Tin tức tổng hợp về phân tích nhận định của chuyên gia tháng 03 năm 2024
- 243
Trên con đường phát triển của nền kinh tế hiện đại, việc nắm bắt thông tin và nhận định từ các chuyên gia trở nên cực kỳ quan trọng để các nhà đầu tư, doanh nghiệp và cả nhà quản lý có thể đưa ra những quyết định chiến lược chính xác. Tháng 03 năm 2024 đã chứng kiến sự bùng nổ của nhiều biến động quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội trên toàn cầu. Trong bối cảnh này, việc tổng hợp và phân tích các nhận định từ các chuyên gia trở thành một yếu tố không thể thiếu để hiểu rõ hơn về xu hướng và tiềm năng phát triển của thế giới trong thời điểm hiện tại. Hãy cùng điểm qua những tin tức tổng hợp về phân tích nhận định của các chuyên gia trong tháng 03 năm 2024.
Theo Bộ Xây dựng, một số địa phương trọng điểm như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng mặc dù có nhu cầu về nhà ở xã hội rất lớn, nhưng việc đầu tư còn hạn chế so với mục tiêu đến năm 2025.
Báo cáo Thủ tướng tại hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội (NOXH) ngày 16/3, Bộ Xây dựng cho biết giai đoạn 2021-2023, cả nước có 499 dự án NOXH (quy mô 411.250 căn) được triển khai, trong đó mới có 72 dự án (hơn 38.100 căn) hoàn thành. Còn lại 129 dự án (gần 115.000 căn) được khởi công, 298 dự án (hơn 258.000 căn) được chấp thuận chủ trương đầu tư.
Nhiều địa phương đã tích cực trong thu hút đầu tư, khởi công dự án NOXH như Bắc Ninh (15 dự án, 6.000 căn), Bắc Giang (5 dự án, hơn 12.400 căn), Hải Phòng (7 dự án, hơn 11.600 căn), Bình Dương (7 dự án, hơn 6.500 căn).
Tuy nhiên, một số địa phương trọng điểm mặc dù có nhu cầu về NOXH rất lớn, nhưng việc đầu tư còn hạn chế so với mục tiêu của Đề án đến năm 2025 .
Trong đó, Hà Nội chỉ dự kiến hoàn thành 3 dự án với 1.700 căn hộ, mới đáp ứng được 9% nhu cầu. Tương tự, TP HCM có thể đưa vào sử dụng 7 dự án, quy mô gần 5.000 căn, tương đương 19% nhu cầu. Đà Năng dự kiến hoàn thành 5 dự án, với 2.750 căn, đáp ứng 43%.
Bộ Xây dựng cho rằng lãi suất chưa thực sự thu hút người vay dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hai lần hạ lãi suất gói 120.000 tỷ đồng. Nửa đầu năm nay, lãi suất áp dụng với chủ đầu tư là 8% một năm và 7,5% với người mua nhà. Thời hạn ưu đãi lãi suất cũng ngắn, lần lượt là 3 năm và 5 năm với hai đối tượng trên.
Vì vậy, Bộ Xây dựng đề nghị NHNN tiếp tục nghiên cứu hạ lãi suất gói vay 120.000 tỷ đồng phù hợp với điều kiện thực tiễn trong từng giai đoạn.
Bộ cũng đề xuất giai đoạn 2024-2025, Ngân hàng Chính sách xã hội được cho khách hàng cá nhân vay mua NOXH 12.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách cấp 50%, mỗi năm 3.000 tỷ. Giai đoạn 2022-2023, Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân hơn 12.280 tỷ đồng cho vay NOXH.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Theo nghiên cứu của Hiệp hội bất động sản Việt Nam, căn hộ bình dân như cách hiểu thông thường (có mức giá thoàn thiện cơ bản dưới 1.000 USD/m2, tương đương 1,6 tỷ đồng/căn) đã gần như "tuyệt chủng" ở Hà Nội và TP.HCM. Thực tế, "chuẩn" giá nhà bình dân tại 2 thành phố này đã nâng lên mức 2 - 2,4 tỷ đồng/căn. Điều đó cho thấy nhà ở vừa túi tiền là vấn đề nóng bỏng mà Việt Nam cần phải giải quyết...
CĂN HỘ BÌNH DÂN LÀ Ở MỨC GIÁ 2 – 2,4 TỶ ĐỒNG/CĂN
Tại Việt Nam, thị trường đều đang hiểu nhà ở vừa túi tiền là nhà ở thương mại có tổng giá trị tài sản được chi trả bằng thu nhập tích lũy trong khoảng 7 năm của một hộ gia đình; Là nhà phân khúc hạng C với mức giá cho căn hộ hoàn thiện cơ bản là dưới 1.000 USD/m2, nghĩa là căn hộ 2 phòng ngủ 65m2 có giá khoảng 65.000 USD tương đương 1,6 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Hiệp hội bất động sản Việt Nam, thực tế là căn hộ chung cư với mức giá này gần như đã "tuyệt chủng" ở Hà Nội và TP.HCM. Hiện "chuẩn" giá nhà bình dân tại 2 thành phố này đã nâng lên 20 - 30%, ở mức 2 - 2,4 tỷ đồng/căn. Điều đó phản ánh nhà ở vừa túi tiền là vấn đề nóng bỏng mà Việt Nam cần phải giải quyết.
Lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cũng đã chỉ ra một số kinh nghiệm phát triển nhà ở vừa túi tiền của một số quốc gia trên thế giới, cho thấy ngay cả những nước trọng kinh tế thị trường thì cũng có thể can thiệp các mệnh lệnh hành chính vào để điều tiết nhà ở vừa túi tiền cho người dân. Ví như Đối với Trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc đã bổ sung khoảng 6,5 triệu căn nhà ở mới cho thuê thu nhập thấp ở 40 thành phố chính đến năm 2025. Và gần đây nhất, Chính phủ Trung Quốc đang đưa ra 17 giải pháp tài chính và phi tài chính để giải quyết vấn đề này. Trong đó, Chính phủ chỉ đạo các ngân hàng nắn dòng chảy tài chính cho nhà ở vừa túi tiền.
Trong khối OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế), có 11 nước đang được Nhà nước hỗ trợ vốn, 9 nước cung cấp thuế ưu đãi, 10 nước tài trợ không hoàn lại và 5 nước được trợ cấp đất. Các giải pháp được các nước trong khối OECD đưa ra là cho phép tăng mật độ xây dựng hỗ trợ chi phí xây dựng tái thanh toán thế chấp hoặc đặt cọc tiền thuê. Cùng với đó là những giải pháp khác như: quy định giá thuê ổn định trong thời gian tối thiểu; bảo lãnh, mua các căn nhà hình thành trong tương lai, giải pháp hỗ trợ thẳng cho người mua…
NẾU THẢ NỔI THEO CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG THÌ KHÓ CÓ NHÀ Ở VỪA TÚI TIỀN
Nhóm giải pháp thứ nhất là hoàn thiện chính sách, pháp luật: Đưa ra khái niệm và ban hành tiêu chí xác định nhà ở vừa túi tiền; Đồng bộ các quy định về nhà ở vừa túi tiền trong hệ thống pháp luật, chú trọng xây dựng chính sách khuyến khích phát triển nhà ở vừa túi tiền; Có chính sách, cơ chế tặng điểm thưởng và tích lũy điểm thưởng cho các chủ đầu tư tạo lập nhà ở vừa túi tiền khi lựa chọn nhà đầu tư làm dự án nhà ở thương mại phân khúc cao hơn; Tham khảo kinh nghiệm ban hành chính sách khống chế giá trần nhà ở vừa túi tiền bao gồm cả giá bán và giá thuê nhà.
Nhóm giải pháp thứ hai là hoàn thiện tiêu chuẩn, quy chuẩn: Cần xây dựng và ban hành hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, công nghệ mới cho nhà ở vừa túi tiền; Ban hành thiết kế mẫu cho nhà ở vừa túi tiền… Qua đó, góp phần giảm chi phí đầu tư xây dựng nhằm hạ giá nhà.
Nhóm giải pháp thứ ba là đổi mới công tác quy hoạch: Chú trọng quy hoạch và phát triển quỹ đất cho phát triển nhà ở vừa túi tiền; Quy hoạch tăng mật độ xây dựng trong các dự án nhà ở cao tầng; Tính toán tỷ trọng cơ cấu nhà ở vừa túi tiền trong tổng thể kế hoạch phát triển nhà ở theo năm/giai đoạn; Quy định cụ thể tỷ lệ nhà ở vừa túi tiền trong các khu đô thị; Chú trọng việc quy hoạch nhà ở vừa túi tiền gần các đấu mối giao thông và đầy đủ hạ tầng xã hội; Khuyến khích chuyển đổi không gian thương mại thành nhà ở vừa túi tiền.
Nhóm giải pháp thứ tư là áp dụng giải pháp về tài chính và thuế. Cụ thể, sử dụng công cụ thuế để điều tiết các phân khúc nhà ở cao cấp, hạn chế đầu cơ, hướng thị trường đến nhà ở vừa túi tiền có nhu cầu thực, thêm nguồn lực tài chính phát triển nhà ở vừa túi tiền; Xây dựng các chính sách ưu đãi về thuế, phí đối với chủ đầu tư và người mua, thuê nhà ở vừa túi tiền; Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào nhà ở vừa túi tiền; Nghiên cứu triển khai Quỹ tiết kiệm nhà ở, quỹ tín thác bất động sản; Tăng cường hợp tác công - tư trong phát triển nhà ở vừa túi tiền.
Nhóm giải pháp thứ năm là hướng tới cải cách thủ tục hành chính. Trong đó, đơn giản hóa hệ thống các thủ tục hành chính; Ứng dụng công nghệ, tăng cường phân cấp, ủy quyền để giảm thiểu gánh nặng về thời gian, chi phí thủ tục cho doanh nghiệp; Rút ngắn thời gian cấp phép đối với các dự án nhà ở thương mại vừa túi tiền, miễn cấp phép trong các trường hợp nhất định trong khu đô thị có công năng hỗn hợp...
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Khi lãi suất tiết kiệm liên tục rơi vào trạng thái “dò đáy”, bất động sản càng cho thấy sức hút mạnh mẽ, tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn.
Gửi tiết kiệm "kém" hấp dẫn
Bước sang tháng 3, thị trường lãi suất chưa có dấu hiệu ngừng giảm khi lần lượt các ngân hàng liên tiếp hạ lãi suất, đưa lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 năm xuống về còn một nửa so với cuối năm 2022. Mức lãi suất tiền gửi cao nhất của kỳ hạn 6 tháng cũng chỉ còn khoảng 3%/năm và 12 tháng quanh 5%/năm. Đến nay, không còn ngân hàng nào áp dụng mức lãi suất từ 6%/năm đối với các khoản tiền gửi thông thường.
ãi suất cho vay giảm, kích thích nhu cầu mua bất động sản trở lại
Không chỉ lãi suất tiết kiệm giảm, lãi suất cho vay mua bất động sản cũng ghi nhận giảm theo.
Mới đây, Agribank vừa điều chỉnh lãi suất cho vay mua bất động sản, chỉ còn 6%/năm áp dụng thời gian vay tối đa 6 tháng. Đối với khoản giải ngân có thời hạn trên 6 tháng đến 12 tháng, mức lãi suất cho vay tối thiểu là 6,5%/năm.
Còn đối với khoản vay trung và dài hạn, mức lãi suất cho vay trong 24 tháng đầu tiên là 6,5%/năm. Kể từ năm thứ 3, mức lãi suất cho vay sẽ thả nổi. Theo đó, mức lãi suất thả nổi được tính bằng lãi suất niêm yết tối đa tiền gửi tiết kiệm 12 tháng trả lãi cuối kỳ cộng với biên độ 3%/năm.
Cũng trong nhóm BIG4, Ngân hàng BIDV đang áp dụng lãi suất cho vay là 6,5%/năm trong 6 tháng đầu và 7%/năm trong 12 tháng, thời gian vay tối thiểu 36 tháng. Với khách hàng vay mua nhà trong thời gian tối thiểu 60 tháng, lãi suất dao động từ 7,5 - 8,5%/năm, tùy kỳ hạn.
Theo Batdongsan.com.vn, nhu cầu tìm kiếm bất động sản bán toàn quốc trong tháng 1/2024 tăng 66% so với cùng kỳ 2023, lượng tin đăng bán bất động sản cũng tăng 52%. Báo cáo và Chỉ số về tâm lý người tiêu dùng bất động sản (CSS) của Batdongsan.com.vn đầu năm 2024 cũng chỉ ra, có đến 65% người được hỏi cho biết họ vẫn dự định đầu tư bất động sản trong 1 năm tới. Trong đó, tỷ trọng mua để đầu tư chiếm 60% và đất nền vẫn là loại hình được người mua tương lai quan tâm nhiều nhất.
Như vậy, nhờ các chính sách hỗ trợ thị trường, đặc biệt mặt bằng lãi suất hạ nhiệt đã góp phần thúc đẩy nhu cầu vay mua nhà, mua bất động sản gia tăng.
Theo ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nhận định, trong thời gian tới, lực cầu của nhà đầu tư bất động sản sẽ tập trung ở các sản phẩm đáp ứng nhu cầu ở thực. Đặc điểm của dòng sản phẩm này là vừa túi tiền, đáp ứng nhu cầu ở của đại đa số người dân. Sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực sẽ có thanh khoản tốt, cứ ra là hết hàng. Chính vì vậy, nhà đầu tư bất động sản cũng như doanh nghiệp bất động sản sẽ tập trung vào các sản phẩm đó để có cơ hội mang lại hiệu quả đầu tư, kinh doanh.
Thực tế, mặc dù lãi suất đã hạ nhiệt nhưng nhiều người mua nhà, các nhà đầu tư vẫn kì vọng đà giảm sẽ tiếp tục. Bởi lẽ, mặt bằng lãi suất có giảm, nhưng bất động sản, giá nhà vẫn tiếp tục leo thang.
Vì vậy, vẫn rất cần nhiều hơn những hỗ trợ đa dạng, mới có thể kích thích nhu cầu mua nhà, đầu tư bất động sản của người dân. Ngoài câu chuyện về vốn, nhà đầu tư hay các doanh nghiệp đang chờ đợi nhiều yếu tố khác như pháp lý, các gói vay ưu đãi…được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa để thị trường có thể tăng được cả cung và cầu.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Yếu tố tạo động lực, đóng vai trò quyết định tăng trưởng của bất động sản năm 2024 và những năm tiếp theo là: quy hoạch, chính sách ưu tiên đầu tư và hạ tầng giao thông. Trong đó, hạ tầng giao thông được kỳ vọng sẽ góp phần tạo sự bứt phá…
Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải. Hiện nay đã có 25 dự án với 75 dự án thành phần thuộc nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo. Một số công trình quy mô vốn lớn là Cảng hàng không quốc tế Long Thành, 2 dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông, đường Vành đai 3 TP.HCM, Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội, các dự án đường sắt đô thị TP.HCM và Hà Nội, đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam… được đánh giá nếu hoàn thành đúng tiến độ, không chỉ tạo nên diện mạo giao thông mới cho đất nước mà còn tạo xung lực cho nền kinh tế cất cánh.
Theo PGS. TS Ngô Trí Long, năm 2024 và những năm tới đây, ba yếu tố tạo động lực đóng vai trò quyết định tăng trưởng của bất động sản là quy hoạch, chính sách ưu tiên đầu tư và hạ tầng giao thông. Trong đó, hạ tầng giao thông được kỳ vọng sẽ tạo sự bứt phá bởi năm 2023, với những cam kết và hành động quyết liệt của Chính phủ, bộ, ngành cùng các địa phương đã thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
Tuy nhiên, để các dự án hạ tầng giao thông thực sự phát huy vai trò dẫn dắt và thúc đẩy sự phát triển của địa phương một cách bền vững, việc thu hút đầu tư, phát triển dự án bất động sản tại khu vực có sự đầu tư hạ tầng cần phương thức:
Thứ nhất, địa phương tạo quỹ đất sạch làm cơ sở để kêu gọi, xúc tiến, thu hút đầu tư. Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, chú trọng công tác cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư, doanh nghiệp trên địa bàn, tạo niềm tin, làm cầu nối sức lan tỏa để thu hút kêu gọi nhà đầu tư mới. Nghiên cứu thúc đẩy đầu tư theo hình thức đối tác công – tư, nghiên cứu giải pháp để thu hút được nguồn lực ngoài ngân sách.
Thứ hai, lựa chọn chủ đầu tư có uy tín. Sự uy tín của chủ đầu tư đóng vai trò cốt lõi đến mức độ thành công của dự án và khả năng thu hút khách hàng. Một chủ đầu tư có nền tảng tài chính mạnh và danh tiếng tốt trên thị trường sẽ đảm bảo tiến độ xây dựng sự án thực hiện nhanh chóng. Do đó, cần mở rộng, tìm kiếm đối tác tiềm năng. Bảo đảm thu hút đầu tư có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu.
Thứ ba, nâng cao chất lượng lập và phê duyệt quy hoạch, tổ chức tốt việc quản lý quy hoạch và thực hiện đầu tư theo quy hoạch; phân rõ trách nhiệm của địa phương, các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc tổ chức quản lý và thực hiện quy hoạch. Xây dựng hệ thống dữ liệu, thông tin tích hợp, cập nhật đầy đủ, kịp thời quy hoạch, cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Chủ tịch Quốc hội cho biết, một hiện tượng mới trong công tác thông tin, tuyên truyền về các dự án luật là có sự tham gia của mạng xã hội.
Thông tin trên được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu khi kết luận tại Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức sáng 7/3.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, thời gian qua, một hiện tượng mới trong công tác thông tin, tuyên truyền về các dự án luật là có sự tham gia của mạng xã hội.
" Nhất là dự án Luật Đất đai, tôi theo dõi thấy mừng lắm. Có những Tiktoker, Blogger chỉ phân tích một điều luật mà một buổi lên sóng thu hút hàng trăm nghìn lượt xem. Người ta tham gia để phân tích điểm mới của dự án luật này đối với từng đối tượng ", Chủ tịch Quốc hội nói.
Đề cập thêm vai trò của mạng xã hội trong việc truyền thông cho một số tác phẩm điện ảnh Nhà nước đặt hàng, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, nếu không có hiệu ứng mạng xã hội thì người dân cũng không biết đến phim Đào, Phở và Piano.
" Tôi thấy đây là kinh nghiệm để Bộ trưởng Tư pháp và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cần phải nghiên cứu kỹ ", Chủ tịch Quốc hội gợi ý.
Trong thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công cơ quan của Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thẩm tra kỹ lưỡng đối với báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện yêu cầu trong luật, nghị quyết.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng bám sát những yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể về triển khai đối với từng luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường thứ 5 được nêu cụ thể trong báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
" Tuân thủ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, khẩn trương xây dựng và ban hành theo thẩm quyền 56 văn bản quy định chi tiết (gồm 29 nghị định, 5 quyết định, 22 thông tư) và Nghị định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư ", Chủ tịch Quốc hội nói và yêu cầu công việc này phải bảo đảm tiến độ, chất lượng để kịp thời có hiệu lực cùng với luật, nghị quyết.
Chủ tịch Quốc hội đặc biệt lưu ý việc ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết không để chồng chéo, phát sinh vướng mắc, điểm nghẽn, phát sinh quy trình, thủ tục, "giấy phép con" trái quy định trong tổ chức thực hiện.
Vẫn theo yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội, cần đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm và tính chủ động, tích cực của đội ngũ công chức, gắn với tăng cường kiểm tra, thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, "lợi ích nhóm", "lợi ích cục bộ" trong thi hành pháp luật; khắc phục kịp thời, hiệu quả tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, công chức.
" Chú trọng tổ chức đối thoại với doanh nghiệp, người dân, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật ", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Thị trường BĐS bán lẻ Tp.HCM đang hồi phục với sự duy trì mức tăng trưởng tốt về giá thuê nhờ sự gia nhập và mở rộng tích cực của các nhãn hàng.
Mới đây, theo báo cáo thị trường của CBRE Viet Nam, trong năm 2023, tăng trưởng doanh thu bán lẻ Việt Nam đạt 9,6%, thấp hơn mức tăng trưởng 19,8% năm trước, tuy nhiên đây vẫn là mức tăng trưởng tích cực so với nhiều quốc gia khác trong khu vực.
Thị trường bất động sản (BĐS) bán lẻ thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, khả năng phục hồi với sự duy trì mức tăng trưởng tốt về giá thuê nhờ sự gia nhập và mở rộng tích cực của các nhãn hàng cao cấp và hạng sang. Mặt bằng bán lẻ cho thuê có chất lượng cao và vị trí đắc địa tại Việt Nam vẫn còn khan hiếm, ngay cả ở 2 thành phố lớn nhất.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, giá thuê trung bình khu vực trung tâm gần ngưỡng 240 USD/m2/tháng, tăng 6% so với năm trước. Nguồn cung khan hiếm giúp mức giá thuê khu vực ngoài trung tâm tăng mạnh lên 51 USD/m2/tháng, tăng 28% so với năm trước, tỷ lệ lấp đầy trung bình toàn thị trường xấp xỉ 91%, tăng 2 điểm phần trăm so với năm trước.
Một yếu tố quan trọng khác tạo nên sức hút của thị trường bán lẻ tại Việt Nam là so với các quốc gia lân cận như Singapore, Thái Lan, Indonesia, số lượng các thương hiệu quốc tế có mặt tại Việt Nam hiện vẫn còn hạn chế. Điều này tạo ra dư địa phát triển lớn cho các thương hiệu muốn mở rộng thị trường, đặc biệt tìm kiếm những bước tiến đầu tiên tại đây.
Tuy nhiên, khó khăn hiện nay đối với các thương hiệu bán lẻ, đặc biệt bán lẻ cao cấp là về nguồn cung mặt bằng. Theo các chuyên gia, nhu cầu mở rộng và mở mới của các thương hiệu cao cấp về Việt Nam ngày càng gia tăng.
Số lượng các mặt hàng và nhãn hàng cao cấp tại Việt Nam vẫn là con số quá nhỏ nếu so với thị trường Bangkok, Singapore hay Indonesia trong khu vực. Việc thiếu nguồn cung dẫn đến cạnh tranh về giá và đẩy giá thuê mặt bằng tại một số khu vực lên cao.
Để giải quyết khó khăn này, các nhà phát triển BĐS bán lẻ trong và ngoài nước đang không ngừng nỗ lực nhằm gia tăng nguồn cung mặt bằng bán lẻ cho thị trường.
Theo đó, với 6 TTTM mới sẽ khai trương trong năm 2024, trong đó có hai đại dự án Vincom Mega Mall Grand Park tại thành phố Hồ Chí Minh và Vincom Mega Mall Ocean Park 2 tại khu vực Hà Nội, Vincom Retail sẽ cung cấp cho thị trường hàng trăm ngàn m2 mặt bằng bán lẻ, giúp giải tỏa nhu cầu nguồn cung mặt bằng của thị trường bán lẻ Việt Nam.
Theo Bộ Tài chính, doanh thu bán lẻ của Việt Nam năm 2024 dự kiến sẽ tăng 8% trong bối cảnh mục tiêu chỉ số giá tiêu dùng thấp dưới 3,5%. Để thúc đẩy sức mua, chính sách giảm thuế VAT 2% vẫn đang được duy trì đến tháng 6/2024.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Tham khảo các tin tức bài viết liên quan
Tin tức tổng hợp giá cả thị trường bất động sản tháng 03 năm 2024
Tin tức tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 03 năm 2024
Tin tức tổng hợp về phân tích nhận định của chuyên gia tháng 03 năm 2024
Tin tức tổng hợp chính sách pháp luật về bất động sản tháng 03 năm 2024
Khi giá mua, giá thuê, cùng chi phí liên quan đến nhà ở có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu nhập của người dân đô thị, thì nhu cầu nhà ở vốn là nhu cầu thiết yếu lại dần trở nên “xa xỉ”…
CHÊNH LỆCH GIỮA GIÁ NHÀ VÀ THU NHẬP
Số liệu từ Tổng cục Thống kê tháng 2/2024 cho biết, chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng Việt Nam đã tăng 0,43%. Trong đó, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,48%, giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,71%, giá điện sinh hoạt tăng 0,78%, nước sinh hoạt tăng 1,73%. Như vậy, khi giá mua, giá thuê, chi phí sinh hoạt cùng những chi phí liên quan có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu nhập của người dân đô thị, thì nhu cầu nhà ở vốn là nhu cầu thiết yếu lại dần trở nên “xa xỉ”.
Trong khi đó, thông tin từ Bộ Xây dựng cho biết ở Việt Nam, theo kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2030, dự báo nhu cầu về nhà ở tiếp tục gia tăng bởi ước tính sẽ có 50% dân số sống tại các đô thị.
Từ kết quả khảo sát thực tế, Savill Việt Nam cũng nhận xét nguồn cầu nhà ở dài hạn vẫn duy trì ở mức cao. Riêng Hà Nội, dự báo đến năm 2025, thành phố có thêm khoảng 157.000 hộ gia đình. Tuy nhiên, nguồn cung tương lai chỉ bao gồm 59.000 căn hộ các hạng, 9.000 nhà ở thấp tầng và 18.700 nhà ở xã hội dự kiến mở bán. Do đó, sẽ thiếu hụt 70.300 nhà ở. Ngoài ra, trong năm 2023, Hà Nội đã phấn đấu có thu nhập bình quân đầu người đạt 150 triệu/người/năm. Xét về tương quan so với 2019, mức tăng trưởng trung bình thu nhập là 6%/năm. Nhưng mức tăng trưởng giá căn hộ từ năm 2019 đến nửa đầu năm 2023 là 13%/năm.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Bất động sản căn hộ, đáp ứng nhu cầu ở thực, nhất là phân khúc bình dân, trung cấp ngày càng hấp dẫn nhà đầu tư khi giá thuê, giá bán liên tục tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Giá căn hộ tăng liên tục
Giá căn hộ liên tục tăng trong những năm qua, bất chấp bối cảnh khó khăn chung của toàn bộ thị trường bất động sản. Theo đó, trong khi thị trường bất động sản mới “chập chững” dò “đáy" trong những tháng cuối năm 2023 thì phân khúc bất động sản phục vụ nhu cầu ở thực, nhất là loại hình căn hộ đã phục hồi, đón sóng tăng trưởng trở lại, thậm chí vẫn duy trì đà tăng xuyên suốt quãng thời gian thị trường khó khăn.
Cụ thể, dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, trong những năm qua, bình quân mỗi năm, giá căn hộ tăng trưởng hai chữ số. Tính riêng năm 2023, chỉ số giá căn hộ tại Hà Nội vào thời điểm cuối năm 2023 đã tăng 16 điểm phần trăm so với hồi đầu năm.
Trong khi, chỉ số này tại khu vực TP. HCM cũng đã bước vào chu kỳ tăng trưởng trở lại kể từ quý 3/2023, nhờ đà giảm giá chậm dần ở các dự án cao cấp, hạng sang trên thị trường thứ cấp. Giá bán sơ cấp căn hộ trung bình cả nước cũng đang neo cao khi nguồn cung mới ra thị trường hầu hết là các sản phẩm có giá trên 40 triệu đồng/m2, gần như không có dự án phân khúc căn hộ bình dân.
Dự án căn hộ tại các thành phố liên tục thiết lập mặt bằng giá mới, giá thuê căn hộ cũ và mới tại các khu dân cư vẫn không ngừng tăng. Đặc biệt là kể từ giai đoạn giữa năm 2022, khi các hợp đồng thuê nhà trong giai đoạn đỉnh dịch - đáo hạn và được gia hạn nếu hai bên tiếp tục có nhu cầu. Nhiều căn hộ đã tăng giá tới 40% so với giai đoạn đỉnh dịch, và tăng khoảng 20% so với giữa năm 2022.
Hết thời đầu tư căn hộ là "tiêu sản"
Giá mua, bán và cho thuê căn hộ không ngừng tăng trong thời gian qua cũng đã phá bỏ định kiến đầu tư căn hộ là “tiêu sản”. Nếu như trước đây, đa phần người dân cho rằng căn hộ là loại hình mua bán không sinh lời, chỉ có lỗ, còn lựa chọn đầu tư nhà đất thổ cư, có mảnh đất cắm dùi mới là phương án tối ưu bởi dễ thanh khoản và khả năng sinh lời cao. Hiện nay, việc đầu tư căn hộ rồi cho thuê lại đã trở thành xu hướng phổ biến tại các thành phố lớn khi vừa thu được dòng tiền đều đặn từ việc cho thuê hàng tháng - cao hơn gửi tiết kiệm, vừa được hưởng lợi từ khả năng tăng giá.
VARS dự báo, mức giá cho thuê nhà sẽ tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm lại. Triển vọng của thị trường căn hộ càng trở nên rõ ràng hơn khi các hoạt động sản xuất kinh doanh đang dần hồi phục hoàn toàn, kéo theo nhu cầu lớn về nhà ở tại các đô thị lớn. Trước thách thức của việc giá thuê căn hộ leo thang, người có nhu cầu thuê ở dài hạn cần đưa ra những quyết định phù hợp.
Với mức thu nhập ổn định, thế hệ trẻ có thể lựa chọn mua căn hộ có những chính sách trả góp hợp lý và an toàn. Đặc biệt hơn khi hiện nay, trên thị trường, một số chủ đầu tư lớn, đã bắt đầu tung ra các chính sách giúp người trẻ mua nhà với chi phí trả góp chỉ tương đương với tiền đi thuê. Với cam kết mức trần lãi suất tối đa, người mua nhà sẽ tránh được những “rủi ro" liên quan đến lãi suất thả nổi.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Theo Phó Thủ tướng, các nhà đầu tư, doanh nghiệp phải nhìn nhận trách nhiệm của mình trong việc khắc phục nghịch lý thừa phân khúc cấp cao, thiếu sản phẩm dành cho người thu nhập trung bình và thấp, giải quyết tình trạng thổi giá, đẩy giá trên thị trường BĐS.
Theo Phó Thủ tướng, những khó khăn, vướng mắc của thị trường BĐS ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều ngành nghề. Chính phủ, Quốc hội đã khẩn trương sửa đổi các luật liên quan, chuẩn bị ban hành văn bản hướng dẫn luật. Bên cạnh đó, dấu hiệu ấm lên, khả quan của nền kinh tế cũng có sự đóng góp của các doanh nghiệp, hiệp hội BĐS.
Phó Thủ tướng đề nghị lãnh các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp đánh giá kỹ lưỡng hiệu quả thực thi của các cơ chế, chính sách, pháp luật trong giải quyết khó khăn, vướng mắc cho thị trường BĐS như tín dụng, quy hoạch, tình trạng pháp lý, hoạt động kinh doanh BĐS…
Các nhà đầu tư, doanh nghiệp BĐS, phải nhìn nhận trách nhiệm của mình trong việc khắc phục nghịch lý thừa phân khúc cấp cao, thiếu sản phẩm dành cho người thu nhập trung bình và thấp, giải quyết tình trạng thổi giá, đẩy giá để cung và cầu gặp nhau.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, thời gian qua, thị trường BĐS nói chung và việc tháo gỡ khó khăn trong triển khai thực hiện dự án BĐS đã có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực.
Hà Nội hiện có 404 dự án. Qua rà soát phân loại khó khăn, vướng mắc, đã đưa ra khỏi danh sách chậm triển khai 81 dự án; 10 dự án đã thu hồi đất, chấm dứt hoạt động; 67 dự án tiếp tục đôn đốc nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Hà Nội đang tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho 246 dự án theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng và các bộ, ngành.
TP HCM đã triển khai giải quyết theo thẩm quyền 33/72 dự án do Tổ công tác yêu cầu; 44/148 dự án do Hiệp hội Bất động sản Thành phố tổng hợp kiến nghị; đang tiếp tục triển khai tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho 143 dự án…
Nhiều khó khăn, vướng mắc về mặt thể chế đã được các luật mới (Luật Đấu thầu, Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)) tháo gỡ nhưng chưa có hiệu lực thi hành dẫn đến chưa giải quyết ngay khó khăn, vướng mắc hiện nay.
Một số địa phương chưa thành lập Tổ công tác, chưa giải quyết khó khăn; còn nhiều vướng mắc trong tổ chức triển khai thực thi pháp luật; chưa tập trung lập, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở 5 năm và hằng năm để làm cơ sở chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án phát triển nhà ở; chưa đẩy mạnh thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; cải cách thủ tục hành chính chậm...
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Gói cho vay nhà ở xã hội vẫn vướng, chưa giải ngân hiệu quả nên cần giải quyết vấn đề vốn để thị trường bất động sản có được giá cả hợp lý, phù hợp với nhu cầu, thúc đẩy nguồn cung tránh tình trạng lũng đoạn, đầu cơ, trục lợi.
Sáng 11/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, sau thời gian Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ cùng các Bộ, ngành địa phương chỉ đạo thực hiện các giải pháp đồng bộ tháo gỡ khó khăn, thị trường bất động sản có những chuyển biến tích cực, vượt qua khó khăn nhất.
Tại một số địa phương như TP.HCM triển khai giải quyết theo thẩm quyền 33/72 dự án do Tổ công các yêu cầu; giải quyết 44/148 dự án do Hiệp hội Bất động sản thành phố tổng hợp kiến nghị. Còn tại Hà Nội, có 404 dự án đã giải quyết 81 dự án đưa ra khỏi danh sách chậm triển khai, 10 dự án đã thu hồi đất, chấm dứt hoạt động 67 dự án (đã có quyết định kéo dài thời gian gia hạn sử dụng đất 24 tháng do nguyên nhân khách quan).
Mặc dù vậy, DN kinh doanh bất động sản vẫn có nhiều dự án đang triển khai phải tạm dừng hoặc giãn, hoãn tiến độ, do có các vướng mắc liên quan đến vấn đề pháp lý của dự án, trong tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng. Các khó khăn vướng mắc về mặt thể chế đã được tháo gỡ khi các luật mới được Quốc hội thông qua, như Luật Đấu thầu, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai, Luật Các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, do các đạo luật này chưa có hiệu lực thi hành nên chưa giải quyết ngay được các khó khăn, vướng mắc tại thời điểm hiện nay.
Tại cuộc họp, đề cập vấn đề phát triển thị trường nhà ở xã hội, một số DN kiến nghị rút ngắn thời gian trong rà soát pháp lý, nguồn gốc sử dụng đất dự án nhà ở xã hội; nới lỏng điều kiện tiếp cận tín dụng cho chủ đầu tư và người mua có thu nhập trung bình và thấp…
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Tin tức liên quan
Đánh giá bài viết!