Tin tức
28/04 2023

Tin tức tổng hợp pháp luật về bất động sản tháng 4 năm 2023

  • 353
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tin tức pháp luật về bất động sản luôn là chủ đề được quan tâm và theo dõi bởi cả những người hoạt động trong lĩnh vực này và những người quan tâm đến thị trường bất động sản. Bài viết tổng hợp tin tức pháp luật về bất động sản sẽ giúp bạn cập nhật những thông tin mới nhất và đáng tin cậy về các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản. 

Từ đó, bạn có thể nắm rõ và hiểu rõ hơn về các quy định pháp luật mới nhất, đưa ra quyết định đầu tư và kinh doanh bất động sản một cách chính xác và hiệu quả. Hãy đọc bài viết tổng hợp tin tức pháp luật thị trường bất động sản để cập nhật thông tin một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

tin-tuc-phap-luat-ve-bat-dong-san

Bài tổng hợp tin tức về pháp luật về bất động sản tháng 4 có những tin chính sau

  1. Đề xuất đánh thuế sở hữu và thuế thừa kế bất động sản để hạ nhiệt giá đất
  2. Quy định bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai: Người dân được lợi gì?
  3. Kinh tế thị trường và Luật Đất đai
  4. Bộ Xây dựng bỏ đề xuất sở hữu chung cư có thời hạn
  5. Đề xuất giám sát chuyên đề bất động sản và nhà ở xã hội
  6. Từ 20/5: Người dân và doanh nghiệp sẽ được cấp Sổ đỏ online
  7. Đề xuất có quy định cấm môi giới bất động sản không có chứng chỉ hành nghề để giải quyết vấn đề ‘cò đất’
  8. Môi giới bất động sản phải có chứng chỉ: Mong sẽ hết bát nháo

1. Đề xuất đánh thuế sở hữu và thuế thừa kế bất động sản để hạ nhiệt giá đất

TS. Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng trường Đại học kinh tế Quốc dân kiến nghị một số giải pháp ngắn hạn và dài hạn cho thị trường bất động sản Việt Nam năm 2023  để thị trường bất động sản không trở thành nhân tố tác động gây lạm phát cao.

Trong ngắn hạn, vị này cho rằng nên kết thúc sớm việc thanh tra, xử lý với các dự án bị tạm dừng để doanh nghiệp tiếp tục triển khai đưa sản phẩm ra thị trường, bởi thực tế hiện nay rất nhiều dự án đang bị dừng vì thanh tra, kiểm tra.

Đồng thời cần tập trung giải quyết các vướng mắc pháp lý, từ Trung ương đến địa phương với việc thành lập các ban xử lý ngay các vướng mắc còn tồn tại. Cần phải loại bỏ cách trả lời hướng dẫn chung chung làm theo quy định pháp luật trong khi quy định pháp luật của chúng ta hiện nay chưa rõ ràng. Cũng theo ông Cường, phải chỉ ra cách giải quyết cụ thể nhất để địa phương áp dụng.

Bên cạnh đó, cần phải có khuôn khổ pháp lý cao hơn. Trong Nghị quyết số 33/NQ-Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh việc đồng bộ các Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản, nhưng để có thể đồng bộ hoá được thì cần thêm thời gian. Vậy nên, Quốc hội cần đưa ra các nghị quyết mang tính tức thời. Trong đó có việc lựa chọn, vận dụng luật pháp khi có mâu thuẫn.

Đối với các giải pháp dài hạn, ông Cường cho rằng, phải có chiến lược phát triển thị trường bất động sản. Thực tế, chúng ta đã có quy hoạch nhưng sự phát triển của các dự án bất động sản lại chưa đi theo quy hoạch. Điều này đã dẫn đến thực trạng trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều khu vực được đầu tư quá mức so với triển vọng phát triển, từ đó tạo các thành phố ma và làm chôn vùi nguồn lực đầu tư của xã hội.

Bởi vậy, chiến lược của các dự án được cấp phép đầu tư phải song hành với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, Chính phủ phải kiểm soát tiến độ đầu tư các dự án bất động sản theo tiến trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và phát triển du lịch thông qua quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng công cộng và hỗ trợ phát triển hạ tầng xã hội.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Quy định bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai: Người dân được lợi gì?

 

Quy định bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai đã có hiệu lực, được coi như một “tấm khiên” bảo vệ người mua trước tình trạng các chủ đầu tư vẽ dự án ảo.

mặc dù có quy định về bảo lãnh từ 2015 nhưng đến nay, không có một thống kê chính thức nào cho biết đã có bao nhiêu dự án được ngân hàng bảo lãnh và trong số này có bao nhiêu khách hàng đã được bảo vệ quyền lợi…

Do vậy, để buộc chủ đầu tư phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Người mua nhà phải cầm được trong tay chứng nhận bảo lãnh từ ngân hàng để được đảm bảo mọi quyền lợi khi mua nhà ở hình thành trong tương lai.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA), phân tích, quy định bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai làm tăng giá bán nhà ở mà người mua nhà phải gánh chịu.

theo Chủ tịch HoREA, “dấu hiệu” quy định bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai hầu như chỉ “làm lợi” cho ngân hàng thương mại. Bởi hầu hết ngân hàng thương mại thực hiện “bảo lãnh” cũng chính là ngân hàng đã cho chủ đầu tư vay tín dụng để đầu tư xây dựng, phát triển dự án đó và đã nhận thế chấp chính dự án đó để bảo đảm khoản vay…

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Kinh tế thị trường và Luật Đất đai

Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI năm 2012 ghi: “Giá đất do Nhà nước quy định theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm định giá, bảo đảm nguyên tắc phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”; Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII năm 2022  ghi: “Có cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường”. Vậy, cần hiểu các nội dung đó và cụ thể hóa trong Luật Đất đai đang sửa đổi như thế nào?...

Như vậy sau 10 năm, Nghị quyết của Đảng nhấn mạnh hơn vai trò của thị trường, cụ thể là trong việc xác định giá đất. Yêu cầu thể chế hóa cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường trong luật đang là một thách thức, đòi hỏi nghiên cứu sâu hơn.

CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG

Trong cơ chế thị trường, khuôn khổ hoạt động của hệ thống kinh tế được mở rộng hơn nhiều: không chỉ các tổ chức mà các cá nhân đều có quyền tham gia hoạt động kinh tế và được tự quyết định các yếu tố cơ bản về sản xuất kinh doanh của mình như sản lượng, giá cả, mặc dù Nhà nước vẫn có những quy định về sản xuất kinh doanh (về hợp đồng, chất lượng sản phẩm, giải quyết tranh chấp...).

Cơ chế do con người quy định nên có thể thay đổi để chuyển từ cơ chế này sang cơ chế khác. Việc chuyển ngay lập tức sang cơ chế khác thường khó khăn, có thể gây sốc nên phải có thời gian chuyển đổi.

QUY LUẬT THỊ TRƯỜNG

Quy luật cung cầu khiến thị trường luôn có xu hướng tiến tới trạng thái cân bằng (cung bằng cầu). Nếu nhu cầu về hàng hóa tăng lên thì giá cả tăng lên, kích thích nhà sản xuất tăng cung. Khi sản xuất đạt đến một sản lượng nào đó làm cho cung vượt quá cầu thì giá hàng hóa sẽ giảm xuống, kéo cung giảm theo để cân bằng cung cầu.

NGUYÊN TẮC THỊ TRƯỜNG

Nguyên tắc thị trường và quy luật thị trường là hai khái niệm khác nhau. Nguyên tắc thị trường có thể được hiểu là những nội dung cơ bản nhất về kinh tế thị trường, chủ yếu đó là về cơ chế thị trường (những điều kiện tiên quyết để thị trường hoạt động) và quy luật thị trường. Nguyên tắc thị trường là khái niệm cho kinh tế thị trường nói chung, không chỉ riêng quy luật thị trường.

Để có kinh tế thị trường, cần có sở hữu tư nhân, tự do kinh doanh (đồng nghĩa với tự do cạnh tranh). Đó là những nguyên tắc thị trường quan trọng nhất. Nếu mọi thứ do Nhà nước quyết định thì không có kinh tế thị trường. Nhà nước và thị trường có thể coi là hai khái niệm đối ngược nhau.

Trên thực tế, chỉ cần Nhà nước công nhận quyền sở hữu, quyền kinh doanh của người dân là có kinh tế thị trường. Như vậy, nguyên tắc thị trường không phải do con người đặt ra, mà thể hiện nhận thức của con người về kinh tế thị trường.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

4. Bộ Xây dựng bỏ đề xuất sở hữu chung cư có thời hạn

Bộ Xây dựng đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp thu ý kiến của UBTVQH là không quy định về sở hữu nhà chung cư có thời hạn trong dự thảo Luật Nhà ở (bỏ Điều 25, 26 trong dự thảo).

ừa qua, Bộ Xây dựng có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp thu ý kiến kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) và ý kiến thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), theo Người lao động.

Theo đó, về vấn đề sở hữu nhà chung cư, Bộ Xây dựng cho biết, trên cơ sở kết luận của UBTVQH, Bộ nhận thấy đây là vấn đề có tính nhạy cảm cao, tác động lớn đến xã hội và vẫn còn có những ý kiến chưa thống nhất, nhất là đối với phương án có quy định về sở hữu nhà chung cư có thời hạn.

Do vậy, Bộ Xây dựng đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp thu ý kiến của UBTVQH như nêu trong Thông báo kết luận số 2101/TB-TTKQH là không quy định về sở hữu nhà chung cư có thời hạn trong dự thảo Luật Nhà ở (bỏ Điều 25, 26 trong dự thảo).

Tuy nhiên có bổ sung, làm rõ các nội dung về thời hạn sử dụng (tại Điều 60 của dự thảo), các trường hợp phá dỡ nhà chung cư (tại Điều 61 của dự thảo), làm rõ trách nhiệm của các chủ thể có liên quan khi phá dỡ, cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư (từ Điều 62 đến Điều 72 của dự thảo) để có cơ sở xử lý, giải quyết tháo gỡ các trường hợp dạng gặp khó khăn, vướng mặc trên thực tế hiện nay.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

5. Đề xuất giám sát chuyên đề bất động sản và nhà ở xã hội

Đây là 1 trong 5 nội dung chuyên đề được Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp, đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội lựa chọn giám sát tối cao.

Cần thiết giám sát chuyên đề bất động sản và nhà ở xã hội

Theo Tổng Thư ký Quốc hội, có ý kiến cho rằng, việc tiến hành giám sát chuyên đề về bất động sản và nhà ở xã hội là rất cần thiết, vì cho rằng, việc giám sát phải tập trung vào những vấn đề vừa có tính bức thiết của đời sống kinh tế-xã hội, vừa có tính cơ bản, lâu dài mà không phụ thuộc vào tiến độ xây dựng pháp luật.

Tổng Thư ký Quốc hội cho rằng, hiện nay, bất động sản và nhà ở xã hội đều là những vấn đề cấp bách nổi lên trong thực tiễn cần tăng cường giám sát. Đây cũng là 1 trong số 5 chuyên đề được đa số thành viên Đảng đoàn Quốc hội và các cơ quan lựa chọn. Do đó, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị giữ như dự kiến; đồng thời, điều chỉnh tên chuyên đề thành: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”.

Tổng Thư ký Quốc hội cũng cho biết, có ý kiến cho rằng, không nên lựa chọn chuyên đề 6 về an toàn giao thông, vì cơ quan chủ trì nội dung giám sát là Ủy ban Quốc phòng và An ninh phải chủ trì thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý nhiều dự án luật trong năm 2023-2024.

Lựa chọn 2 chuyên đề để giám sát tối cao

Căn cứ nội dung giải trình, tiếp thu, kết quả lựa chọn chuyên đề, Tổng Thư ký Quốc hội đề xuất 5 chuyên đề trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định lựa chọn 4 chuyên đề, cụ thể:

Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia, gồm các dự án Sân bay Long Thành; cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2016 - 2020 và 2021 - 2025; đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; Vành đai 3 TP. HCM; cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1; cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1; cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1.

Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập từ khi ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 đến hết năm 2023.

Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công và đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Với 4 chuyên đề được lựa chọn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội lựa chọn 2 chuyên đề để giám sát tối cao, 2 chuyên đề còn lại giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát và báo cáo Quốc hội.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

6. Từ 20/5: Người dân và doanh nghiệp sẽ được cấp Sổ đỏ online

Bắt đầu từ ngày 20/5 tới đây, người dân, doanh nghiệp được nộp hồ sơ, làm thủ tục cấp sổ đỏ bằng hình thức online. Việc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc tại địa điểm theo yêu cầu đối với trường hợp tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất, cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận...

Đây là một điểm mới trong quy định tại Nghị định 10/2023/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai vừa được ban hành đã sửa đổi quy định về thủ tục hành chính về đất đai trên môi trường điện tử.

Theo đó, căn cứ điều kiện cụ thể về hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai đang quản lý, cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về đất đai có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử theo quy định của Chính phủ.

Đối với trường hợp thực hiện thủ tục hành chính về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận trên môi trường điện tử, quy định nêu rõ: cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ có trách nhiệm thực hiện các trình tự, thủ tục hành chính về đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai.

Việc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc tại địa điểm theo yêu cầu đối với trường hợp tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất, cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận.

Cũng theo quy định mới này, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính về đất đai quy định tại Điều này chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai và các giấy tờ trong hồ sơ đã nộp.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ chịu trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; cơ quan giải quyết thủ tục hành chính về đất đai chịu trách nhiệm thực hiện đúng thẩm quyền và thời gian theo quy định của pháp luật, không chịu trách nhiệm về những nội dung trong các văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ đã được cơ quan, người có thẩm quyền khác chấp thuận, thẩm định, phê duyệt hoặc giải quyết trước đó.

Cũng theo quy định này, việc kết nối, chia sẻ dữ liệu, liên thông điện tử giữa các cơ quan để thực hiện giải quyết thủ tục hành chính và thanh toán nghĩa vụ tài chính của người yêu cầu thực hiện thủ tục thực hiện theo quy định của pháp luật về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và pháp luật về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

7. Đề xuất có quy định cấm môi giới bất động sản không có chứng chỉ hành nghề để giải quyết vấn đề ‘cò đất’

Tại Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 4/2023 sáng ngày 12/4, các đại biểu sẽ tập trung đóp góp ys kiến về dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Tại Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 4/2023 do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì sáng ngày 12/4, các đại biểu dự họp đã đóng góp nhiều ý kiến liên quan đến dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). 

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Hữu Toàn, Điều 9 của dự thảo Luật cần quy định cấm thêm các hành vi như thao túng thị trường, thổi giá đất,… bởi những hành vi này xảy ra rất nhiều trong thời gian qua, do chưa có quy định nên khó có biện pháp xử lý. 

Trưởng Ban Công tác Đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho biết, Điều 9 trong dự thảo Luật quy định cấm cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, sử dụng chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản không đúng quy định của Luật này.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

8. Môi giới bất động sản phải có chứng chỉ: Mong sẽ hết bát nháo

 

Trong Dự thảo Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi), người làm môi giới muốn hành nghề bắt buộc phải có chứng chỉ và đặc biệt phải hoạt động trong một tổ chức, sàn giao dịch lĩnh vực này. Theo các chuyên gia, việc cấp chứng chỉ là cần thiết để siết lại kỷ luật thị trường nhưng quan trọng là phải quản chặt để môi giới không “bát nháo” .

Theo thống kê của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, cả nước có 300.000 môi giới nhưng chỉ có khoảng 30.000- 40.000 môi giới có chứng chỉ hành nghề.

Cấp xong cần quản lý tốt

ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam phân tích, 2 lần sửa Luật Kinh doanh Bất động sản đều khẳng định môi giới phải có chứng chỉ hành nghề. Đến thời điểm này, dự thảo quy định chặt chẽ hơn không cho môi giới hoạt động tự do mà phải dưới sự giám sát của sàn giao dịch. “Luật hướng đến làm sao quản lý được. Trước đây cơ quan nhà nước quản lý lỏng lẻo, môi giới cấp chứng chỉ xong nhưng người được cấp đi đâu làm gì không báo cáo ai, không ai giám sát. Các địa phương có hàng nghìn, hàng vạn môi giới không có chứng chỉ vẫn hoạt động bình thường”, 

Theo ông Đính, sàn bất động sản phải chịu trách nhiệm với môi giới. Các môi giới sau khi có chứng chỉ, cách quản lý, hoạt động ở đâu, giao dịch cái gì đều xuất hiện trên hệ thống quản lý. Trong luật phải quy định cụ thể hơn. “Việc môi giới có chứng chỉ rất quan trọng. Thực tế, có những môi giới không có chứng chỉ vẫn hoạt động tốt nhưng tốt ở đây chỉ là doanh số bán hàng. Bản thân môi giới phải chuyên nghiệp vì đại diện bên bán, bên mua trong giao dịch và không được phép sai phạm. Vai trò môi giới nâng lên tầm cao hơn chứ không chỉ tư vấn bán hàng. Muốn làm được phải đào tạo. Nghề môi giới cũng giống như luật sư phải có học hành, thi cử”, ông Đính khẳng định.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Việc cập nhật tin tức pháp luật về bất động sản là rất cần thiết để các nhà đầu tư và doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định kinh doanh và đầu tư chính xác. Bài viết tổng hợp tin tức pháp luật về bất động sản sẽ giúp bạn nắm bắt được những thay đổi mới nhất trong lĩnh vực bất động sản, các chính sách hỗ trợ, quy định mới về mua bán và sở hữu bất động sản. 

Với những thông tin đầy đủ và chính xác nhất, bạn có thể tự tin hơn trong quá trình đầu tư và kinh doanh bất động sản. Hãy đọc bài viết tổng hợp tin tức pháp luật về bất động sản để cập nhật những thông tin mới nhất và giúp cho kế hoạch đầu tư của bạn được suôn sẻ và hiệu quả hơn.

Tham khảo thêm các bài viết khác tại Times Pro: 

Thuê văn phòng làm việc Co-working Space (Timesspace)

+ Bài học - giáo dục về Bất động sản (Timesedu)

+ Thông tin hữu ích về thị trường BĐS

+ Pháp luật BĐS

+ Phong thủy BĐS

+ Bản tin bất động sản

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan

360 độ các Tỉnh/TP

360 độ tỉnh Hưng Yên - nơi tiềm năng thức giấc

  • 20/12/2022

360 độ những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Quảng Ninh

  • 20/12/2022

360* những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Thái Nguyên

  • 20/12/2022