Tổng hợp tin tức tâm điểm của thị trường bất động sản trong nước Times Pro tổng hợp từ ngày 18.9-24.9.2022 gồm các tin chính sau:
- FDI rót vào ngành bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn
- Chung cư có thời hạn làm giảm giá nhà?
- Chủ tịch Quốc hội: Giá đất là vấn đề khó nhất
- Bộ Xây dựng sẽ quy định chặt chẽ hơn về hoạt động môi giới bất động sản
- Dồn lực khổng lồ cho hạ tầng, Gia Lâm bứt tốc trước ngày lên quận
I – TIN THỊ TRƯỜNG
1, FDI rót vào ngành bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn
Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 trong việc thu hút FDI với tổng vốn đầu tư trên 3,15 tỉ USD, chiếm 22,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trong năm 2021, mặc dù dịch Covid-19 đã diễn biến phức tạp, vốn FDI vào Việt Nam vẫn đạt 31,15 tỉ USD, tăng 9,2% so với năm 2020. Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang đặt niềm tin vào môi trường đầu tư Việt Nam. Đặc biệt, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 trong việc thu hút FDI với tổng vốn đầu tư trên 3,15 tỉ USD, chiếm 22,5% tổng vốn đầu tư đăng ký,
Theo các chuyên gia, bất động sản vẫn luôn là ngành kinh tế mũi nhọn với sức tăng trưởng ổn định và bền vững tại Việt Nam. Không chỉ bất động sản công nghiệp mà cả các phân khúc nhà ở, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe… cũng đang là thỏi nam châm thu hút các nhà đầu tư ngoại.
Thị trường bất động sản tất yếu sẽ trở thành “miếng bánh hấp dẫn” cho các doanh nghiệp nước ngoài. Trong đó, 2/3 doanh nghiệp FDI tham gia vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam là doanh nghiệp có quy mô lớn, với hình thức ngày càng đa dạng và chất lượng hơn, đặc biệt bất động sản công nghiệp ngày càng thu hút vốn.
Hiện số lượng khách hàng tầng lớp trung lưu và thượng lưu ngày càng tăng, đi kèm với quá trình đô thị hóa nhanh tại các thành phố lớn sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu về nhà ở tại Việt Nam. Cùng với đó, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch nhưng bất động sản nghỉ dưỡng cũng là phân khúc mà các nhà đầu tư thông minh có thể tìm kiếm cơ hội để gia nhập vào thị trường, đặc biệt là ở Phú Quốc, Nha Trang, Phan Thiết…
Click để đọc chi tiết về bài viết!
II – PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH
1, Chung cư có thời hạn làm giảm giá nhà?
Chung cư có thời hạn tác động đến giá nhà
Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi đã đưa ra 2 phương án liên quan đến thời hạn sở hữu nhà chung cư.
Theo đó, Bộ Xây dựng đã đưa ra 2 phương án: Hoặc bổ sung mới quy định về thời hạn sở hữu nhà xác định theo thời hạn sử dụng của công trình; Hoặc giữ nguyên thời hạn sử dụng như quy định hiện nay – nghĩa là không quy định niên hạn.
Bộ Xây dựng đề xuất Điều 27: “ Thời hạn sở hữu nhà chung cư được xác định theo thời hạn sử dụng của công trình nêu trong hồ sơ thiết kế công trình nhà chung cư được cơ quan có thẩm quyền thẩm định và được tính từ khi nghiệm thu toàn bộ công trình nhà chung cư đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng. Khi thẩm định hồ sơ thiết kế công trình nhà chung cư, cơ quan có thẩm quyền thẩm định phải ghi rõ thời hạn sử dụng nhà chung cư trong hồ sơ thiết kế”.
Nhiều chuyên gia nhấn mạnh, quy định thời hạn sở hữu chung cư là cần thiết bởi điều này sẽ góp phần vào chỉnh trang đô thị, đảm bảo không xuất hiện tình trạng khu nhà ổ chuột khi chung cư đã xuống cấp. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi giá chung cư leo thang liên tục thì quy định thời hạn sở hữu chung cư sẽ góp phần làm giảm giá nhà.
Nhiều tranh cãi về chung cư có thời hạn
Liên quan đến vấn đề này, ở góc độ nghiên cứu, ông Nguyễn Đức Lập, Viện trưởng Viện nghiên cứu và đào tạo Bất động sản cho rằng, việc kỳ vọng quy định căn hộ có thời hạn sử dụng sẽ làm giảm giá bán căn hộ chung cư. Tuy nhiên, mức giảm sẽ chẳng đáng kể gì so với lợi ích người dân nhận được khi là lâu dài.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
III – CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ
1, Bộ Xây dựng sẽ quy định chặt chẽ hơn về hoạt động môi giới bất động sản
Dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu đối với d
ự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) vào Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XV và thông qua dự án Luật vào Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XV. Ngoài ra, tiếp tục bổ sung pháp luật về kinh doanh bất động sản, trong đó sẽ quy định chặt hơn về hoạt động môi giới bất động sản…
Thời gian qua, tình trạng các môi giới hoạt động độc lập nhưng không có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và không đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế vẫn diễn ra, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển lành mạnh, minh bạch của thị trường bất động sản.
Thực hiện Nghị quyết số 50/2022/QH14 ngày 13/6/2022 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 và Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 6/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 và các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, Bộ Xây dựng hiện đang chủ trì nghiên cứu xây dựng dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).
Dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu đối với dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) vào Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023) của Quốc hội khóa XV và thông qua dự án Luật vào Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) của Quốc hội khóa XV. Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng tiếp tục nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung pháp luật về kinh doanh bất động sản trình cấp có thẩm quyền vào thời gian tới, trong đó sẽ quy định chặt chẽ hơn về hoạt động môi giới bất động sản.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
2, Chủ tịch Quốc hội: Giá đất là vấn đề khó nhất
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh vai trò của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các cơ quan tư vấn… trong việc xác định bảng giá đất.
Cụ thể hóa những vấn đề đã chín, đã rõ
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh trách nhiệm của các cơ quan trong quá trình xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi).
“Như Tổng Bí thư từng nói giàu lên vì đất, nghèo đi cũng vì đất. Tranh chấp khiếu kiện, khiếu nại chiếm 60 – 70% là vì đất đai. Mất tình làng nghĩa xóm, tình anh em trong nhà cũng vì đất đai. Thậm chí tham nhũng, đi tù, đi tội cũng vì đất đai…”, Chủ tịch Quốc hội cho biết.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, trong quá trình sửa đổi luật, phải bám sát chủ trương của Đảng trong Nghị quyết 18. Từ chủ trương đó thể chế hóa bằng quy phạm pháp luật, chứ không nhắc lại tinh thần và lời văn của Nghị quyết.
“Những vấn đề đặt ra nhưng chưa đủ độ chín, chưa đúng với tinh thần nghị quyết Trung ương tuyệt đối không đưa vào dự thảo luật, mà chỉ cụ thể hóa những vấn đề đã chín, đã đủ rõ và có quyết sách của Trung ương”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Bảo đảm tính độc lập, khách quan, trung thực trong xác định giá đất
Về vấn đề giá đất và cơ chế tài chính về đất đai, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh đây là vấn đề khó nhất, quy định làm sao để vận hành trong thực tế. Việc bỏ khung giá đất nhưng vẫn có bảng giá đất, vai trò của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, cơ quan tham mưu, cơ quan tư vấn trong việc định giá đất như thế nào… cần được xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
IV – QUY HOẠCH
1, Dồn lực khổng lồ cho hạ tầng, Gia Lâm bứt tốc trước ngày lên quận
Đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của Thủ đô trong tương lai, vài năm gần đây hạ tầng khu Đông với “hạt nhân” Gia Lâm được đầu tư đặc biệt và triển khai nhanh chóng. Đặc biệt, quy hoạch Gia Lâm giai đoạn 2030-2050 mới được TP.Hà Nội chính thức phê duyệt giúp khu vực này như “hổ mọc thêm cánh”.
Quận Gia Lâm tương lai giữ vị trí chiến lược khi gần kề với 2 tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh – 2 khu vực được xem là “thủ phủ” khu công nghiệp miền Bắc với nguồn cầu khổng lồ về hạ tầng nhà ở. Không những vậy, Gia Lâm còn là cửa ngõ nối Thủ đô với tam giác kinh tế Đông Bắc gồm: Hải Dương – Hải Phòng – Quảng Ninh. Đây là điểm đến của chiến lược di cư “hướng đông” nhằm giải quyết bài toán quá tải hạ tầng trong nội đô.
Cụ thể, theo bản đồ quy hoạch huyện Gia Lâm giai đoạn 2021-2030 của Sở Tài nguyên và Môi trường, gần 200 dự án hạ tầng đang và sẽ được đầu tư ở Gia Lâm.
Điển hình như cầu Vĩnh Tuy 2 đang thi công với chiều dài 3,5km, rộng gần 20m với 4 làn xe dự kiến hoàn thành trong năm 2023.
Bên cạnh cầu Vĩnh Tuy, phía Đông Hà Nội sẽ được dồn nguồn lực khổng lồ để xây dựng 3 cây cầu lớn khác bắc qua sông Hồng như cầu Ngọc Hồi (chạy qua sông Hồng đến xã Văn Đức, huyện Gia Lâm) và cầu Mễ Sở (đi đến địa bàn xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, Hưng Yên).
Cùng với các cây cầu, nhiều công trình hạ tầng giao thông quan trọng tại Gia Lâm cũng đã hoàn thiện như: nút giao Cổ Linh, đường Lý Thánh Tông, đường song hành và đường gom cao tốc Hà Nội – Hải Phòng…
Chưa kể, Gia Lâm sắp tới còn đón nhận thêm công viên hồ điều hòa thị trấn Trâu Quỳ rộng lên tới 29 ha, công viên trung tâm hơn 18ha tại Trâu Quỳ và khu công viên giải trí “tỷ đô” VinWonders nằm đối diện khu đô thị Vinhomes Ocean Park qua tuyến quốc lộ 5B…
Các chuyên gia cho rằng, Gia Lâm sẽ hoàn thiện hạ tầng chỉ trong 1, 2 năm tới, mang lại cơ hội lớn cho nhà đầu tư bất động sản. Khi Gia Lâm lên quận, việc giá nhà đất là kịch bản hoàn toàn có thể dựđoán trước. Bên cạnh đó, khu vực này còn đang nhận rất nhiều dự án bất động sản “khủng” đổ bộ, đây chính là động lực để phát triển cơ sở hạ tầng và bất động sản trong tương lai.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Đánh giá bài viết!