Tin tức
02/03 2024

Tin tức tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 02 năm 2024

  • 565
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Bước chân của thời gian dường như không ngừng rơi vào những câu chuyện mới của thị trường bất động sản, và tháng 02 năm 2024 không phải là ngoại lệ. Trong thời kỳ này, ngành quy hoạch đất đai đang chứng kiến những biến động đáng chú ý, từ những điều chỉnh nhỏ đến những định hình chiến lược lớn. Những thay đổi này không chỉ là những vết nứt trên bản đồ mà còn là những bước quan trọng trong việc định hình diện mạo của thành phố, khu vực hay thậm chí là cả quốc gia. Hãy cùng nhau khám phá và phân tích những tin tức mới nhất về quy hoạch bất động sản trong tháng vừa qua, để hiểu rõ hơn về những thách thức, cơ hội và hướng đi mà thị trường đang hướng tới.

tin-tuc-tin-tuc-bat-dong-san-ve-quy-hoach-thang-02-nam-2024

1, Nghệ An sẽ có "siêu" đô thị du lịch nghỉ dưỡng gần 700ha giáp biển và đường sắt Bắc 

Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu đô thị, du lịch nghỉ dưỡng và thể thao phía Nam đường N2 tại huyện Diễn Châu, thuộc Khu kinh tế Đông Nam, có tổng diện tích hơn 686 ha. Phạm vi ranh giới quy hoạch tại 2 xã Diễn Trung và Diễn An (huyện Diễn Châu); phía Bắc giáp đường quy hoạch N2 thuộc Khu kinh tế Đông Nam; phía Nam giáp đền Cuông, núi Đặng và núi Mộ Dạ; phía Đông giáp biển Đông; phía Tây giáp đường sắt Bắc – Nam.

Đồ án quy hoạch 4 phân khu chức năng. Cụ thể, phân khu đô thị dịch vụ phụ trợ với diện tích gần 109 ha, quy mô dân số khoảng 13.350 người; được định hướng trở thành khu đô thị có mật độ dân cư cao, phân khúc bình dân, khu chức năng phụ trợ phục vụ chính nhu cầu lưu trú và sinh sống của người dân, người lao động tại các Khu công nghiệp phía Tây và phía Bắc Khu kinh tế Đông Nam.

Click để đọc chi tiết bài viết!

2. “Kỳ tích sông Hồng” sẽ tỏa sáng Hà Nội

Hà Nội không chỉ là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng mà còn phải phát triển hiện đại xứng tầm khu vực và thế giới. Nhiều chuyên gia cho rằng muốn phát triển như vậy, trước hết Hà Nội cần phải làm sao để có “Kỳ tích sông Hồng”.

Muốn có “Kỳ tích sông Hồng”, Hà Nội phải triển khai sớm quy hoạch phân khu sông Hồng và sông Đuống đã được phê duyệt, Hà Nội phải phát triển dọc hai bên bờ sông.

Đó là một trong những nội dung phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại kỳ họp thứ XII, HĐND TP Hà Nội khóa XVI với mong muốn đến năm 2030 Hà Nội trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước, đồng thời hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới. “Kỳ tích sông Hồng” có thể là cách nói ví von như thế giới từng nói “Kỳ tích sông Hàn” để chỉ mức tăng trưởng kinh tế kỳ diệu một thời cùa Hàn Quốc.

DÒNG SÔNG VÀ CỘI NGUỒN THÀNH PHỐ

Để xây dựng phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, ngày 5 tháng 5 năm 2022, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 15-NQ/TW. Nghị quyết đã xác định rõ phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần “Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”.

Đây là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị và cũng là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội.

Điều đáng chú ý là việc quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được định hướng lấy sông Hồng và sông Đuống là trục xanh, cảnh quan trung tâm, phát triển đô thị hài hòa hai bên sông của Hà Nội. Nhiều chuyên gia thuộc các lĩnh vực kiến trúc, kinh tế, lịch sử đều tán đồng Hà Nội phát triển lấy sông Hồng làm trục.

Các ý kiến đều đồng nhất coi dòng sông là của vô giá mà trời ban cho Thủ đô Hà Nội. Trên thế giới cũng có một số ít thành phố có được niềm hạnh phúc của vô giá đó. Các thành phố này đều được xây dựng đẹp nổi tiếng trên thế giới như Venice của Ý, một thành phố du lịch hấp dẫn hay thành phố Bruges xinh đẹp của Bỉ, Paris của Pháp…

Xuôi theo dòng chảy dịu dàng của những dòng sông ấy đều gắn với cội nguồn của lịch sử, văn hóa, là những nét độc đáo của kiến trúc, hội họa và thi ca. Dọc theo những con sông đó thường là những đô thị rực rỡ, nơi hình thành, biến chuyển các hình thái kinh tế, nơi tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần lớn hơn bất cứ nơi nào.

Bàn về vấn đề này, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ quốc gia nhìn nhận, dòng sông là cội nguồn tạo ra một thành phố. Các cụ xưa đã nói, “nhất cận thị - nhị cận giang - tam cận lộ” - không có sông, không có nguồn nước thì không thể có thành phố. Sông là nơi quan trọng nhất để cấp nước, thoát nước - điều kiện tiên quyết của một đô thị.

Các nền văn minh rực rỡ trên thế giới đều được hình thành và phát triển tại lưu vực các con sông lớn như: văn minh Ai Cập - sông Nil, Ấn Độ - sông Hằng, Trung Hoa - sông Hoàng Hà… bởi tận dụng được nguồn nước mát lành cho các hoạt động giao thương và canh tác. Chính nhờ các dòng sông giao thương đã hình thành nên những đô thị, tiểu đô thị trù phú, sầm uất ven sông.

SÔNG HỒNG, ĐIỂM NHẤN ĐẶC SẮC CỦA HÀ NỘI

Bước sang năm 2024, Hà Nội cùng hai tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên đang khẩn trương thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội. Trong đó, Hà Nội đang cố gắng sớm xây ba cầu vượt sông Hồng, sông Đuống trên vành đai 4: cầu Mễ Sở, Hồng Hà vượt sông Hồng và cầu Hoài Thương vượt sông Đuống để cùng kịp khai thác đường song hành vành đai 4 vào cuối năm 2025.

Việc xây dựng các đường vành đai đều hướng đến tầm nhìn xây dựng phát triển Thủ đô Hà Nội theo dòng chảy sông Hồng. Cuối năm 2023, Hà Nội đã tổ chức hội thảo “Đề án xây dựng công viên văn hóa cảnh quan bãi giữa sông Hồng: tầm nhìn và giải pháp”. Tất cả đều dành cho sự chuẩn bị để làm sao sớm triển khai quy hoạch phân khu sông Hồng và sông Đuống như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ từng mong muốn.

Ngay khi còn là Bí thư Thành ủy Hà Nội, ông Huệ cũng từng nói: Từ trên máy bay nhìn xuống hay đi tàu nhìn qua, thấy hai bên bờ sông Hồng như hiện nay thì Thủ đô làm sao phát triển được. Hà Nội đang xây dựng Quy hoạch thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và lập Đề án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Quan điểm về tổ chức không gian trong các quy hoạch lớn Hà Nội đang triển khai, sông Hồng được xác định là một trong 5 trục quan trọng với định hướng phát triển không gian xanh, cảnh quan trung tâm của thành phố, phát triển đô thị hài hòa hai bên sông.

Click để đọc chi tiết bài viết!

3. Hòa Lạc sắp lên thành phố, loạt dự án hạ tầng nghìn tỷ dồn dập triển khai, bất động sản Hòa Bình có "nóng" theo?

Hòa Lạc sẽ là trung tâm thành phố phía Tây Hà Nội

Theo Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 được HĐND TP Hà Nội trình HĐND thành phố, thành phố phía Tây Hà Nội sẽ bao gồm đô thị Hòa Lạc và đô thị Xuân Mai. Thành phố này dự kiến được nghiên cứu phát triển mở rộng ra đến sông Tích, sông Bùi, là thành phố khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo. 

Tổng diện tích thành phố khoảng 251 km2, dân số đến năm 2045 khoảng 1,2 triệu người. Trong đó, đất xây dựng đô thị khoảng 135 km2, dân số khoảng 1,08 triệu người; khu vực ngoại thị khoảng 116 km2, dân số khoảng 0,12 triệu người. Đơn vị hành chính bao gồm 16 phường và 8 xã.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

4. Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm (Khánh Hoà), trở thành cực tăng trưởng vùng Trung bộ

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 205/QĐ-TTg ngày 28/2/2024 phê duyệt Quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2045.

Mục tiêu phát triển nhằm xây dựng và phát triển Cam Lâm trở thành cực tăng trưởng phía Nam tỉnh Khánh Hoà và vùng Nam Trung Bộ; góp phần sớm đưa Khánh Hoà lên thành phố trực thuộc trung ương.

Đồng thời, phát triển đô thị sân bay hiện đại, sinh thái đẳng cấp quốc tế; trọng điểm dịch vụ du lịch biển, logistics; dịch vụ tài chính - trí tuệ và đổi mới sáng tạo toàn cầu; trung tâm quốc tế về giáo dục, y tế, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới; đô thị có môi trường sống chất lượng cao; có hạ tầng đồng bộ và hiện đại.

Đô thị có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng, an ninh; giữ vững chủ quyền biển, đảo quốc gia; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội cho quốc gia.

Theo tính chất, đô thị mới Cam Lâm có tính chất là đô thị sân bay tầm quốc tế, phát triển theo mô hình đô thị thông minh, sáng tạo mang tầm quốc gia và tương tác tiệm cận quốc tế.

Đô thị mới Cam Lâm là trung tâm đổi mới sáng tạo dựa trên nền tảng kinh tế tri thức, khoa học - công nghệ và hợp tác phát triển tầm khu vực; tập trung phát triển các lĩnh vực tài chính và thương mại - dịch vụ, giáo dục đào tạo, các viện nghiên cứu chế tạo ứng dụng công nghệ cao; có vai trò là hạt nhân trong đổi mới sáng tạo, phát triển nền kinh tế số của tỉnh Khánh Hoà nói riêng và cả nước nói chung.

Đô thị mới Cam Lâm là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cấp quốc gia, hạt nhân phát triển du lịch của khu vực và thế giới; là đô thị phát triển bền vững tiền đề phát triển công nghệ xanh - sinh thái thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Dự báo quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 320.000 người; trong đó dân số đô thị khoảng 224.000 người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 70%. Quy mô dân số đến năm 2045 khoảng 770.000 người; trong đó dân số đô thị khoảng 639.780 người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 83%.

Theo định hướng, đô thị mới Cam Lâm phát triển theo mô hình đô thị tập trung tại khu vực đồng bằng; phát triển du lịch tại dải ven biển phía Đông gắn với bảo tồn cảnh quan đặc hữu của đầm Thuỷ Triều - vịnh Cam Ranh, bờ biển Bãi Dài và các giá trị sinh thái núi rừng phía Bắc và phía Tây.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

5. 100% số phiếu đồng thuận làm 5 quảng trường quanh hồ Thiền Quang 

Qua việc phát phiếu lấy ý kiến, 37/37 phiếu phát đến các đại diện các tổ dân phố trên địa bàn phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng đồng thuận với Đồ án thiết kế đô thị (riêng) khu vực xung quanh hồ Thiền Quang, tỷ lệ 1/500.

Chủ tịch UBND phường Nguyễn Du Dương Minh Đức cho biết thêm, sau khi lấy ý kiến của đại diện nhân dân, cơ quan đoàn thể, sắp tới UBND phường tiếp tục phát phiếu lấy ý kiến của nhân dân trên địa bàn. Kể từ khi Đồ án được công khai, người dân trong phường đều cơ bản ủng hộ việc triển khai Đồ án.

“Hiện tại dự án thiết kế đô thị xung quanh hồ Thiền Quang đang triển khai song song với 3 dự án khác (xây dựng, cải tạo Công viên Thống Nhất; cải tạo, nâng cấp Cung Thanh Niên tại phố Trần Bình Trọng ; tu bổ, tôn tạo phát huy giá trị cụm 3 chùa Thiền Quang - Quang Hoa - Pháp Hoa). 4 dự án này được triển khai đồng bộ nhằm phát huy những giá trị về đô thị, kiến trúc và bảo đảm các quy định về đô thị", ông Đức nói.

Trước sự quan tâm lớn của người dân về nhà vệ sinh công cộng, công trình giao thông tĩnh, ông Đức cho hay trên cơ sở đề xuất của đơn vị tư vấn thiết kế, Phòng Quản lý đô thị quận tiếp tục lắng nghe ý kiến các bên để hiệu chỉnh Đồ án cho phù hợp, bảo đảm quy hoạch đô thị, đúng pháp luật.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

6. Hà Nội dự kiến sáp nhập 25 phường tại 5 quận

25 phường tại 5 quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông và Long Biên dự kiến được sáp nhập do không đủ tiêu chí về diện tích và dân số.

Theo phương án của thành phố, quận Đống Đa sẽ giảm hai phường, trong đó sáp nhập phường Khâm Thiên và Trung Phụng; phường Ngã Tư Sở nhập vào Khương Thượng và Thịnh Quang; Trung Tự vào Phương Liên và Kim Liên.

Quận Hà Đông giảm hai phường khi nhập Yết Kiêu, Nguyễn Trãi và Quang Trung thành một phường mới. Quận Hai Bà Trưng giảm ba phường sau khi nhập Đồng Nhân và Đống Mác, Quỳnh Lôi với Bạch Mai, Cầu Dền vào Bách Khoa và Thanh Nhàn.

Quận Long Biên giảm một phường khi nhập Sài Đồng vào Phúc Đồng và Phúc Lợi. Quận Thanh Xuân giảm hai phường do sáp nhập Thanh Xuân Bắc và Thanh Xuân Nam, Hạ Đình vào Kim Giang.

Thành phố cho hay, phần lớn các phường sau khi sáp nhập vẫn chưa đạt được tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số  theo quy định, nhưng do các yếu tố đặc thù nên không thể nhập thêm đơn vị hành chính khác liền kề.

Tại các huyện, Ứng Hòa có số xã giảm lớn nhất khi nhập 14 xã thành 5 xã (giảm 9); Thường Tín, Đan Phượng và Quốc Oai cùng giảm 4 xã. Thị xã Sơn Tây giảm 2 phường: nhập phường Lê Lợi, phường Ngô Quyền và phường Quang Trung thành một phường mới.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

7. Hà Nội ủng hộ chủ trương nghiên cứu thiết kế công trình Tháp tài chính cao 108 tầng 

Căn cứ quy hoạch được duyệt, UBND thành phố Hà Nội cho rằng, việc xây dựng công trình Tháp tài chính cao 108 tầng thuộc dự án Thành phố thông minh là phù hợp với quy hoạch được phê duyệt, UBND thành phố Hà Nội tán thành và ủng hộ về chủ trương việc nghiên cứu thiết kế công trình Tháp tài chính cao 108 tầng thành tổ hợp công trình mang tầm cỡ quốc tế, góp phần quảng bá hình ảnh của Thủ đô Hà Nội, đất nước Việt Nam với thế giới.

Đây là nội dung đáng chú ý tại Văn bản số 460/UBND-ĐT về việc chiều cao tĩnh không công trình Tháp tài chính 108 tầng tại dự án đầu tư Thành phố thông minh, huyện Đông Anh (Hà Nội), được UBND thành phố Hà Nội gửi Bộ Giao thông vận tải để xin ý kiến mới đây.

Theo nội dung Văn bản trên, triển khai cụ thể hoá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 cùng các văn bản liên quan của nhiều cấp có thẩm quyền về chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Thành phố thông minh thuộc xã Hải Bối, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh với mục tiêu tạo lập, xây dựng khu đô thị mới thông minh, đồng bộ dọc trục Nhật Tân - Nội Bài, phát triển các trung tâm tài chính, ngân hàng, thương mại, dịch vụ cao tầng, hiện đại.

Theo đó xác định xây dựng công trình Trung tâm tài chính thương mại, hỗn hợp cao 108 tầng tại khu đất có quy mô diện tích 133.279m2. Hiện nay, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Thành phố thông minh Bắc Hà Nội (là Tổ chức kinh tế thực hiện dự án) đang triển khai các thủ tục đầu tư dự án Trung tâm tài chính thương mại, hỗn hợp nêu trên (Tháp tài chính) với quy mô công trình cao 108 tầng, chiều cao dự kiến 639m với mục tiêu trở thành toà nhà cao nhất Việt Nam.

Văn bản UBND thành phố Hà Nội đã viện dẫn báo cáo của Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Thành phố thông minh Bắc Hà Nội, Công ty đã liên hệ với Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu để xin chấp thuận độ cao tĩnh không của công trình Tháp tài chính theo quy định của Nghị định 32/2016/NĐ-CP ngày 6/5/2016 của Chính phủ về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời Việt Nam và đã được Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu lấy ý kiến của Bộ Tham mưu Quân chủng Phòng không - Không quân và Cục Hàng không Việt Nam - Bộ Giao thông vận tải.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

8. TP.HCM đề xuất xây thêm 6 công viên quy mô lớn

Để tăng mảng xanh, TP.HCM đề xuất xây dựng thêm 6 công viên với tổng diện tích gần 800 ha thuộc thành phố Thủ Đức, huyện Củ Chi, quận 12, quận Bình Tân, quận Bình Thạnh. Trong đó, công viên lớn nhất rộng đến gần 490 ha….

Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP.HCM trình UBND TP.HCM, năm 2023 thành phố đã trồng mới và cải tạo gần 12.500 cây xanh (chỉ tiêu là 6.000 cây); thực hiện phát triển 8,2ha công viên công cộng (chỉ tiêu 5ha); phát triển hơn 32ha mảng xanh công cộng (chỉ tiêu 2ha). Năm 2024, các chỉ tiêu trên sẽ vẫn được giữ nguyên. 

Theo Sở Xây dựng thành phố, trong quyết định của UBND thành phố năm 2021 về kế hoạch chương trình phát triển công viên và cây xanh công cộng giai đoạn 2020 - 2025 thành phố đặt chỉ tiêu tăng thêm 150ha đất công viên công cộng, tương đương 0,65m2/người (tính trên quy mô 10 triệu dân).

Về mục tiêu xa hơn, giai đoạn 2026 - 2030, TP.HCM phấn đấu tăng 10ha mảng xanh công cộng, đất công viên đạt 1m2/người (tính trên quy mô 11 triệu dân), trồng mới và cải tạo 30.000 cây xanh.

Do đó, để hoàn thành chỉ tiêu này, thành phố cần thực hiện tối thiểu 54 dự án với kinh phí đầu tư ước tính hơn 9.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay mới có 8 dự án hoàn thiện và trình đề xuất chủ trương đầu tư. Trong số 8 dự án này, thành phố đã chấp thuận 4 dự án với kinh phí 1.590 tỷ đồng.

Ngoài ra, báo cáo của Sở Xây dựng TP.HCM cũng đề xuất xây dựng thêm 6 công viên có quy mô lớn từ nguồn đất công hoặc đất trống .

Trong đó, lớn nhất là công viên Sài Gòn Safari ở huyện Củ Chi, rộng 485 ha, cách trung tâm khoảng 50 km. Dự án Công viên Sài Gòn Safari nằm trên địa bàn hai xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng, thuộc cụm du lịch văn hóa lịch sử Củ Chi với các khu chức năng thả thú bán hoang dã; trưng bày thú mở (hệ thống chuồng trại dạng mở và cảnh quan, trưng bày các loài thú đặc trưng của các châu lục trên thế giới, vườn thú đêm trưng bày các loài thú chuyên sinh hoạt vào ban đêm).

Kế đến là khu lâm viên sinh thái ở thành phố Thủ Đức rộng 128 ha thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm; công viên cây xanh thuộc khu công viên cây xanh - thể dục thể thao phường 12, quận Bình Thạnh rộng 3,8 ha; công viên cây xanh Thạnh Xuân ở quận 12 rộng 150 ha, nằm ở hai phường Thạnh Xuân và Thới An; công viên quảng trường Thủ Thiêm ở thành phố Thủ Đức rộng 20 ha; công viên Gò Cát ở quận Bình Tân rộng 13 ha.

Click để đọc chi tiết về bài viết!9. 

9. Khởi công cầu bắc qua sông Hồng nối quận Bắc Từ Liêm với huyện Đông Anh trong tháng 10 năm nay

Sau khi có phương án thi tuyển kiến trúc cầu Thượng Cát bắc qua sông Hồng, UBND thành phố Hà Nội vừa yêu cầu chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan nhanh chóng triển khai các bước tiếp theo để đến 10/10 năm nay khởi công dự án có tổng mức đầu tư hơn 8.300 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa có yêu cầu Ban QLDA đầu tư công trình giao thông Hà Nội (chủ đầu tư), Sở KH&ĐT triển khai các bước tiếp theo sau khi có kết quả tuyển chọn phương án kiến trúc cho cầu Thượng Cát. Theo ông Tuấn, dự án đầu tư xây dựng cầu Thượng Cát nằm trên tuyến đường Vành đai 3,5 rất quan trọng. “Việc đầu tư xây dựng cầu Thượng Cát bảo đảm tính đồng bộ, thông suốt, nối thông toàn tuyến đường Vành đai 3,5 từ phía Nam lên phía Bắc sông Hồng; mở thêm đường kết nối phía Tây, Tây Nam Thủ đô giữa các quận, huyện phía Bắc và Nam sông Hồng...”, ông Tuấn cho hay.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

10. Đề xuất quy hoạch thêm 2 thành phố trong TP HCM

TSKH- KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng TP HCM nên quy hoạch thêm 2 thành phố trong thành phố ở phía Nam và phía Bắc.

Ngày 31-1, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan chủ trì hội thảo khoa học góp ý dự thảo Quy hoạch TP HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tại báo cáo kỳ cuối, liên danh tư vấn đề xuất phương ánh quy hoạch đô thị gồm đô thị trung tâm loại đặc biệt; TP Thủ Đức (loại 1); 3 thành phố vệ tinh gồm: Hóc Môn - Củ Chi (loại III), TP Bình Chánh (loại III), quận 7 – Nhà Bè - Cần Giờ (loại 3). Dân số đô thị chính thức khoảng 10,5 triệu người và tỉ lệ đô thị hóa đạt trên 90%.

TSKH- KTS Ngô Viết Nam Sơn, thành viên tổ tư vấn phản biện quy hoạch, cho rằng ngoài đô thị đặc biệt trung tâm lâu nay là trọng điểm phát triển kinh tế xã hội của thành phố thì TP Thủ Đức là một tiềm năng mới - khu vực đột phá và phát triển nhanh nhất thành phố trong tương lai.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Tin tức tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 02 năm 2024

Tin tức tổng hợp chính sách pháp luật về bất động sản tháng 02 năm 2024

Tin tức tổng hợp về phân tích nhận định của chuyên gia tháng 02 năm 2024

Tin tức tổng hợp giá cả thị trường bất động sản tháng 02 năm 2024

 

Tin tức tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 01 năm 2024

Tin tức bất động sản về chính sách, pháp luật  tháng 11 năm 2023

Thuê văn phòng làm việc Co-working Space (Timesspace)

+ Bài học - giáo dục về Bất động sản (Timesedu)

+ Thông tin hữu ích về thị trường BĐS

+ Pháp luật BĐS

+ Phong thủy BĐS

+ Bản tin bất động sản

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan

360 độ các Tỉnh/TP

360 độ tỉnh Hưng Yên - nơi tiềm năng thức giấc

  • 20/12/2022

360 độ những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Quảng Ninh

  • 20/12/2022

360* những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Thái Nguyên

  • 20/12/2022