Tin tức tổng hợp về phân tích nhận định của chuyên gia tháng 07 năm 2024
- 484
Với sự biến động không ngừng của thị trường và những tác động từ các yếu tố kinh tế, chính trị, và xã hội, việc có được cái nhìn sâu sắc và nhận định từ các chuyên gia trở nên vô cùng quan trọng đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp. Trong tháng 6 năm 2024, các chuyên gia đã dành nhiều sự chú ý đến những biến động và tiềm năng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hãy cùng chúng tôi đi vào tầm nhìn của họ và tìm hiểu về những nhận định quan trọng trong tháng qua.
Báo cáo quý 1 của Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam cũng cho thấy, làn sóng phục hồi đang ngày càng lan rộng, nhất là ở phân khúc nhà ở. Nguồn cung mới của phân khúc này tập trung chủ yếu ở cuối quý 1, khi các chủ đầu tư bắt đầu kích hoạt triển khai hàng loạt dự án, các hoạt động khởi công, sự kiện kick-off, "làm mới hàng cũ" diễn ra rầm rộ với quy mô ngày càng lớn.
Còn theo Savills, thị trường Hà Nội có nhiều điểm sáng hơn khi riêng quý đầu năm, nguồn cung sơ cấp đạt gần 13.000 căn, tăng gần 10% so với quý trước. Trong đó, lượng giao dịch đạt tới 5.308 căn, tăng 74% theo quý và 99% so với cùng kỳ. Thị trường nhà ở thứ cấp tại Hà Nội cũng duy trì sức hút do giá nhà sơ cấp tăng cao, nguồn cung sơ cấp giảm và sản phẩm này đã hoàn thiện với đầy đủ pháp lý.
Sang quý 2/2024, hoạt động mở bán vẫn diễn ra sôi động trên cả nước khi thị trường tiếp tục ghi nhận các dấu hiệu cải thiện tích cực hơn. Các chủ đầu tư khẩn trương triển khai công bố, mở bán các dự án đã đủ điều kiện pháp lý; các đơn vị môi giới tích cực tuyển quân, tăng cường hợp tác, mở rộng địa bàn, loại hình, phân khúc sản phẩm…
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Chuyên gia của FERI cho rằng, bất động sản công nghiệp dự báo tiếp tục là điểm sáng của ngành bất động sản. Còn bất động sản nhà ở thương mại tiếp đà hồi phục, không tăng trưởng quá nóng.
Theo báo cáo mới đây về triển vọng nửa cuối năm 2024 của ngành bất động sản nhà ở do Công ty Cổ phần Xếp hạng Tín nhiệm Đầu tư Việt Nam (VIS Rating) công bố, trong 6 tháng cuối năm 2024, nhu cầu nhà ở vẫn ở mức cao sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng của các chủ đầu tư khi các dự án mới được mở bán. Trong những tháng đầu năm hầu hết các dự án mới được bán hết ngay khi ra mắt; các giao dịch trên thị trường thứ cấp cũng hồi phục; và giá nhà ở tiếp tục tăng tại Hà Nội và TP.HCM. Nhu cầu nhà ở được thúc đẩy một phần nhờ môi trường lãi suất thấp.
Nhóm chuyên gia của VIS Rating cho rằng, nhu cầu nhà ở vẫn ở mức cao sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng của các chủ đầu tư khi các dự án mới được mở bán. Điều này đưa đến kỳ vọng doanh số bán hàng và dòng tiền của các chủ đầu tư sẽ cải thiện nhẹ trong 12-18 tháng tới khi các dự án mới mở bán.
Thực tế, trong những năm vừa qua, nhu cầu nhà ở tại Việt Nam duy trì cao so với các nước trong khu vực. Đặc biệt, sự phát triển nhanh chóng của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam, mức thu nhập cải thiện và xu hướng sử dụng bất động sản như phương tiện tích lũy tài sản là những động lực chính hỗ trợ nhu cầu mua nhà ở mạnh mẽ trong những năm tới.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Điểm sáng của thị trường đất nền TP.HCM trong nửa đầu năm 2024 là lượt quan tâm tìm kiếm đã tăng trở lại. Điều này cho thấy đất nền có thể sẽ sớm tiếp cận điểm đảo chiều để chuyển sang giai đoạn hồi phục trong thời gian tới.
Theo dữ liệu của Batdongsan.com.vn công bố mới đây, nửa đầu năm 2024, giá bất động sản tại TP.HCM không có nhiều biến động, chủ yếu đi ngang hoặc tăng giảm với biên độ không đáng kể. Thị trường ghi nhận sự phục hồi ở lượt quan tâm tìm kiếm, song giao dịch chưa có nhiều cải thiện, nguồn cung vẫn hạn chế.
Về phân khúc đất nền, trong nửa đầu năm nay, nếu Hà Nội ghi nhận một vài đợt sốt đất cục bộ tại khu vực vùng ven thì thị trường đất nền, thổ cư TP.HCM khá im ắng. Nhiều khu vực thậm chí vẫn "đóng băng" giao dịch. Tình trạng này thực tế đã kéo dài từ nửa đầu năm 2023, sau khi các đợt sốt đất kéo dài khiến giá tăng mạnh, tình trạng bán tháo, cắt lỗ bắt đầu xuất hiện.
Tính đến cuối năm 2023, lượng tiêu thụ mới đất nền vẫn giảm sâu so với cùng kỳ năm 2022, mặt bằng giá sơ cấp cũng giảm trung bình từ 8-10%, cục bộ có những nơi giảm sâu trên 30%. Bất chấp nỗ lực của nhiều chủ đầu tư, như chiết khấu, cam kết lợi nhuận… giao dịch đất nền cũng không mấy cải thiện.
Tuy nhiên, điểm sáng của thị trường đất nền TP.HCM trong nửa đầu năm 2024 là lượt quan tâm tìm kiếm đã tăng trở lại. Cụ thể, lượt tìm kiếm đất nền, thổ cư TP.HCM đã tăng khoảng 45% so với quý 1/2023. Như vậy, nhu cầu của thị trường đã có tín hiệu phục hồi, tuy nhiên do giao dịch trầm lắng nên giá bán tiếp tục đi ngang.
Tại thời điểm tháng 7/2024, TP.HCM có hơn 7.000 tin đăng bán đất nền dự án và hơn 37.000 tin đăng bán các loại đất. Trong đó, đất nền TP.HCM có khoảng hơn 2.500 tin đăng, và các loại đất bán khác khoảng hơn 7.200 tin đăng bán. Trong đó, Thủ Đức (khoảng giá phổ biến 12 - 453 triệu/m2), Quận 9 (11 - 173 triệu/m2), Củ Chi (2 - 35 triệu/m2), Quận 2 (48 - 480 triệu/m2), Quận 12 (25 - 100 triệu/m2) là những địa bàn có nhiều đất mua bán nhất.
Chuyên gia của đơn vị này nhận định rằng, việc giá đất nền ngừng đà giảm và nhu cầu tìm kiếm tăng trở lại cho thấy đất nền có thể sẽ sớm tiếp cận điểm đảo chiều để chuyển sang giai đoạn hồi phục trong thời gian tới.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Chung cư đang là loại hình hút khách nhất hiện nay, nhưng theo các chuyên gia, khi giá tăng quá cao, dòng tiền đầu tư sẽ chuyến hướng, tìm đến các phân khúc khác.
Ông Lê Đình Chung - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển bất động sản SGO Homes nhận định, hiện giá chung cư đang tăng quá cao, khiến nhu cầu đầu tư căn hộ có thể sụt giảm mạnh trong thời gian tới. Dòng tiền lúc đó sẽ có xu hướng dịch chuyển, tìm kiếm những phân khúc, thị trường mới. Và theo ông Chung, đất nền ven đô sẽ là lựa chọn của nhiều người.
Quan sát diễn biến thị trường thời gian gần đây, ông Chung khẳng định xu hướng dịch chuyển này đang từng bước được định hình và khá rõ nét. Nhóm khách hàng có trong tay tài chính 5-10 tỷ đồng đã bắt đầu hành trình tìm kiếm vùng đất mới do họ gần như không có cơ hội để đầu tư tại thị trường Hà Nội khi giá chung cư, biệt thự, liền kề đều quá cao.
Từ tháng 5 trở đi, các tỉnh thành vệ tinh, ven đô như Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Phú Thọ, Hòa Bình…đã là “tầm ngắm” của giới đầu tư. Với những sản phẩm đất nền ven đô ở các tỉnh trên, thị trường đang ghi nhận phân khúc dưới 10 tỷ đồng/sản phẩm có dấu hiệu hồi phục.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Thị trường bất động sản Hà Nội 6 tháng đầu năm đã có những biến chuyển đáng ghi nhận. Trong khi, chung cư và biệt thự Hà Nội giá liên tục tăng cao thì bất động sản các tỉnh vẫn khá ảm đạm. Vậy, thời gian tới, thị trường bất động sản sẽ có diễn biến rao sao? Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Anh Quê - Chủ tịch Tập đoàn G6, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Bất động sản Việt Nam.
Trong những tháng đầu năm 2024, dòng tiền đã đổ mạnh vào phân khúc chung cư khiến phân khúc này "sốt nóng" cả về giá và giao dịch. Tuy nhiên, đến tháng 4, chung cư đã "hạ nhiệt". Vậy, theo ông, thời gian tới, dòng tiền sẽ đi đâu và các nhà đầu tư sẽ lựa chọn phân khúc nào để neo đậu?
Tính đến cuối tháng 6/2024, tổng số tiền gửi các tổ chức tín dụng là 13,6 triệu tỷ đồng, trong đó tiền gửi của người dân chiếm khoảng 50%. TP. Hà Nội là nơi có nhiều tiền gửi ngân hàng nhất trong các tỉnh, thành cả nước. Tính đến cuối tháng 11/2023, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội đạt hơn 4,44 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 30% tổng số tiền gửi cả nước.
Số liệu tiền gửi nêu trên thể hiện phần nào dòng tiền không được lưu thông tốt. Nếu số tiền nêu trên được rút ra và lưu thông đầu tư vào bất động sản sẽ ảnh hưởng lớn đến tính thanh khoản của thị trường bất động sản, đặc biệt số tiền gửi ngân hàng của người dân Hà Nội. Chính vì thế, nhiều môi giới bất động sản các tỉnh bông đùa rằng: Đất nơi nào chưa có nhà đầu tư Hà Nội quan tâm thì đất nơi đó chưa sốt.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Quốc hội đã thông qua Luật Sửa Đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Nhà ở 2023. Chuyên gia nhận định luật mới sẽ tác động tích cực đến thị trường bất động sản. Giới đầu tư đang "chạy nước rút" tìm hiểu các dự án tỉnh hoặc ven đô do lo ngại giá sẽ tăng cao.
Mặt bằng giá các sản phẩm bất động sản sẽ tăng cao
Bàn về tác động của Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Nhà ở 2023 đối với thị trường khi chính thức có hiệu lực, nhiều chuyên gia cho rằng, giá bất động sản sẽ tăng lên.
Theo chuyên gia, khi 3 luật liên quan đến bất động sản có hiệu lực từ 1/8, sớm hơn 5 tháng so với dự định thì thị trường sẽ nhanh chóng chuyển khỏi trạng thái chờ, sớm được thụ hưởng một lượng vốn lớn được giải ngân khi đầu tư công được đẩy nhanh.
Nhận định về thị trường bất động sản trong thời gian tới, nhiều chuyên gia cũng dự đoán giá bất động sản sẽ tăng cao. Đặc biệt các khu vực đang phát triển mạnh mẽ về hạ tầng giao thông và có nhiều khu công nghiệp sẽ có tiềm năng tăng giá lớn.
Trước thềm 1/8, ghi nhận tại thị trường bất động sản Hà Nội, trong khoảng thời gian từ quý I/2023 tới quý II/2024, loại hình chung cư ở Hà Nội có mức tăng giá 31%, nhà riêng lẻ tăng 32%, đất thổ cư tăng 19% (theo báo cáo thị trường của Batdongsan.com.vn). Mức giá trung bình ở thị trường sơ cấp căn hộ chung cư Hà Nội hiện đang ở mức xấp xỉ 60 triệu đồng/m2, thậm chí có những căn hộ ở Nam Từ Liêm hay Gia Lâm đang giao động từ 80-100 triệu/m2. Mặc dù giá tăng cao, nhưng theo dự đoán của giới chuyên gia, từ nay đến 2025, Hà Nội vẫn thiếu hụt khoảng 50.000 căn hộ, việc khan hiếm nguồn cung dẫn đến cơn sốt giá kéo dài, việc chờ đợi chung cư giảm giá mạnh là rất khó xảy ra.
Click để đọc chi tiết về bài viết
Theo ông Phạm Hồng Trường, Chuyên viên phân tích bất động sản, xây dựng, Công ty Chứng khoán ABS, việc 3 luật liên quan trực tiếp đến ngành bất động sản được nghiên cứu sửa đổi và ban hành cùng thời điểm có thể tạo ra tính thống nhất trong quy định, khắc phục một số trường hợp mâu thuẫn, chồng chéo như đã xảy ra trước đây. Do đó, việc tổ chức thực hiện quy định sẽ trở nên hiệu quả hơn.
TẠO RA CƠ CHẾ THỰC HIỆN RÕ RÀNG
Ngoài ra, những sửa đổi tại các bộ luật mới còn giúp luật hóa một số nội dung quan trọng, tạo ra cơ chế thực hiện rõ ràng, nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh cho thị trường nhà đất, cảnh quan và phát triển đô thị. "Đơn cử là quy định về hoạt động đầu tư xây dựng dự án nhà ở trong Luật Nhà ở 2023, các giai đoạn của dự án được quy định rõ, gồm: giai đoạn chuẩn bị dự án, giai đoạn thực hiện dự án, giai đoạn kết thúc xây dựng dự án, giai đoạn đưa công trình của dự án vào khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật về nhà ở. Như vậy có thể giúp minh bạch, rõ ràng về trình tự, thủ tục của dự án bất động sản”, ông Trường phân tích.
Đặc biệt, đại diện ABS còn cho rằng việc thực thi những luật mới cũng thúc đẩy các hoạt động trên thị trường bất động sản chuyên nghiệp hơn. Cụ thể, quy định mới yêu cầu cá nhân hành nghề môi giới bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, và phải hành nghề trong một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản, không được hành nghề độc lập như trước đây. Quy định đã đặt ra tiêu chuẩn để môi giới làm việc chuyên nghiệp mà hoạt động mua bán trên thị trường cũng thuận lợi hơn.
Bên cạnh đó, liên quan đến trường hợp giao dịch bắt buộc phải thanh toán không dùng tiền mặt, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 yêu cầu trong giao dịch mà 1 bên là chủ đầu tư dự án (doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, dịch vụ bất động sản) thì phải thanh toán thông qua tài khoản mở tại một tổ chức tín dụng đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Mặt khác, tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải ghi đúng giá giao dịch thực tế vào trong hợp đồng; chịu trách nhiệm về việc ghi giá giao dịch trong hợp đồng không đúng với giá giao dịch thực tế. Quy định này là cơ sở quan trọng nhằm hạn chế tình trạng 2 giá trong giao dịch bất động sản, gây thất thu thuế và khó khăn trong xây dựng dữ liệu bất động sản cũng như định giá bất động sau này.
Đặc biệt, các bộ luật mới được kì vọng có thể thúc đẩy nguồn cung cho thị trường khi pháp lý được giải quyết. Theo chuyên gia ABS, pháp lý của nhiều dự án bất động sản thực sự trở thành điểm nóng trong vài năm gần đây. Từ năm 2019, khi việc phê duyệt pháp lý các dự án bị siết chặt và hoạt động thanh, kiểm tra được đẩy mạnh, hàng loạt dự án gặp bế tắc, nguồn cung nhà ở trở nên hạn chế.
Click để đọc chi tiết về bài viết
Tin tức liên quan
Đánh giá bài viết!