Tin tức tổng hợp thị trường bất động sản từ 20.03 - 25.03.2023
- 277
Tổng hợp tin tức bất động sản tâm điểm trên địa bàn cả nước Times Pro tổng hợp từ ngày 20.03 đến 25.03.2023 gồm các tin chính sau:
Trái ngược với không khí hồ hởi của năm trước, các doanh nghiệp bất động sản bước vào mùa đại hội đồng cổ đông thường niên năm nay với một tâm trạng nặng nề và nhiều lo lắng.
Với nhiều nhóm ngành, tháng 3 là thời điểm bắt đầu mùa đại hội đồng cổ đông thường niên. Từ giữa tháng trở đi, các doanh nghiệp đua nhau họp, thậm chí một ngày diễn ra 4 – 5 đại hội. Nhưng doanh nghiệp bất động sản dường như ngoại lệ. Cho đến giờ này, có rất ít doanh nghiệp công bố kế hoạch cũng như niêm yết lịch họp, một chỉ dấu có phần đáng quan ngại với thị trường.
Nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng thừa nhận, cho tới thời điểm này, họ vẫn chưa có kế hoạch cuối cùng cho năm tài chính 2023, dù cho trong điều kiện bình thường, những kế hoạch này đã được cơ bản làm xong từ cuối năm trước. Chỉ xét riêng kế hoạch marketing - truyền thông cho các dự án bất động sản, nhiều doanh nghiệp cũng chưa họp bàn hay thống nhất. Quan sát thực tế cũng cho thấy điều đó khi từ cuối quý IV/2022 tới nay, số doanh nghiệp, dự án chạy quảng cáo vô cùng ít ỏi.
Với bối cảnh có nhiều ẩn số, doanh nghiệp bất động sản năm nay sẽ có tâm lý chờ đợi những tín hiệu vĩ mô để điều chỉnh kế hoạch. Một trong những tín hiệu đó là quá trình sửa đổi và thông qua các đạo luật nền tảng của thị trường, gồm: Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở. Nội dung cuối cùng của các đạo luật này sẽ quyết định tới kết quả của công cuộc rà soát pháp lý các dự án bất động sản, vốn đã kéo dài nhiều năm qua, từ đó mở ra con đường cho các doanh nghiệp phát triển sản phẩm hoặc chuyển nhượng nếu cần.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng sẽ ngóng đợi các tín hiệu quan trọng khác như: chính sách tín dụng đối với bất động sản, lộ trình giảm lãi suất, chuyển biến của thị trường trái phiếu… Đây đều là những tín hiệu có thể làm thay đổi cuộc chơi bất động sản năm nay, thậm chí là trong cả năm tới.
Click để đọc chi tiết về bài viết
Kể từ sau khi Nghị định 08 có hiệu lực, nhóm công ty bất động sản đã phát hành hơn 23.800 tỷ đồng trái phiếu tính theo mệnh giá.
Trong đó, các đợt phát hành lớn ngoài Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Đô thị Hưng Yên còn có Công ty TNHH Kinh doanh Nội thất Luxury Living (4.800 tỷ đồng), CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nam An (4.700 tỷ đồng), CTCP Đầu tư Kinh doanh và Phát triển Đô thị Ngôi sao Phương Nam (4.695 tỷ đồng) và Công ty TNHH Kinh doanh Bất động sản Dream City Villas (2.300 tỷ đồng).
Click để đọc chi tiết về bài viết
Trong điều kiện hiện nay, các bên tham thị trường đang tận dụng thời gian để đánh giá lại năng lực, cơ hội lẫn rủi ro của danh mục tài sản. Nếu nắm bắt và đáp ứng được xu thế mới, đây sẽ là thời điểm để thị trường bất động sản Việt Nam bước vào chu kỳ phát triển mới, bền vững, ổn định hơn…
BĐS văn phòng
Đối với phân khúc bất động sản văn phòng, bà Nhung Vũ, Phó Giám đốc dịch vụ văn phòng Colliers Việt Nam, cho biết dù mô hình văn phòng truyền thống vẫn chiếm ưu thế tại Việt Nam, nhưng xu hướng làm việc linh hoạt ngày càng được chấp nhận rộng rãi. Điều này đặt ra yêu cầu cần tái thiết không gian làm việc theo hướng bền vững, linh hoạt mà vẫn đảm bảo gắn kết nội bộ.
BĐS bán lẻ
Ngoài ra, thị trường bất động sản bán lẻ Việt Nam cũng có tiềm năng rất dồi dào bởi nhiều thương hiệu lớn vẫn tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô. Theo chuyên gia Colliers, Aeon Mall Việt Nam vừa khởi công Aeon Huế, sau đó nhận phê duyệt quy hoạch cho dự án Aeon Hoàng Mai – Hà Nội. Tiếp theo, Central Retail công bố đầu tư 25%-30% trong tổng số 28 tỷ baht, tương đương gần 800 triệu USD cho thị trường Việt Nam, với 5-7 trung tâm thương mại mới vận hành vào năm 2024.
BĐS KCN
bất động sản công nghiệp (nhà máy, kho bãi, hậu cần), chuyên gia Collier cho rằng, “Dù nguồn cung đất cho thuê trong khu công nghiệp, khu chế xuất chưa đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư, và còn vướng mắc ở thủ tục, nhưng đây sẽ là loại hình sôi động nhất thị trường Việt Nam năm nay”.
Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!
Đông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới và phát triển, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, thu ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm của cả nước.
Đông Nam Bộ là vùng kinh tế trọng điểm, đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó, TP HCM với vai trò là hạt nhân của Vùng đã có thỏa thuận hợp tác phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội
Gỡ điểm nghẽn về hạ tầng giao thông toàn vùng
"Vấn đề phát triển hạ tầng giao thông kết nối liên vùng là yếu tố quan trọng nhất của Vùng hiện nay. Không chỉ phát triển giao thông đường bộ, mà cần tận dụng tiềm năng và phát triển tất cả các mạng lưới giao thông kết nối như đường không, đường thủy, đường sắt. Đây chính là việc làm cấp bách đối với yêu cầu phát triển của vùng Đông Nam Bộ", Bí thư Thành ủy TP HCM nhấn mạnh.
Động lực phát triển của cả nước
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, hiện nay Bộ đang chuẩn bị các nội dung để trình Chính phủ một số vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ. Theo đó, sẽ tập trung vào các nhóm vấn đề như liên kết phát triển hạ tầng giao thông kết nối Vùng; phát triển nông nghiệp, công nghiệp công nghệ cao; phát triển vận tải logistics; khoa học công nghệ và chuyển đổi số; tài nguyên nước và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Vùng...
Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!
Để định hướng giải quyết các vấn đề và tháo gỡ các khó khăn trong phát triển nhà ở xã hội, Ban Kinh tế Trung ương được Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng Đề án “Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp”...
Vừa qua, Thường trực Tổ Biên tập Đề án “Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp” đã có buổi làm việc với đại diện lãnh đạo 19 công ty, doanh nghiệp bất động sản phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp tại TP.HCM.
CÁC CƠ CHẾ ƯU ĐÃI CÒN CHẬM VÀ NHIỀU VƯỚNG MẮC
Theo nhận định của Ban Kinh tế Trung ương, thời gian qua đã có nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để hỗ trợ các đối tượng chính sách xã hội cải thiện nhà ở, có chỗ ở an toàn. Cả nước đã hoàn thành 301 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị và nhà ở công nhân khu công nghiệp với quy mô xây dựng khoảng 155.800 căn, tổng diện tích hơn 7.790.000 m2. Tuy nhiên, phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp vấn còn nhiều hạn chế, tồn tại, chưa đáp ứng được nhu cầu về nhà ở của người dân thuộc đối tượng.
Nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển phân khúc nhà ở xã hội nhà ở cho người có thu nhập thấp còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ và kịp thời; nhiều địa phương chưa thực sự tâm đúng mức đến phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp.
CÁC DOANH NGHIỆP LIÊN TỤC BỊ THANH TRA, KIỂM TOÁN
Đại diện các doanh nghiệp, công ty bất động sản phát triển đã nêu ra những khó khăn trong việc điều chỉnh quy hoạch để phát triển nhà ở xã hội; trong huy động và ưu đãi vốn; trong việc xác định những người đủ tiêu chuẩn mua nhà ở xã hội; trong việc thực hiện các ưu đãi đối với doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội do sự khác biệt về quy định giữa quy định pháp luật về phát triển nhà ở xã hội và các văn bản Luật hiện hành trong quá trình áp dụng. Rồi viẹc thiếu quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội…
Ngoài ra còn có vấn đề là các doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội bị thanh tra, kiểm toán liên tục khiến doanh nghiệp lo lắng, tốn kém trong quá trình thanh tra, kiểm toán.
Mục đích của đề án “Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp” là làm rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp; Làm rõ thực trạng công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng các cấp trong việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp; Làm rõ kết quả đạt được và những hạn chế về phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp giai đoạn từ năm 2010 đến nay; Làm rõ bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp; Đề xuất các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp…
Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!
Trong số hàng nghìn ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân, chế độ sử dụng các loại đất; Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là những vấn đề nhận được nhiều quan tâm nhất...
Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!
Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa có hướng dẫn giá tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) với hoạt động chuyển nhượng bất động sản và hoàn thuế GTGT với dự án đầu tư.
Theo đó, Thông tư số 13 quy định chi tiết về giá đất được trừ để tính thuế GTGT. Như vậy, đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, giá tính thuế GTGT là giá chuyển nhượng bất động sản trừ (-) giá đất được trừ để tính thuế GTGT.
Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) không tán thành quy định thời hạn sở hữu chung cư. Trong khi nhiều người chờ Bộ Xây dựng xem xét rút đề xuất trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), nhiều ý kiến vẫn tranh luận liên quan vấn đề này.
Chung cư có thời hạn giá rẻ, đất ngõ, vùng ven sẽ tăng giá
Dù vậy, tại tờ trình mới nhất gửi lên UBTVQH, Chính phủ đưa ra 1 phương án duy nhất sở hữu nhà chung cư cần có thời hạn. Thời hạn sử dụng nhà chung cư được xác định theo hồ sơ thiết kế và thời gian sử dụng thực tế do cơ quan có thẩm quyền thẩm định.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, chung cư có thời hạn do chính quyền địa phương xem xét quyết định, theo từng dự án, đặt mục tiêu của chủ đầu tư. Chủ đầu tư định xây 70 năm sẽ thiết kế 70 năm và chính quyền địa phương phê duyệt 70 năm với giá tính theo thời hạn này. Nếu thiết kế 100 năm sẽ phê duyệt theo thời gian này. Theo đó, thời hạn sẽ linh hoạt . “Một công trình thiết kế 50 năm không thể nói là sẽ tồn tại 70 năm, cơ quan chức năng sẽ thẩm tra, phê duyệt. Vấn đề này tùy theo chủ đầu tư”, ông Sinh nói. Ông Sinh cho biết thêm, với phương án trên, chủ sở hữu nhà chung cư thuộc diện phá dỡ sẽ được quyền tiếp tục sử dụng diện tích đất có nhà chung cư, nhưng phải đóng góp kinh phí xây dựng chung cư mới. Việc đóng góp kinh phí để xây dựng lại nhà chung cư được xác định theo tỷ lệ diện tích sử dụng căn hộ sở hữu cá nhân với suất đầu tư (tại thời điểm lập phương án bồi thường).
Trường hợp chủ sở hữu không có nhu cầu đóng góp kinh phí để phá dỡ, xây dựng lại nhà chung cư thì được bồi thường giá trị quyền sử dụng đất theo tỷ lệ diện tích sử dụng chung, được xác định theo quy định của pháp luật đất đai tại thời điểm thực hiện bồi thường và phải bàn giao lại diện tích đất thuộc quyền sử dụng cho chủ đầu tư dự án.
Cùng với đó, thời hạn sở hữu nhà chung cư phải được ghi rõ trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư. Trường hợp nhà chung cư hết thời hạn sở hữu nhưng vẫn còn đủ điều kiện tiếp tục được sử dụng theo kết luận kiểm định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì chủ sở hữu đề nghị cơ quan cấp giấy chứng nhận gia hạn thời hạn sở hữu.
Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!
Góp ý dự thảo Luật Đất đai, chuyên gia kiến nghị cần bắt đầu nghiên cứu áp dụng các loại thuế, phí như thuế lũy tiến với những người mua nhà ở thứ 2 trở lên và thuế lũy tiến theo thời gian bán bất động sản, các loại phụ phí để hạn chế đầu cơ đất, giữ đất, hạn chế tình trạng nhà/đất không sử dụng...
Nghị quyết 18 về vấn đề hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính về đất đai đã đưa ra định hướng về chính sách ưu đãi thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất với các trường hợp khu vực, địa bàn ưu đãi đầu tư, hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, địa phương được quy hoạch sản xuất nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ các loại rừng,...
Ngoài ra, Nghị quyết cũng nêu rõ “Quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang.”
Để thể chế hóa chủ trương này, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung việc tính tiền đất tăng thêm đối với dự án chậm tiến độ, không đưa đất vào sử dụng.
Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!
Ngân hàng Nhà nước khuyến khích tổ chức tín dụng tập trung nguồn vốn cho các phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; đồng thời kiểm soát rủi ro tín dụng đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản tiềm ẩn rủi ro.
Năm 2023, NHNN đã đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao hơn năm trước, ở mức 14-15%; có điều chỉnh phù hợp với thực tiễn để đáp ứng nhu cầu vốn cho các ngành, lĩnh vực, trong đó có bất động sản. Đồng thời, tại Hội nghị về tín dụng bất động sản ngày 8/2/2023, NHNN đã chỉ đạo các TCTD tiếp tục dành vốn tín dụng cho các dự án bất động sản đủ điều kiện pháp lý, có khả năng tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thực về nhà ở và đảm bảo kế hoạch trả nợ.
Bên cạnh đó, kiểm soát rủi ro cấp tín dụng đối với phân khúc bất động sản cao cấp đang dư thừa nguồn cung/bất động sản không có nhu cầu thực/kinh doanh có tính chất đầu cơ bất động sản, làm giá, lũng đoạn thị trường bất động sản; kiểm soát mức độ tập trung tín dụng vào một số khách hàng/nhóm khách hàng lớn, khách hàng có liên quan đến cổ đông lớn, người có liên quan của cổ đông của TCTD,...
Nỗ lực tối đa tiết giảm chi phí hoạt động để có dư địa phấn đấu giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực bất động sản.
Sau Hội nghị, 4 ngân hàng thương mại Nhà nước đã thống nhất sẽ dành một gói tín dụng trị giá 120.000 tỷ đồng cho lĩnh vực nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp với lãi suất cho vay thấp hơn từ 1,5 - 2% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường.
Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!
Khu đô thị mới tại khu vực quận Dương Kinh và huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng mà Vinhomes đăng ký thực hiện có diện tích hơn 240 ha, quy mô dân số khoảng 48.000 người.
Trước đó, vào giữa tháng 2, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hải Phòng đã thông báo mời các nhà đầu tư quan tâm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới tại khu vực quận Dương Kinh và huyện Kiến Thụy.
Địa điểm thực hiện dự án thuộc địa giới hành chính phường Hòa Nghĩa, quận Dương Kinh và xã Đông Phương, xã Đại Đồng, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng. Quy mô dân số dự kiến 48.000 người.
Thời hạn hoạt động của dự án trong 50 năm kể từ ngày nhà đầu tư được UBND thành phố giao đất, cho thuê đất. Chủ đầu tư triển khai đầu tư xây dựng các hạng mục công trình của dự án và đưa dự án vào vận hành khai thác trong vòng 5 năm kể từ ngày có quyết định giao đất.
Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!
Xem thêm những tin tức của Times Pro.
Tin tức liên quan
Đánh giá bài viết!