Tổng hợp tin tức tâm điểm của thị trường bất động sản trong nước Times Pro tổng hợp từ ngày 24/7-30/7/2022. gồm các tin chính sau:
- Chung cư cũ đang ghi nhận hiện tượng tăng giá mạnh
- Lời khuyên cho nhà đầu tư bất động sản từ nay đến cuối năm
- Thấy gì sau câu chuyện các “đại gia” BĐS đồng loạt tuyên bố làm nhà ở xã hội?
- Doanh nghiệp và người dân khó tiếp cận tín dụng nhà ở xã hội
I, TIN THỊ TRƯỜNG
1, Chung cư cũ đang ghi nhận hiện tượng tăng giá mạnh
Thị phần chung cư cũ đang ghi nhận hiện tượng tăng giá mạnh. Hiện tượng này xảy ra chủ yếu đối với dự án đã bàn giao từ hơn 10 năm đến 5 năm trở lại đây. Song nhiều người lo ngại về chất lượng của công trình cũng như thời hạn sử dụng khi dự thảo về quy định mới niên hạn chung cư dự kiến chỉ 50-70 năm?
Viện Kinh tế Xây dựng (Bộ Xây dựng) ghi nhận, nguồn cung mới của tất cả các phân khúc trong 6 tháng đầu năm đều hạn chế, giá bán bất động sản tiếp tục tăng mạnh từ đất nền đến căn hộ, biệt thự…Thực tế giá dự án căn hộ chung cư mới đều ghi nhận ở ngưỡng cao. Một số tòa chung cư tại Nam Từ Liêm, dọc trục đại lộ Thăng Long đang được chào bán với mức giá 45-60 triệu đồng/m2.
Với mức giá cao, để sở hữu căn hộ chung cư mới, người mua phải bỏ ra khoảng 2-3 tỷ đồng cho căn hộ diện tích 55-70m2. Trong khi đó, muốn sở hữu căn 3 phòng ngủ, người mua chi khoảng 3,5-4,5 tỷ đồng.
Vì mức giá cao nên nhiều gia đình chuyển hướng sang mua chung cư cũ. Điều này đẩy mức giá nhà thị phần này tăng mạnh.
Thực tế, nguồn hàng chung cư cũ không quá lớn, nhưng tình trạng đẩy giá quá nhanh trong thời gian ngắn mà không dựa trên biến chuyển thực tế sẽ khiến giá chung cư tăng ảo.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
2, Lời khuyên cho nhà đầu tư bất động sản từ nay đến cuối năm
Dù giá tăng mạnh nhưng theo các chuyên gia, thị trường địa ốc hiện tại không có dấu hiệu của bong bóng nhưng hiện tượng này lại xuất hiện cục bộ. Mặt khác, những bất ổn của thị trường xảy ra đến từ nguyên nhân, thị trường đang bước vào giai đoạn điều chỉnh.
Thống kê của batdongsan.com.vn mới đây ghi nhận, thị trường bất động tại nhiều tỉnh thành vẫn sôi động, nhưng mức độ quan tâm đất nền cả nước giảm khoảng 7% so với cùng kỳ năm 2021, các tỉnh phía Bắc, phía Nam giảm lần lượt 11 và 12%, nhưng giá rao bán vẫn ở ngưỡng cao, tiếp tục tăng thêm.
Báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam ghi nhận tình trạng tăng giá mạnh ở phân khúc đất nền khu vực vùng ven, các tỉnh thành.
Theo đơn vị này, nguyên nhân khiến giá nhà đất tăng gia là do nguồn cung trên thị trường giảm mạnh do việc thắt chặt pháp lý cùng với những chi phí đầu vào tăng cao là nguyên nhân chính đẩy giá nhà đất.
Bên cạnh đó, tâm lý đầu cơ hình thành trong bối cảnh lạm phát do khủng hoảng kinh tế sau đại dịch Covid-19 cũng khiến giá nhà đất tăng mạnh.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
II, PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH
1, Thấy gì sau câu chuyện các “đại gia” BĐS đồng loạt tuyên bố làm nhà ở xã hội?
Thấy gì sau câu chuyện các “đại gia” BĐS đồng loạt tuyên bố làm nhà ở xã hội?
Novaland, Vingroup, Him Lam, Becamex…. Cùng đầu tư vào nhà ở xã hội, đang tạo nên bức tranh đa màu sắc cho phân khúc BĐS này. Trong đó, một số doanh nghiệp đã theo đuổi dòng sản phẩm giá mềm nhiều năm trước và ghi dấu bằng loạt dự án “sáng đèn” tại thị trường phía Nam.
Góc nhìn từ chuyện “đại gia” đi làm nhà ở xã hội
Chuyện xây nhà cho người có thu nhập trung bình, thấp không còn đơn thuần là phát triển dự án của doanh nghiệp, đó là chuyện của trách nhiệm đối với chốn an cư của một bộ phận lớn người dân trong xã hội.
Cụ thể, Tập đoàn Vingroup, phấn đấu 5 năm tới sẽ đầu tư 500.000 căn nhà ở xã hội. Trong khi, Tập đoàn Novaland cũng sẵn sàng nhận nhiệm vụ đầu tư xây dựng 200.000 căn hộ nhà ở xã hội tại các tỉnh thành phía nam và trọng tâm là Tp.HCM. Một “ông lớn” khác là Tập đoàn Him Lam đăng ký tham gia 75.000 căn hộ nhà ở xã hội từ nay đến năm 2030. Đại diện Tập đoàn Sun Group và Tập đoàn Bitexco cũng đều sẵn sàng tham gia vào mục tiêu hoàn thành 1 triệu căn nhà ở xã hội vào năm 2030.
Đằng sau là câu chuyện niềm tin?
Thực tế, để làm được nhà ở xã hội, phát triển phân khúc này bền vững trên thị trường không phải là chuyện dễ dàng. Đó cũng là lý, những năm qua, dù nguồn cung phân khúc này cạn kiệt, nhu cầu lớn nhưng các doanh nghiệp BĐS lại không mấy “mặn mà”. Một doanh nghiệp BĐS cho hay, không mấy người biết rằng đằng sau những sản phẩm nhà giá rẻ là những thách thức đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của chủ đầu tư.
Bởi lẽ, việc thực hiện các dự án giá rẻ phụ thuộc rất nhiều vào giá đất, hạ tầng, số tầng cao xây dựng, tiền sử dụng đất, chất lượng vật liệu… Chủ đầu tư phải nghiên cứu được những yếu tố như xây bao nhiêu tầng là tiết kiệm, thiết kế phải rất hiệu quả để diện tích căn hộ tuy nhỏ nhưng tiện lợi, tốc độ bán sản phẩm phải nhanh để vòng xoay vốn nhanh thì mới tăng tính khả thi của căn hộ dạng này.
Chưa kể, nếu không có gói hỗ trợ tài chính sẽ rất khó để người có thu nhập thấp tiếp cận được chốn an cư. Việc tiếp cận gói tín dụng 30.000 tỉ đồng lãi suất ưu đãi của Chính phủ, vay 0% lãi suất và không trải nợ gốc đến ngày nhận nhà; hỗ trợ chiết khấu thêm cho đối tượng vay từ gói 30.000 tỉ và cho vay lãi suất ổn định 8% trong 2 năm đầu cũng là cách mà một số doanh nghiệp BĐS đang áp dụng.
III, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ
1, Doanh nghiệp và người dân khó tiếp cận tín dụng nhà ở xã hội
NGÂN HÀNG TRIỂN KHAI CHO VAY NHÀ Ở XÃ HỘI NHƯ THẾ NÀO?
lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước các thời kỳ đã quan tâm chỉ đạo các tổ chức tín dụng tích cực tham gia các chương trình góp phần xây dựng nhà ở với người có thu nhập thấp.Ngành ngân hàng còn triển khai cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, giao Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở, đối với chủ đầu tư thì vay từ các tổ chức tín dụng.
Thống đốc cho biết thêm, theo Nghị quyết 43 của Quốc hội và Nghị quyết 11 của Chính phủ đặc biệt lưu tâm đến cho vay nhà ở xã hội từ các chương trình của Ngân hàng Chính sách Xã hội cho vay.”Về lãi suất, hiện nay, Nghị định 31 có hỗ trợ lãi suất 2% để triển khai trong năm 2022 – 2023, nếu các dự án có thể triển khai được thì có thể tận dụng gói hỗ trợ này”, Thống đốc nhấn mạnh.
CHỦ ĐẦU TƯ KÊU KHÓ VAY
Theo đó, tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội quy định trong giai đoạn 2015-2020, Ngân hàng Chính sách xã hội chưa thực hiện cho vay đối với các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, kể cả dự án nhà ở xã hội để cho thuê.
Trong khi, 4 ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước chỉ định cho vay ưu đãi nhà ở xã hội do chưa được tái cấp vốn, hoặc cấp bù lãi suất từ ngân sách nhà nước, nên cũng không có nguồn vốn tín dụng để cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội vay ưu đãi.Mặt khác, về phía các đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội cũng gần như chưa được vay vốn tín dụng ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội trong giai đoạn 2015-2020.
Thậm chí, cánh cửa vay ưu đãi càng hẹp hơn với quy định “xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở”, nhưng không được cho vay vốn tín dụng ưu đãi để “mua, thuê mua nhà ở xã hội”.Như vậy, cá nhân, hộ gia đình chỉ còn duy nhất phương án vay Ngân hàng Chính sách xã hội để mua, thuê mua nhà ở xã hội. Song, với phương án này, họ phải buộc phải gửi tiết kiệm nhà ở xã hội trong 12 tháng mới đủ điều kiện vay ưu đãi.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Xem thêm các tin tức bất động sản khác tại Times Pro dưới đây!
Đánh giá bài viết!