Tin tức tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 8 năm 2024
- 538
Một bước ngoặt quan trọng trong hành trình phát triển đô thị của đất nước đã được ghi nhận trong tháng 7 năm 2024, khi tin tức về quy hoạch bất động sản đã thu hút sự chú ý của cộng đồng và nhà đầu tư. Với những thông tin mới nhất về việc quy hoạch địa bàn, không chỉ là một dấu mốc trong việc xây dựng một hạ tầng hiện đại và bền vững, mà còn mở ra những cơ hội đầy hứa hẹn cho thị trường bất động sản
Thị trường địa ốc Hà Nam đang tăng nhiệt từng ngày nhờ sự tăng tốc của hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, đưa địa phương này trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn trong năm 2024.
Nhằm khai thác tối đa vị trí cửa ngõ chiến lược của Hà Nam, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển tổng thể tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Trong quy hoạch tỉnh, hệ thống hạ tầng giao thông được xem là cốt lõi, là chìa khóa để thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng nông lâm nghiệp, địa điểm du lịch và khai khoáng...
Click để đọc chi tiết về bài viết!
UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định về việc đặt tên cho 22 tuyến đường mới, điều chỉnh độ dài 3 tuyến phố và 2 công viên trên địa bàn thành phố.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định về việc đặt tên cho 22 tuyến đường , điều chỉnh độ dài 3 tuyến phố và 2 công viên. Đây là những tuyến đường đã được HĐND TP. Hà Nội thông qua và ban hành Nghị quyết tại kỳ họp thứ 17 , HĐND thành phố được tổ chức từ ngày 1/7 đến ngày 4/7/2024.
UBND TP. Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện việc phân định ranh giới, gắn biển tên 22 tuyến đường, phố mới đặt tên; điều chỉnh độ dài 3 tuyến phố và 2 công trình công cộng.
UBND thành phố giao Công an TP. Hà Nội chỉ đạo công an các quận, huyện có đường phố mới được đặt tên tiến hành điều chỉnh hộ khẩu, căn cước công dân và các giấy tờ có liên quan đảm bảo ổn định tại cơ sở.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Tp.HCM vừa đề xuất UBND TPHCM đưa vào kế hoạch ưu tiên đầu tư dự án đường ven sông Sài Gòn (từ cầu Ba Son đến cầu Sài Gòn) trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
Theo đó, đường ven sông Sài Gòn (từ cầu Ba Son đến cầu Sài Gòn) dài gần 2km, rộng hơn 30m cho 4 làn xe, tổng vốn 1.800 tỉ đồng giúp tăng kết nối Quận 1 và quận Bình Thạnh.
Điểm đầu dự án là đường Tôn Đức Thắng và điểm cuối là ranh Tân Cảng, vượt qua hai khu dân cư cao cấp ở khu vực là Saigon Pearl và Vinhomes.
Theo Sở GTVT Tp.HCM, đoạn sông Sài Gòn, từ cầu Ba Son (trước là cầu Thủ Thiêm 2) đến cầu Sài Gòn đi qua hàng loạt dự án, khu đô thị có giá đắt đỏ bậc nhất Tp.HCM.
Trong đó, đường ven sông từ cầu Sài Gòn đến cầu Thủ Thiêm (quận Bình Thạnh) đã được các chủ đầu tư dự án trong khu vực đầu tư. Tuy nhiên, mặt cắt ngang đường giữa các dự án không có sự đồng nhất, nơi rộng nơi hẹp.
Trong trường hợp kết nối giao thông giữa các khu đô thị với nhau thì việc thay đổi bề rộng mặt cắt ngang đột ngột gây khó khăn cho người điều khiển giao thông, tại các vị trí thắt nút cổ chai sẽ gây ùn ứ cục bộ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Theo Hà Nội Mới, sáng ngày 7/8, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh, Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận của thành phố Hà Nội đã chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo.
Báo cáo về kết quả thực hiện Đề án của 5 huyện trong 6 tháng đầu năm 2024, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Anh Quân cho biết, 2 huyện Đông Anh và Gia Lâm đã hoàn thành các tiêu chí và đủ điều kiện theo tiêu chuẩn tối thiểu quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Hiện nay, 2 huyện đang phối hợp với Sở Xây dựng và Sở Quy hoạch - Kiến trúc hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Xây dựng xem xét, công nhận các tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng khu vực dự kiến thành lập quận, phường, làm cơ sở hoàn thiện Đề án trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê duyệt đề án thành lập quận.
Còn đối với huyện Thanh Trì, Hoài Đức và Đan Phượng, về nhóm tiêu chuẩn "Diện tích tự nhiên" và "Quy mô dân số", cả 3 huyện đều đạt tiêu chí thành lập quận. Tuy nhiên, tiêu chí thành lập phường cả 3 huyện đều chưa đạt. Nhóm tiêu chuẩn "Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội" và "Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị", cả 3 huyện đều chưa đạt 100% tiêu chí thành lập phường, thành lập quận.
Thảo luận tại cuộc họp, trước những khó khăn, vướng mắc, đề xuất của các địa phương về các tiêu chí cụ thể, đại diện các sở, ngành và thành viên trong Ban Chỉ đạo đã trực tiếp trao đổi bổ sung giải pháp để hoàn thành các tiêu chí và những vấn đề liên quan đến quy hoạch, cân đối thu chi ngân sách…
Trong đó xác định việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương và nâng cao đời sống nhân dân là vấn đề quan trọng nhất cần hướng đến. Đồng thời, việc phát triển huyện thành quận trong giai đoạn hiện nay cần bám sát các quy định của Luật Thủ đô năm 2024, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Phương hướng trong thời gian còn lại của năm 2024, đối với huyện Đông Anh và huyện Gia Lâm phối hợp với Sở Nội vụ và các sở, ngành liên quan hoàn thiện công tác lập hồ sơ Đề án và làm việc với các bộ, ngành trung ương thẩm định; phấn đấu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt đề án thành lập quận của huyện Đông Anh, huyện Gia Lâm vào quý 4/2024 hoặc đầu quý 1/2025.
Huyện Thanh Trì và huyện Hoài Đức chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hoàn thành các dự án thuộc đối tượng đạt tiêu chí, Đề án; phấn đấu huyện Thanh Trì trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt Đề án thành lập quận vào quý 2/2025 và huyện Hoài Đức vào quý 3/2025. Huyện Đan Phượng chủ động phối hợp với các sở, ngành tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tiếp tục thực hiện các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Đề án.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
UBND Tp.Hà Nội vừa quyết định điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 hàng loạt các quận, huyện như Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Ba Đình, Gia Lâm,...
Cụ thể, tại Bắc Từ Liêm, theo Quyết định số 3906/QĐ-UBND, điều chỉnh, bổ sung (tên dự án, mã loại đất, diện tích) 5 dự án. Bổ sung danh mục Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Bắc Từ Liêm 23 dự án, với diện tích 49,02 ha.
Điều chỉnh diện tích các loại đất phân bổ trong năm 2024 gồm đất nông nghiệp 525,04 ha; Đất phi nông nghiệp là 3.896,58 ha; Đất chưa sử dụng là 113,22 ha. Kế hoạch thu hồi đất bổ sung năm 2024 gồm đất nông nghiệp là 34,49 ha; đất phi nông nghiệp là 4,51 ha. Đất chưa sử dụng là 0,09 ha.
Tại quận Hà Đông, theo Quyết định số 3965/QĐ-UBND, điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 gồm 6 dự án với tổng diện tích 4,323 ha.
Điều chỉnh diện tích các loại đất phân bổ trong năm 2024 gồm đất nông nghiệp là 1.143,92 ha; Đất phi nông nghiệp là 3.793,89 ha; Đất chưa sử dụng là 26,42 ha.
Điều chỉnh Kế hoạch thu hồi các loại đất năm 2024 gồm đất nông nghiệp 81,05 ha; Đất phi nông nghiệp 31,25 ha; Điều chỉnh Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2024 là đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp 81,14 ha; Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở 1,48 ha.
Điều chỉnh số dự án và diện tích ghi tại điểm d khoản 1 Điều 1 Quyết định số 448/QĐ-UBND ngày 23/01/2024 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Quyết định số 2019/QĐ-UBND ngày 16/4/2024) của UBND Thành phố thành: 47 dự án với tổng diện tích 375,689 ha.
Các nội dung khác ghi tại Quyết định số 448/QĐ-UBND ngày 23/01/2024 và số 2019/QĐ-UBND ngày 16/4/2024 của UBND Thành phố vẫn giữ nguyên hiệu lực.
Tại quận Nam Từ Liêm, theo Quyết định số 3908/QĐ-UBND, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Nam Từ Liêm là 7 dự án, với diện tích 13,29 ha. Điều chỉnh diện tích các loại đất trong năm 2024 gồm đất nông nghiệp 308,94 ha; Đất phi nông nghiệp là 2.907,98 ha.
Kế hoạch thu hồi các loại đất năm 2024 gồm đất nông nghiệp là 455,79 ha; đất phi nông nghiệp là 2,78 ha. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2024 gồm đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp 455,79 ha. Điều chỉnh số dự án và diện tích ghi tại khoản 3 Điều 1 Quyết định số 3226/QĐ-UBND ngày 21/6/2024 của UBND Thành phố thành 139 dự án với tổng diện tích 728,74 ha.
Theo Quyết định 3903/QĐ-UBND, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Thanh Xuân là dự án Tòa nhà văn phòng cho thuê, thương mại dịch vụ và khách sạn, với diện tích 0,30 ha. Điều chỉnh số dự án và diện tích ghi tại điểm e Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 420/QĐ-UBND ngày 22/01/2024 của UBND Thành phố thành 16 dự án với tổng diện tích 18,34 ha.
Tại huyện Gia Lâm, theo Quyết định số 3907/QĐ-UBND, điều chỉnh, bổ sung danh mục Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Gia Lâm là 3 dự án với diện tích 2,58 ha. Điều chỉnh diện tích các loại đất phân bổ trong năm 2024 gồm đất nông nghiệp 4.249,34 ha; Đất phi nông nghiệp là 7.260,33 ha.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Sáng 8/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp phiên thứ 13 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT (ban chỉ đạo).
Phiên họp nhằm kiểm tra, đôn đốc các công việc sau phiên họp lần thứ 12 và bàn các giải pháp, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ các công trình, dự án.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính , mục tiêu mà Đại hội XIII đặt ra là đến năm 2025 cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc và đến năm 2030 cả nước có 5.000 km đường bộ cao tốc. Đại hội XIII cũng xác định 3 đột phá chiến lược, trong đó có đột phá về hạ tầng giao thông.
Thực hiện các nghị quyết của Đảng, Chính phủ quyết định thành lập Ban Chỉ đạo , xác định danh mục các dự án mà Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, gồm hàng chục các dự án trên 3 lĩnh vực: Đường bộ, đường sắt và hàng không, đi qua địa phận 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Thị trường địa ốc Hà Nam đang tăng nhiệt từng ngày nhờ sự tăng tốc của hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, đưa địa phương này trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn trong năm 2024.
Nhằm khai thác tối đa vị trí cửa ngõ chiến lược của Hà Nam, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển tổng thể tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Trong quy hoạch tỉnh, hệ thống hạ tầng giao thông được xem là cốt lõi, là chìa khóa để thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng nông lâm nghiệp, địa điểm du lịch và khai khoáng...
Click để đọc chi tiết về bài viết!
UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định về việc đặt tên cho 22 tuyến đường mới, điều chỉnh độ dài 3 tuyến phố và 2 công viên trên địa bàn thành phố.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định về việc đặt tên cho 22 tuyến đường , điều chỉnh độ dài 3 tuyến phố và 2 công viên. Đây là những tuyến đường đã được HĐND TP. Hà Nội thông qua và ban hành Nghị quyết tại kỳ họp thứ 17 , HĐND thành phố được tổ chức từ ngày 1/7 đến ngày 4/7/2024.
UBND TP. Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện việc phân định ranh giới, gắn biển tên 22 tuyến đường, phố mới đặt tên; điều chỉnh độ dài 3 tuyến phố và 2 công trình công cộng.
UBND thành phố giao Công an TP. Hà Nội chỉ đạo công an các quận, huyện có đường phố mới được đặt tên tiến hành điều chỉnh hộ khẩu, căn cước công dân và các giấy tờ có liên quan đảm bảo ổn định tại cơ sở.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Tp.HCM vừa đề xuất UBND TPHCM đưa vào kế hoạch ưu tiên đầu tư dự án đường ven sông Sài Gòn (từ cầu Ba Son đến cầu Sài Gòn) trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
Theo đó, đường ven sông Sài Gòn (từ cầu Ba Son đến cầu Sài Gòn) dài gần 2km, rộng hơn 30m cho 4 làn xe, tổng vốn 1.800 tỉ đồng giúp tăng kết nối Quận 1 và quận Bình Thạnh.
Điểm đầu dự án là đường Tôn Đức Thắng và điểm cuối là ranh Tân Cảng, vượt qua hai khu dân cư cao cấp ở khu vực là Saigon Pearl và Vinhomes.
Theo Sở GTVT Tp.HCM, đoạn sông Sài Gòn, từ cầu Ba Son (trước là cầu Thủ Thiêm 2) đến cầu Sài Gòn đi qua hàng loạt dự án, khu đô thị có giá đắt đỏ bậc nhất Tp.HCM.
Trong đó, đường ven sông từ cầu Sài Gòn đến cầu Thủ Thiêm (quận Bình Thạnh) đã được các chủ đầu tư dự án trong khu vực đầu tư. Tuy nhiên, mặt cắt ngang đường giữa các dự án không có sự đồng nhất, nơi rộng nơi hẹp.
Trong trường hợp kết nối giao thông giữa các khu đô thị với nhau thì việc thay đổi bề rộng mặt cắt ngang đột ngột gây khó khăn cho người điều khiển giao thông, tại các vị trí thắt nút cổ chai sẽ gây ùn ứ cục bộ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Theo Hà Nội Mới, sáng ngày 7/8, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh, Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng, phát triển 5 huyện thành quận của thành phố Hà Nội đã chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo.
Báo cáo về kết quả thực hiện Đề án của 5 huyện trong 6 tháng đầu năm 2024, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Anh Quân cho biết, 2 huyện Đông Anh và Gia Lâm đã hoàn thành các tiêu chí và đủ điều kiện theo tiêu chuẩn tối thiểu quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Hiện nay, 2 huyện đang phối hợp với Sở Xây dựng và Sở Quy hoạch - Kiến trúc hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Xây dựng xem xét, công nhận các tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng khu vực dự kiến thành lập quận, phường, làm cơ sở hoàn thiện Đề án trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê duyệt đề án thành lập quận.
Còn đối với huyện Thanh Trì, Hoài Đức và Đan Phượng, về nhóm tiêu chuẩn "Diện tích tự nhiên" và "Quy mô dân số", cả 3 huyện đều đạt tiêu chí thành lập quận. Tuy nhiên, tiêu chí thành lập phường cả 3 huyện đều chưa đạt. Nhóm tiêu chuẩn "Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội" và "Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị", cả 3 huyện đều chưa đạt 100% tiêu chí thành lập phường, thành lập quận.
Thảo luận tại cuộc họp, trước những khó khăn, vướng mắc, đề xuất của các địa phương về các tiêu chí cụ thể, đại diện các sở, ngành và thành viên trong Ban Chỉ đạo đã trực tiếp trao đổi bổ sung giải pháp để hoàn thành các tiêu chí và những vấn đề liên quan đến quy hoạch, cân đối thu chi ngân sách…
Trong đó xác định việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương và nâng cao đời sống nhân dân là vấn đề quan trọng nhất cần hướng đến. Đồng thời, việc phát triển huyện thành quận trong giai đoạn hiện nay cần bám sát các quy định của Luật Thủ đô năm 2024, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Phương hướng trong thời gian còn lại của năm 2024, đối với huyện Đông Anh và huyện Gia Lâm phối hợp với Sở Nội vụ và các sở, ngành liên quan hoàn thiện công tác lập hồ sơ Đề án và làm việc với các bộ, ngành trung ương thẩm định; phấn đấu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt đề án thành lập quận của huyện Đông Anh, huyện Gia Lâm vào quý 4/2024 hoặc đầu quý 1/2025.
Huyện Thanh Trì và huyện Hoài Đức chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hoàn thành các dự án thuộc đối tượng đạt tiêu chí, Đề án; phấn đấu huyện Thanh Trì trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt Đề án thành lập quận vào quý 2/2025 và huyện Hoài Đức vào quý 3/2025. Huyện Đan Phượng chủ động phối hợp với các sở, ngành tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tiếp tục thực hiện các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Đề án.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
UBND Tp.Hà Nội vừa quyết định điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 hàng loạt các quận, huyện như Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Ba Đình, Gia Lâm,...
Cụ thể, tại Bắc Từ Liêm, theo Quyết định số 3906/QĐ-UBND, điều chỉnh, bổ sung (tên dự án, mã loại đất, diện tích) 5 dự án. Bổ sung danh mục Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Bắc Từ Liêm 23 dự án, với diện tích 49,02 ha.
Điều chỉnh diện tích các loại đất phân bổ trong năm 2024 gồm đất nông nghiệp 525,04 ha; Đất phi nông nghiệp là 3.896,58 ha; Đất chưa sử dụng là 113,22 ha. Kế hoạch thu hồi đất bổ sung năm 2024 gồm đất nông nghiệp là 34,49 ha; đất phi nông nghiệp là 4,51 ha. Đất chưa sử dụng là 0,09 ha.
Tại quận Hà Đông, theo Quyết định số 3965/QĐ-UBND, điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 gồm 6 dự án với tổng diện tích 4,323 ha.
Điều chỉnh diện tích các loại đất phân bổ trong năm 2024 gồm đất nông nghiệp là 1.143,92 ha; Đất phi nông nghiệp là 3.793,89 ha; Đất chưa sử dụng là 26,42 ha.
Điều chỉnh Kế hoạch thu hồi các loại đất năm 2024 gồm đất nông nghiệp 81,05 ha; Đất phi nông nghiệp 31,25 ha; Điều chỉnh Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2024 là đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp 81,14 ha; Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở 1,48 ha.
Điều chỉnh số dự án và diện tích ghi tại điểm d khoản 1 Điều 1 Quyết định số 448/QĐ-UBND ngày 23/01/2024 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Quyết định số 2019/QĐ-UBND ngày 16/4/2024) của UBND Thành phố thành: 47 dự án với tổng diện tích 375,689 ha.
Các nội dung khác ghi tại Quyết định số 448/QĐ-UBND ngày 23/01/2024 và số 2019/QĐ-UBND ngày 16/4/2024 của UBND Thành phố vẫn giữ nguyên hiệu lực.
Tại quận Nam Từ Liêm, theo Quyết định số 3908/QĐ-UBND, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Nam Từ Liêm là 7 dự án, với diện tích 13,29 ha. Điều chỉnh diện tích các loại đất trong năm 2024 gồm đất nông nghiệp 308,94 ha; Đất phi nông nghiệp là 2.907,98 ha.
Kế hoạch thu hồi các loại đất năm 2024 gồm đất nông nghiệp là 455,79 ha; đất phi nông nghiệp là 2,78 ha. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2024 gồm đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp 455,79 ha. Điều chỉnh số dự án và diện tích ghi tại khoản 3 Điều 1 Quyết định số 3226/QĐ-UBND ngày 21/6/2024 của UBND Thành phố thành 139 dự án với tổng diện tích 728,74 ha.
Theo Quyết định 3903/QĐ-UBND, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Thanh Xuân là dự án Tòa nhà văn phòng cho thuê, thương mại dịch vụ và khách sạn, với diện tích 0,30 ha. Điều chỉnh số dự án và diện tích ghi tại điểm e Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 420/QĐ-UBND ngày 22/01/2024 của UBND Thành phố thành 16 dự án với tổng diện tích 18,34 ha.
Tại huyện Gia Lâm, theo Quyết định số 3907/QĐ-UBND, điều chỉnh, bổ sung danh mục Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Gia Lâm là 3 dự án với diện tích 2,58 ha. Điều chỉnh diện tích các loại đất phân bổ trong năm 2024 gồm đất nông nghiệp 4.249,34 ha; Đất phi nông nghiệp là 7.260,33 ha.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Sáng 8/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp phiên thứ 13 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT (ban chỉ đạo).
Phiên họp nhằm kiểm tra, đôn đốc các công việc sau phiên họp lần thứ 12 và bàn các giải pháp, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ các công trình, dự án.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính , mục tiêu mà Đại hội XIII đặt ra là đến năm 2025 cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc và đến năm 2030 cả nước có 5.000 km đường bộ cao tốc. Đại hội XIII cũng xác định 3 đột phá chiến lược, trong đó có đột phá về hạ tầng giao thông.
Thực hiện các nghị quyết của Đảng, Chính phủ quyết định thành lập Ban Chỉ đạo , xác định danh mục các dự án mà Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, gồm hàng chục các dự án trên 3 lĩnh vực: Đường bộ, đường sắt và hàng không, đi qua địa phận 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N7 ở huyện Đông Anh
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4260/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N7, tỉ lệ 1/5000 tại khu đất chức năng trường tiểu học thuộc ô quy hoạch ký hiệu VII.2.2. Đây là lô đất ký hiệu I-F2 trong khu đấu giá quyền sử dụng đất phía Bắc đường 23B, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.
Theo Quyết định, khu đất điều chỉnh cục bộ quy hoạch thuộc xã Tiên Dương, huyện Đông Anh (Lô đất ký hiệu I-F2 trong khu đấu giá quyền sử dụng đất phía Bắc đường 23B); phía Đông, phía Nam và phía Tây giáp đường hiện có; phía Bắc giáp đường quy hoạch và khu dân cư hiện có. Tổng diện tích đất nghiên cứu khoảng 1,27ha.
Mục tiêu điều chỉnh làm cơ sở nghiên cứu lập điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết, thực hiện dự án đầu tư xây dựng; làm cơ sở pháp lý để các cấp chính quyền thực hiện quản lý đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật.
Theo Quy hoạch phân khu đô thị N7 tỉ lệ 1/5000 đã được UBND TP. Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 2270/QĐ-UBND ngày 25/5/2012, khu đất nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch thuộc ô quy hoạch VII.2.2, có quy mô diện tích khoảng 1,27ha, chức năng là đất trường tiểu học với mật độ xây dựng 14 ÷ 20%, tầng cao 01 ÷ 03 tầng. Nay điều chỉnh mật độ xây dựng lên tối đa 40% và tầng cao tối đa 05 tầng. Các nội dung khác, không điều chỉnh, được giữ nguyên theo quy hoạch phân khu đô thị N7 đã được phê duyệt.
Bố cục công trình xây dựng và tầng cao của từng hạng mục công trình trong khu đất sẽ được chính xác hóa tại giai đoạn nghiên cứu điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 và lập dự án đầu tư, bảo đảm khớp nối đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Theo khoản 7, 8 Điều 49 Luật Đất đai 2013 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018), quy định như sau:
- Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Trường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm. Nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Phiên đấu giá 27 thửa đất tại các phường Phú Lương, Yên Nghĩa và Dương Nội (quận Hà Đông), theo kế hoạch sẽ tổ chức vào ngày 7/9. Tuy nhiên, quận này thông báo tạm hoãn phiên đấu giá và chưa xác định ngày mở lại.
Công ty Đấu giá hợp danh số 5 - Quốc gia, đơn vị được giao tổ chức cuộc đấu giá, vừa phát đi thông báo về việc tạm dừng đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 27 thửa đất trên.
Theo đó, đơn vị tạm dừng tổ chức đấu giá quyền sử dụng 27 thửa đất ở tại các khu: Khu xứ đồng Hạ Khâu, khu Đống Đanh - Đồng Cộc, khu Đồng Bo - Đồng Chúc - Cửa Cầu - Đồng Men (khu B - phường Phú Lương); khu Chùa Sau (phường Yên Nghĩa) và khu Dược (phường Dương Nội).
Công ty cho biết, việc tạm dừng đấu giá được thực hiện theo yêu cầu của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hà Đông. Việc tổ chức cuộc đấu giá sẽ thực hiện theo quy định ngay sau khi có quyết định của cơ quan chức năng.
Trước đó, Công ty Đấu giá hợp danh số 5 - Quốc gia phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hà Đông thông báo tổ chức đấu giá 27 thửa đất này. Dự kiến, phiên đấu giá được tổ chức vào ngày 7/9.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Đường Hội Bài - Phước Tân ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ được mở rộng để kết nối với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và cụm cảng Cái Mép - Thị Vải. Khi hoàn thành, cụm cảng sẽ giảm áp lực giao thông và hỗ trợ quá trình vận chuyển hàng hoá tới các cảng.
Đường Hội Bài - Phước Tân là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Dự án có tổng mức đầu tư lên tới gần 3.700 tỷ đồng được bố trí từ ngân sách của tỉnh, với mục tiêu quy hoạch phát triển thị xã Phú Mỹ, thúc đẩy kinh tế trong khu vực, đặc biệt phù hợp với nhu cầu giao thông vận tải kết nối với cụm cảng Cái Mép - Thị Vải.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Hơn 1.800 trường hợp tại TPHCM bị ảnh hưởng bởi dự án cao tốc Mộc Bài. Tổng chi phí giải phóng mặt bằng hơn 6.330 tỷ đồng, trung bình mỗi hộ dân nhận được 3,5 tỷ đồng tiền bồi thường.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM vừa thông tin về các trường hợp có nhà, đất bị ảnh hưởng khi triển khai dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Mộc Bài, đoạn qua địa phận TPHCM.
Cao tốc TPHCM - Mộc Bài là tuyến giao thông đường bộ ngắn nhất kết nối TPHCM với Campuchia thông qua cửa khẩu Mộc Bài. Khi tuyến cao tốc này được đưa vào sử dụng sẽ giảm hao phí về thời gian và vật chất, mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh cho kinh tế Việt Nam.
Giai đoạn 1 của dự án đã được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư theo phương thức đối tác công tư (hợp đồng BOT) vào đầu tháng 8 vừa qua.
Tuyến cao tốc TPHCM - Mộc Bài có tổng chiều dài 51km. Điểm đầu giao với đường Vành đai 3, huyện Củ Chi, TPHCM và điểm cuối kết nối vào Quốc lộ 22 thuộc huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
Tin tức liên quan
Đánh giá bài viết!