Tin tức tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 03 năm 2024
- 262
Trong tháng 03 năm 2024, lĩnh vực bất động sản tiếp tục là một trong những điểm nóng của nền kinh tế, đặc biệt là khi quy hoạch đang trở thành một yếu tố quyết định quan trọng đối với phát triển và giá trị của các dự án. Với sự xuất hiện của các đổi mới trong quy hoạch và chính sách, thị trường bất động sản đang chứng kiến những biến động đầy tiềm năng và cơ hội.
Trên tinh thần đó, chúng tôi xin giới thiệu những tin tức và phân tích mới nhất về quy hoạch bất động sản trong tháng 03/2024, nhằm giúp độc giả hiểu rõ hơn về những thay đổi và tiềm năng trong lĩnh vực này. Hãy cùng chúng tôi khám phá các thông tin và triển vọng mới trong thị trường bất động sản.
Cuộc thi nhằm tìm kiếm ý tưởng thiết kế sáng tạo, độc đáo, đáp ứng yêu cầu đồng bộ, phát triển đô thị hiện đại, áp dụng những tính năng thông minh tạo nên công trình điểm nhấn mới cho Thủ đô Hà Nội, cho Việt Nam và cho cả khu vực...
Hội đồng thi tuyển bao gồm các lãnh đạo và các chuyên gia hàng đầu quốc tế và Việt Nam đến từ Bộ Xây dựng, Thành phố Hà Nội, các Hội và các Viện hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, quy hoạch đô thị và kiến trúc tại Việt Nam. Hội đồng sẽ phải làm việc hết mình để lựa chọn phương án tốt nhất của biểu tượng mới cho sự phát triển của khu vực năng động, đổi mới và hiện đại nhất Thành phố Hà Nội này.
Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội nằm tại huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội có quy mô 272 ha với tổng vốn đầu tư 4,2 tỷ USD do Công ty NHSC làm chủ đầu tư là một trong những dự án nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ hai nước Việt Nam và Nhật Bản.
Nằm tại cửa ngõ kết nối sân bay quốc tế Nội Bài và trung tâm Thành phố Hà Nội, đây là công trình trọng điểm của quy hoạch hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài, trở thành biểu tượng mới của Thủ đô, giúp người dân tiếp cận được những tinh hoa công nghệ tiên tiến nhất thế giới, từ đó thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô, tạo dựng một thành phố phát triển bền vững, đem đến môi trường sống tiện nghi và an toàn.
Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội được xây dựng trên ý tưởng về một thành phố có môi trường và cộng đồng sinh sống thoải mái, do cư dân và các doanh nghiệp cùng tạo dựng. Để hiện thực hóa ý tưởng này, Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội đem đến 4 giá trị cốt lõi là “Tương lai”, “Kết nối”, “Vệ sinh”, “An toàn”. Bốn giá trị này được hiện thực hóa dựa trên hệ thống dịch vụ thế hệ mới được gọi là “6 giải pháp thông minh” bao gồm (1) Năng lượng thông minh, (2) Di chuyển thông minh, (3) Quản lý thông minh, (4) Đời sống thông minh, (5) Sức khỏe và Học tập thông minh và (6) Kinh tế thông minh.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Vân Đồn đến năm 2030, định hướng đến năm 2040. Theo đó, giai đoạn đến năm 2025, tập trung hoàn chỉnh, xây dựng và cải tạo chỉnh trang khu đô thị hiện hữu, xây dựng những khu đô thị mới. Giai đoạn 2026-2030 sẽ hoàn thiện chất lượng hạ tầng đô thị, mở rộng khu vực nội thị giai đoạn trước…
Chương trình phát triển đô thị Vân Đồn đến năm 2030, định hướng đến năm 2040 nhằm mục tiêu xây dựng kế hoạch, lộ trình phát triển Vân Đồn trở thành khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm công nghiệp giải trí có casino, du lịch biển - đảo cao cấp, dịch vụ tổng hợp; là đô thị đồng bộ về hạ tầng, xanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với bảo tồn địa hình, cảnh quan, bản sắc riêng, khai thác tốt, hiệu quả lợi thế riêng biệt về vị trí địa lý, môi trường tự nhiên. Phấn đấu đến năm 2025, đạt các tiêu chí đô thị loại III; đến năm 2030, thành lập TP.Vân Đồn và đạt các tiêu chí đô thị loại II.
Các khu vực phát triển đô thị đã được cụ thể hóa trong Điều chỉnh Quy hoạch chung Khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2040, phê duyệt tại Quyết định 266/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Khu kinh tế Vân Đồn được chia không gian phát triển thành 2 vùng (đảo Cái Bầu, quần đảo Vân Hải).
Đối với đảo Cái Bầu, tập trung phát triển các khu chức năng chính của đô thị và khu kinh tế. Đảo Cái Bầu phân chia thành vùng phía Đông (khu vực Cái Rồng), vùng phía Tây (khu vực sân bay Vân Đồn) và vùng phía Bắc (cảng Mũi Chùa - Vạn Hoa). Còn quần đảo Vân Hải phát triển dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch sinh thái, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, gắn với bảo tồn cảnh quan sinh thái, đa dạng sinh học tại khu vực. Giới hạn phát triển dân cư ở một số đảo hiện có (Cảnh Cước, Trà Bản, Ngọc Vừng, cống Đông – cống Tây).
Về lộ trình phát triển, khu vực phát triển đô thị giai đoạn đến năm 2025, hoàn chỉnh, xây dựng và cải tạo chỉnh trang khu đô thị hiện hữu, xây dựng những dự án du lịch, khu đô thị mới, khu dân cư, tái định cư. Đầu tư kết nối đồng bộ hệ thống hạ tầng đô thị khu vực thị trấn Cái Rồng và xã Đông Xá, Hạ Long phấn đấu hoàn thành tiêu chuẩn thành lập phường. Đồng thời, huy động nguồn lực đầu tư các dự án hạ tầng khung, tạo động lực phát triển đô thị. Từng bước nâng cao chất lượng đô thị nhằm hoàn thiện tiêu chuẩn đô thị loại III đến năm 2025.
Tiếp đến, giai đoạn 2026-2030, hoàn thiện chất lượng hạ tầng đô thị, mở rộng khu vực nội thị giai đoạn trước; phát triển trọng điểm du lịch biển đảo Quan Lạn và Minh Châu, trong đó, phường Đoàn Kết ưu tiên đầu tư kết nối hạ tầng từ vùng lõi đô thị hiện hữu; phát triển trọng điểm du lịch biển đảo Quan Lạn và Minh Châu. Xây dựng khu trung tâm hành chính mới đóng vai trò là trung tâm chính trị - thương mại - dịch vụ của đô thị. Tăng cường mạng lưới giao thông chính kết nối khu trung tâm đô thị; cải tạo chỉnh trang đô thị và tiếp tục nâng cấp các tiêu chuẩn đô thị còn yếu của TP.Vân Đồn. Đầu tư xây dựng TP.Vân Đồn loại II, đạt tiêu chuẩn chất lượng hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị loại I đến năm 2030.
Định hướng giai đoạn 2031-2040, đầu tư nâng cấp chất lượng hạ tầng, mở rộng xây dựng các khu đô thị mới, khu thương mại, dịch vụ, kết nối hệ thống hạ tầng xã Đoàn Kết qua các xã Đài Xuyên, Vạn Yên. Hoàn thiện chất lượng hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật xã đảo.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội xác định 5 vùng đô thị, gồm: đô thị trung tâm; thành phố phía Tây; vùng đô thị Sơn Tây - Ba Vì; thành phố phía Bắc; đô thị phía Nam…
Dự báo biến động dân số: dân số thường trú đến năm 2030 khoảng 10,5 triệu người; đến năm 2045 khoảng 12,5 triệu người và đến năm 2050 khoảng 13,0 triệu người. Thành phần dân số khác (dân số quy đổi) đến năm 2030 khoảng 1.450.000 người; đến năm 2045 khoảng 2.100.000 người và đến năm 2050 khoảng 2.500.000 người…
Về nội dung cụ thể của Quy hoạch, theo Phó Chủ tịch UBND TP, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội xác định cấu trúc không gian phát triển của Thủ đô Hà Nội gồm: 5 không gian phát triển - 5 hành lang và vành đai kinh tế - 5 trục động lực - 5 vùng kinh tế, xã hội - 5 vùng đô thị. Cùng với TP. Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội đóng vai trò là cực tăng trưởng của đất nước, có vị trí trọng yếu trong tam giác động lực của vùng Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) và tứ giác phát triển khu vực miền Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Thanh Hóa).
Quy hoạch Thủ đô đã đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm và đột phá phát triển. Trong đó nhấn mạnh đến vấn đề bảo vệ môi trường, giải quyết triệt để ô nhiễm sông Tô Lịch, làm sống lại hình ảnh dòng sông xanh, sạch, gắn liền với văn hóa - lịch sử Thủ đô; xử lý ô nhiễm môi trường sông Nhuệ, Đáy, Lừ, Sét... để đảm bảo nguồn nước tưới an toàn cho nông nghiệp, tạo không gian xanh cho phát triển đô thị.
Cùng với đó, tập trung cải tạo những khu chung cư cũ; xóa bỏ tình trạng nhà tự xây không theo quy hoạch, không đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn. Bảo tồn, chỉnh trang, cải tạo khu phố cổ, khu có kiến trúc kiểu Pháp nhằm khai thác, phát huy giá trị văn hóa - lịch sử của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Khai thác không gian ngầm trong phát triển giao thông và dịch vụ đô thị.
Quy hoạch Thủ đô cũng nêu 5 vùng kinh tế - xã hội là: vùng trung tâm, vùng phía Bắc sông hồng, vùng phía Nam Thủ đô, vùng phía Tây Nam Thủ đô, vùng phía Tây Bắc Thủ đô; 5 vùng đô thị: đô thị trung tâm; thành phố phía Tây; vùng đô thị Sơn Tây - Ba Vì; thành phố phía Bắc; đô thị phía Nam.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Chủ tịch Quốc hội cho biết, một hiện tượng mới trong công tác thông tin, tuyên truyền về các dự án luật là có sự tham gia của mạng xã hội.
Thông tin trên được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu khi kết luận tại Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức sáng 7/3.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, thời gian qua, một hiện tượng mới trong công tác thông tin, tuyên truyền về các dự án luật là có sự tham gia của mạng xã hội.
" Nhất là dự án Luật Đất đai, tôi theo dõi thấy mừng lắm. Có những Tiktoker, Blogger chỉ phân tích một điều luật mà một buổi lên sóng thu hút hàng trăm nghìn lượt xem. Người ta tham gia để phân tích điểm mới của dự án luật này đối với từng đối tượng ", Chủ tịch Quốc hội nói.
Đề cập thêm vai trò của mạng xã hội trong việc truyền thông cho một số tác phẩm điện ảnh Nhà nước đặt hàng, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, nếu không có hiệu ứng mạng xã hội thì người dân cũng không biết đến phim Đào, Phở và Piano.
" Tôi thấy đây là kinh nghiệm để Bộ trưởng Tư pháp và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cần phải nghiên cứu kỹ ", Chủ tịch Quốc hội gợi ý.
Trong thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công cơ quan của Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thẩm tra kỹ lưỡng đối với báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện yêu cầu trong luật, nghị quyết.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng bám sát những yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể về triển khai đối với từng luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường thứ 5 được nêu cụ thể trong báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
" Tuân thủ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, khẩn trương xây dựng và ban hành theo thẩm quyền 56 văn bản quy định chi tiết (gồm 29 nghị định, 5 quyết định, 22 thông tư) và Nghị định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư ", Chủ tịch Quốc hội nói và yêu cầu công việc này phải bảo đảm tiến độ, chất lượng để kịp thời có hiệu lực cùng với luật, nghị quyết.
Chủ tịch Quốc hội đặc biệt lưu ý việc ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết không để chồng chéo, phát sinh vướng mắc, điểm nghẽn, phát sinh quy trình, thủ tục, "giấy phép con" trái quy định trong tổ chức thực hiện.
Vẫn theo yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội, cần đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm và tính chủ động, tích cực của đội ngũ công chức, gắn với tăng cường kiểm tra, thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, "lợi ích nhóm", "lợi ích cục bộ" trong thi hành pháp luật; khắc phục kịp thời, hiệu quả tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, công chức.
" Chú trọng tổ chức đối thoại với doanh nghiệp, người dân, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật ", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Tham khảo các tin tức bài viết liên quan
Tin tức tổng hợp giá cả thị trường bất động sản tháng 03 năm 2024
Tin tức tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 03 năm 2024
Tin tức tổng hợp về phân tích nhận định của chuyên gia tháng 03 năm 2024
Tin tức tổng hợp chính sách pháp luật về bất động sản tháng 03 năm 2024
Thị trường BĐS bán lẻ Tp.HCM đang hồi phục với sự duy trì mức tăng trưởng tốt về giá thuê nhờ sự gia nhập và mở rộng tích cực của các nhãn hàng.
Mới đây, theo báo cáo thị trường của CBRE Viet Nam, trong năm 2023, tăng trưởng doanh thu bán lẻ Việt Nam đạt 9,6%, thấp hơn mức tăng trưởng 19,8% năm trước, tuy nhiên đây vẫn là mức tăng trưởng tích cực so với nhiều quốc gia khác trong khu vực.
Thị trường bất động sản (BĐS) bán lẻ thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, khả năng phục hồi với sự duy trì mức tăng trưởng tốt về giá thuê nhờ sự gia nhập và mở rộng tích cực của các nhãn hàng cao cấp và hạng sang. Mặt bằng bán lẻ cho thuê có chất lượng cao và vị trí đắc địa tại Việt Nam vẫn còn khan hiếm, ngay cả ở 2 thành phố lớn nhất.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, giá thuê trung bình khu vực trung tâm gần ngưỡng 240 USD/m2/tháng, tăng 6% so với năm trước. Nguồn cung khan hiếm giúp mức giá thuê khu vực ngoài trung tâm tăng mạnh lên 51 USD/m2/tháng, tăng 28% so với năm trước, tỷ lệ lấp đầy trung bình toàn thị trường xấp xỉ 91%, tăng 2 điểm phần trăm so với năm trước.
Một yếu tố quan trọng khác tạo nên sức hút của thị trường bán lẻ tại Việt Nam là so với các quốc gia lân cận như Singapore, Thái Lan, Indonesia, số lượng các thương hiệu quốc tế có mặt tại Việt Nam hiện vẫn còn hạn chế. Điều này tạo ra dư địa phát triển lớn cho các thương hiệu muốn mở rộng thị trường, đặc biệt tìm kiếm những bước tiến đầu tiên tại đây.
Tuy nhiên, khó khăn hiện nay đối với các thương hiệu bán lẻ, đặc biệt bán lẻ cao cấp là về nguồn cung mặt bằng. Theo các chuyên gia, nhu cầu mở rộng và mở mới của các thương hiệu cao cấp về Việt Nam ngày càng gia tăng.
Số lượng các mặt hàng và nhãn hàng cao cấp tại Việt Nam vẫn là con số quá nhỏ nếu so với thị trường Bangkok, Singapore hay Indonesia trong khu vực. Việc thiếu nguồn cung dẫn đến cạnh tranh về giá và đẩy giá thuê mặt bằng tại một số khu vực lên cao.
Để giải quyết khó khăn này, các nhà phát triển BĐS bán lẻ trong và ngoài nước đang không ngừng nỗ lực nhằm gia tăng nguồn cung mặt bằng bán lẻ cho thị trường.
Theo đó, với 6 TTTM mới sẽ khai trương trong năm 2024, trong đó có hai đại dự án Vincom Mega Mall Grand Park tại thành phố Hồ Chí Minh và Vincom Mega Mall Ocean Park 2 tại khu vực Hà Nội, Vincom Retail sẽ cung cấp cho thị trường hàng trăm ngàn m2 mặt bằng bán lẻ, giúp giải tỏa nhu cầu nguồn cung mặt bằng của thị trường bán lẻ Việt Nam.
Theo Bộ Tài chính, doanh thu bán lẻ của Việt Nam năm 2024 dự kiến sẽ tăng 8% trong bối cảnh mục tiêu chỉ số giá tiêu dùng thấp dưới 3,5%. Để thúc đẩy sức mua, chính sách giảm thuế VAT 2% vẫn đang được duy trì đến tháng 6/2024.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Khi giá mua, giá thuê, cùng chi phí liên quan đến nhà ở có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu nhập của người dân đô thị, thì nhu cầu nhà ở vốn là nhu cầu thiết yếu lại dần trở nên “xa xỉ”…
CHÊNH LỆCH GIỮA GIÁ NHÀ VÀ THU NHẬP
Số liệu từ Tổng cục Thống kê tháng 2/2024 cho biết, chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng Việt Nam đã tăng 0,43%. Trong đó, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,48%, giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,71%, giá điện sinh hoạt tăng 0,78%, nước sinh hoạt tăng 1,73%. Như vậy, khi giá mua, giá thuê, chi phí sinh hoạt cùng những chi phí liên quan có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu nhập của người dân đô thị, thì nhu cầu nhà ở vốn là nhu cầu thiết yếu lại dần trở nên “xa xỉ”.
Trong khi đó, thông tin từ Bộ Xây dựng cho biết ở Việt Nam, theo kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2030, dự báo nhu cầu về nhà ở tiếp tục gia tăng bởi ước tính sẽ có 50% dân số sống tại các đô thị.
Từ kết quả khảo sát thực tế, Savill Việt Nam cũng nhận xét nguồn cầu nhà ở dài hạn vẫn duy trì ở mức cao. Riêng Hà Nội, dự báo đến năm 2025, thành phố có thêm khoảng 157.000 hộ gia đình. Tuy nhiên, nguồn cung tương lai chỉ bao gồm 59.000 căn hộ các hạng, 9.000 nhà ở thấp tầng và 18.700 nhà ở xã hội dự kiến mở bán. Do đó, sẽ thiếu hụt 70.300 nhà ở. Ngoài ra, trong năm 2023, Hà Nội đã phấn đấu có thu nhập bình quân đầu người đạt 150 triệu/người/năm. Xét về tương quan so với 2019, mức tăng trưởng trung bình thu nhập là 6%/năm. Nhưng mức tăng trưởng giá căn hộ từ năm 2019 đến nửa đầu năm 2023 là 13%/năm.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đã thông qua đề án thành lập thành phố Đông Triều. Sau khi thành lập đây sẽ là thành phố trực thuộc thứ 5 của Quảng Ninh.
Mới đây, HĐND thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Kỳ họp thứ 17 (Kỳ họp chuyên đề) để quyết nghị một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền của HĐND thị xã. Tại kì họp, HĐND thị xã Đông Triều đã tán thành chủ trương thành lập các phường Bình Dương, Thủy An, Bình Khê, Yên Đức thuộc thị xã Đông Triều và thành lập thành phố Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Phát biểu bế mạc Kỳ họp, đồng chí Nguyễn Ngọc Bằng – Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã khẳng định, đề án thành lập các phường Bình Dương, Thủy An, Bình Khê, Yên Đức thuộc thị xã Đông Triều và thành lập thành phố Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đã được chuẩn bị nghiêm túc, bám sát theo các quy định hiện hành về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính, phân loại đơn vị hành chính.
Thành lập thành phố Đông Triều là cần thiết để tiếp tục khai thác tiềm năng, thế mạnh của thị xã phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, đồng thời để đáp ứng được yêu cầu của đô thị loại III, hướng tới đô thị loại II thì bộ máy quản lý - điều hành từ thị xã đến cơ sở phải chuyển sang bộ máy của chính quyền thành phố.
Các xã Bình Dương, Thủy An, Bình Khê, Yên Đức đã cơ bản đạt 4/4 tiêu chuẩn để thành lập phường thuộc thị xã, thị xã Đông Triều đã cơ bản đạt các tiêu chuẩn thành lập thành phố theo quy định.
Đề án cũng đã được đưa ra lấy ý kiến nhân dân tại 162 thôn, khu phố trong toàn thị xã với 97,71% cử tri đồng ý phương án thành lập 4 phường và 95,43% cử tri đồng ý phương án thành lập thành phố Đông Triều.
Trước đó, theo quy hoạch tỉnh đến năm 2030, Quảng Ninh sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở hình thành khu vực nội thành bao gồm 07 thành phố (Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái - Hải Hà, Đông Triều, Quảng Yên, Vân Đồn) và tái lập thị xã Tiên Yên. Thị xã Đông Triều dự kiến lên thành phố sớm nhất vào năm 2025. Dự kiến đến năm 2030, Đồng Triều sẽ là đô thị loại II; tiêu chuẩn về chất lượng hạ tầng kinh tế - xã hội; hạ tầng kỹ thuật đạt đô thị loại I.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Tin tức liên quan
Đánh giá bài viết!