Tin tức
01/09 2024

Tin tức tổng hợp giá cả thị trường bất động sản tháng 8 năm 2024

  • 609
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Trải qua một thời gian dài của biến động và ổn định xen kẽ, thị trường bất động sản đang tiếp tục là một trong những lĩnh vực thu hút sự chú ý của cả nhà đầu tư và người mua nhà. Vào tháng 7 năm 2024, khi nền kinh tế đang trên đà phục hồi sau những thách thức từ đợt suy thoái trước đó, việc theo dõi giá cả và các xu hướng trong thị trường bất động sản trở nên càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Hãy cùng chúng tôi điểm qua những diễn biến quan trọng và đáng chú ý trong tháng qua. 

tin-tuc-tong-hop-gia-ca-thi-truong-bat-dong-san-thang-8-nam-2024

Mức thu phí khai thác thông tin thửa đất, lịch sử biến động thửa đất, bản sao, trích sao "Sổ đỏ", bảng giá đất, giá đất,..

Một số mức thu phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai từ Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai như sau:

- Thông tin thửa đất (đầy đủ thông tin về người sử dụng hoặc quản lý hoặc sở hữu tài sản gắn liền với đất): 45.000 đồng/thửa;

- Thông tin thửa đất không bao gồm thông tin về người sử dụng hoặc quản lý hoặc sở hữu tài sản gắn liền với đất: 35.000 đồng/thửa;

- Lịch sử biến động của thửa đất (theo hồ sơ đăng ký biến động): 35.000 đồng/hồ sơ;

- Bản sao, trích sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất: 32.800 đồng/Giấy chứng nhận scan (quét);...
Click để đọc chi tiết về bài viết!

Nhiều hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất ở TP HCM bị 'treo'.

Mấy ngày qua, các hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất của người dân TP HCM bị tắc ở khâu tính tiền thuế do cơ quan thuế chờ hướng dẫn mới.

Ghi nhận của VnExpress cho thấy từ 1/8 đến nay, khu vực tiếp nhận thủ tục đất đai ở UBND các quận, huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, TP Thủ Đức ... đông đúc người dân đi nộp hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở, xin tách thửa hay chứng nhận quyền sử dụng đất. Hầu hết trong số này đều muốn hoàn tất sớm hồ sơ trước khi thành phố áp bảng giá đất mới. Lúc đó, thuế phí chuyển đổi đất có thể tăng từ vài trăm triệu đồng lên vài tỷ đến vài chục tỷ đồng.

Anh Trần Văn Bình, một hộ dân trên đường Trịnh Hoài Đức (quận 9 cũ), cho biết đã vay mượn tiền người thân để lo làm thủ tục chuyển đổi lô đất nông nghiệp 250 m2 lên thổ cư. Bởi anh sợ khi thành phố áp bảng giá mới sẽ không làm nổi. Nếu tính theo dự thảo bảng giá đất điều chỉnh của thành phố, thuế chuyển đổi mục đích sử dụng cho lô đất này của anh Bình từ 280 triệu đồng tăng lên hơn 3 tỷ đồng.

Chị Thanh Thúy (Nhơn Đức, Nhà Bè) cũng đang làm hồ sơ chuyển thổ cư cho 150 m2 đất nông nghiệp. Chị Thúy lo nếu tính theo mức giá đất mới, số tiền thuế phải đóng từ 500 triệu đồng sẽ tăng lên thành 8 tỷ đồng. Con số này khiến gia đình chị mất ăn mất ngủ.

Dù vậy, đa số hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất của người dân nộp từ ngày 1/8 (Luật Đất đai 2024 có hiệu lực) đến nay đang bị kẹt ở khâu đóng tiền thuế. Các cơ quan thuế quận, huyện và TP Thủ Đức vẫn tiếp nhận hồ sơ nhưng chưa thể tính tiền sử dụng đất phải nộp vì đang chờ hướng dẫn cách tính thuế mới từ Cục Thuế TP HCM.

Anh Bình nói vì sợ mức thuế mới tăng nên anh và nhiều trường hợp khác phải tranh thủ đi vay mượn tiền, mong sớm làm xong hồ sơ. Vậy mà khi hoàn thành hết các thủ tục, đến khâu tính tiền đóng thuế lại bị hoãn.

"Nếu thành phố chưa áp dụng bảng giá đất mới thì vẫn phải sử dụng bảng giá cũ theo đúng quy định của Luật Đất đai 2024 để tính thuế cho dân chứ sao lại dừng. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến chúng tôi", anh Bình nói.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Giá bất động sản các quận, huyện ngoại thành Hà Nội tăng mạnh

Giá bất động sản Hà Nội dù liên tục tăng mạnh nhưng người mua và nhiều nhà đầu tư vẫn lo ngại giá còn tăng hay khi Luật Đất đai, Luật Kinh doanh BĐS, Luật Nhà ở có hiệu lực, bởi giá đất và các chi phí hình thành nên sản phẩm sẽ tăng cao.

Thị trường bất động sản tại các quận, huyện ven đô Hà Nội đã tăng chóng mặt thời gian qua. Đặc biệt, mới đây nhất hàng ngàn bộ hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá 68 lô đất ở huyện Thanh Oai (Hà Nội) có lô đất đấu giá trúng đấu giá hơn 100 triệu đồng/m2 đang thu hút quan tâm của dư luận.

Trao đổi với truyền thông, ông Nguyễn Trọng Khiển, phó chủ tịch UBND huyện Thanh Oai (Hà Nội), lô trúng đấu giá cao nhất có mức giá hơn 100 triệu đồng/m2, những lô đất thấp nhất cũng hơn 50 triệu đồng/m2. Lô hơn 100 triệu đồng/m2 đất đấu giá không có gì bất thường, quy trình tổ chức đấu giá và buổi đấu giá diễn ra an toàn tuyệt đối.

Ông Khiển cho hay những lô đất trúng đấu giá ở mức cao đều nằm ngoài mặt đường, trong đó có lô đất trúng đấu giá hơn 100 triệu đồng/m2. Trước đó hồ sơ đấu giá quyền sử dụng đất được bán ra hàng ngàn bộ, hơn 1.500 khách hàng.

Quan sát thực tế cho thấy từ đầu năm 2024 đến nay, bất động sản các quận, huyện vùng ven Hà Nội liên tục sốt nóng đặc biệt bất động sản thấp tầng bám theo các trục vành đai 3,5 và vành đai 4 đang được cấp tốc xây dựng. Khảo sát thực tế cho thấy, giá biệt thự, liền kề tại các huyện ven đô như Hoài Đức, Đan Phượng đã chạm ngưỡng 200 triệu đồng/m2.

Xa một chút về phía Nam, bám theo các trục vành đai này giá bất động sản tại Thường Tín, Thanh Trì cũng tăng giá chóng mặt. Ghi nhận thực tế cho thấy phân khúc thấp tầng đã lên mức từ 100-150 triệu đồng/m2. Thậm chí nhiều dự án vừa ra hàng đã hết.

Thậm chí, nhiều khu biệt thự, liền kề bỗng trở nên có sóng vào giai đoạn tháng 3 - 5 như Him Lam Thường Tín, Vinhomes Ocean Park 2-3 (Gia Lâm - Văn Giang). Thậm chí, nhiều khu đô thị bỏ hoang cả chục năm cũng được nhà đầu tư săn lùng mua như Phonix Garden (Đan Phượng) hay Nam An Khánh (Hoài Đức)...

Khảo sát cho thấy những khu vực như Long Biên, Đông Anh, Đan Phượng, Hoài Đức, Gia Lâm...thậm chí cả Văn Giang (Hưng Yên) đều ghi nhận mức độ tăng giá lên đến hơn 100% trong vòng 3 năm trở lại đây. Dự báo, mức tăng này còn chưa dừng lại khi sắp tới 2 huyện Đông Anh, Gia Lâm lên quận vào năm 2025 và 3 huyện Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Trì lên quận vào năm 2026.

Đặc biệt, một thị trường mới là Thường Tín cũng đang được giới đầu tư để mắt khi nơi đây đang được định hướng phát triển công nghiệp mạnh mẽ. Cùng với đó, quy hoạch sân bay thứ 2 của Hà Nội và Thành phố phía Nam cũng đang khiến giới đầu tư đổ dồn vào khu vực này.

Trao đổi với chúng tôi, một môi giới kỳ cựu với 20 năm kinh nghiệm tại Thường Tín cho biết từ cuối năm 2023, giá bất động sản tại đây nhích nhẹ lên dần và tăng mạnh từ đầu năm 2024. Đặc biệt, những sản phẩm shophouse thấp tầng như Him Lam Thường Tín đang được mua bán và sang nhượng mạnh trên thị trường thứ cấp.

Giá bất động sản Hà Nội dù liên tục tăng mạnh nhưng người mua và nhiều nhà đầu tư vẫn lo ngại giá còn tăng hay khi Luật Đất đai, Luật Kinh doanh BĐS, Luật Nhà ở có hiệu lực, bởi giá đất và các chi phí hình thành nên sản phẩm sẽ tăng cao. Cùng với đó, tình trạng cạn kiệt nguồn cung khiến các dự án hiện hữu càng có giá.

Không chỉ tăng giá do tác động của hạ tầng và các Luật, các chuyên gia cũng cho rằng phân khúc thấp tầng tại các quận huyện vùng ven Hà Nội sẽ còn tăng trong tương là bởi sự co cụm của giới đầu tư Hà Nội. Sau giai đoạn "đánh bắt xa bờ", hiện nay các tay to trên thị trường đều nhận ra một điều "đầu tư khắp nơi không bằng chốt lời tại Hà Nội".
Click để đọc chi tiết về bài viết!

TP HCM lý giải bảng giá đất 5 huyện ngoại thành tăng cao

Bảng giá đất điều chỉnh ở các huyện ngoại thành căn cứ vào giá bồi thường đã phê duyệt, mức này được xác định theo thị trường nên phù hợp thực tế, theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM.

Thông tin vừa được Sở Tài nguyên và Môi trường nêu tại văn bản lý giải các vấn đề xoay quanh bảng giá đất điều chỉnh theo Luật Đất đai 2024 thay thế Quyết định 02 của UBND TP HCM.

Theo dự thảo bảng giá điều chỉnh mới đang được lấy ý kiến, giá đất tại nhiều địa bàn có xu hướng tăng trung bình từ 5-10 lần, một số địa phương thuộc khu vực ngoại thành và vùng ven dự kiến điều chỉnh từ 15-50 lần so với hiện tại (chưa nhân hệ số K điều chỉnh giá đất 3,5 lần). Sở này cho rằng nếu tính cả hệ số K, thì so với Quyết định 02 giá đất chỉ tăng khoảng 2,5 lần và bằng 70% mặt bằng giá thị trường.

Đơn cử, tại Hóc Môn, đường song hành Quốc lộ 22 (đoạn Lý Thường Kiệt đến Nhà máy nước Tân Hiệp), dự kiến mỗi m2 tăng từ 780.000 đồng lên 39,6 triệu đồng. Cũng tuyến đường này đoạn từ Nguyễn Ảnh Thủ đến Lý Thường Kiệt mỗi m2 tăng từ 1,4 triệu đồng lên 71 triệu đồng.
Click để đọc chi tiết về bài viết!

TP HCM xin hướng dẫn về phân lô bán nền tại các huyện ngoại thành

UBND TP HCM vừa kiến nghị Bộ Tư pháp và Xây dựng hướng dẫn rõ các vấn đề liên quan việc phân lô bán nền đất có hạ tầng kỹ thuật tại dự án ở các xã, thị trấn, huyện.

Trong kiến nghị này, UBND TP HCM cho biết theo quy định Luật Kinh doanh bất động sản 2023 (có hiệu lực từ 1/8), đất đã có hạ tầng kỹ thuật tại dự án bất động sản được phép chuyển nhượng cho cá nhân tự xây dựng nhà ở (gọi tắt phân lô bán nền) phải là đất không thuộc khu vực phường, quận, thành phố của đô thị đặc biệt, loại I, loại II và loại III.

Ngoài ra, đất đó cũng không thuộc trường hợp đấu giá quyền sử dụng để đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định của Luật Đất đai.
Click để đọc chi tiết về bài viết!

Hà Nội: Chen chân đấu giá đất huyện Hoài Đức 

Sáng 19/8, rất đông người dân đến xếp hàng tại nhà thi đấu huyện Hoài Đức để tham gia phiên đấu giá 19 thửa đất xã Tiền Yên. Trước thời điểm đấu giá, đã có hơn 700 bộ hồ sơ tham gia đấu giá đất tại đây.

Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Hoài Đức cho biết, giá khởi điểm 7,3 triệu được xác định theo quy định của Nghị định 12, nhân hệ số điều chỉnh với giá trong bảng giá đất. Giá khởi điểm là cơ sở để xác định tiền cọc. Được biết, 19 lô đất đấu giá đợt đầu đã có hơn 700 bộ hồ sơ với 400 khách hàng tham gia đấu giá.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

“Đất đấu giá vùng ven cao kỷ lục thì giá dự án thấp tầng phải 300-400 triệu đồng/m2, chung cư hơn 100 triệu đồng/m2” 

Sau 2 phiên đấu giá ở Thanh Oai và Hoài Đức với mức trúng giá cao, ông Trần Minh - Nhà tư vấn đầu tư và quản lý bất động sản cá nhân lo ngại, các phiên đấu sau lại càng thu hút hơn, giá lại các sản phẩm khác bị đẩy cao hơn nữa.

Đấu giá đất vùng ven Hà Nội đang gây "sốt" những ngày gần đây. Bởi "chảo lửa" đấu giá đất Thanh Oai chưa kịp "nguội" với mức trúng giá chưa từng có ở khu vực này 100,5 triệu đồng/m2 cho lô cao nhất. So với mức giá khởi điểm 8,6 - 12,5 triệu đồng/m2, mức giá trúng cao gấp 5-8 lần. Tiếp đó,  ngày 19/8, phiên đấu giá 19 thửa đất tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên (Hoài Đức, Hà Nội) còn "nóng" hơn nữa khi kéo dài hơn 18 tiếng đồng hồ, trải qua 10 vòng trả giá, lô cao nhất trúng với giá 133,3 triệu đồng/m2. So với giá khởi điểm, mức giá này gấp 18 lần.

Theo công cụ lịch sử giá của nền tảng công nghệ Batdongsan.com.vn, giá rao bán phổ biến đất nền ở xã Tiền Yên, Hoài Đức, Hà Nội trong quý 2/2024 là 43 triệu đồng/m2. Trong vòng 1 năm qua, giá đất ở địa phương này đã tăng hơn 48%.  Tuy nhiên, giá đất trúng đấu giá trong phiên vừa qua vẫn cao gấp từ 2 đến 3 lần so với mặt bằng giá phổ biến.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Chuyện khó hiểu trên thị trường BĐS: Lúc giá tăng theo tuần thi nhau mua, giá nhà chững cả năm không mấy ai “ngó”

Từ các cuộc đấu giá đất tăng giá gấp nhiều lần và có dấu hiệu “đầu cơ” thổi giá, đến những diễn biến sốt cục bộ tại các khu vực đất nền trên cả nước trước đó có thể thấy động thái của người mua ngày càng khó hiểu. Lúc giá bất động sản tăng liên tục rất nhiều người tranh nhau mua, đến khi mặt bằng giá chững lại không mấy ai bận tâm.

Chia sẻ về lý do, ông Lê Minh Đức, Nhà sáng lập Công ty Cổ phần Remaps cho rằng, do nhu cầu mua bất động sản từ trước đến nay để đầu tư là chính. Khi giá tăng là cơ hội đầu tư. Khi giá chững thì nhà đầu tư “vắng mặt”.

Vị này phân tích, có một sự thật khi thị trường sôi động, chủ đầu tư ra nhiều hàng cũng là lúc giá bất động sản tăng nhanh nhất. Còn khi chủ đầu tư bị kẹt pháp lý, không bán hàng thì giá bất động sản đi ngang hoặc giảm nhẹ. Thế nhưng, khi giá giảm hoặc chững là cơ hội để nhiều người sở hữu thì động thái người mua lại đi ngược. Có nhiều bất động sản chững giá cả năm nhưng không mấy ai ngó.

Theo ông Đức, tại Việt Nam bất động sản được xem như một "sản phẩm tài chính". Nghĩa là nhu cầu chính là đầu tư chứ không phải an cư. Với nhu cầu đầu tư thì khi thị trường có thanh khoản, giá sẽ tăng. Thanh khoản kém, giá sẽ đi ngang hoặc giảm, không liên quan nhiều đến lượng sản phẩm. “Theo thông tin thu thập thì ở Việt Nam có tới 80% nhu cầu mua bất động sản là để đầu tư”, ông Đức nhấn mạnh.

Thậm chí có thời điểm, nhiều người không biết làm gì ngoài đầu tư bất động sản. Chỉ khi thị trường bất động sản sôi động thì dòng tiền mới nhiều, còn lại nhà đầu tư sẽ gửi tiền vào ngân hàng chờ lấy lãi.

 Click để đọc chi tiết về bài viết!

Giá chung cư tiếp tục leo thang, phải đến năm 2025 trở đi giá bán mới không tăng nhanh như hiện tại

Chuyên gia Savills cho rằng, giá chung cư sẽ tiếp tục tăng do nguồn cung mới trên thị trường còn hạn chế, giảm 34% theo quý và 25% theo năm với khoảng 2.700 căn vào quý 2/2024. 98% nguồn cung đến từ các dự án hiện tại, hầu như không có dự án mới.

Quan sát thị trường chung cư Hà Nội có thể thấy, đà tăng giá vẫn đang tiếp diễn và có mức tăng sốc trong khoảng 2 tháng gần đây. Đà tăng này được thiết lập sau khoảng hơn 1 tháng thị trường chung cư Hà Nội có dấu hiệu chững lại, mặt bằng giá đi ngang.

Thực tế, tại quận Thanh Xuân, căn chung cư 3 ngủ 2 vệ sinh tại Five Star Kim Giang có diện tích 100m2 đã tăng từ 5,8 tỷ đồng lên mức 6,3 tỷ đồng. Căn 2 ngủ 2 vệ sinh diện tích 88m2 cũng tăng từ 4,8 tỷ đồng lên mức 5,2 tỷ đồng. Đa số căn căn đều tăng thêm 200-500 triệu đồng/căn trong thời gian ngắn chỉ từ 1-2 tuần.

Hay như căn 3 phòng ngủ tại dự án Sudico Mỹ Đình cũng tăng từ mức 4,4-4,6 tỷ đồng/căn lên mức 4,6-4,8 tỷ đồng/căn. Các căn hộ tại các đại đô thị Vinhomes Smart City ghi nhận mức tăng trung bình từ 150-250 triệu đồng/căn so với hai tháng trước đó.

 Click để đọc chi tiết về bài viết!

Nóng chuyện đấu giá đất: Chuyên gia nghi vấn có mục đích tạo "sốt đất"

(Dân trí) - TS. Nguyễn Văn Đính cho rằng, số lượng người tham gia đấu giá lớn tại những cuộc đấu giá đất vừa diễn ra là hoàn toàn bình thường nhưng mức giá trúng quá cao lại bất thường.

Kết quả những phiên đấu giá tại các huyện vùng ven Hà Nội như Đan Phượng, Thanh Oai, Hoài Đức gây "rúng động" dư luận những ngày qua. Điểm chung của những phiên này là số lượng hồ sơ đăng ký lớn, mức giá trúng đấu giá cao gấp hàng chục lần so với giá khởi điểm. Diễn biến và kết quả này đặt ra câu hỏi lớn về việc có hay không dấu hiệu đầu cơ trục lợi?

Trao đổi với phóng viên Dân trí, TS. Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) - nói, diễn biến và kết quả các phiên đấu giá đất này vừa bất thường, lại vừa bình thường.

Bình thường vì những yếu tố nào?

Theo ông, hiện tượng này không mới. Ngay trong 6 tháng qua, khi thị trường đất nền nói chung còn trầm lắng, một số phiên đấu giá đất tại vài địa phương vẫn thu hút hàng nghìn người tham gia, chủ yếu là nhà đầu tư. Kết quả trúng đấu giá tại một số nơi cũng ghi nhận mức giá trúng cao gấp 10 lần giá khởi điểm.

Ông Đính nói, nguyên nhân là đất đem đấu giá là đất "sạch", không dính đến tranh chấp kiện tụng, đã có sổ đỏ, hạ tầng, sẵn sàng xây nhà để kinh doanh, cho thuê, thu về dòng tiền hàng tháng. Ðặc biệt, trong bối cảnh vài năm gần đây, Hà Nội gần như không có dự án mới, nguồn cung đất nền được dự báo cũng sẽ ngày càng khan hiếm.
Click để đọc chi tiết về bài viết!

Dự báo nguồn cung nhà ở "bật tăng" vào cuối năm 2024, nhu cầu đầu tư sẽ phục hồi khoảng 30%

Theo TS. Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), về cuối năm 2024, nhu cầu mua nhà ở tiếp tục duy trì ở mức cao cùng với nhu cầu đầu tư phục hồi khoảng 30% so với hồi đầu năm. Xu hướng đầu tư sẽ sang các thị trường mới, còn nhiều dư địa tăng giá.

Theo dự báo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), nguồn cung trong nửa cuối năm 2024 sẽ được cải thiện, ước tính tăng khoảng 20% so với 6 tháng đầu năm 2024, được đóng góp chủ yếu từ phân khúc căn hộ cao cấp, hạng sang.

Thị trường cũng sẽ xuất hiện nhiều hơn các sản phẩm thấp tầng khi các đại dự án đang hoàn tất các khâu cuối cùng để gia nhập thị trường. Phần lớn các phân khu, dự án mới mở bán đến từ các dự án ở vùng ven thành phố, các tỉnh, thành phố xung quanh hai đô thị đặc biệt.

  1. Nguyễn Văn Đính nhận định, lực cầu trong dân rất mạnh, không chỉ cầu về nhà ở mà còn cầu về đầu tư cũng rất lớn. Do đó, nhu cầu mua nhà để ở sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao, còn nhu cầu đầu tư phục hồi khoảng 30% so với hồi đầu năm và hướng tới các thị trường mới, còn nhiều dư địa tăng giá...

Tuy nhiên, VARS khuyến nghị nhà đầu tư chỉ nên “săn đón” đất đấu giá, các lô đất đã tách thửa ở các khu vực có hạ tầng hoàn thiện, mặt bằng giá chưa quá cao.

Nhu cầu để ở và nhu cầu đầu tư đều lớn, cùng với nguồn cung dự kiến "bật tăng" vào thời điểm cuối năm sẽ thúc đẩy lượng giao dịch tiếp tục tăng, khoảng 20% so với nửa đầu năm, chủ yếu đóng góp bởi loại hình căn hộ.

Giao dịch và giá bán biệt thự, liền kề, nhà phố cũng sẽ được cải thiện trên diện rộng, nhất là trên thị trường thứ cấp, nhờ nền tảng phục hồi trước đó và kỳ vọng về mức lợi nhuận cao hơn của nhà đầu tư.

Thanh khoản trên thị trường thứ cấp cũng được cải thiện và sẽ có chuyển biến rõ nét nhất vào thời điểm cuối năm khi nỗ lực của cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp bất động sản phát huy hiệu quả tốt hơn. Từ đó, số lượng xem nhiều, mua cũng nhiều hơn.
Click để đọc chi tiết về bài viết!

Hà Nội: Đấu giá đất huyện Phúc Thọ cao nhất 60 triệu đồng/m2, chưa đấu xong đã rao chênh "nhẹ" 400 triệu đồng

Sáng 29/8, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phúc Thọ (Hà Nội) đã tiến hành tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 30 thửa đất thuộc khu Dộc Tranh, xã Trạch Mỹ Lộc (Phúc Thọ, Hà Nội) và 9 thửa đất thuộc khu Đồng Phươm, xã Thọ Lộc (Phúc Thọ, Hà Nội).

Theo đó, mỗi thửa đất tại khu Dộc Tranh, xã Trạch Mỹ Lộc có diện tích dao động trong khoảng từ 96 đến gần 149m2. Với mức giá khởi điểm là 23,4 triệu đồng/m2, tương đương số tiền đặt cọc mà người tham gia đấu giá phải nộp sẽ từ 450 triệu đến gần 700 triệu đồng/thửa.

Với 9 thửa đất tại khu Đồng Phươm, xã Thọ Lộc có diện tích tương đối lớn với gần 235m2. Mức giá khởi điểm của các lô này là 19,8 triệu đồng/m2, tương đương số tiền đặt cọc gần 535 triệu đồng/thửa.

Theo đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phúc Thọ, huyện nhận được tổng cộng 650 hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá hợp lệ và có hơn 350 người tới tham gia hoạt động đấu giá trực tiếp. Phiên đấu giá này, người tham gia sẽ viết phiếu trả giá trong một lần. Ngay sau đó, đấu giá viên xem xét các phiếu công khai tại chỗ để xác định người trúng theo nguyên tắc trả cao nhất cho một m2 của lô đất.
Click để đọc chi tiết về bài viết!

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan

360 độ các Tỉnh/TP

360 độ tỉnh Hưng Yên - nơi tiềm năng thức giấc

  • 20/12/2022

360 độ những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Quảng Ninh

  • 20/12/2022

360* những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Thái Nguyên

  • 20/12/2022