Tin tức
02/03 2024

Tin tức tổng hợp giá cả thị trường bất động sản tháng 02 năm 2024

  • 495
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tin tức tổng hợp giá cả thị trường bất động sản tháng 02 năm 2024. Trong bối cảnh thị trường bất động sản không ngừng biến động, việc cập nhật thông tin về xu hướng và biến động giá cả là quan trọng đối với cả những chuyên gia ngành và nhà đầu tư tiềm năng. Khi chúng ta đặt tay vào những điểm nổi bật của tháng 02 năm 2024, bản tin tổng hợp này nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan về thị trường bất động sản, giúp bạn hiểu rõ hơn về động thái giá cả, những xu hướng mới nổi, và những yếu tố đang ảnh hưởng đến ngành này. Dù bạn là một chuyên gia bất động sản kỳ cựu hay là người mới tìm hiểu về cơ hội đầu tư, hãy đồng hành cùng chúng tôi để khám phá những diễn biến mới nhất đang hình thành trong thị trường bất động sản, qua ấn bản của tháng này.

tin-tuc-tong-hop-gia-ca-thi-truong-bat-dong-san-thang-02-nam-2024

1. Nhu cầu tìm kiếm bất động sản tăng mạnh 

Kết quả thống kê từ đơn vị khảo sát cho thấy, nhu cầu tìm kiếm bất động sản bán toàn quốc tháng 1/2024 đã tăng 66% so cùng kỳ 2023, lượng tin đăng bán bất động sản cũng tăng 52%...

So với đầu năm 2023, thị trường bất động sản đầu năm 2024 được đánh giá có những dấu hiệu tích cực cả về mức độ quan tâm và lượng tin đăng.

Theo dữ liệu từ Batdongsan.com, nhu cầu tìm kiếm bất động sản bán toàn quốc tháng 1/2024 đã tăng 66% so với cùng kỳ 2023, lượng tin đăng bán bất động sản cũng tăng 52%.

Đáng chú ý tại Hà Nội và TP.HCM, đất nền và đất dự án có mức độ quan tâm tăng mạnh hơn cả chung cư. Cụ thể, trong tháng 1, lượng tìm kiếm đất nền ở Hà Nội tăng 110%, đất dự án tăng 77% so với cùng kỳ năm trước, còn lượng tìm kiếm chung cư Hà Nội chỉ tăng 71%. Tương tự, tại TP.HCM, nhu cầu tìm kiếm tăng từ 71% - 73% đối với đất nền, đất dự án và tăng 59% đối với chung cư.

Theo báo cáo và chỉ số về tâm lý người tiêu dùng bất động sản (CSS) của đơn vị, nửa đầu năm 2024, có đến 65% người được hỏi cho biết vẫn dự định mua bất động sản vào 1 năm tới. Trong đó, tỷ trọng mua để đầu tư chiếm 60% và đất nền là loại hình được người mua tương lai quan tâm nhiều nhất. Đặc biệt, báo cáo cho thấy, tâm lý của các bên mua, bán bất động sản không còn quá dè chừng như năm 2023. Chỉ số tâm lý thị trường bất động sản nửa đầu năm 2024 tăng 3 điểm so với nửa cuối năm 2023. Sở dĩ chỉ số tăng lên là nhờ sự cải thiện mức độ hài lòng của người tiêu dùng về tiềm năng tăng giá bất động sản, về lãi suất vay mua nhà và chính sách, tình hình thị trường.

Ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc Batdongsan.com.vn khu vực miền Nam, cho biết từ đầu tháng 12/2023, khi dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang nhận được nhiều quan tâm, thảo luận, giới đầu tư, đất nền đã rục rịch trở lại thị trường. Qua tìm hiểu của chuyên gia với hơn 10 đơn vị kinh doanh đất nền tại Đồng Nai, Bình Dương, Long An, các doanh nghiệp đều chia sẻ đầu năm nay số lượng giao dịch đất nền đã tăng lên và hầu hết tập trung vào những lô đất có pháp lý chuẩn, mức giá dưới 2 tỷ đồng, phạm vi bán kính 60 km xung quanh TP.HCM. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng phân khúc đất nền vẫn được đánh giá có nhiều tiềm năng.

Trong khi đó, kết quả khảo sát của OneHousing cũng đưa ra những thông tin tương đồng. Ông Trần Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu thị trường và Am hiểu khách hàng One Mount Real EÉtate, cho biết cuộc khảo sát cuối năm 2023 của đơn vị này ghi nhận được trong số 63% người có nhu cầu bất động sản năm 2024, thì hầu hết đều quan tâm tới phân khúc căn hộ chung cư và bất động sản thổ cư (đất nền và nhà đất thổ cư). Đặc biệt tại thị trường chuyển nhượng thứ cấp Hà Nội vào tháng cuối năm 2023, lượng giao dịch phân khúc bất động sản thổ cư cao hơn so với giao dịch chuyển nhượng dự án. Bất động sản thổ cư được giao dịch nhiều hơn nhờ tính ổn định cao, mặt bằng giá hấp dẫn, lại có lợi thế trong kinh doanh.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Hơn 500 doanh nghiệp bất động sản mới thành lập

Từ đầu năm đến nay, cả nước có 552 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành lập mới và 248 doanh nghiệp giải thể.

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội do Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố cho thấy, 2 tháng đầu năm nay, cả nước có 552 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành lập mới, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp giải thể là 248, tăng 5,5%. 

Ở lĩnh vực xây dựng, có 2.346 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Số doanh nghiệp giải thể là 276, tăng 5,3%.  

Liên quan đến tình hình đầu tư, tính đến ngày 20/2, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 4,29 tỷ USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước.

Về vốn đăng ký cấp mới, có 405 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 3,6 tỷ USD, tăng 55,2% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và tăng 103,8% về số vốn đăng ký. Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,37 tỷ USD, chiếm 38%.  

Về vốn đăng ký điều chỉnh, có 159 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 442,1 triệu USD, giảm 17,4% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,38 tỷ USD, chiếm 34,1%.

Về vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, có 367 lượt với tổng giá trị góp vốn 255,4 triệu USD, giảm 68% so với cùng kỳ năm trước. 

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt 2,8 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 2 tháng trong 5 năm qua. Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 279,3 triệu USD, chiếm 10%.

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 2 tháng đầu năm có 17 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 24,8 triệu USD, giảm 77,3% so với cùng kỳ năm trước; có 2 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh tăng 220.000 USD, giảm 96,1%.

Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 25 triệu USD, giảm 78,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 5,4 triệu USD, chiếm 21,5%; hoạt động xây dựng đạt 5 triệu USD, chiếm 20%. 

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Giá thuê bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng mạnh nhất cả nước

Năm 2023, khu vực miền Bắc chứng kiến giá thuê bất động sản công nghiệp tăng mạnh nhất, trung bình đạt 135 USD/m2/chu kỳ thuê, đã tăng 33% so với năm 2022. Còn miền Nam, giá thuê trung bình 188 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 15% so với năm 2022…

Báo cáo thị trường bất động sản Việt Nam năm 2023 và dự báo năm 2024 của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (Vars), cho thấy phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì vị thế là “ngôi sao” dẫn đường.

Đến cuối năm 2023, cả nước có 414 khu công nghiệp, bao gồm: 368 khu công nghiệp nằm ngoài và 44 khu công nghiệp nằm trong khu kinh tế, với tổng diện tích hơn 217 nghìn ha. Trong đó, 295 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động có tổng diện tích 92,2 nghìn ha, tăng thêm 7 khu công nghiệp so cùng kỳ.

Ngoài ra, tỷ lệ lấp đầy và giá thuê cũng tăng trưởng bất chấp khó khăn của nền kinh tế. Tỷ lệ lấp đầy chỉ giảm nhẹ cục bộ tại một vài tỉnh ghi nhận nhiều nguồn cung mới có sẵn. Cụ thể, tỷ lệ lấp đầy những khu công nghiệp đang hoạt động đạt trên 70%. Trong đó, các tỉnh trọng điểm phía Bắc đạt 80% và các tỉnh trọng điểm phía Nam đạt 90%. Tương tự về giá thuê, khu vực miền Bắc được chứng kiến mức tăng mạnh nhất, trung bình đạt 135 USD/m2/chu kỳ thuê, đã tăng 33% so với năm 2022. Còn tại miền Nam, giá thuê trung bình 188 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 15% so với năm 2022.

Theo Vars đánh giá, năm 2023, mặc dù thị trường bất động sản gặp khó khăn nhưng tình hình thu hút đầu tư vẫn đạt kết quả tốt. Các khu công nghiệp, khu kinh tế ghi nhận trên 10.400 dự án đầu tư trong nước và trên 11.200 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký tương ứng hơn 2,54 triệu tỷ đồng và 231 tỷ USD. Vốn FDI trong khu công nghiệp, khu kinh tế ước chiếm khoảng 35 - 40% tổng vốn FDI đăng ký tăng thêm của cả nước trong những năm gần đây. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu kinh tế, trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội cũng xấp xỉ đạt 30%. Qua đó càng thúc đẩy hạ tầng, kinh tế của địa phương, tạo tiền đề cho công nghiệp phụ trợ và bất động sản nhà ở, nhà ở cho thuê phát triển.

“Chính sự nỗ lực, quyết tâm cao của cơ quan quản lý Nhà nước và việc các tỉnh, thành chủ động định hướng ngành nghề ưu tiên phù hợp; bố trí quỹ đất trong quy hoạch; nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách mở cửa, mời gọi đầu tư nên hoạt động đầu tư kinh doanh của các khu công nghiệp tiếp tục ổn định và phát triển”, Vars khẳng định.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

4. Không thể gắng gượng thêm nữa, 2.000 doanh nghiệp bất động sản đồng loạt ngừng hoạt động chỉ trong 1 tháng 

 Theo đó, ngay đầu năm có 2.000 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tạm ngừng hoạt động, bằng 138% so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp giải thể là 149 doanh nghiệp, bằng 97,4% so với cùng kỳ.

Ở chiều ngược lại, trong tháng đầu năm 2024, cả nước có 342 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành lập mới, bằng 101,2% so với cùng kỳ năm 2022. Số doanh nghiệp bất động sản quay lại hoạt động là 645 doanh nghiệp, bằng 129,3% so với cùng kỳ.

Có thể thấy, các doanh nghiệp bất động sản trong năm 2023 gặp nhiều khó khăn. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản thành lập mới chỉ 4.725 doanh nghiệp, giảm hơn 45% so với năm 2022. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng kinh doanh có thời hạn lần lượt là 1.286 doanh nghiệp (tăng 7,7%) và 3.705 doanh nghiệp (tăng 47,4%) so với năm trước.

Cùng với đó, tình trạng cắt giảm nhân sự tại các doanh nghiệp bất động sản vẫn đang diễn ra không chỉ đối với các doanh nghiệp nhỏ, mà với cả các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, nhiều nhận định cho rằng, thị trường đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất.

Các Luật được Quốc hội chính thức thông qua là bước tiến lớn về chính sách và là một trong những khung pháp lý quan trọng, với nhiều quy định tác động tốt đến thị trường, chủ đầu tư và khách hàng.

 Click để đọc chi tiết về bài viết!

5. Dòng vốn hơn 1,2 tỷ USD đăng ký vào bất động sản đầu năm

Vốn ngoại đăng ký vào hoạt động kinh doanh bất động sản Việt Nam tăng mạnh trong tháng đầu năm 2024, đạt hơn 1,27 tỷ USD.

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/1/2024, tổng số vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam (bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài) đạt 2,36 tỷ USD, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, cả nước có 190 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký cấp mới đạt 2,01 tỷ USD, tăng 24,2% về số dự án và tăng 66,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản được cấp phép mới đầu tư nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 1,24 tỷ USD, chiếm 61,8%.

Ngoài ra, có 75 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 235,4 triệu USD, giảm 23,1% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư nước ngoài vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,25 tỷ USD, chiếm 55,7% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm.

Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 22,1 triệu USD, chiếm 18,9% giá trị góp vốn.

Như vậy, trong tháng đầu tiên của năm 2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào ngành kinh doanh bất động sản đạt hơn 1,27 tỷ USD (gấp 2 lần so với cùng kỳ). Trong đó, lượng vốn thực hiện (giải ngân) đạt 147,3 triệu USD.

Tháng 1/2024 có 6 quốc gia nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó, Mỹ là nước dẫn đầu với 5,9 triệu USD (chiếm 36,1% tổng vốn đầu tư); Đức 5,4 triệu USD (chiếm 33,2%); Lào 4,2 triệu USD (chiếm 26,2%).

Click để đọc chi tiết về bài viết!

6. Bất động sản vẫn thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài 

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2023, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai trong thu hút FDI với tổng vốn đầu tư gần 4,67 tỷ USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ. Điều đó cho thấy, mặc dù thị trường bất động sản Việt Nam đang trầm lắng nhưng vẫn nhiều tiềm năng đối với các nhà đầu tư nước ngoài...

HÀNG LOẠT NHÀ ĐẦU TƯ NGOẠI "ĐỔ BỘ"

Dữ liệu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho thấy số lượng nhóm đầu tư ngoại quan tâm tìm hiểu M&A dự án bất động sản vẫn tăng mạnh. Nổi bật trong đó là nhóm nhà đầu tư đến từ Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia. Nhiều chủ đầu tư không thể tiếp tục gồng gánh chi phí, đối mặt với nguy cơ “chết chìm trên đống tài sản”, họ phải bán tài sản, bán dự án, bán doanh nghiệp từng phần để tái cơ cấu nợ và bộ máy hoạt động. Theo đó, bối cảnh này là điều kiện lý tưởng để khối ngoại thực hiện M&A dự án dễ hơn và với mức giá “mềm” hơn.

Dẫn chứng từ thực tế, ông Neil MacGregor, Giám đốc Điều hành của Savills Việt Nam, phân tích rằng năm 2023, thị trường bất động sản Việt Nam đã phải trải qua áp lực kinh tế toàn cầu và các thách thức toàn cầu cũng như nội địa. Tình trạng lãi suất cao làm suy thoái nền kinh tế thế giới, gieo rắc những bất ổn cho các nhà đầu tư. Lạm phát gia tăng cũng gây áp lực lên chi tiêu hộ gia đình; lĩnh vực sản xuất ghi nhận mức tồn kho cao, đơn đặt hàng sản xuất giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến ngành tăng trưởng chủ chốt của Việt Nam. 

Cùng với đó, sự chậm trễ trong việc phê duyệt các dự án nhà ở làm trì hoãn việc triển khai đầu tư, ảnh hưởng đến tâm lý thị trường. Tuy nhiên, nhu cầu sở hữu nhà ở vẫn mạnh mẽ nhờ quá trình đô thị hóa trên cả nước, nguồn dân số đông và nhu cầu cấp thiết về nhà ở tại các thành phố lớn. Những nỗ lực của Chính phủ trong hai năm qua đã tiến triển trong quản lý và giải quyết vấn đề này, xây dựng niềm tin về một tương lai tốt đẹp hơn.

ĐA SỐ PHÂN KHÚC ĐỀU HẤP DẪN

Vượt trội hơn hầu hết các loại tài sản khác trong thời gian gần đây là phân khúc bất động sản công nghiệp và hậu cần. Nhờ vào sự phát triển của ngành sản xuất và xuất khẩu, thương mại điện tử, vận tải, kho bãi, kể từ năm 2018, ngành sản xuất chế biến, chế tạo chiếm phần lớn trong tổng vốn FDI, nhiều doanh nghiệp đang quan tâm tới Việt Nam như một điểm đến mới cho việc mở rộng sản xuất từ Trung Quốc  sang khu vực Đông Nam Á.

Một số khoản đầu tư được công bố gần đây bao gồm: Frasers Property Vietnam thông báo về việc hợp tác với Gelex Group để cùng phát triển danh mục đầu tư các khu công nghiệp và mở rộng thị trường bất động sản công nghiệp trên khắp miền Bắc, tổng mức đầu tư dự kiến là 250 triệu USD; Foxconn thuê thêm đất tại Việt Nam, tổng giá trị khoảng 100 triệu USD tại khu công nghiệp Quang Châu và khu công nghiệp WHA 1… 

Ngoài các nhà đầu tư châu Á, sự quan tâm của các quốc gia châu Âu và Mỹ đến thị trường bất động sản Việt Nam cũng ngày càng tăng. Trong khi đó, phân khúc văn phòng, bán lẻ và khách sạn vẫn luôn được săn đón ngay khi xuất hiện cơ hội. Các quỹ đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các bất động sản văn phòng có vị trí tốt, đặc biệt là ở TP. Hồ Chí Minh, khi họ đặt mục tiêu kỳ vọng vào tiềm năng gia tăng giá trị và sự giảm của tỷ suất vốn hóa. Trong vòng 5 năm qua, khi giá thuê và công suất cho thuê của các tòa nhà văn phòng được cải thiện, đặc biệt với các tòa nhà văn phòng hạng A có chất lượng tốt, công suất cho thuê cao, vị trí đắc địa, đã tạo nên sự khan hiếm cho thị trường này. 

Còn với bất động sản nghỉ dưỡng, sau hai năm hoạt động đầu tư chững lại dưới tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, từ năm 2022 đến nay, thị trường đã bắt đầu ghi nhận xuất hiện các thương vụ giao dịch, điển hình như thương vụ bán hai khách sạn ibis Saigon South và Capri by Fraser tại TP.Hồ Chí Minh. 

Năm 2023, thị trường cũng đã chứng kiến một thương vụ giao dịch lớn thuộc phân khúc bán lẻ trị giá lên tới 52 triệu USD do tập đoàn Keppel Land của Singapore thực hiện nhằm mua lại 65% cổ phần doanh nghiệp sở hữu bất động sản bán lẻ tại Việt Nam.

Mặc dù vậy, theo Cushman & Wakefield, lĩnh vực M&A bất động sản tại Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều trở ngại. “Về phía bên mua, trở ngại chủ yếu chúng tôi ghi nhận vẫn nằm ở việc tìm kiếm những cơ hội có chất lượng tốt có dòng thu nhập ổn định. Tuy nhiên, các cơ hội như vậy còn rất hạn chế tại Việt Nam. Thực tế, mặc dù nền kinh tế chậm lại và có nhiều tài sản đang thoái vốn, nhưng danh mục dự án để khối ngoại có thể “xuống tiền” lại không nhiều…

Click để đọc chi tiết bài viết!

7. Lãi suất cho vay giảm nhưng tỷ lệ hấp thụ nhà ở không cao

Dù được hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng đối với nhu cầu ở thực, nhưng người mua còn lo lắng về yếu tố pháp lý. Hơn nữa, ngân hàng cũng quan ngại việc chủ đầu tư chưa hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ của dự án để hoàn tất thủ tục vay. Điều này lý giải thực tế mặc dầu lãi suất cho vay giảm, song tỷ lệ hấp thụ nhà ở không cao…

NGUỒN CUNG MỚI THẤP 

Cụ thể, về nguồn cung mới, quý 4/2023 là thời điểm thị trường nhà ở Hà Nội ghi nhận số lượng thấp nhất 10 năm qua trên cả phân khúc thấp tầng lẫn căn hộ. Trong đó, với phân khúc căn hộ, báo cáo của Savills Việt Nam cho biết quý 4/2023, nguồn cung tăng 52% theo quý nhưng giảm 1% theo năm với 2.876 căn. Nguồn cung sơ cấp đạt 11.911 căn, giảm 40% theo quý và 41% theo năm. Riêng nguồn cung mới trong quý ghi nhận chỉ 10.403 căn (hạng B chiếm 84%).

Còn với phân khúc thấp tầng, năm 2023, tổng nguồn cung mới đạt 272 căn, giảm 82% theo năm. Nguồn cung mới có 87 căn, bao gồm 58 căn từ dự án mới tại Hà Đông và 29 căn từ dự án hiện hữu tại Hoài Đức. Nguồn cung sơ cấp đạt 710 căn, đến từ 16 dự án, giảm 2% theo quý và 23% theo năm. Nhà liền kề là sản phẩm chính với thị phần 44%.

Bên cạnh đó, khoảng giá phổ biến của cả hai phân khúc đều neo ở mức cao. Các căn hộ thường có giá từ 51-70 triệu VNĐ/m2 chiếm 63% nguồn cung mới, tăng 24% theo năm. Các căn hộ khoảng giá này chiếm 49% số lượng căn bán được, tăng 21% theo năm. Các căn hộ giá trên 4 tỷ VNĐ chiếm 42% số lượng căn bán được trong năm 2023, tăng từ mức 3% trong năm 2019. Các căn hộ có giá từ 2 đến 4 tỷ VNĐ chiếm 55% thị phần. Chỉ 3% là số căn hộ giá bán dưới 2 tỷ VNĐ/căn.

Trong khi đó, mặc dù hầu hết chủ đầu tư không thay đổi giá nhưng lượng hàng tồn kho thấp tầng giá cao nhiều khiến giá sơ cấp tăng. Đơn cử, giá biệt thự sơ cấp tăng 55% theo quý, lên 160 triệu VNĐ/m2 đất, chủ yếu do nguồn hàng giá thấp tại Mê Linh đã được bán trong quý 3/2023. Giá liền kề tăng 3% theo quý, lên 194 triệu VNĐ/m2 đất. Giá shophouse cũng tăng 3% theo quý, lên 328 triệu VNĐ/m2 đất. 

Click để đọc chi tiết bài viết!

8. Trung Quốc thừa 50 triệu căn nhà, thế giới lo ngập lụt trong vật liệu xây dựng giá rẻ 

Trung Quốc hiện đang thừa diện tích nhà ở cho khoảng 150 triệu người, tương đương khoảng 50 triệu căn nhà…

Theo tờ báo Nikkei Asia, cuộc đua đại hạ giá bất động sản ở Trung Quốc đang ngày càng “nóng” lên trong bối cảnh thị trường nhà ở tại quốc gia tỷ dân trở nên bão hòa. Mức tồn kho dư thừa, được tính bằng cách lấy tổng diện tích nhà ở được xây dựng trừ đi diện tích mặt sàn đã bán, là gần 5 tỷ mét vuông vào cuối năm 2023. Giả định mỗi căn nhà có diện tích 100 mét vuông và 3 người sinh sống, Trung Quốc hiện đang thừa diện tích nhà ở cho khoảng 150 triệu người, tương đương khoảng 50 triệu căn nhà.

Kể từ khi Bắc Kinh bắt đầu siết chặt quản lý lĩnh vực bất động sản vào năm 2020, cơn sốt xây dựng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã lắng xuống. Tuy nhiên, tồn kho nhà ở vẫn ở mức cao do doanh số ảm đạm. Năm 2023, tổng diện tích mặt sàn bán được tại Trung Quốc là 940 triệu mét vuông, giảm khoảng 40% so với mức đỉnh 1,56 tỷ mét vuông năm 2021.

Khủng hoảng bất động sản đã tác động trực tiếp tới nền kinh tế tại các địa phương ở Trung Quốc. Nhiều cuộc đấu giá bán quyền sử dụng đất tại các địa phương đã không thành công do không có sự tham gia của các công ty phát triển bất động sản đang ngập trong tồn kho dư thừa.

Mất đi nguồn thu chính, chính quyền các địa phương đang chật vật với khối nợ khổng lồ. Biện pháp nới lỏng tín dụng của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) thời gian qua được cho là chưa đủ để kích thích nhu cầu trên thị trường bất động sản.

Do dư thừa cung cùng với nhu cầu nhà ở tại Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục giảm do dân số thu hẹp, xuất khẩu vật liệu xây dựng giá rẻ từ Trung Quốc được dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.

Kể từ mùa xuân năm 2022, khi dòng tiền đầu tư vào bất động sản Trung Quốc giảm mạnh, giá hợp đồng tương lai các loại vật liệu xây dựng chính như thép thanh và đồng cũng giảm. 

Nhhu cầu đồng đang tăng lên bởi kim loại này được dùng trong sản xuất xe điện và các sản phẩm thân thiện với môi trường khác. Tuy nhiên, nhu cầu nhà ở yếu tại Trung Quốc đã khiến giá kim loại này không thể tăng mạnh.

Dù vậy, nhiều chuyên gia vẫn lo lắng rằng xuất khẩu vật liệu xây dựng giá rẻ từ Trung Quốc có thể tăng đột biến. Theo dữ liệu từ Hiệp hội Sắt Thép Trung Quốc, xuất khẩu sản phẩm thép từ Trung Quốc trong  năm 2023 đạt 90 triệu tấn, tăng hơn 20 triệu tấn so với năm trước.

Click để đọc chi tiết bài viết!

Tin tức tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 02 năm 2024

Tin tức tổng hợp chính sách pháp luật về bất động sản tháng 02 năm 2024

Tin tức tổng hợp về phân tích nhận định của chuyên gia tháng 02 năm 2024

Tin tức tổng hợp giá cả thị trường bất động sản tháng 02 năm 2024

Tin tức bất động sản về chính sách, pháp luật  tháng 11 năm 2023

Thuê văn phòng làm việc Co-working Space (Timesspace)

+ Bài học - giáo dục về Bất động sản (Timesedu)

+ Thông tin hữu ích về thị trường BĐS

+ Pháp luật BĐS

+ Phong thủy BĐS

+ Bản tin bất động sản

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan

360 độ các Tỉnh/TP

360 độ tỉnh Hưng Yên - nơi tiềm năng thức giấc

  • 20/12/2022

360 độ những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Quảng Ninh

  • 20/12/2022

360* những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Thái Nguyên

  • 20/12/2022