Tin tức tổng hợp pháp luật về bất động sản tháng 6 năm 2023
- 282
Tin tức pháp luật về bất động sản luôn là chủ đề được quan tâm và theo dõi bởi cả những người hoạt động trong lĩnh vực này và những người quan tâm đến thị trường bất động sản. Bài viết tổng hợp tin tức pháp luật về bất động sản sẽ giúp bạn cập nhật những thông tin mới nhất và đáng tin cậy về các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản.
Từ đó, bạn có thể nắm rõ và hiểu rõ hơn về các quy định pháp luật mới nhất, đưa ra quyết định đầu tư và kinh doanh bất động sản một cách chính xác và hiệu quả. Hãy đọc bài viết tổng hợp tin tức pháp luật thị trường bất động sản để cập nhật thông tin một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh, tính đến nay, Bộ Xây dựng, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã xử lý, giải quyết 71 văn bản báo cáo khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội và người dân liên quan đến 121 dự án bất động sản tại rất nhiều địa phương trên cả nước
Liên quan đến vấn đề phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho biết, Bộ Xây dựng đang tích cực chỉ đạo các địa phương thực hiện Đề án xây dựng 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, để tạo nguồn cung về nhà ở, góp phần tháo gỡ khó khăn về nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Qua đó, thị trường bất động sản đã có chuyển biến, nhiều dự án bất động sản nhà ở thương mại đã được tháo gỡ để triển khai trở lại, nhiều dự án nhà ở xã hội cũng được chấp thuận, khởi công tại nhiều địa phương trên cả nước tạo them nguồn cung cho thị trường.
Trước đó, để giải quyết khó khăn chung của thị trường bất động sản, Chính phủ, các Bộ, ngành và đặc biệt là Bộ Xây dựng, Tổ công tác của Thủ tướng đã có nhiều tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản về thể chế, ban hành nhiều Nghị định, các Bộ, ngành cũng ban hành nhiều Thông tư để giải quyết những vướng mắc pháp luật. Cụ thể: Nghị định số 08/2023/NĐ-CP tháo gỡ liên quan đến phát hành trái phiếu; Nghị định số 10/2023/NĐ-CP tháo gỡ vướng mắc pháp luật trong lĩnh vực đất đai; Nghị định số 35/2023/NĐ-CP tháo gỡ vướng mắc pháp luật trong lĩnh vực xây dựng, quy hoạch, đô thị, nhà ở đặc biệt là nhà ở xã hội.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Với những trường hợp vi phạm về quản lý, sử dụng nhà đất công phức tạp, kéo dài; trường hợp nợ nghĩa vụ tài chính khó có khả năng thu hồi, Hà Nội sẽ nghiên cứu áp dụng biện pháp chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý. Bên cạnh đó, thành phố cũng sẽ xử lý dứt điểm đối với các dự án có sử dụng đất nhưng chậm thực hiện đầu tư; trường hợp cố ý chây ì thì kiên quyết thu hồi…
PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ DỨT ĐIỂM CÁC TRƯỜNG HỢP VI PHẠM
Tại kế hoạch này, Thành phố cũng đã đề ra các phương án xử lý cụ thể cho từng loại hình nhà, đất công. Theo đó, với quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước của thành phố giao các tổ chức, đơn vị kinh doanh nhà, quản lý, khai thác, thành phố sẽ rà soát thống kê toàn bộ, tổ chức phân loại theo từng nhóm nhà, phương án sử dụng, đối tượng thuê, vướng mắc, vi phạm để làm cơ sở đề xuất các kế hoạch, lộ trình xử lý, biện pháp khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước.
Trên cơ sở kết quả kết quả phân loại nợ nghĩa vụ tài chính đối với quý nhà thuộc sở hữu nhà nước, thành phố sẽ tập trung triển khai giải pháp xử lý dứt điểm từng nhóm nợ đọng. Cụ thể, đối với nợ luân chuyển và có khả năng thu hồi, tiếp tục thông báo, đôn đốc chuyên thu tiền nhà. Đối với nợ khó thu, có phương án xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp đã hết hạn hợp đồng thuê, khẩn trương thu hồi về thành phố đối với trường hợp không đủ điều kiện thuê nhà để lập phương án đấu giá cho thuê, nghiên cứu chế tài xử lý phong tỏa tài sản, cưỡng chế thuế của đơn vị nợ tiền thuê nhà.
KHAI THÁC HIỆU QUẢ QUỸ ĐẤT PHỤ CẬN CÁC ĐƯỜNG GIAO THÔNG TRỌNG ĐIỂM
Trong tháng 4/ 2023, UBND Hà Nội đã ban hành quyết định 2189/QĐ -UBND về việc phê duyệt đề án “Quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 – 2025, định hướng giai đoạn 2026 – 2030”. Đề án này đã chỉ rõ tình trạng nợ đọng cũng như những bất cập trong quản lý, sử dụng quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước tại Hà Nội. Theo đó, tổng số nợ còn phải thu của các quỹ nhà này là 884.163.169.096 đồng, mà chủ yếu là nợ khó thu (gần 492,5 tỷ đồng) và nợ xấu, khó đòi (hơn 382 tỷ đồng)....
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Luật Đất đai khó nhất là vấn đề tài chính đất đai, trong tài chính đất đai khó nhất là vấn đề định giá đất. Do đó, trong Luật Đất đai (sửa đổi) phải quy định về nguyên tắc xác định giá đất cũng như phương pháp xác định giá đất để Quốc hội thảo luận và cho ý kiến...
TRONG TÀI CHÍNH ĐẤT ĐAI KHÓ NHẤT LÀ VẤN ĐỀ ĐỊNH GIÁ ĐẤT
Luật Đất đai khó nhất là vấn đề tài chính đất đai. Trong tài chính đất đai khó nhất là vấn đề định giá đất. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, trong Luật này phải quy định về nguyên tắc xác định giá đất cũng như phương pháp xác định giá đất để Quốc hội còn thảo luận và cho ý kiến. Theo ý kiến các chuyên gia cũng như người sử dụng đất đều nói càng nhiều phương pháp thì càng khó áp dụng.
Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, "cái khó nhất" trong định giá đất là ở những khu vực giáp ranh ở cùng một tỉnh, nhất là giữa 2 tỉnh với nhau, khi một bên là đô thị đặc biệt, một bên là đô thị thường, giá đất chênh lệch sinh ra khiếu kiện.
“Quan điểm của chúng tôi là Chính phủ trình vấn đề này ra, đưa vào một chương hay một vài điều trong Luật, trong đó quy định về nguyên tắc, quy định về phương pháp định giá đất”. Trí tuệ của toàn dân, của Quốc hội, của cả xã hội chắc chắn sẽ đóng góp tốt hơn”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Về vấn đề lấy ý kiến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần quy định thế nào cho thực chất, tránh chuyện lấy ý kiến cho có, hình thức. Trong Điều 66 của dự thảo luật cũng không quy định cụ thể tỷ lệ bao nhiêu phần trăm người dân lấy ý kiến đồng thuận thì được. “Nếu như không đạt được tỷ lệ 100% đồng ý thì bao nhiêu % có thể ra được quyết định. Trong trường hợp người dân không đồng ý thì trường hợp nào xác định là đồng thuận và không đồng thuận?…”, Chủ tịch Quốc hội phân tích và nhấn mạnh phải quy định rõ vấn đề này.
RÀ SOÁT, ĐẢM BẢO TÍNH TƯƠNG THÍCH GIỮA LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ CÁC LUẬT
Qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất với Chính phủ chọn phương án sửa các điểm không tương thích trong Luật Đất đai để khi ban hành sẽ không phải đi sửa các luật khác. Nếu xây một luật khác để sửa nhiều luật thì sẽ phải quay lại quy trình áp dụng Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, phải đăng ký vào chương trình, thiết kế chính sách, báo cáo thẩm tra...làm kéo dài quá trình.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Sau khi nhận được phản ánh từ báo chí về việc chỉ còn 30 - 40% môi giới bất động sản làm việc, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Xây dựng nghiên cứu, có giải pháp phục hồi thị trường bất động sản.
Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã phát đi văn bản số 4245/VPCP-CN về việc phản ánh của báo chí về môi giới bất động sản. Cụ thể, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ ngày 7/6 đã báo cáo Thủ tướng về thông tin, báo chí và dư luận liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành, trong đó đề cập đến việc ngày 6/6 báo chí có phản ánh chỉ còn 30 - 40% môi giới bất động sản làm việc. Về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Xây dựng nghiên cứu, có giải pháp phục hồi thị trường bất động sản.
Trước đó, Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo liên quan tới việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản. Cụ thể, ngày 11/3, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn để thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Trong đó có gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ. Bên cạnh đó, ngày 27/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công văn số 178/TTg-CN về việc thúc đẩy và tháo gỡ thị trường bất động sản.
Tiếp theo, ngày 3/4, Nghị định 10/2023/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai chính thức được ban hành. Mới đây nhất, ngày 27/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký ban hành Công điện 469/CĐ-TTg về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Lãi suất ưu đãi cho vay mua nhà ở xã hội hiện chỉ 4,8 - 5%/năm, nhưng lãi suất của gói tín dụng 120.000 tỷ đồng lên tới 8,2%/năm - qúa cao đối với người vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân…
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng về gói tín dụng 120.000 tỷ đồng với mức lãi suất cho vay 8,2%/năm áp dụng cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân là quá cao so với khả năng tài chính của người nghèo tại đô thị.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, ngày 01/04/2023, Ngân hàng Nhà nước có Văn bản số 2308 triển khai chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trong Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng giai đoạn 2023-2030, nhằm cung cấp vốn tín dụng với lãi suất 8,7% cho chủ đầu tư và lãi suất 8,2% cho người mua nhà.
Nhưng Hiệp hội nhận thấy, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng này về bản chất không phải là gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội, mà chỉ là gói tín dụng thương mại với lãi suất thấp hơn 1,5-2% so với lãi suất cho vay thông thường dành cho chủ đầu tư và người mua nhà tại các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thuộc dự án cải tạo xây dựng lại nhà chung cư. Vì lãi suất ưu đãi cho vay mua nhà ở xã hội hiện chỉ 4,8 - 5%/năm.
Ngoài ra, các mức lãi suất được xác định định kỳ 06 tháng một lần, theo đó mức lãi suất 8,2%/năm, 8,7%/năm áp dụng đến ngày 30/06/2023 làm cho tâm lý của người vay thêm “bất an”. Thời gian ưu đãi chỉ trong 05 năm là quá ngắn.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Bám Hà Nội tiến hành kiểm tra 64 dự án đầu tư có vốn nước ngoài
Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội cho biết đã thành lập Đoàn kiểm tra dự án đầu tư, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố, thuộc thẩm quyền của Sở, do ông Lê Hoàng Nam Thắng, Phó trưởng phòng Kinh tế đối ngoại làm trưởng đoàn. Thời gian kiểm tra từ quý 2 - quý 4/2023...
Đoàn sẽ kiểm tra 64 dự án có vốn nước ngoài và 17 tổ chức kinh tế nhận vốn góp/cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó có những dự án liên quan đến bất động sản như: Keangnam Hanoi Landmark Tower, quận Nam Từ Liêm; Khu phức hợp Giảng Võ, quận Ba Đình; Khách sạn Grand Plaza Hà Nội, 117 Trần Duy Hưng; dự án Công ty TNHH Millard Meeting Services Việt Nam, 33 Tràng Thi; dự án đầu tư và xây dựng Hanil, 119 Trần Duy Hưng…
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, mục đích của kế hoạch kiểm tra nhằm tăng cường ý thức trách nhiệm của nhà đầu tư, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài về việc chấp hành quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan trong quá trình hoạt động đầu tư, kinh doanh. Bên cạnh đó, hướng dẫn, đôn đốc, nhắc nhở và chấn chỉnh việc chấp hành quy định pháp luật của nhà đầu tư, tổ chức kinh tế; yêu cầu nhà đầu tư, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khắc phục tồn tại (nếu có). Qua công tác kiểm tra, trường hợp phát hiện sai phạm sẽ đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
TP.Hà Nội yêu cầu phải làm rõ trách nhiệm và xử lý các sai phạm, tiêu cực, thất thoát đối với các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến 6 dự án, cụm dự án sử dụng vốn đầu tư công và vốn nhà nước khác không hiệu quả, hoặc lãng phí...
Theo UBND TP, trong 6 dự án, cụm dự án sử dụng vốn đầu tư công không hiệu quả hoặc lãng phí (nêu tại Phụ lục số 1 kèm theo Nghị quyết số 74/2022/QH15), thì Dự án nhà ở sinh viên cụm trường tại khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp, được khởi công xây dựng từ năm 2009, nhưng qua thống kê, tỷ lệ lấp đầy Khu ký túc xá Pháp Vân – Tứ Hiệp thấp. Lý giải về vấn đề này, nhiều sinh viên cho biết vì vị trí ký túc xá cách quá xa các trường học nên ít người lựa chọn
Đến nay, tại Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội TP. Hà Nội giai đoạn 2021-2025 (ban hành kèm theo Quyết định 5063/QĐ-UBND ngày 19/12/2023 của UBND TP), Hà Nội đã dự kiến sử dụng khoảng 223,9 tỷ đồng để hoàn thành và điều chỉnh các hạng mục nhà A2, A3 thuộc Dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên Pháp Vân-Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội cho thuê (theo báo cáo của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng TP.Hà Nội), chuẩn bị đầu tư hạng mục nhà A4 thành nhà ở xã hội cho thuê tại dự án này.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Với tỷ lệ 91,5% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”...
Cụ thể, đối với thị trường bất động sản, nội dung giám sát tập trung làm rõ các khó khăn, vướng mắc của các dự án bất động sản; tình hình xử lý các sai phạm trong lĩnh vực bất động sản; tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế xuất phát từ thể chế, quy định pháp luật và việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai, quy hoạch, đầu tư, nhà ở, đô thị, xây dựng, nguồn vốn tín dụng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp…
Đối với phát triển nhà ở xã hội, nội dung giám sát tập trung vào Chương trình, kế hoạch, các hình thức phát triển nhà ở xã hội; đối tượng và điều kiện được thụ hưởng chính sách về nhà ở xã hội; quỹ đất, nguồn vốn để xây dựng nhà ở xã hội; việc thực hiện dự án nhà ở xã hội; loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội; việc xác định giá thuê, giá thuê mua, giá bán nhà ở xã hội; nguyên tắc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội; quản lý, vận hành nhà ở xã hội.
Đoàn giám sát thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và các quy định pháp luật có liên quan, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát tại phiên họp tháng 9/2024, trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 8.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì tham mưu giúp Đoàn giám sát về nội dung, chương trình, kế hoạch giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản; chủ trì, phối hợp với Ủy ban Pháp luật và các cơ quan khác của Quốc hội trong việc tổng hợp chung báo cáo kết quả giám sát.
Ủy ban Pháp luật của Quốc hội chủ trì tham mưu giúp Đoàn giám sát về nội dung, chương trình, kế hoạch giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển nhà ở xã hội. Văn phòng Quốc hội chủ trì tham mưu, phục vụ Đoàn giám sát về công tác bảo đảm các hoạt động của Đoàn giám sát.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Mở rộng nhiều trường hợp được cấp sổ đỏ
Theo ông Mai Văn Phấn, Cục trưởng Cục Đăng ký và dữ liệu thông tin đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhằm giải quyết những hạn chế, bất cập trong vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (gọi tắt là giấy chứng nhận) những năm qua, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi có một số quy định mới với 6 vấn đề.
Một là, quy định bắt buộc người đang sử dụng đất và người được giao quản lý đất phải thực hiện việc đăng ký đất đai với cơ quan nhà nước. Kết quả của việc đăng ký là cơ sở để Nhà nước quản lý và căn cứ để xem xét cấp giấy chứng nhận, người sử dụng đất được ghi nhận vào Hồ sơ địa chính.
Hai là, mở rộng thời gian xem xét giải quyết cấp giấy chứng nhận cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất đến trước năm 2014 để giải quyết các trường hợp đang sử dụng đất do ông/cha để lại nhưng không có giấy tờ và không vi phạm pháp luật về đất đai.
Ba là, bổ sung cho phép UBND cấp tỉnh quy định các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất có trước ngày 15/10/1993 ngoài các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định trong dự thảo Luật Đất đai cho phù hợp với thực tiễn ở địa phương để giải quyết cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.
Bốn là, phân định thẩm quyền cấp giấy chứng nhận, tách bạch giữa việc xác lập tính pháp lý và cấp giấy chứng nhận lần đầu do Cơ quan Nhà nước thực hiện. Cụ thể, văn phòng đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận cho cá nhân, cộng đồng dân cư và Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Năm là, bổ sung quy định mở rộng thời gian xem xét cấp giấy chứng nhận cho người đang sử dụng đất được giao trái thẩm quyền đến trước ngày Luật này có hiệu lực, nhưng chỉ áp dụng đối với trường hợp người sử dụng đã nộp tiền tại thời điểm giao đất để được sử dụng đất, đồng thời phải đáp ứng điều kiện đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất.
Sáu là, hoàn thiện, bổ sung quy định để cấp giấy chứng nhận cho các loại hình bất động sản mới nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng công năng của công trình xây dựng trên đất và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của xã hội như chung cư kết hợp văn phòng, căn hộ du lịch, căn hộ khách sạn… theo hướng công trình được tạo lập trên loại đất nào (đất ở hoặc đất thương mại, dịch vụ, sản xuất kinh doanh) thì chế độ và thời hạn sử dụng đất khi cấp giấy chứng nhận được xác định theo loại đất được giao.
Khuyến khích làm sổ đỏ trên môi trường mạng
Để đảm bảo bình đẳng, khách quan, công khai và minh bạch, dự thảo Luật Đất đai sẽ quy định rõ trách nhiệm của cơ quan giải quyết thủ tục hành chính, trách nhiệm của người sử dụng đất, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan về nội dung của từng loại giấy tờ trong thành phần của hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính.
Bên cạnh đó, tái cấu trúc các quy trình về cấp giấy chứng nhận, trong đó quy định cụ thể về trách nhiệm và thời gian của các cơ quan có liên quan khi giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Bên cạnh những tin tức bất động sản trên, độc giả có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại Times Pro:
+ Thuê văn phòng làm việc Co-working Space (Timesspace)
+ Bài học - giáo dục về Bất động sản (Timesedu)
+ Thông tin hữu ích về thị trường BĐS
Tin tức liên quan
Đánh giá bài viết!