Tin tức
29/03 2024

Tin tức tổng hợp giá cả thị trường bất động sản tháng 03 năm 2024

  • 223
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Trải qua những tháng đầu năm 2024, thị trường bất động sản vẫn tiếp tục là một điểm nóng thu hút sự chú ý của cả nhà đầu tư và người mua. Với sự biến động của nền kinh tế, chính sách và tình hình dịch bệnh, việc theo dõi giá cả và xu hướng thị trường trở nên càng quan trọng hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh đó, tháng 03 năm 2024 chứng kiến ​​những diễn biến đáng chú ý trong lĩnh vực này, từ sự thăng trầm của giá nhà đất đến các cơ hội và thách thức cho các nhà đầu tư.

Hãy cùng chúng tôi điểm qua những thông tin mới nhất về giá cả và xu hướng thị trường bất động sản trong tháng 03/2024 để có cái nhìn tổng quan và những cơ hội tiềm ẩn trong thị trường này.

tin-tuc-tong-hop-gia-ca-thi-truong-bat-dong-san-thang-03-nam-2024

Những tin tức chính trong tin tức tổng hợp giá cả thị trường bất động sản tháng 03 năm 2024 gồm:

  1. Khó có nhà ở vừa túi tiền
  2. Vị thế các "ông lớn" bất động sản sau một năm thách thức
  3. Chiến lược đầu tư BĐS tại Việt Nam của doanh nghiệp nước ngoài đang thay đổi
  4. Doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc lỗ chồng chất
  5. Bất động sản liên tục tăng giá, càng cố đợi giá nhà lại càng vượt xa “tiền để dành”
  6. Không thể cầm cự, gần 2.300 doanh nghiệp bất động sản ngừng hoạt động từ đầu năm tới nay
  7. Lý do giá căn hộ chung cư tăng mạnh
  8. Việt kiều mua khoảng 10.000 căn nhà tại Việt Nam mỗi năm
  9. “Chóng mặt” với đà tăng giá chung cư Hà Nội, kịch bản đang diễn ra như TP.HCM cách đây 3 năm
  10. Các doanh nghiệp bất động sản đang đối diện với nhiều khó khăn

1. Khó có nhà ở vừa túi tiền

Nguồn cung nhà ở xã hội nhỏ giọt trong khi nhà ở vừa túi tiền gần như tuyệt chủng tại các đô thị lớn. Việc kéo giảm giá nhà đang là bài toán khó.

“Ngáo giá” đang là cụm từ được nhiều người dụng trong thời gian gần đây khi nhắc tới chung cư. Đơn cử, giá bán chung cư Hà Nội đã tăng liên tục trong những năm gần đây, bất chấp cả giai đoạn thị trường khó khăn. Căn hộ bình dân gần như mất hút trên thị trường.

Theo dữ liệu trực tuyến của Batdongsan.com.vn, mặt bằng giá trung bình của một căn hộ chung cư điển hình tại Hà Nội hiện đang được rao bán ở mức 3,2 tỷ đồng/căn, giá trung bình khoảng 45 triệu đồng/m2, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023. Tốc độ tăng giá đã nhanh hơn nhiều so với giai đoạn 5 năm trước.

Chuyên gia dự báo, trong ngắn hạn, giá căn hộ tại trung tâm các thành phố lớn sẽ tiếp tục duy trì đà tăng, nhất là tại phân khúc bình dân, trung cấp. Trong khi giá mua đi, bán lại của các dự án cao cấp, hạng sang có thể ghi nhận mức giảm nhẹ.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Vị thế các "ông lớn" bất động sản sau một năm thách thức

Danh sách các chủ đầu tư bất động sản 2024 không ghi nhận sự biến động so với năm ngoái. Vinhomes, Nam Long, Ecopark vẫn là 3 cái tên dẫn đầu.

Ngày 19/3/2024, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công bố Top 10 Công ty Bất động sản năm 2024.

Danh sách các chủ đầu tư bất động sản 2024 không ghi nhận sự biến động so với năm ngoái. Vinhomes, Nam Long, Ecopark vẫn là 3 cái tên dẫn đầu. 

Đáng chú ý, Vinhomes vẫn chắc chân ở top 1 kể từ năm 2019 tới nay. Theo kết quả kinh doanh được Vinhomes công bố hồi cuối tháng 1, tổng doanh thu thuần nhà phát triển bất động sản này ghi nhận được năm 2023 đã đạt 103.300 tỷ đồng, tăng tới 66% so với năm 2022. Đây cũng là mức doanh thu kỷ lục của doanh nghiệp này từ trước đến nay.

Trong danh sách top 10 công ty bất động sản công nghiệp năm 2024 ghi nhận sự biến đổi vị trí xếp hạng. Becamex IDC, VSIP và Viglacera vẫn là 3 cái tên dẫn đầu. Kinh Bắc leo lên vị trí thứ 4, trong khi năm ngoái vị trí này thuộc về Sonadezi. CTCP Khu công nghiệp Tân Bình thăng hạng so với năm ngoái, đứng ở vị trí thứ 9.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, kể từ sau khi bùng nổ lượng giao dịch bất động sản vào quý 2/2022, thị trường bắt đầu trượt dốc từ quý 3/2022 (khi có sự điều chỉnh mạnh mẽ về chính sách nhằm kiểm soát tín dụng ngành bất động sản, các sai phạm của một số doanh nghiệp lớn bị phát hiện, cùng với trần lãi suất lập đỉnh, thanh khoản lao dốc, thị trường bất động sản rơi vào điểm nghẽn) và duy trì tình trạng khó khăn trong suốt cả năm 2023.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Chiến lược đầu tư BĐS tại Việt Nam của doanh nghiệp nước ngoài đang thay đổi

Tập đoàn bất động sản Trung Quốc Evergrande vừa bị cáo buộc gian lận 78 tỷ USD, nhà sáng lập Hứa Gia Ấn cũng bị cấm vĩnh viễn khỏi thị trường chứng khoán.

Mới đây, Cơ quan quản lý chứng khoán Trung Quốc (CSRC) cho thấy tập đoàn bất động sản Evergrande của tỷ phú Hứa Gia Ấn đã thổi phồng doanh thu hơn 78 tỷ USD trong giai đoạn 2019-2020, qua đó dẫn đến vụ phá sản hiện nay.

Hengda Real Estate, công ty con chủ lực của Evergrande, đã khai khống doanh thu năm 2019 thêm khoảng 214 tỷ nhân dân tệ, tương đương 29,7 tỷ USD, chiếm đến nửa tổng doanh thu. Năm 2020, hãng này tiếp tục khai khống 350 tỷ nhân dân tệ, tương đương 79% tổng doanh thu năm đó.

Cũng theo CSRC, Hengda đã dựa vào những báo cáo tài chính không đúng sự thật này để phát hành trái phiếu, huy động 20,8 tỷ nhân dân tệ từ nhà đầu tư.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

4. Doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc lỗ chồng chất

Mức độ nghiêm trọng về thiệt hại tài chính mà doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc phải đương đầu trong cuộc khủng hoảng địa ốc kéo dài ở nước này đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn...

Cuối tuần vừa rồi, 3 công ty phát triển bất động sản tầm trung của Trung Quốc niêm yết tại thị trường chứng khoán Hồng Kông đã đưa ra cảnh báo về con số thua lỗ ròng lên tới hàng tỷ USD. Trong khi đó, “gã khổng lồ” China Evergrande Group tuyên bố đã rút đơn xin bảo hộ phá sản ở New York - tờ báo Nikkei Asia đưa tin.

Trong số các doanh nghiệp bất động sản kể trên, KWG Group Holdings - một công ty có trụ sở ở Quảng Châu - cho biết dự kiến lỗ ròng trên 19 tỷ nhân dân tệ (2,6 tỷ USD) trong năm 2023. Mức lỗ này tăng gấp hơn 2 lần so với con số của năm 2022.

Trong tuyên bố, công ty nói rằng kết quả kinh doanh kém là do “điều kiện thị trường bất động sản tiếp tục không thuận lợi”. Môi trường khủng hoảng đã đẩy tỷ suất lợi nhuận gộp của KWG xuống ngưỡng âm, khiến nhiều dự án bị cắt giảm giá trị sâu hơn, và các khoản đầu tư bất động sản của công ty lỗ nhiều hơn, trong khi chi phí tăng cao.

“Do các yếu tố kinh tế vĩ mô bất lợi, làn sóng các sự kiện tín dụng tiêu cực và các kênh vốn của ngành ngày càng eo hẹp, áp lực thanh khoản đối với các công ty phát triển bất động sản tư nhân như KWG ngày càng lớn”, Chủ tịch Kong Jianmin của KWG cho biết trong niêm yết thông tin tại sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

5. Bất động sản liên tục tăng giá, càng cố đợi giá nhà lại càng vượt xa “tiền để dành”

Mức tăng thu nhập của người lao động không thể theo kịp mức tăng chóng mặt của giá bất động sản như hiện tại. Như vậy, khi để dành đủ tiền mới mua nhà thì căn nhà đã tăng giá cách xa so với số tiền có được

Thực tế, giá nhà tại Việt Nam đang cao hơn rất nhiều so với thu nhập trung bình của người dân khiến việc sở hữu nhà càng khó khăn hơn. Trong khi đó, giá nhà trong năm 2024 dự báo sẽ còn tiếp tục tăng cao.

Khảo sát về giá nhà của Công ty nghiên cứu bất động sản CBRE trong năm 2023, thị trường chung cư ở 2 thành phố Hà Nội và TP.HCM vẫn đang neo ở mức cao. Đặc biệt là tại Hà Nội, khi ghi nhận xu hướng giá sơ cấp tăng nhanh trong năm 2023, nguyên nhân chính do tỷ trọng nguồn cung mở bán áp đảo từ phân khúc cao cấp.

Cụ thể, giá bán sơ cấp trung bình tại Hà Nội đạt 53 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm VAT và phí bảo trì), tăng 4,6% theo quý và 14,6% theo năm. Còn giá bán sơ cấp căn hộ tại TP.HCM là hơn 61 triệu đồng/m2 (giảm 1,7% so với năm 2022). 

Tại thị trường thứ cấp, giá bán căn hộ chung cư ở Hà Nội trong quý 4/2023 đạt trung bình 33 triệu đồng/m2 và tương đương mức tăng 5% theo năm. Còn TP.HCM ghi nhận 45 triệu đồng/m2 đối với thị trường chung cư và 140 triệu đồng/m2 đối với thị trường nhà thấp tầng.

Một nghiên cứu của Savills Việt Nam cũng chỉ ra, năm 2023 thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội đạt 150 triệu đồng/người. So với năm 2019 thì mức tăng trưởng trung bình thu nhập là 6% một năm. Trong khi đó, mức tăng giá căn hộ từ năm 2019 đến 2023 là 13% một năm.

Hơn nữa, với chi phí sinh hoạt, ăn ở, đi lại, chi trả cho y tế, giáo dục... khá đắt đỏ như hiện nay, thì sau khi trừ đi các khoản phải chi trả hàng tháng, rõ ràng việc tiết kiệm tiền để có thể sở hữu nhà đối với không ít gia đình là khá khó khăn. Chính vì vậy, dù nhu cầu thực sự của người dân rất cao và nguồn cung ngày càng được cải thiện cả về số lượng và chất lượng, nhưng mua được nhà chưa bao giờ là dễ dàng.

Như vậy, rõ ràng thu nhập thực tế so với giá thành sở hữu nhà thường không song hành với nhau. Tuy nhiên, ở những quốc gia khác, Chính phủ có nhiều giải pháp cho vấn đề này như cho thuê mua dài hạn, gần như trọn đời bằng hình thức trả góp để người dân nhanh chóng tiếp cận với cơ hội sở hữu nhà hơn.

Nhìn nhận từ phía các chuyên gia, để người dân có nhà thì không chỉ chủ đầu tư cần đưa ra các sản phẩm tốt và được người mua chấp nhận, mà cũng cần tạo ra những chính sách bán hàng hợp lý, ưu đãi để người dân có cơ hội nhanh chóng, thuận lợi hơn khi thực hiện ước mơ an cư.

Đồng thời, cần hạn chế dần những phát triển lệch hướng của thị trường như việc tạo hiệu ứng đẩy giá thành lên cao, đầu cơ lũng đoạn... Đây mới chính là mấu chốt để phát triển thị trường bền vững và người dân có thể sở hữu nhà.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

6. Không thể cầm cự, gần 2.300 doanh nghiệp bất động sản ngừng hoạt động từ đầu năm tới nay

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024 đã có 2.280 doanh nghiệp bất động sản tạm dừng hoạt động có thời hạn.

Mới đây, Tổng Cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã công bố tình hình kinh tế xã hội 2 tháng đầu năm 2024, theo đó có 552 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành lập mới, bằng 100,4% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp bất động sản giải thể là 248, trong khi cùng kỳ con số này là 235. Đồng thời, doanh nghiệp bất động sản quay trở lại hoạt động là 843 doanh nghiệp, tăng 38,7% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, trong 2 tháng vừa qua, có 2.280 doanh nghiệp bất động sản ngừng hoạt hoạt động, tăng 37,3% so với cùng kỳ.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Tham khảo các tin tức bài viết liên quan

Tin tức tổng hợp giá cả thị trường bất động sản tháng 03 năm 2024

Tin tức tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 03 năm 2024

Tin tức tổng hợp về phân tích nhận định của chuyên gia tháng 03 năm 2024

Tin tức tổng hợp chính sách pháp luật về bất động sản tháng 03 năm 2024

7. Lý do giá căn hộ chung cư tăng mạnh 

Vì đâu giá nhà chung cư tăng mạnh?

Theo Người Lao Động , trong hơn một năm qua, dù lãi suất cho vay mua nhà xuống bằng một nửa so với thời kỳ đỉnh điểm, thị trường bất động sản nói chung gặp nhiều khó khăn nhưng giá căn hộ chung cư ở các thành phố lớn vẫn tăng cao. Nhiều người dân hiện nay gần như không thể mua được căn hộ với giá dao động từ 25-30 triệu đồng/m2 ở nội thành Hà Nội.

Theo dữ liệu tháng 1/2024 của chuyên trang Batdongsan.com.vn, căn hộ chung cư bình dân ở Hà Nội có giá trên dưới 30 triệu đồng/m2, tăng 2% so với tháng 12/2023, giá căn hộ trung cấp cũng tăng 2%, lên 30-50 triệu đồng/m2.

Cũng theo Batdongsan.com.vn, với những phân khúc đáp ứng nhu cầu thực như mua bán, cho thuê căn hộ thứ cấp hay mặt bằng bán lẻ nội đô, nhiều người môi giới bất động sản đã bắt tay vào công việc ngay sau nghỉ Tết. Nguồn cung khan hiếm trong khi nhu cầu tăng khiến tình hình giao dịch thời điểm sau Tết ở những phân khúc này sôi động hơn.

Tương tự ở TP HCM, giá căn hộ chung cư bình dân tháng 1/2024 tăng tới 4%; giá chung cư trung cấp tăng 1% so với tháng 12/2023.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Công ty CP Bất động sản Toàn Cầu (GP Invest), nhận xét căn chung cư thời gian qua tăng giá một cách bất thường. Nguyên nhân là nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là giới trẻ rất lớn nhưng nguồn cung trên thị trường lại ít.

Ông Hiệp dẫn chứng dự án chung cư ở đường Đê La Thành, Hà Nội do công ty ông xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2012. Thời điểm đó, chủ đầu tư rao bán căn hộ với mức giá 26-28 triệu đồng/m2. Hơn 10 năm sau, giá căn hộ chung cư này đã được rao bán với mức 50 triệu đồng/m2, tăng gấp đôi so với mức khởi điểm. Tương tự, dự án The Nice Tower, đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội, năm 2021, doanh nghiệp này rao bán với giá khởi điểm 42-46 triệu đồng/m2, sau 2 năm đã tăng lên 75-85 triệu đồng/m2.

Thu nhập của người dân không theo kịp tăng giá nhà

Theo VTV , giá một căn nhà chung cư tại nội thành Hà Nội hiện tương đương 45 năm thu nhập bình quân của người lao động. Hà Nội vì thế lọt vào nhóm các thủ đô khó mua nhà nhất thế giới. Đây là công bố của NetCredit - nền tảng thuộc công ty công nghệ Enova International tại Mỹ vừa đưa ra.

Dự báo giá chung cư còn tăng cao trong năm 2024

Theo Bộ Xây dựng, với tốc độ tăng dân số và nhu cầu nhà ở hiện tại, mỗi năm, cả nước cần phải tăng thêm khoảng 70 triệu m2 nhà ở đô thị, phục vụ các hộ gia đình thành thị mới.

Thị trường bất động sản từ đầu 2023 đến nay có nhiều phân khúc suy giảm hoặc "đóng băng", nhưng giá nhà chung cư vẫn tăng giá liên tục, hiện lên ngưỡng bình quân 53 triệu đồng/m2 tại Hà Nội.

Còn tại TP Hồ Chí Minh ghi nhận sự chững lại, nhưng vẫn ở mức cao 61 triệu đồng/m2. Hiện các căn hộ có giá từ 2 - 4 tỷ đồng được tìm kiếm nhiều nhất.

Để giải quyết thực trạng gía chung cư bỏ xa mức thu nhập của người dân và ngăn chặn đà tăng giá mạnh là rất khó. Bởi với các dự án bất động sản thì khâu chuẩn bị đầu tư thường kéo dài, khiến nguồn cung không thể có ngay lập tức.

Nhiều dự án bị đình trệ do vướng mắc pháp lý; giá đất neo cao, chi phí vật liệu xây dựng tăng; chi phí thu hồi, giải phóng mặt bằng, đền bù cũng tăng... tất cả cộng vào đẩy giá thành căn hộ tiếp tục tăng cao.

Theo các chuyên gia bất động sản, nếu không cải thiện sớm nguồn cung thì áp lực gía nhà chung cư tại các đô thị lớn sẽ tiếp tục tăng trong năm 2024 này. Việc tìm căn hộ sẽ càng khó khăn đối với người có thu nhập hạn chế, gia đình trẻ, gia đình từ vùng nông thôn về thành phố không chỉ trong năm nay, mà sẽ còn kéo dài qua các năm 2025 - 2026.

Sự thiếu hụt nguồn cung đang tiếp tục đẩy giá nhà tăng cao hơn nữa trong những năm tới. Rõ ràng đang rất cần những giải pháp mang tính tổng thể bởi theo thời gian các hộ gia đình thành thị mới sẽ ngày một nhiều hơn, không chỉ vì đô thị hóa mà còn từ yếu tố thay đổi văn hóa, đặc biệt là nhu cầu "ra ở riêng" của thế hệ trẻ tách từ các đại gia đình.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

8. Việt kiều mua khoảng 10.000 căn nhà tại Việt Nam mỗi năm 

Việc mở rộng quyền sử dụng đất cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai mới được thông qua là một tin đáng mừng cho cộng đồng Việt Kiều có mong muốn sở hữu bất động sản tại Việt Nam. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi dòng kiều hối trong năm 2023 đạt mức hơn 16 tỷ USD, tăng mạnh 32% so với năm 2022.

Cơ hội dễ dàng cho Việt kiều sở hữu bất động sản

Trong Luật Đất đai 2024 (hiệu lực từ 1/1/2025) đã được Quốc hội thông qua, điểm thay đổi mới nhận được nhiều sự chú ý là chi tiết mở rộng quyền sử dụng đất đối với Việt kiều.

Cụ thể, Khoản 3 và khoản 6 điều 4 luật Đất đai 2024 về "Người sử dụng đất" quy định người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất ổn định, đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà chưa được Nhà nước cấp giấy chứng nhận. bao gồm: cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam; người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Dòng Kiều hối hơn 190 tỷ USD

“Người Việt Nam thường rất coi trọng giá trị gia đình. Đây là một truyền thống rất đẹp vì nó không chỉ mang lại nguồn vốn mà còn cả những kỹ năng chuyên môn cao có thể chuyển giao cho Việt Nam. Do đó, đây là một sáng kiến rất đáng hoan nghênh của Chính phủ, hy vọng sẽ mở ra thêm nhiều nguồn vốn và trí tuệ cho đất nước. Chúng ta đang thấy điều này diễn ra ở rất nhiều ngành nghề tại Việt Nam. Tôi nghĩ ví dụ điển hình nhất cho trường hợp này là New Turing Institute and VinAi. Đội ngũ của họ gồm hơn 20 hoặc 30 Tiến sĩ đã trở về Việt Nam và hiện đang sử dụng kiến thức, tài sản trí tuệ của mình để giúp đất nước phát triển”, vị này nói thêm.

Thống kê của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài cho thấy, lượng kiều hối về Việt Nam từ năm 1993 (năm đầu tiên thống kê kiều hối) đến hết 2022 đạt trên 190 tỷ USD, gần bằng lượng vốn FDI giải ngân trong cùng kỳ. Riêng nguồn kiều hối kỷ lục 19 tỷ USD của năm 2022 đã đưa Việt Nam vào nhóm 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất từ nước ngoài.

“Từ số liệu trên có thể thấy đây là nguồn vốn rất quan trọng đối với Việt Nam. Câu hỏi đặt ra rằng đó sẽ được sử dụng như thế nào khi về đến Việt Nam? Điều này khá thú vị vì nó có sự biến động đôi chút theo tỷ giá tiền tệ. Tất nhiên, nếu được gửi từ Mỹ, đồng USD mạnh đồng nghĩa với sức mua lớn hơn ở Việt Nam. Hầu hết kiều hối đến từ các nước châu Á thông qua người lao động. Không ít nguồn tiền này đã được chảy vào các bất động sản”, ông Troy phân tích.

Nhu cầu về kiều hối đối với lĩnh vực bất động sản đã được ghi nhận. Theo một thống kê từ 2016 của của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, khoảng 15-20% số tiền đó được đầu tư trực tiếp vào bất động sản. Nếu tính toán nhanh, chỉ riêng con số này có thể lên tới khoảng 10.000 căn hộ mỗi năm.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

9. “Chóng mặt” với đà tăng giá chung cư Hà Nội, kịch bản đang diễn ra như TP.HCM cách đây 3 năm

Giai đoạn 2024 - 2025 được dự báo phân khúc chung cư cao cấp tiếp tục dẫn dắt thị trường. Xu hướng này đã diễn ra tại TP.HCM cách đây 3-5 năm và kịch bản thị trường Hà Nội sẽ đi theo đúng xu hướng của TP.HCM.

Kịch bản thị trường chung cư Hà Nội sẽ diễn ra như TP.HCM 3-5 trước đây

Theo báo cáo thị trường căn hộ ở Hà Nội của Savills, tính đến quý 4/2023, giá mở bán căn hộ trung bình tại thị trường này đã tăng trong 20 quý liên tiếp. Giá bán sơ cấp trung bình đạt 58 triệu đồng/m2 thông thủy, tăng 7% theo quý và 12% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, lượng căn hộ sơ cấp là 11.911 căn, giảm 40% theo quý và 41% theo năm.

Theo nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu thị trường & Am hiểu khách hàng One Mount Real Estate, chung cư là phân khúc dẫn dắt sự hồi phục của thị trường 2023, lượng tiêu thụ tập trung ở các dự án, phân khu thuộc đại đô thị khi nguồn cung chiếm 60%, và số bán cũng chiếm tới 59% toàn thị trường căn hộ sơ cấp Hà Nội.

Với việc quỹ đất hạn chế và các chủ đầu tư phát triển các phân khúc sản phẩm mới thường định vị dòng sản phẩm cao cấp thì giá bất động sản vẫn tăng lên, nguồn cung các sản phẩm cao cấp trở nên dồi dào còn những sản phẩm trung cấp, bình dân vẫn sẽ thiếu hụt.

Đơn vị nghiên cứu thị trường trên cho rằng, giai đoạn 2024 - 2025 được dự báo phân khúc cao cấp tiếp tục dẫn dắt thị trường. Xu hướng này đã diễn ra tại TP.HCM cách đây 3-5 năm và kịch bản thị trường Hà Nội sẽ đi theo đúng xu hướng của TP.HCM.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

10. Các doanh nghiệp bất động sản đang đối diện với nhiều khó khăn

Bộ Xây dựng nhìn nhận dù thị trường bất động sản đã có những chuyển biến tích cực, vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, tuy nhiên, thị trường bất động sản và các doanh nghiệp bất động sản vẫn đang đối diện với nhiều khó khăn

Sáng 11-3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tuyến Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp sau khi các Luật mới được ban hành (Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản). Hội nghị có sự tham dự của nhiều bộ, ngành, địa phương, hiệp hội.

Đánh giá về thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ cùng các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều chỉ đạo, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Những chỉ đạo này đã giúp thị trường bất động sản đã có những chuyển biến tích cực, vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.

"Tuy nhiên, thị trường và các doanh nghiệp bất động sản vẫn đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bất lợi trong và ngoài nước" - Bộ Xây dựng cho biết và đánh giá tình trạng khó khăn này bắt đầu từ cuối năm 2022 và tiếp tục kéo dài đến thời điểm hiện nay.

Cụ thể, nhiều dự án bất động sản gặp nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện (phải tạm dừng, giãn, hoãn tiến độ; khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng, phát hành trái phiếu và huy động vốn). Sức mua và thanh khoản giảm mạnh.

Nguồn cung cho thị trường khá hạn chế tuy nhiên giá nhà ở lại có xu hướng tăng, vượt khả năng đáp ứng về tài chính của đại đa số người dân. Khó khăn của thị trường bất động sản kéo theo khó khăn của nhiều ngành nghề, ảnh hưởng đến an sinh và an ninh, trật tự xã hội.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Tin tức bất động sản về chính sách, pháp luật  tháng 11 năm 2023

Thuê văn phòng làm việc Co-working Space (Timesspace)

+ Bài học - giáo dục về Bất động sản (Timesedu)

+ Thông tin hữu ích về thị trường BĐS

+ Pháp luật BĐS

+ Phong thủy BĐS

+ Bản tin bất động sản

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan

360 độ các Tỉnh/TP

360 độ tỉnh Hưng Yên - nơi tiềm năng thức giấc

  • 20/12/2022

360 độ những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Quảng Ninh

  • 20/12/2022

360* những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Thái Nguyên

  • 20/12/2022