giá có bất thường không?
Thông thường, các cuộc đấu giá bất động sản đều cho kết quả cao hơn nhiều so với giá khởi điểm khi nhu cầu lớn. Tuy nhiên, kết quả của 2 đợt đấu giá gần đây cho thấy giá cao rất bất thường. Giá khởi điểm quá thấp nhưng giá trúng đấu giá cao hơn 2-3 lần.
Giá thị trường thông thường được quyết định bởi cung và cầu. Do đó, một khu vực cao hơn 2-3 lần trong thời gian ngắn trong khi các yếu tố khác ảnh hưởng tới xác định giá trị của đất không thay đổi (hạ tầng, pháp lý, quy hoạch)… cần xem xét.
Những cuộc đấu giá được tổ chức sau giai đoạn luật được thông qua, nhiều địa phương bắt đầu đưa ra các dự thảo về bảng giá đất mới đẩy tâm lý người dân cho rằng đất sẽ tăng giá. Điều này tạo điều kiện để các đội, nhóm dễ dàng nâng giá lên ngưỡng bất thường.
Tuy nhiên, diễn biến này vẫn còn chờ tới thời hạn nộp tiền trúng đấu giá để xem số lượng thực tế những cá nhân đấu giá có thực sự hoàn thành nghĩa vụ hay chỉ là chiêu trò để tạo dư luận.
Dù có thực sự hoàn thành nghĩa vụ trong cuộc đấu giá thì cũng không có nghĩa thị trường sẽ có những cơn sốt đất ngay lập tức mà vẫn chỉ ở trong giai đoạn sốt cục bộ. Điều này sẽ tương đối rủi ro cho những nhà đầu tư/cá nhân tham gia thị trường trong giai đoạn này (ngoại trừ thị trường xung quanh Hà Nội có tăng trưởng tốt về tìm kiếm và giá còn lại các thị trường khác trên cả nước vẫn đang ở giai đoạn hồi phục và mức giá đi ngang).
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Theo báo cáo thị trường bất động sản quý 2/2024 của Bộ Xây dựng, qua tổng hợp số liệu từ 60/63 Sở Xây dựng các địa phương, có tổng 150.876 giao dịch bất động sản thành công. Trong đó, có 25.885 giao dịch tại căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ, giảm 28% so với quý trước và giảm 13% so với cùng kỳ. Phần lớn là nằm tại phân khúc đất nền với 124.991 giao dịch, tăng 28% so với quý trước và tăng 86% so cùng kỳ.
Về giá giao dịch, giá chung cư tăng trung bình từ 5-6,5% trong quý 2 tại Hà Nội. Theo Bộ Xây dựng đánh giá, giá bán chung cư tăng nóng không chỉ ở những dự án mới mở bán mà còn ở nhiều căn hộ cũ, đã được qua sử dụng nhiều năm. Tuy nhiên, tình trạng này cũng chỉ xảy ra trong một giai đoạn ngắn, đồng thời có dấu hiệu chững lại vào cuối quý 2 do giá đã ở mức cao và tâm lý người mua đang ở trạng thái chờ đợi.
Tại Hà Nội, trong quý 2 giá rao bán một số dự án căn hộ chung cư có sự tăng cao, như tại các khu đô thị Royal City tăng 33%; The Pride 33%, Mỹ Đình Sông Đà - Sudico tăng 32%, Vinhomes West Point tăng 28%. Một số khu đô thị đã cũ như khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, giá chung cư cũng tăng 25%; khu chung cư tái định cư tại Nam Trung Yên tăng 20%…
Bộ Xây dựng cho rằng, với giá tăng nóng như vậy, để muốn mua căn hộ có giá bán biến động tăng chậm hơn, người mua phải tìm đến các khu vực xa trung tâm như dự án Bình Minh Garden Đức Giang; Le Grand Jardin Sài Đồng... nhưng giá bán nhưng nơi này cũng không dưới 3 tỷ đồng (ở mức từ 3,2-4,5 tỷ đồng/căn hộ từ 2-3 phòng ngủ).
Với thị trường thứ cấp, giá rao bán tại một số dự án có mức độ tăng giá bình quân cao như 249A Thụy Khuê (Tây Hồ) tăng 12% (55,8 triệu đồng/m2); D'. El Dorado II (Tây Hồ) tăng gần 10% (80,6 triệu đồng/m2); Vinata Tower (Cầu Giấy) tăng 10% (hơn 53 triệu đồng/m2); Vinhomes D'Capitale (Cầu Giấy) tăng 14% (hơn 74 triệu đồng/m2), Thống Nhất Complex (Thanh Xuân) tăng 12,5% (gần 60 triệu đồng/m2), Eco Lake View (Hoàng Mai) tăng 13,5% (hơn 48 triệu đồng/m2)...
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Đó là chia sẻ của ông Trần Khánh Quang, người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư bất động sản.
Theo ông Quang, trong 6 tháng đầu năm 2024, thị trường ghi nhận những tín hiệu hồi phục đáng kể so với giai đoạn 2022 - 2023 nhưng không đồng đều các phân khúc. Phần lớn giao dịch tập trung ở những dự án hoàn thiện hạ tầng, pháp lý, được triển khai bởi các chủ đầu tư có uy tín trên thị trường,…
Thị trường bất động sản nói chung, đất nền nói riêng có cú hích nhẹ nhàng, tạo hiệu ứng tâm lý kỳ vọng khi có luật mới siết lại hoạt động phân lô bán nền. Tuy nhiên, để thị trường đất nền phục hồi thì cần ít nhất 6-12 tháng nữa. Như vậy, từ sau 1/8/2024 đến hết quý 2/2025, thị trường đất nền sẽ không có nhiều biến động, giá cơ bản đi ngang.
“Phải đến quý 3/2025, có thể giá đất nền mới tăng, thanh khoản phân khúc này mới tốt hơn. Dẫu vậy, thị trường đất nền sẽ chỉ khởi sắc ở những khu vực gần trung tâm các đô thị hoặc vùng ven các đô thị. Còn những đất nền có vị trí vùng sâu, vùng xa sẽ khó hồi phục hay tạo sốt như những năm trước đây”, ông Quang cho hay.
Ông Quang cũng lưu ý nhà đầu tư tránh gom đất nền chờ tăng giá khi dự kiến nguồn cung khan hiếm. Lý do là đất nền khó tăng giá vì tính thanh khoản đang ở mức thấp, tồn kho đất nền ở nhiều tỉnh thành còn rất lớn.
Vừa qua, theo thông tin báo cáo từ Bộ xây dựng, lượng giao dịch đất nền thành công tăng mạnh trong quý 2/2024. Tổng hợp số liệu từ 60/63 Sở Xây dựng các địa phương cho thấy giao dịch đất nền vẫn có số lượng cao nhất so với căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ.
Cụ thể, lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ trong quý 2/2024 có gần 25.900 giao dịch thành công, có xu hướng giảm so với quý 1/2024. Mức độ giảm là 28%. Ngược lại, lượng giao dịch đất nền từ quý 2 lại có xu hướng tăng, với gần 125.000 giao dịch thành công, tăng 28% so với quý 1/2024 và tăng hơn 85% so với cùng kỳ năm 2023.
Lo ngại nguồn cung đất nền khan hiếm khi Luật kinh doanh bất động sản mới quản chặt việc phân lô bán nền, nhiều nhà đầu tư đã quyết định đi gom khiến lượng giao dịch thành công tăng lên.
Tuy nhiên, khi thắc mắc, liệu có cơn sốt đất nền phía nam có xảy ra vào cuối năm nay hay không, hầu hết các chuyên gia trong ngành đều cho rằng, thị trường đất nền sẽ khó có hiện tượng tăng giá hoặc sốt nóng đột biến trong ngắn hạn về nguồn cung lẫn sức cầu thị trường. Có một số lý do như:
Bất động sản vẫn bị ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mô, khủng hoảng địa chính trị trên toàn cầu.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
(Dân trí) - Nhiều trường hợp cá nhân dù có sổ đỏ trong tay nhưng cũng không được thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng.
Thế chấp quyền sử dụng đất (thường được gọi là sổ đỏ) là một trong những quyền quan trọng của người sử dụng đất. Tuy nhiên không phải ai có sổ đỏ cũng có thể thế chấp để vay vốn từ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng.
Không đáp ứng điều kiện chung để thế chấp
Khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024 quy định người sử dụng đất được thực hiện thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện:
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp: Thừa kế quyền sử dụng đất, Chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư; trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 124 và điểm a khoản 4 Điều 127.
- Đất không có tranh chấp hoặc có nhưng đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của tòa hoặc phán quyết của trọng tài… đã có hiệu lực pháp luật.
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên… để bảo đảm thi hành án.
- Trong thời hạn sử dụng đất.
- Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Chưa có sự đồng ý của đồng sở hữu
Trên thực tế, một mảnh đất có nhiều người cùng chung quyền sử dụng đất. Những người này là đồng sở hữu của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khoản 2 Điều 27 Luật Đất đai 2024 nêu rõ:
- Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của luật.
- Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì các thành viên cùng nhau thực hiện ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, hiện trên địa bàn thành phố có 9 dự án tái định cư với gần 2.500 căn hộ. Trong đó, 2 dự án đã hoàn thành nghiệm thu, chưa đưa vào sử dụng nhưng đã bố trí tái định cư và 7 dự án đang thi công xây dựng.
LTS: Trong khi nguồn cung nhà ở liên tiếp sụt giảm khiến nhu cầu nhà ở của người dân rất bức thiết thì hàng nghìn căn hộ tái định cư lại đang bị bỏ hoang xuống cấp do không có người ở. Đây là câu chuyện không mới nhưng nhiều năm nay chưa thể giải quyết. Giải pháp nào để nhanh chóng tháo gỡ nghịch lý trên, xoá bỏ thực trạng “nhà xây xong không ai ở”. VietNamNet giới thiệu tuyến bài với góc nhìn đa chiều về nhà ở tái định cư hiện nay.
Trong lúc nhu cầu nhà ở giá trung bình, nhà ở xã hội còn rất lớn, thì Hà Nội lại còn nhiều dự án chung cư tái định cư xây dựng rồi bị bỏ không, để cỏ dại rêu mốc xâm lấn. Rất nhiều toà nhà mọc lên sừng sững trên các khu đất vàng cả chục năm qua rồi lâm vào cảnh "đắp chiếu".
Điển hình như dự án trên phố Duy Tân của quận Cầu Giấy; hay dự án KĐT Sài Đồng, dự án trên đường Lý Sơn của quận Long Biên. Hoặc như dự án có “view triệu đô” nhìn thẳng ra hồ Đền Lừ...
VietNamNet đã liên hệ với Sở Xây dựng Hà Nội để tìm câu trả lời cho tình trạng xót xa này.
Chưa được nghiệm thu vì điều kiện phòng cháy chữa cháy thay đổi
Ông Mạc Đình Minh, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, cho biết, trong số 9 dự án hiện nay, dự án xây dựng nhà ở tái định cư (TĐC) tại ô đất NO15,16 phường Thượng Thanh (quận Long Biên) và dự án xây dựng nhà B,C khu tái định cư phường Trần Phú (quận Hoàng Mai) phục vụ GPMB công viên Tuổi trẻ Thủ đô, đã hoàn thành nghiệm thu, chưa đưa vào sử dụng nhưng đã bố trí tái định cư.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Tin tức liên quan
Đánh giá bài viết!