Tin tức
01/04 2023

Tin tức pháp luật bất động sản tổng hợp tháng 3 năm 2023

  • 349
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tin tức pháp luật bất động sản Times Pro tổng hợp trong tháng gồm những tin tức sau:

  1. Đề xuất xây dựng Luật thuế bất động sản
  2. Nghiên cứu áp dụng thuế lũy tiến với người nhiều nhà và theo thời gian bán bất động sản
  3. Quy định mới về tính thuế khi chuyển nhượng bất động sản
  4. Sửa đổi công thức tính sẽ khiến giá bán, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tăng lên
  5. Triển khai gần 1.400 cuộc thanh, kiểm tra chuyên ngành đất đai trên toàn quốc
  6. Cần chế tài xử lý nghiêm các dự án “treo”, đảm bảo quyền sử dụng đất của người dân
  7. TAND sẽ giải quyết tranh chấp đất đai
  8. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với phát triển nhà ở xã hội
  9. Chung cư có niên hạn sẽ kéo giảm giá nhà?

tin-tuc-phap-lua-bat-dong-san(Sử dụng tính năng mục lục bên lề trái để có trải nhiệm đọc tốt hơn)

TIN TỨC PHÁP LUẬT BẤT ĐỘNG SẢN VỀ THUẾ

1. Đề xuất xây dựng Luật thuế bất động sản

Nếu được thông qua vào năm 2025, Luật thuế bất động sản dự kiến sẽ có các mức thuế khác nhau đối với nhà ở, đất ở và chung cư. Đối với đất chưa đưa vào sử dụng hoặc chậm đưa vào sử dụng theo đúng quy định dự kiến sẽ bị áp dụng mức thuế suất cao.

Bộ Tư pháp đang hoàn thiện dự thảo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh năm 2023 của Chính phủ.

Theo đó, một trong những nội dung đáng chú ý là xây dựng Luật thuế bất động sản chung, thay thế cho Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. 

Luật thuế bất động sản là dự án Luật có phạm vi điều chỉnh rộng, tác động lớn (đối tượng điều chỉnh là đất, nhà và công trình xây dựng nên có phạm vi và tác động đến toàn thể người dân và doanh nghiệp trên cả nước),...; khi ban hành sẽ tác động trực tiếp đến quyền lợi của người dân và doanh nghiệp).

Về mốc thời gian, Bộ Tư pháp đề xuất Chính phủ có thể trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp tháng 10/2024 và dự kiến thông qua tại kỳ họp tháng 5/2025.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Nghiên cứu áp dụng thuế lũy tiến với người nhiều nhà và theo thời gian bán bất động sản

Góp ý  dự thảo Luật Đất đai, chuyên gia kiến nghị cần bắt đầu nghiên cứu áp dụng các loại thuế, phí như thuế lũy tiến với những người mua nhà ở thứ 2 trở lên và thuế lũy tiến theo thời gian bán bất động sản, các loại phụ phí để hạn chế đầu cơ đất, giữ đất, hạn chế tình trạng nhà/đất không sử dụng...

Nghị quyết 18 về vấn đề hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính về đất đai đã đưa ra định hướng về chính sách ưu đãi thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất với các trường hợp khu vực, địa bàn ưu đãi đầu tư, hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, địa phương được quy hoạch sản xuất nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ các loại rừng,...

Ngoài ra, Nghị quyết cũng nêu rõ “Quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang.”

Để thể chế hóa chủ trương này, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung việc tính tiền đất tăng thêm đối với dự án chậm tiến độ, không đưa đất vào sử dụng.

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

3. Quy định mới về tính thuế khi chuyển nhượng bất động sản

Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa có hướng dẫn giá tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) với hoạt động chuyển nhượng bất động sản và hoàn thuế GTGT với dự án đầu tư.

Theo đó, Thông tư số 13 quy định chi tiết về giá đất được trừ để tính thuế GTGT. Như vậy, đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, giá tính thuế GTGT là giá chuyển nhượng bất động sản trừ (-) giá đất được trừ để tính thuế GTGT.

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

4. Sửa đổi công thức tính sẽ khiến giá bán, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tăng lên

Theo VCCI, sửa đổi công thức tính giá bán, giá cho thuê nhà ở xã hội theo hướng bỏ quy định về phần giảm trừ lợi nhuận của phần diện tích nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được phân bổ cho phần diện tích nhà ở xã hội để bán, sẽ khiến cho giá bán, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tăng…

CẦN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐIỀU CHỈNH

Dự thảo sửa đổi công thức tính giá bán, giá cho thuê nhà ở xã hội theo hướng bỏ quy định về phần giảm trừ lợi nhuận của phần diện tích nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được phân bổ cho phần diện tích nhà ở xã hội để bán, sẽ khiến giá bán, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tăng lên, nên cần đánh giá tác động của việc điều chỉnh này.

Về công thức tính giá bán nhà ở xã hội sau khi đã cho thuê, theo quy định về việc cho thuê nhà ở xã hội, nhà ở xã hội cho thuê sau 5 năm mới được phép bán. Qua phản ánh, doanh nghiệp đang gặp khó khăn khi xác định giá bán phần diện tích của nhà ở xã hội này, do công thức tính giá bán chưa tính đến trường hợp bán nhà sau thời gian cho thuê. Điều này khiến việc xác định giá bán không thống nhất.

 KHÔNG THÊM ĐIỀU KIỆN VỚI CHỦ ĐẦU TƯ XÂY NHÀ Ở XÃ HỘI

Theo VCCI, hiện nay, một số doanh nghiệp có nhận xét, quy định này phù hợp, hiệu quả cho các dự án khu đô thị, nhà ở thương mại và phù hợp với Luật Quy hoạch đô thị (chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập quy hoạch chi tiết khu vực được giao đầu tư), lại vừa phù hợp thực tiễn, bởi quy hoạch phân khu đã xác định được các chỉ tiêu để cơ quan nhà nước lập hồ sơ mời thầu, các nhà đầu tư lập hồ sơ mời thầu.

Vì vậy, Dự thảo không cần thiết phải bổ sung thêm điều kiện “đồng thời, khu đất dự kiến thực hiện dự án nhà ở phải được cơ quan chuyên môn về quy hoạch xây trực thuộc cấp phê duyệt quy hoạch chi tiết quy định về các chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch và các yêu cầu liên quan về kết nối hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật".

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

TIN TỨC PHÁP LUẬT BẤT ĐỘNG SẢN VỀ THANH TRA, KIỂM TRA, KIỂM SOÁT, XỬ LÝ VI PHẠM 

1. Triển khai gần 1.400 cuộc thanh, kiểm tra chuyên ngành đất đai trên toàn quốc

Trong 3 năm qua, đã có 1.383 cuộc thanh kiểm tra chuyên ngành về đất đai đối với hơn 3.500 tổ chức, cá nhân được ngành tài nguyên và môi trường triển khai trên cả nước. Qua đó phát hiện, xử lý nhiều sai phạm, trong đó các vi phạm chủ yếu tập trung vào vấn đề sử dụng đất không đúng mục đích; không sử dụng đất hoặc tiến độ thực hiện chậm, lấn chiếm đất đai…

XỬ PHẠT VI PHẠM 2.606 TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Trong giai đoạn này, toàn ngành đã tổ chức tiếp 10.582 lượt công dân, tiếp nhận và xử lý được 42.782 lượt đơn, tham mưu giải quyết được hơn 80% số vụ việc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền.

Năm 2022, ngành đã tổ chức tiếp 4.097 lượt với 4.625 công dân; trong đó có 43 lượt đoàn đông người với 271 người (tăng 1.447 lượt, tăng 1.523 người và tăng 9 lượt đoàn đông người so với năm 2021). Nội dung tiếp chủ yếu liên quan đến lĩnh vực đất đai với 3.842 lượt (chiếm 94%).

Cụ thể, trong năm 2022, ngành tài nguyên môi trường đã triển khai 1.974 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 5.275 tổ chức, cá nhân; trong đó có 51 cuộc thanh tra, kiểm tra hành chính và 1.923 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.

Qua thanh tra đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 962 tổ chức, cá nhân với số tiền hơn 134,7 tỷ đồng; kiến nghị truy thu nộp ngân sách nhà nước hơn 18,8 tỷ đồng; kiến nghị thu hồi 374 ha đất...

 37% SỐ ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC THANH TRA CÓ HÀNH VI VI PHẠM

Trong năm 2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tập trung thanh tra một số dự án có giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; một số dự án có chuyển đổi mục đích đất trồng lúa và đất rừng phòng hộ; Kiểm tra đối với các dự án không hoặc chậm đưa đất vào sử dụng; kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai, việc quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông lâm trường.

Cùng với đó sẽ kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện và công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030; Kiểm tra việc chấp hành các quy định của Luật Đất đai 2013 trong công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất ở địa phương…

Ngoài ra, Bộ cũng sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với các tổ chức có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường trên cơ sở yêu cầu của công tác quản lý nhà nước cũng như thông tin phản ánh của cơ quan truyền thông, của người dân cũng như của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Nguồn: Bộ Tài Nguyên và Môi trường

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

2. Cần chế tài xử lý nghiêm các dự án “treo”, đảm bảo quyền sử dụng đất của người dân

Cần làm rõ hơn quyền của người sử dụng đất trong vùng quy hoạch, đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Luật cần qui định chế tài xử lý và thực hiện nghiêm chế tài đối với các dự án “treo” để đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất và việc sử dụng đất hiệu quả, tránh lãng phí…

ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI DÂN CÓ ĐẤT BỊ THU HỒI

Về thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, các đại biểu cho rằng cần có quy định cụ thể để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa Nhà nước, chủ đầu tư và người sử dụng đất; đồng thời, giúp các địa phương có sự chủ động hơn trong việc thu hồi đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở đặc điểm tình hình cụ thể của mỗi địa phương.

Bên cạnh đó, cần làm rõ phương án bồi thường đất thỏa đáng để đảm bảo việc thu hồi đất, đặc biệt là ở khu đô thị, khu dân cư diễn ra minh bạch, công bằng, tránh  áp giá đền bù thấp mang tính áp đặt hay tạo kẽ hở trục lợi, lợi ích nhóm. Ngoài ra, áp dụng khung giá bồi thường theo thị trường, để giảm bớt thiệt hại cho người dân, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân. Xây dựng phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư cụ thể, rõ ràng, minh bạch để làm giảm bớt lo lắng, tranh chấp, khiếu nại của người dân.

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

3. Cần có cơ chế kiểm soát hiệu quả và thống nhất về giá đất

Các địa phương đề xuất, kiến nghị cần làm rõ hơn khái niệm về các trường hợp Nhà nước được thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; đồng thời cần hướng dẫn rất cụ thể về xác định giá đất…

Một số ý kiến cho rằng để đảm bảo thống nhất đất đai thuộc sở hữu toàn dân và đồng nhất trong công tác giải phóng mặt bằng, đề nghị sửa Luật theo hướng thu hẹp các trường hợp nhận chuyển nhượng (thỏa thuận) để chuyển mục đích sử dụng đất, tăng các trường hợp thu hồi đất.

Trường hợp dự án thỏa thuận thì cần bổ sung quy định, giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất không cao hơn tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Khi dự án nhận chuyển nhượng được 75% diện tích, số diện tích còn lại người sử dụng đất không đồng ý chuyển nhượng thì được phép cưỡng chế như trường hợp Nhà nước thu hồi đất.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

4, TAND sẽ giải quyết tranh chấp đất đai

Dự thảo Luật đã bổ sung quy định kiểm toán về đất đai, sửa đổi quy định về theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai và trách nhiệm quản lý hệ thống theo dõi và đánh giá; bổ sung quy định về kiểm tra chuyên ngành đất đai nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với giám sát, kiểm soát quyền lực, đồng thời đồi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai.

Riêng thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, dự thảo Luật quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai theo hướng chuyển toàn bộ sang cho Tòa án nhân dân giải quyết; UBND các cấp không giải quyết tranh chấp đất đai mà chỉ cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất để làm căn cứ cho Tòa án nhân dân giải quyết. Việc quy định như dự thảo Luật để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp; đảm bảo tính nghiêm minh, thống nhất của pháp luật, một việc chỉ giao cho một cơ quan giải quyết; phù hợp với chiến lược cải cách tư pháp của Nhà nước, thông lệ, luật pháp quốc tế.

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết!

TIN TỨC PHÁP LUẬT BẤT ĐỘNG SẢN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC

1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với phát triển nhà ở xã hội

Để định hướng giải quyết các vấn đề và tháo gỡ các khó khăn trong phát triển nhà ở xã hội, Ban Kinh tế Trung ương được Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng Đề án “Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp”...

Vừa qua, Thường trực Tổ Biên tập Đề án “Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp” đã có buổi làm việc với đại diện lãnh đạo 19 công ty, doanh nghiệp bất động sản phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp tại TP.HCM.

CÁC CƠ CHẾ ƯU ĐÃI CÒN CHẬM VÀ NHIỀU VƯỚNG MẮC

Theo nhận định của Ban Kinh tế Trung ương, thời gian qua đã có nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để hỗ trợ các đối tượng chính sách xã hội cải thiện nhà ở, có chỗ ở an toàn. Cả nước đã hoàn thành 301 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị và nhà ở công nhân khu công nghiệp với quy mô xây dựng khoảng 155.800 căn, tổng diện tích hơn 7.790.000 m2. Tuy nhiên, phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp vấn còn nhiều hạn chế, tồn tại, chưa đáp ứng được nhu cầu về nhà ở của người dân thuộc đối tượng.

Nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển phân khúc nhà ở xã hội nhà ở cho người có thu nhập thấp còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ và kịp thời; nhiều địa phương chưa thực sự tâm đúng mức đến phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp.

CÁC DOANH NGHIỆP LIÊN TỤC BỊ THANH TRA, KIỂM TOÁN

đại diện các doanh nghiệp, công ty bất động sản phát triển đã nêu ra những khó khăn trong việc điều chỉnh quy hoạch để phát triển nhà ở xã hội; trong huy động và ưu đãi vốn; trong việc xác định những người đủ tiêu chuẩn mua nhà ở xã hội; trong việc thực hiện các ưu đãi đối với doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội do sự khác biệt về quy định giữa quy định pháp luật về phát triển nhà ở xã hội và các văn bản Luật hiện hành trong quá trình áp dụng. Rồi viẹc thiếu quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội…

Ngoài ra còn có vấn đề là các doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội bị thanh tra, kiểm toán liên tục khiến doanh nghiệp lo lắng, tốn kém trong quá trình thanh tra, kiểm toán.

Mục đích của đề án “Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp” là làm rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp; Làm rõ thực trạng công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng các cấp trong việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp; Làm rõ kết quả đạt được và những hạn chế về phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp giai đoạn từ năm 2010 đến nay; Làm rõ bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp; Đề xuất các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp… 

Click vào đây để đọc chi tiết về bài viết! 

2. Chung cư có niên hạn sẽ kéo giảm giá nhà?

Theo TS. Nguyễn Văn Đính, quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư nhằm cải tạo dễ dàng hơn các chung cư cũ, chung cư hết giá trị sử dụng. Đồng thời, quy định này khi được thông qua sẽ góp phần làm giảm giá nhà chung cư.

Theo TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam: Về việc đảm bảo quyền lợi đối với những người dân đã mua và sở hữu nhà chung cư lâu dài, ông Đính cho rằng, khi quy định này được thông qua, những chung cư người dân đã mua trước đây thì vẫn được giữ nguyên. Đến khi tuổi thọ của chung cư không còn nữa thì áp dụng Luật mới và phải tìm nơi ở mới để người ta được mua. Như vậy, chủ sở hữu sẽ chuyển đổi từ nơi ở cũ sang nơi ở mới theo luật mới, khi đó, chính sách mới của mình cần có hỗ trợ cho đối tượng cũ vì họ mua nhà chung cư với giá sở hữu lâu dài.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Tham khảo thêm các bài viết khác tại Times Pro: 

+ Thông tin hữu ích về thị trường BĐS

+ Pháp luật BĐS

+ Phong thủy BĐS

+ Bản tin bất động sản

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan