Tin tức tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 7 năm 2024
- 777
Một bước ngoặt quan trọng trong hành trình phát triển đô thị của đất nước đã được ghi nhận trong tháng 7 năm 2024, khi tin tức về quy hoạch bất động sản đã thu hút sự chú ý của cộng đồng và nhà đầu tư. Với những thông tin mới nhất về việc quy hoạch địa bàn, không chỉ là một dấu mốc trong việc xây dựng một hạ tầng hiện đại và bền vững, mà còn mở ra những cơ hội đầy hứa hẹn cho thị trường bất động sản
Các hộ dân bị giải toả bởi dự án đường Vành đai 3 TPHCM nếu đủ điều kiện mua căn hộ tái định cư nhưng không có tiền trả một lần sẽ được xem xét cho trả góp.
Văn phòng UBND TPHCM vừa thông báo kết luận của Phó Chủ tịch Bùi Xuân Cường tại cuộc họp về giải quyết vướng mắc trong việc thanh toán tiền mua căn hộ chung cư tái định cư đối với các trường hợp bị giải toả bởi dự án đường Vành đai 3.
Theo đó, đối với các trường hợp đủ điều kiện bố trí tái định cư, Phó Chủ tịch UBND TPHCM giao Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) hướng dẫn các địa phương thực hiện theo quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
Với những hộ dân có nhà bị giải toả trắng, không đủ điều kiện tái định cư và không còn chỗ ở nào khác, UBND TPHCM giao Sở TN-MT tổng hợp và báo cáo để Ban chỉ đạo bồi thường, hỗ trợ, tái định cư TPHCM xem xét, quyết định. Trong báo cáo, Sở cần nêu rõ điều kiện, tiêu chí, nguyên tắc, phương án thanh toán, chế tài có liên quan sau khi có chủ trương đồng ý thực hiện.
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua địa bàn TP Thủ Đức, đang thi công. Ảnh: A.T.
Trước đó, ngày 6/6/2024, Ban chỉ huy dự án thành phần 2 dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TPHCM (Ban chỉ huy dự án đường Vành đai 3 TPHCM) đã báo cáo UBND thành phố những vướng mắc trong việc thanh toán tiền mua căn hộ tái định cư đối với các hộ dân được nhận bồi thường thấp hơn giá bán căn hộ.
Theo Ban chỉ huy dự án đường Vành đai 3 TPHCM, tại cuộc họp vào tháng 5/2024, đại diện UBND huyện Hóc Môn đề nghị có chính sách trả chậm đối với những trường hợp không đủ điều kiện tái định cư được mua căn hộ nhưng số tiền bồi thường không đủ trả. Đại diện các địa phương có dự án đi qua cũng có ý kiến tương tự.
Sở TN-MT được UBND TPHCM giao nhiệm vụ tham mưu, tổng hợp để ra chủ trương thực hiện chính sách đối với các hộ dân không đủ điều kiện thuê, thuê mua căn hộ tái định cư.
Tuy nhiên, Sở Xây dựng lại cho rằng hình thức cho trả góp căn hộ tái định cư theo Quyết định số 28/2018 của UBND TPHCM sẽ thuận lợi hơn cho các địa phương đã duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt phương án, vị trí 2 tuyến đường giao phía Tây và phía Đông trục đường Nhật Tân - Nội Bài, quy mô lần lượt 4 và 6 làn xe.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định 3338 về việc phê duyệt phương án, vị trí tuyến đường Nam Hồng - Tiên Dương , tỷ lệ 1/500.
Theo đó, phê duyệt phương án, vị trí tuyến của 2 đoạn tuyến thuộc tuyến đường Nam Hồng – Tiên tỷ lệ 1/500 do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập, được Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội thẩm định.
Vị trí tuyến đường: Điểm đầu giao với đường quy hoạch 30m phía Đông trục Nhật Tân – Nội Bài , điểm cuối giao với tuyến đường quy hoạch LK48 (B = 40m), chiều dài khoảng 1,2km; đoạn 2 từ tuyến đường quy hoạch B = 30m phía Đông khu đấu giá quyền sử dụng đất Bắc đường 23B tại xã Tiên Dương đến tuyến đường Vân Nội – Uy Nỗ, chiều dài khoảng 1,6km.
Đồng thời, UBND thành phố Hà Nội cũng ban hành Quyết định về việc phê duyệt phương án, vị trí tuyến đường Vân Nội – Uy Nỗ, tỷ lệ 1/500.
Theo đó, phê duyệt phương án, vị trí đoạn tuyến từ đường quy hoạch B = 30m phía Đông trục Nhật Tân – Nội Bài đến đường quy hoạch LK48 tỷ lệ 1/500, thuộc tuyến đường Vân Nội – Uy Nỗ do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập, được Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội thẩm định.
Vị trí tuyến đường: Điểm đầu giao với đường quy hoạch 30m phía Đông trục Nhật Tân – Nội Bài, điểm cuối giao với tuyến đường quy hoạch LK48 (B = 40m), chiều dài khoảng 1,2km.
Hướng tuyến: Tuyến đường có hướng Đông – Tây, phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô và Quy hoạch phân khu đô thị N7 được duyệt.
Quy mô mặt cắt ngang đường: Bề rộng mặt cắt ngang điển hình 40m bao gồm các thành phần: Lòng đường 2x11,25m (6 làn xe), dải phân cách giữa 3m, vỉa hè 2x7,25m.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Tuyến đường huyết mạch Tây Thăng Long đang được Hà Nội đầu tư mạnh mẽ để kết nối với trung tâm với 5 quận, huyện phía Tây Thủ đô. Trong khi toàn bộ trục đường dần hoàn thiện đã thu hút nhiều dự án bất động sản tập trung hai bên tạo thành trục bất động sản "nóng" bậc nhất năm 2024.
UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện Dự án Xây dựng tuyến đường Tây Thăng Long (đoạn từ đường Vành đai 3,5 đến đường kênh Đan Hoài), huyện Đan Phượng, với tổng mức đầu tư 1.298,596 tỷ đồng. Dự án có tổng chiều dài tuyến 5,8 km. Sau khi hoàn thành vào năm 2025, tuyến đường sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đan Phượng nói riêng và khu vực Tây Bắc Hà Nội nói chung.
Theo tiến độ chi tiết, trong quý I/2024 tổ chức đấu thầu rộng rãi qua mạng các gói thầu: Tư vấn khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công - dự toán (13,402 tỷ đồng); Rà phá bom mìn, vật nổ (1,587 tỷ đồng); Đo đạc bản đồ địa chính (1,1 tỷ đồng). Quý III/2024, sẽ mời thầu gói thầu số 07 thi công xây dựng công trình (873,739 tỷ đồng).
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Dự án hầm chui tại giao lộ Trần Quốc Hoàn - Phan Thúc Duyện (phường 2, quận Tân Bình) là gói thầu số 9 thuộc dự án tuyến nối từ đường Trần Quốc Hoàn đến đường Cộng Hòa xuyên qua phần đất sân bay Tân Sơn Nhất. Đây là công trình trọng điểm nhằm giải quyết tình trạng ùn ứ cho khu vực cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất, kết nối với nhà ga T3 trong tương lai.
Theo chủ đầu tư, dự án đường nối đang được đặt mục tiêu hoàn thành vào cuối năm nay. Công trình khi đưa vào khai thác ngoài đồng bộ nhà ga T3 công suất 20 triệu khách mỗi năm sẽ tạo ra trục giao thông mới song hành tuyến Cộng Hòa, giảm áp lực giao thông cho cửa ngõ sân bay.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Quốc lộ 13 là tuyến đường huyết mạch nối Thành phố Hồ Chí Minh với tỉnh Bình Dương và các khu vực lân cận. Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13 bắt đầu từ cầu Bình Triệu đến đường giáp ranh tỉnh Bình Dương với tổng chiều dài gần 6 km. Dự án có tổng mức đầu tư lên tới gần 14.000 tỷ đồng (khoảng 2.300 tỷ đồng/km). Trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 9.400 tỷ đồng.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Trong 6 tháng cuối năm 2024, thị trường chung cư Hà Nội được dự báo sẽ có khoảng 9.000 căn mở bán mới. Cộng với số lượng đã mở bán, Hà Nội sẽ có gần 20.000 căn hộ chào bán ra thị trường cao nhất kể từ năm 2020.
Nguồn chung cư mở bán mới tăng
Tại sự kiện công bố tiêu điểm thị trường bất động sản Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, bà Nguyễn Hoài An - Giám đốc cấp cao bộ phận Nghiên cứu thị trường và Tư vấn phát triển - Công ty CBRE đã đưa ra những dự báo về nguồn cung căn hộ chung cư mới tại Hà Nội trong 6 tháng cuối năm 2024
Theo đó, dự báo từ nay đến cuối năm 2024, nguồn cung mới căn hộ chung cư tại Hà Nội sẽ tiếp tục dồi dào với hơn 9.000 căn chào bán mới, nâng tổng số căn mở bán mới của cả năm 2024 dự kiến đạt gần 20.000 căn. Đây sẽ là lượng nguồn cung căn hộ mở bán mới cao nhất tại Hà Nội trong vòng 5 năm trở lại đây kể từ năm 2020.
Với nguồn cung sơ cấp thời gian tới tiếp tục tăng, đà tăng mặt bằng giá bán thứ cấp dự kiến sẽ chững lại với giá bán tại thời điểm cuối năm 2024 kỳ vọng tăng khoảng 22% theo năm.
Tại TP.HCM, CBRE dự báo sẽ có khoảng hơn 8.000 căn chung cư dự kiến mở bán mới trong năm 2024. Theo số liệu ghi nhận, sau quý I với chỉ 500 căn hộ chung cư mở bán mới, trong quý II thị trường đã ghi nhận thêm gần 1.200 căn hộ, nằm tại khu Đông và khu Nam thành phố. Giá bán chung cư sơ cấp tại TP.HCM dự kiến tăng khoảng 5% theo năm, góp phần thu hẹp khoảng cách giá bán sơ cấp chung cư tại Hà Nội và TP.HCM.
Nguồn cung BĐS gắn liền với đất, dự báo không có nhiều biến động
Theo bà Nguyễn Hoài An, thị trường BĐS gắn liền với đất tại hai thành phố lớn không có nhiều biến động về nguồn cung, với số căn mở bán mới hạn chế.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Chính phủ cũng khẳng định có đầy đủ cơ sở cho các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành được ban hành bảo đảm tiến độ, chất lượng. Với động thái trợ lực đặc biệt này sẽ tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thúc đẩy thị trường bất động sản cả nước nói chung và Thủ đô nói riêng phát triển an toàn, lành mạnh và bền vững. Dự báo, năm 2025 sẽ có sự phục hồi rõ rệt cả về nguồn cung, chất lượng sản phẩm và giá bán.
Gỡ điểm nghẽn về chính sách
Dõi theo các thông tin nghị trường hơn một tháng qua, ông Lê Mạnh Đức (huyện Thạch Thất, Hà Nội) bày tỏ sự phấn khởi vì Luật Đất đai 2024 được áp dụng sớm cho phép ông hy vọng sớm được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Căn nhà hiện tại của gia đình ông Đức do cha ông để lại, đã tồn tại từ năm 1980 nhưng chưa được cấp sổ đỏ vì giấy tờ cũ thất lạc, những cán bộ địa chính có thể chứng minh nguồn gốc mảnh đất đều không còn.
Điều 138, 139 và 140 của Luật Đất đai 2024 quy định cấp sổ đỏ cho 3 trường hợp với những tiêu chí cụ thể, nhưng tựu trung, những người dân có đất ở ổn định từ năm 2014 trở về trước như ông Đức, không thuộc trường hợp đất có tranh chấp, thì đều có hy vọng được hợp thức hóa giấy tờ về quyền sử dụng đất. Điều này không chỉ giúp tài sản đất đai của nhiều người dân được công nhận giá trị pháp lý mà còn khiến giá trị bất động sản của họ gia tăng, tăng tính thanh khoản trên thị trường.
Chị Phương Hằng Linh, một người Việt Nam định cư ở Cộng hòa Liên bang Đức phấn khởi, với Luật Đất đai 2024, những Việt kiều sinh sống ở nước ngoài có quốc tịch Việt Nam như chị sẽ được thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất như cá nhân trong nước (Khoản 3 Điều 4). "Luật này có hiệu lực sớm đồng nghĩa với việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thêm cơ hội tiếp cận đất đai, thuận lợi trong sinh hoạt và đầu tư kinh doanh ở Việt Nam. Chắc chắn sẽ có một lượng tiền lớn đổ vào kích thích thị trường tăng trở lại", chị Phương Hằng Linh nhận định.
PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến, Trưởng khoa Pháp luật Kinh tế, Trường đại học Luật phân tích, Luật Đất đai 2024 có nhiều điểm mới ưu việt như bỏ bớt các tầng lớp trung gian trong giao đất, cho thuê đất, tạo môi trường pháp lý thông thoáng để doanh nghiệp và người dân dễ dàng tiếp cận đất đai. Trong đó, Nhà nước với vai trò thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai thực hiện giao đất thông qua hai cơ chế là đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án có sử dụng đất, tạo nên sự minh bạch trong tiếp cận đất đai. Ngoài ra, Luật mới bỏ khung giá đất, áp dụng bảng giá đất mỗi năm một lần đảm bảo sát với giá thị trường…
Hay những điểm mới trong Luật Nhà ở sửa đổi 2023 được kỳ vọng sẽ tạo sức bật cho việc cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng. Điểm mới đáng chú ý là quy định về tỷ lệ người dân đồng thuận để phá dỡ công trình, lập dự án đầu tư xây dựng lại. Nếu như trước đây phải có 100% sự đồng thuận từ các chủ sở hữu tại khu nhà nhưng theo luật mới chỉ cần ít nhất 70% tổng số chủ sở hữu tham gia lấy ý kiến quy hoạch và 75% trong số đó đồng thuận là đủ điều kiện. Theo đó, các quy định, chính sách về đền bù cũng rõ ràng hơn, bảo đảm lợi ích của các bên.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Đoạn đường này sẽ được xây vượt qua rạch Thị Nghè nối dự án khu trung tâm phức hợp Sài Gòn - Ba Son và khu đất quốc phòng (số 234 đường Ngô Tất Tố, quận Bình Thạnh) do Tổng công ty Ba Son thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng đang quản lý, sử dụng.
Tuy nhiên, đoạn đường này đang bị ngắt thành nhiều quãng do vướng hàng loạt công trình. Trong đó sân tập golf Him Lam - Ba Son có thể xem là vật cản lớn nhất của tuyến đường này khi kết nối. Vì đây là hạng mục có diện tích lớn với tòa nhà chính nằm chắn ngang trục đường ven sông.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), chủ đầu tư dự án thành phần 3 sân bay Long Thành vừa kiến nghị Giao thông vận tải đề xuất cơ quan có thẩm quyền cho phép triển khai xây dựng thêm đường băng số 2 ngay trong giai đoạn 1 và xin bổ sung hạng mục san nền khu vực nhà ga hành khách T3.
Theo ACV , dự án sân bay Long Thành đang thi công đường băng số 1 tiến độ vượt nhiều tháng so với kế hoạch, hoàn thành khai thác kỹ thuật trước 30/4/2025. Đến nay, toàn bộ phần nền hạ của đường cất, hạ cánh gồm các lớp cấp phối đá dăm, bê tông đã hoàn thành 100%. Các nhà thầu cũng đã đổ lớp bê tông M350.
Trong khi đó, tính toán của ACV cho thấy nhu cầu cất, hạ cánh phục vụ cho nhà ga T1 dự kiến đạt công suất 25 triệu khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm. Do đó, việc có 2 đường băng để dự phòng trong tình huống 1 đường băng gặp trục trặc cũng là cần thiết với một sân bay công suất lớn.
Theo ACV, với điều kiện hiện nay thời gian thi công đường băng số 2 sẽ mất khoảng 16-18 tháng.
Riêng đối với nội dung xin san nền khu vực nhà ga hành khách T3 sớm, ACV cho rằng việc nhà ga T3 được thiết kế nằm cùng bên với ga hành khách T1 (nhà ga T2 và T4 sẽ nằm đối diện trục đường sắt xuyên qua sân bay) nhằm mục đích tránh phát sinh bụi, ô nhiễm trong quá trình vận hành ga T1.
Thời gian qua UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã nhiều lần kiến nghị các cơ quan trung ương xem xét, cho phép ACV triển khai hạng mục san nền đối với giai đoạn 2 của dự án để tránh phát sinh bụi khi sân bay đi vào khai thác.
Click để đọc chi tiết về bài viết
Dự án thành phố thông minh Bắc Hà Nội (Smart City) có tổng mức đầu tư lên đến 4,2 tỷ USD cùng diện tích hơn 270 ha. Điểm nhấn của dự án là tòa tháp tài chính cao 108 tầng, nếu được hoàn thành tòa tháp này sẽ sẽ trở thành tòa tháp cao nhất Việt Nam.
Click để đọc chi tiết về bài viết
Tin tức liên quan
Đánh giá bài viết!