Tin tức
20/12 2022

Tin tức tổng hợp thị trường bất động sản từ 19/6-25/6/2022

  • 1965
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tổng hợp tin tức tâm điểm của thị trường bất động sản trong nước Times Pro tổng hợp từ ngày 19/6 đến 25/6/2022. gồm các tin chính sau:

 ban-tin-bat-dong-san-times-pro-19/6-den-25/6/2022

1,Từ ngày 25/6, Hà Nội áp dụng quy định mới về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu

2,Giá chung cư Hà Nội và TP.HCM vẫn tiếp tục tăng

3,Nhà đầu tư bất động sản đang có tâm lý thăm dò, dè chừng

4,”Sử dụng niên hạn áp quyền sở hữu chung cư tạo nên tâm lý bất ổn cho người mua”

5, Đơn giản hóa thủ tục về đất đai

6, Thái Nguyên điều chỉnh, bổ sung vị trí/khu vực, số lượng và diện tích sử dụng đất năm 2022 của tỉnh

I – TIN THỊ TRƯỜNG

1, Từ ngày 25/6, Hà Nội áp dụng quy định mới về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu

Từ ngày 25/6, TP Hà Nội sẽ áp dụng Quyết định số 26/2022 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định ban hành kèm Quyết định số 12/2017 ngày 31/3/2017 và thay thế Quyết định số 24/2018 ngày 15/10/2018 của UBND thành phố.

Cụ thể, thành phố đã sửa đổi Điều 12 của Quyết định số 12/2017 về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất.

Theo quy định mới, người sử dụng đất nộp một bộ hồ sơ tại UBND cấp xã hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất. Nếu nộp tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai, trong một ngày làm việc, Chi nhánh phải gửi hồ sơ đến UBND cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả theo quy định.

 ban-tin-bat-dong-san-times-pro-19/6-den-25/6/2022
Hà Nội có quy định mới về sổ đỏ

2, Giá chung cư Hà Nội và TP.HCM vẫn tiếp tục tăng

Nguồn cung bất động sản nhà ở sụt giảm đẩy giá nhà rao bán leo thang. Trong tháng 5, mặt bằng giá rao bán trung bình của chung cư Hà Nội tăng 8%, của TP.HCM tăng 5%.

Theo đó, Theo báo cáo thị trường bất động sản tháng 5 của Batdongsan.com.vn, giá rao bán chung cư Hà Nội và TP.HCM trong 5 tháng đầu năm nay đã tăng so với mặt bằng giá 2021. Trong đó, Hà Nội có tốc độ tăng giá căn hộ nhanh hơn TP.HCM. Cụ thể, mặt bằng giá rao bán trung bình của chung cư Hà Nội tăng 8%, của TP.HCM tăng 5%. Bên cạnh giá rao bán tăng, tháng 5/2022 cũng ghi nhận mức độ quan tâm hầu hết các phân khúc chung cư ở hai đô thị lớn tăng so với cùng kỳ năm 2021.

Tại Hà Nội, nhu cầu tìm thuê căn hộ tăng 6%, nhu cầu tìm mua căn hộ tăng lần lượt 6% và 4% đối với phân khúc cao cấp và trung cấp và chỉ giảm nhẹ 3% ở phân khúc bình dân trong tháng 5/2022 so với tháng 5/2021.

Tại TP.HCM, mức độ quan tâm căn hộ cho thuê tăng 9% so với cùng kỳ năm trước, nhu cầu tìm mua căn hộ cao cấp và trung cấp tăng 14% và 5%. Riêng căn hộ bình dân có nhu cầu mua giảm 14%. Tháng 5/2022, lượng tin đăng bán phân khúc này cũng giảm đến 18% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, thị trường đang xảy ra tình trạng lệch pha cung-cầu dẫn đến rất thiếu nguồn cung dự án, rất thiếu nguồn cung nhà ở, nhất là nhà ở có giá vừa túi tiền và nhà ở xã hội.

II – PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH 

1, Nhà đầu tư bất động sản đang có tâm lý thăm dò, dè chừng

Có 3 lý do khiến tình trạng này xuất hiện. Đầu tiên, người bán đang nhu cầu đẩy hàng đi vì không có khả năng cầm cự do nợ tiền ngân hàng lâu. Ngoài ra, họ lo ngại thị trường còn chững và đóng băng. Thứ hai, về phía người mua, họ cũng tâm lý dè dặt, xem chừng, cẩn trọng chờ diễn biến của thị trường. Hoặc, có người đang chờ thị trường xuất hiện sản phẩm giảm sâu hơn nữa để vào tiền.  hiện tượng nhiều người bán, ít người mua sẽ còn kéo dài trong thời gian tới.

Trong chia sẻ với báo giới, nhiều chuyên gia thẳng thắn chỉ ra khó khăn thách thức mà thị trường địa ốc đang đối mặt, đặc biệt là dấu hiệu thanh khoản chậm. Một số người vẫn ôm đất vì tâm lý neo tư duy – tức là kỳ vọng và tin rằng giá bất động sản sẽ không giảm, chỉ tăng do đất chật, người đông và các dự án đầu tư công đang được đẩy mạnh.

Trong khi đó, TS. Đinh Thế Hiển đánh giá, thanh khoản trên thị trường đang giảm rất mạnh, người mua sẽ không dám mua còn người bán đang do dự, không muốn giảm giá nhiều.

Click để đọc chi tiết!

2, “Sử dụng niên hạn áp quyền sở hữu chung cư tạo nên tâm lý bất ổn cho người mua”

Theo ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, từ năm 2015 trở lại đây, thị trường bất động sản hồi phục mạnh mẽ, năm nào cũng có rất nhiều sản phầm, đặc biệt sản phẩm nhà ở chung cư. Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển này.

Thứ nhất, về mức giá cùng một vị trí và tiện ích nhưng giá nhà chung cư chỉ bằng 25-35% so với nhà mặt đất nên lựa chọn chung cư phù hợp với gia đình trẻ.

Thứ hai, nhu cầu sống của người dân đang cao lên, trong khi phân khúc nhà ở chung cư cao cấp lại thoả mãn được nhu cầu này.

“Do đó, sản phẩm chung cư phát triển mạnh trong những năm gần đây. Đồng thời đây cũng sẽ là sản phẩm chủ đạo của thị trường trong thời gian tới”, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt nói.

Click để đọc chi tiết!

III – CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ

 ban-tin-bat-dong-san-times-pro-19/6-den-25/6/2022
Bổ sung quy định về thanh toán trong BĐS

1, Kiến nghị bổ sung quy định về đặt cọc, bắt buộc thanh toán ngân hàng trong kinh doanh BĐS

Vừa qua, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) đã có góp ý một số quy định của “Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng” (“Dự thảo Nghị định”). Một trong những nội dung đáng chú ý là kiến nghị bổ sung quy định về đặt cọc, thanh toán trong kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản.

Theo HoREA, Hành vi “đặt cọc” chỉ được quy định tại khoản 1 Điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015 nhưng lại không giới hạn giá trị đặt cọc. Điều này đã dẫn đến trường hợp bên bán, bên huy động vốn đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại cho khách hàng, nhà đầu tư làm ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội.

HoREA nhận thấy Điều 6 Nghị định 02/2022 quy định về Hợp đồng kinh doanh bất động sản với Phụ lục kèm theo 8 loại Hợp đồng mẫu, nhưng chưa quy định về “đặt cọc” trong các Hợp đồng mẫu nên rất cần thiết bổ sung.

Bên cạnh đó, quy định việc thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản phải qua ngân hàng.

HoREA cho rằng nội dung khoản 1 Điều 16 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 về thanh toán trong giao dịch bất động sản quy định “Việc thanh toán trong giao dịch bất động sản do các bên thỏa thuận trong hợp đồng và phải tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán” cần được hướng dẫn thi hành tại Nghị định 02/2022 với quy định việc thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản phải qua ngân hàng.

Click để đọc chi tiết bài viết!

2, Hiến kế để phát triển đô thị bền vững

Thứ nhất, KHÔNG TUỲ TIỆN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH

Tỉ lệ đô thị hóa xác định theo địa bàn có chức năng đô thị đã tăng từ 30,5% năm 2010 lên 40,5% năm 2021. Không gian đô thị được mở rộng; hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế-xã hội được đầu tư theo hướng ngày càng đồng bộ và hiện đại; chất lượng sống của cư dân đô thị từng bước được cải thiện. Hệ thống cơ chế chính sách về quy hoạch và phát triển đô thị, phát triển nhà ở và thị trường bất động sản đã được ban hành khá đầy đủ và đồng bộ.

“Tuy nhiên, đô thị hóa và phát triển đô thị của đất nước ta vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế và nảy sinh nhiều thách thức trong quá trình phát triển.

Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, phát triển đô thị còn nhiều bất cập. Tỉ lệ đô thị còn thấp, phát triển chủ yếu theo chiều rộng. Các mô hình đô thị phát triển bền vững, văn minh, hiện đại còn chưa nhiều. Chất lượng đô thị còn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về hạ tầng và năng lực quản lý. Việc chỉnh trang, cải tạo các đô thị trung tâm, đô thị cũ, các khu chung cư xuống cấp còn bất cập về cơ chế, chính sách và lúng túng trong tổ chức thực hiện. Tình trạng chung của các đô thị lớn là tắc nghẽn giao thông, ngập úng khi có mưa lớn. Tỉ lệ đất giao thông, đất cây xanh còn thấp, chưa bảo đảm theo yêu cầu”, Phó Thủ tướng nhìn nhận.

thứ 2, XOÁ BỎ LỢI ÍCH NHÓM GẮN VỚI TƯ DUY NHIỆM KỲ

“Bộ Xây dựng và các địa phương cần thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số trong công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển độ thị thông qua các chương trình, đề án ứng dụng rộng rãi hệ thống thông tin địa lý (GIS) và công nghệ số, nền tảng số trong quy hoạch và quản lý phát triển đô thị. Đồng thời, cần sớm chủ trì, phối hợp các bộ ngành liên quan và các địa phương xây dựng hệ thống dữ liệu toàn quốc về quy hoạch phát triển đô thị theo chủ trương đã nêu tại Nghị quyết 06.

Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ cần ban hành các chính sách, chế tài, công cụ để kiên quyết xoá bỏ tình trạng quy hoạch treo, cơ chế “xin-cho”, lợi ích nhóm gắn với tư duy nhiệm kỳ và xử lý nghiêm minh đối với các sai phạm trong thực hiện quy định pháp luật về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị…”, ông Tuấn Anh nhấn mạnh.

Click để đọc chi tiết bài viết!

3, Đơn giản hóa thủ tục về đất đai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định 721/QĐ-TTg phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, lộ trình thực hiện từ 2022 – 2025.

Theo đó, với ngành nghề Kinh doanh dịch vụ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, quyết định này cho biết sẽ: bỏ  thủ tục thẩm định, đánh giá điều kiện, năng lực của tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai (mã thủ tục hành chính: 1.002972). Với thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại chứng chỉ định giá đất: bỏ giấy chứng nhận đã hoàn thành về bồi dưỡng định giá đất; giấy tờ tùy thân của người đề nghị cấp  trong thành phần hồ sơ.

Bên cạnh đó, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, liên thông điện tử giữa các cơ quan thuế, tài nguyên và môi trường, kho bạc, Bộ phận Một cửa, ngân hàng hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán để cho phép cá nhân, tổ chức thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính về đất đai trên hệ thống thanh toán trực tuyến của Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Click vào đây đề đọc chi tiết về bài viết!

IV – QUY HOẠCH

 ban-tin-bat-dong-san-times-pro-19/6-den-25/6/2022
Thái Nguyên điều chỉnh quy hoạch

1, Thái Nguyên điều chỉnh, bổ sung vị trí/khu vực, số lượng và diện tích sử dụng đất năm 2022 của tỉnh

UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành Quyết định số 1290/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh, bổ sung vị trí/khu vực, số lượng và diện tích sử dụng đất trong Kế hoạch phát triển nhà ở năm 2022 của tỉnh…

Tại Quyết định số 4288/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 tỉnh Thái Nguyên phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở năm 2022 về: Vị trí/khu vực, số lượng dự án Khu nhà ở, khu đô thị dự kiến thực hiện là 279 dự án, với tổng diện tích đất là 7.203,09 ha; Vị trí/khu vực, số lượng dự án nhà ở xã hội dự kiến thực hiện năm 2022 là 16 dự án, với tổng diện tích đất là 114,98 ha; Vị trí/khu vực, số lượng dự án Khu nhà ở tái định cư dự kiến thực hiện năm 2022 là 19 dự án, với tổng diện tích đất là 201,87ha.

Nay điều chỉnh như sau: Vị trí/khu vực, số lượng dự án Khu nhà ở, khu đô thị dự kiến thực hiện năm 2022 là 290 dự án, với tổng diện tích đất là 6.680,16 ha; Vị trí/khu vực, số lượng dự án nhà ở xã hội dự kiến thực hiện năm 2022 là 17 dự án, với tổng diện tích đất là 115,551 ha; Vị trí/khu vực, số lượng dự án Khu nhà ở tái định cư dự kiến thực hiện năm 2022 là 24 dự án, với tổng diện tích đất là 250,134 ha.

Các nội dung khác tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 2222/QĐ-UBND ngày 30/6/2021 và Quyết định số 4288/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh Thái Nguyên.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên giao Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, số liệu trong hồ sơ trình phê duyệt; tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển nhà ở của tỉnh năm 2022 đảm bảo đúng quy định.

Được biết Quyết định số 4288/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 tỉnh Thái Nguyên phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở năm 2022 là nhằm cụ thể hóa các mục tiêu phát triển nhà ở theo Chương trình phát triển nhà ở của tỉnh giai đoạn 2021-2030 và tầm đến năm 2040 đã được phê duyệt;

Trên cơ sở Kế hoạch phát triển nhà ở kỳ 05 năm 2021-2025 và năm đầu kỳ (năm 2021) đã được phê duyệt tại Quyết định 2222/QĐ-UBND ngày 30/6/2021, xác định cụ thể tỷ lệ các loại nhà ở đầu tư phát triển trong năm 2022;

Xác định cụ thể danh mục, vị trí, quy mô thực hiện các dự án phát triển nhà ở năm 2022, từ đó xác định tỷ lệ, số lượng, diện tích sàn xây dựng các loại nhà ở cần phát triển và dự báo diện tích đất, nhu cầu vốn dành cho phát triển nhà ở năm 2022 và giai đoạn 2021-2025.

Để thực hiện tỉnh sẽ đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư phát triển nhà ở, các khu đô thị; Tiếp tục thực hiện đa dạng hóa các phương thức đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, chủ yếu sử dụng vốn ngoài ngân sách; ưu tiên sử dụng vốn ngân sách đầu tư xây dựng các công trình nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước để cho thuê;

Nghiên cứu thí điểm các cơ chế cho phép các dự án nhà ở thương mại giá thấp và nhà ở cho thuê được đóng tiền sử dụng đất theo từng năm nhằm giảm áp lực tài chính cho chủ đầu tư; Khuyến khích các thành phần kinh tế sử dụng vốn chủ sở hữu, vốn vay ngân hàng và nguồn vốn huy động hợp pháp để đầu tư xây dựng nhà ở, các khu đô thị mới, đặc biệt là nhà ở xã hội; Nghiên cứu thí điểm cơ chế quy định doanh nghiệp có sử dụng lao động trong các khu công nghiệp phải đóng góp lợi tức tạo lập quỹ đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân.

Click vào đây để xem chi tiết bài viết!

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan

360 độ các Tỉnh/TP

360 độ tỉnh Hưng Yên - nơi tiềm năng thức giấc

  • 20/12/2022

360 độ những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Quảng Ninh

  • 20/12/2022

360* những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Thái Nguyên

  • 20/12/2022