Tin tức
29/12 2023

Tin tức tổng hợp giá cả thị trường bất động sản tháng 12 năm 2023

  • 338
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

"Với bước chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, ánh đèn đỏ và xanh của thị trường bất động sản đang tạo nên bức tranh sôi động, đầy tích cực và thách thức. Tháng 12 năm 2023 không chỉ đánh dấu kết thúc một năm đầy biến động, mà còn là thời điểm quan trọng để xem xét và đánh giá những diễn biến mới nhất về giá cả trong lĩnh vực bất động sản.

Những con số, chỉ số và xu hướng thị trường đang là đối tượng quan tâm hàng đầu của những nhà đầu tư, chuyên gia bất động sản và người mua bán nhà. Trong bối cảnh này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về giá cả thị trường bất động sản tháng 12 năm 2023, qua bức tranh toàn cảnh từ các chuyên gia, những dự báo tiêu biểu và những thách thức mà thị trường đang đối mặt.

Từ sự biến động của giá nhà đến xu hướng của thị trường cho đến những yếu tố tác động đặc biệt, bài viết này sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình giá cả trong thị trường bất động sản, mở ra những cơ hội mới và đồng thời đặt ra những câu hỏi quan trọng về tương lai của ngành này. Hãy cùng nhau bước vào cuộc hành trình khám phá sự đa dạng và động lực của thị trường bất động sản tháng 12 năm 2023."

tin-tuc-gia-ca-thi-truong-bat-dong-san-thang-12-nam-2023

  1. Giá nhà bỏ xa thu nhập của người dân
  2. Hà Nội: Mặt bằng bán lẻ liên tục thu hút các thương hiệu từ cao cấp
  3. 3 lý do 'tế nhị' khiến doanh nghiệp địa ốc không giảm giá
  4. Bất động sản công nghiệp tăng trưởng gấp đôi trong 10 năm tới
  5. Loạt yếu tố ảnh hưởng đến thị trường bất động sản 2024
  6. Ngã ngửa vì giá chung cư Hà Nội cao ngất ngưởng
  7. Lãi suất cao đè nặng thị trường bất động sản thương mại châu Á
  8. TP.HCM: Giá nhà và căn hộ đã tăng quá cao

1. Giá nhà bỏ xa thu nhập của người dân

Nguồn cung tiếp tục hạn chế là một trong những nguyên nhân khiến giá nhà ở "neo" tại mức cao và khó giảm.

Nhận định về thị trường bất động sản năm 2023, Bộ Xây dựng cho biết nguồn cung bất động sản tiếp tục hạn chế tại tất cả các phân khúc, kéo dài từ đầu năm cho đến hết quý III và cải thiện không đáng kể ở quý cuối năm.

Nguồn cung tiếp tục hạn chế là một trong những nguyên nhân khiến giá nhà ở "neo" tại mức cao và khó giảm do nhu cầu từ thị trường vẫn rất lớn.

Thực tế, dù thị trường rất khó khăn nhưng giá bất động sản lại vẫn "neo" mức cao, cách xa so với thu nhập của người dân. Thậm chí, phân khúc căn hộ chung cư tại các thành phố lớn vẫn tiếp tục duy trì đà tăng, thiết lập mặt bằng giá mới lên mức cao kỷ lục.

Theo ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), cả sức mua lẫn thanh khoản trên thị trường đều giảm mạnh. Việc thiếu nguồn cung đi liền với cơ cấu sản phẩm nhà ở không hợp lý, dư thừa sản phẩm, phân khúc cao cấp, trong khi đó lại thiếu nhà ở vừa túi tiền, đặc biệt thiếu nhà ở cho công nhân, nhà ở xã hội cũng như nhà ở có giá phù hợp với khả năng chi trả của các đối tượng thu nhập thấp tại đô thị.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng, phát hành trái phiếu và huy động vốn của khách hàng dẫn đến thiếu vốn, phải giãn tiến độ, dừng thực hiện dự án.

Khảo sát cho thấy, số lượng dự án nhà ở thương mại được cấp phép mới rất ít và đang ngày càng có xu hướng sụt giảm, đặc biệt là phân khúc bình dân, trung cấp. Theo số liệu công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản của Bộ Xây dựng, năm 2022, cả nước cũng chỉ có 126 dự án được cấp phép mới, chỉ bằng 52,7% so với năm 2021 và 17% năm 2020.

Đáng chú ý, không có bất kỳ dự án nhà ở hình thành trong tương lai nào thuộc phân khúc bình dân (giá dưới 25 triệu đồng/m2) đủ điều kiện huy động vốn và giao dịch nhà ở trong năm 2021 và năm 2022. Tỷ trọng căn hộ trung cấp (25 - 50 triệu đồng/m2) đủ điều kiện huy động vốn và giao dịch nhà ở cũng liên tục giảm 2 con số kể từ năm 2020. Tình trạng này tiếp tục kéo dài và không được cải thiện thêm trong năm 2023.

Theo dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới Việt Nam (VARS), số lượng căn hộ bình dân, trung cấp được chào bán liên tục sụt giảm kể từ năm 2019. Cụ thể, tổng số căn hộ bình dân mở bán trong năm 2022 chỉ bằng 10% so với năm 2019. Tỷ trọng nguồn cung căn hộ thuộc phân khúc bình dân trên tổng nguồn cung căn hộ mở bán cũng liên tục tụt giảm, từ mức 30% vào năm 2019 còn 7% vào năm 2022.

Giai đoạn 2019 - 2022, tỷ trọng căn hộ trung cấp cũng lần lượt tụt giảm xuống mức lần lượt là 54%, 46%, 34%, 27%. Sang năm 2023, phân khúc căn hộ loại này gần như vắng bóng.

Hội Môi giới Việt Nam dự báo, trong năm 2024, giá bán chung cư sơ cấp sẽ tiếp tục tăng trung bình khoảng 3 - 8%, bởi nguồn cung trong ngắn hạn vẫn chưa được giải quyết. Khan hiếm nguồn cung mới khiến thị trường thiếu tính cạnh tranh. Nếu không gặp khó khăn về dòng tiền, chủ đầu tư sẽ tiếp tục giữ giá cao để tối đa hóa lợi nhuận. Mặt khác, cơ sở hạ tầng không ngừng hoàn thiện cũng tiếp tục đẩy mặt bằng giá cao hơn nữa.

Giới chuyên gia nhận định giá chung cư "neo" cao không chỉ do chủ đầu tư cố "giữ giá" mà một phần còn do chi phí đầu tư, xây dựng tăng do giá nguyên vật liệu đầu vào, chi phí nhân công, chi phí tiếp cận tài chính "phi mã". Lãi suất thấp cùng lạm phát cao kỷ lục của quãng thời gian trước cũng là những yếu tố góp phần làm giá nhà tăng mạnh, nhưng cốt lõi của vấn đề vẫn là do sụt giảm nguồn cung.

Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, chi phí tạo lập quỹ đất quá cao cùng nhiều khoản chi phí "không tên" phát sinh khi thực hiện thủ tục đầu tư, xây dựng, phát triển dự án khiến chủ đầu tư khó giảm giá bán.

Chủ tịch VARS Nguyễn Văn Đính dẫn chứng, trước tình trạng mất cân đối này, Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Xây dựng chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp bất động sản cơ cấu lại phân khúc, hạ giá thành sản phẩm. Đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn trong bối cảnh thị trường bất động sản khó khăn nhưng giá lại vẫn liên tục neo ở mức cao. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng hướng dẫn các doanh nghiệp bất động sản cơ cấu lại các phân khúc, hạ giá thành sản phẩm; có giải pháp phù hợp, kịp thời, hiệu quả việc cơ cấu lại phân khúc cho người có nhu cầu thực, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và người có thu nhập thấp.

"Động thái trên là minh chứng cho nỗ lực quyết liệt của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản phục hồi và phát triển an toàn, lành mạnh bền vững", ông Đính đánh giá.

Dù vậy, cơ cấu lại các phân khúc và hạ giá thành sản phẩm đang là bài toán khó. Theo VARS, để có thể cơ cấu lại phân khúc, hạ giá thành sản phẩm, cần có sự "chung tay, góp sức", thống nhất quan điểm, cách thức triển khai, phối hợp của rất nhiều đối tượng, thành phần, từ cơ quan quản lý nhà nước tới doanh nghiệp, ngân hàng.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Hà Nội: Mặt bằng bán lẻ liên tục thu hút các thương hiệu từ cao cấp 

Theo quan sát của Savills Hà Nội, thị trường Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, đang trở thành điểm đến lý tưởng cho các thương hiệu quốc tế...

Bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc cấp cao, Bộ phận cho thuê thương mại, Savills Hà Nội nhận định: “Tính từ giai đoạn sau Covid-19, Việt Nam nổi lên như một thị trường tiềm năng với sức hút mạnh mẽ. Chính sự gia tăng trong sức tiêu dùng nội địa được xem là yếu tố thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của các thương hiệu quốc tế đối với thị trường này”.

Ngoài ra khiến thị trường thu hút các thương hiệu nổi tiếng còn do số người siêu giàu tại Việt Nam ghi nhận tăng mạnh mẽ trong 5 năm qua và dự báo tiếp tục tăng vọt trong 5 năm tới. “Triển vọng doanh số của các nhãn hàng xa xỉ tại Việt Nam đã góp phần hình thành động lực cho việc mở rộng và kéo các hãng mới mở về thị trường Việt Nam”, bà Minh nhấn mạnh.

Cũng theo vị này, một yếu tố quan trọng khác tạo nên sức hút của thị trường bán lẻ Việt Nam là khi so cùng những quốc gia lân cận như: Singapore, Thái Lan, Indonesia, số lượng thương hiệu quốc tế có mặt ở Việt Nam vẫn hạn chế. Điều này là cơ hội lớn cho các thương hiệu muốn mở rộng thị trường, đặc biệt khi họ muốn tìm kiếm bước tiến đầu tiên tại đây.

Trong đó, Hà Nội đang thu hút sự chú ý như một điểm nóng cho sự phát triển của bán lẻ nhờ tốc độ đô thị hóa nhanh, dân số đông, mật độ dân số cao, số lượng hộ dân có thu nhập trung bình gia tăng, đi kèm lực lượng trong độ tuổi lao động lớn. Những yếu tố nền tảng mạnh mẽ đó đã tạo nên nhu cầu khổng lồ về bán lẻ đối với thị trường Thủ đô.

Thị trường đồng thời ghi nhận sự sôi động hơn của phân khúc bán lẻ cao cấp với hàng loạt hoạt động. Các thương hiệu cao cấp thường sử dụng chiến lược một cửa hàng ở địa điểm đắc địa. Tại Hà Nội, từ năm 2021 tới nay, khu vực Hoàn Kiếm, đặc biệt trên trục phố Ngô Quyền, Lý Thái Tổ, Tràng Tiền liên tục chào đón sự xuất hiện và mở rộng của những thương hiệu từ cao cấp đến xa xỉ như: Louis Vuitton, Dior, Berluti, Tiffany & Co., Maje, Longchamp hay gần đây nhất có Piaget, Watches of Switzerland…

Nhận định về thị trường bán lẻ năm 2024, bà Minh cho biết: “Thị trường bán lẻ năm 2024 và 2025 hứa hẹn ngày càng sôi động hơn, khi Việt Nam được đánh giá là thị trường trọng điểm của Đông Nam Á để các đơn vị bán lẻ quốc tế có thể mở rộng hoạt động, kéo theo nguồn cầu thị trường lớn. Thị trường dự kiến đón nhận thêm nguồn cung mới chất lượng cao cho phân khúc trung tâm thương mại tại Hà Nội trong 3 năm tới. Trong khi đó, phân khúc nhà phố, khối đế bản lẻ khu chung cư còn gặp khó khăn trong việc cho thuê, và giá thuê khó có thể tăng theo giá mặt bằng chung của trung tâm thương mại do đặc thù về quy mô, dịch vụ, tệp khách thuê của từng dự án.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. 3 lý do 'tế nhị' khiến doanh nghiệp địa ốc không giảm giá 

Theo các chuyên gia, trong vài năm trở lại đây, giá nhà tăng cao nhưng không giảm do nguồn cung thiếu hụt và cơ cấu sản phẩm mất cân đối.

Chung cư tại Hà Nội tăng giá từ 5 - 15%

Hơn một năm trở lại đây, phân khúc chung cư tại Hà Nội ghi nhận mức tăng giá nhanh, từ 5 - 15% tuỳ từng khu vực, từng dự án. Hiện nay, giá chung cư tại Hà Nội đang giữ giá rất tốt.

Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV nêu ra 3 lý do chính khiến giá nhà không hạ. Đầu tiên, TS. Lực nhấn mạnh rằng nguồn cung đang thiếu hụt, trong khi quan hệ cung cầu quyết định giá cả.

Nhu cầu mua thực vẫn còn trong khi nguồn cung lại thiếu, đương nhiên giá phải tăng. Đây cũng là điểm khác so với khó khăn của thị trường bất động sản cách đây 10 năm. Khi đó chúng ta thừa nguồn cung ”, ông Lực lý giải.

Lý do thứ hai TS. Lực đưa ra là là bản thân các nhà đầu tư và doanh nghiệp trước đây đã phải bỏ rất nhiều chi phí giao dịch. Bây giờ họ nghĩ rằng nếu giảm giá sẽ bị lỗ, nên không việc gì phải chấp nhận lỗ ngay tại thời điểm này, dẫn đến quyết định chờ đợi.

Thứ ba, có lẽ họ cũng kỳ vọng thị trường sẽ quay đầu phục hồi trở lại ở một thời điểm trong tương lai gần, nên đương nhiên họ sẽ tiếp tục chờ ”, vị chuyên gia nói.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

4. Bất động sản công nghiệp tăng trưởng gấp đôi trong 10 năm tới 

Dự báo phân khúc khu công nghiệp, nhà xưởng và nhà kho cho thuê sẽ tăng trưởng ít nhất 2 lần trong 10 năm tới. Do đó, nhà đầu tư ngoại đang nhắm vào phân khúc này…

Theo Cushman & Wakefield, phân khúc bất động sản công nghiệp và hậu cần trở nên vượt trội hơn hầu hết các loại tài sản khác, nhờ vào sự phát triển của ngành sản xuất và xuất khẩu, thương mại điện tử, vận tải và kho bãi kể từ năm 2018. Ngành sản xuất chế biến, chế tạo chiếm phần lớn trong tổng vốn FDI, nhiều doanh nghiệp đang quan tâm tới Việt Nam như một điểm đến mới cho việc mở rộng sản xuất từ Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á.

NHÀ ĐẦU TƯ ĐANG RÓT VỐN THÔNG QUA 2 HÌNH THỨC

Loại hình thứ nhất, họ sẽ sử dụng vốn để tái đầu tư từ cán cân tài chính, như nguồn thu từ các dự án để tái đầu tư. Ví dụ, nhà đầu tư thu lãi 100 triệu USD từ một dự án thì họ sẽ dùng 100 triệu USD này tái đầu tư tiếp.

Loại hình thứ hai, khảo sát cho thấy từ năm 1993 - 2008, phần lớn các nhà đầu tư sau khi đầu tư sinh lợi họ sẽ đầu tư tiếp các dự án khác và các nhà đầu tư này phần lớn đến từ Singapore. Sau khủng hoảng tài chính năm 2008, khi thị trường bất động sản bắt đầu phục hồi, có những quỹ đầu tư cơ hội
từ những thị trường cơ hội bắt đầu tham gia vào thị trường Việt Nam. Từ đó thị trường cũng sẽ có nhiều loại quỹ hơn, tức là vừa là quỹ vừa là nhà đầu tư gọi vốn phát triển, ví dụ như BWID họ vừa là chủ đầu tư phát triển dự án.

Theo Giám đốc cấp cao thị trường vốn Cushman & Wakefield, ở lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp, nhà đầu tư sẽ đầu tư vào ba sản phẩm chính: khu công nghiệp, nhà xưởng cho thuê và nhà kho cho thuê. Ở phân khúc khu công nghiệp, sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài gần như là không nhiều lắm, mà chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước ở từng tỉnh khác nhau.

Ở phân khúc nhà xưởng cho thuê và nhà kho cho thuê, trong vòng 5 năm trở lại đây có sự tăng trưởng rất ấn tượng và ổn định, đạt mức tăng gần gấp 2 lần so với trước, ngoài ra, giá cho thuê cũng tăng mạnh.

Dự báo về triển vọng thị trường nhà xưởng xây sẵn, theo Cushman & Wakefield Việt Nam, thị trường sẽ tiếp tục sôi động với khoảng 2,5 triệu m2 nhà xưởng xây sẵn sẽ được đưa vào thị trường trong khoảng cuối năm 2023 đến năm 2026 với sự tham gia của cả các chủ đầu tư trong và ngoài nước. Tỷ lệ hấp thụ nhà xưởng xây sẵn được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong các quý tiếp theo, nhờ thị trường hưởng lợi từ việc dịch chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

5. Loạt yếu tố ảnh hưởng đến thị trường bất động sản 2024 

Diễn biến của thị trường bất động sản đang phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình hình kinh tế trong nước, tình hình kinh tế thế giới, đầu tư công, các chính sách pháp luật đang sửa đổi,…

Tình hình kinh tế thế giới

Theo giới chuyên gia, diễn biến của thị trường bất động sản sẽ phụ thuộc lớn vào các nhân tố như tình hình kinh tế trong nước, tình hình kinh tế thế giới, đầu tư công, việc gỡ vướng pháp lý và dòng vốn vào bất động sản.

Diễn biến kinh tế trong nước

Ngoài biến động thế giới, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế còn cho rằng, diễn biến của thị trường bất động sản phụ thuộc rất lớn vào tình hình kinh tế trong nước. Ông Hiếu phân tích, mục tiêu đạt tăng trưởng GDP của Việt Nam 6-7% là con số đầy thách thức. Đáng chú ý, khi kinh tế khó khăn, tâm lý người dân sẽ không mạnh xuống tiền vào các kênh đầu tư. Theo ông Hiếu, nếu kinh tế khởi sắc, bất động sản có thể đảo chiều dần sang hồi phục từ giữa năm 2023.

Đồng quan điểm đó, bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Nghiên cứu & Tư vấn, Savills Hà Nội, cũng cho rằng, kịch bản của thị trường bất động sản phụ thuộc lớn vào bức tranh kinh tế trong nước.

Vị chuyên gia này cũng nhận định, một yếu tố khác liên quan sự hồi phục của thị trường là việc sửa đổi luật, như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh Bất động sản… Nếu việc này được làm quyết liệt và được thông qua như dự kiến cũng như có văn bản hướng dẫn sau đó thì có thể vào thời điểm quý IV/2023, thị trường sẽ có chuyển biến. Tuy nhiên, mới đây, thông tin về việc dừng thông qua sử đổi Luật Đất đai đã chính thức được công bố. Đây có thể là thông tin tác động đến mức độ hồi phục của thị trường bất động sản.

Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, những chính sách, biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với thị trường bất động sản thời gian vừa qua đã dần “thẩm thấu" vào thị trường, giúp thị trường bớt ảm đạm, giúp cộng đồng doanh nghiệp không rơi vào tình trạng bất ổn, kịp thời ngăn chặn đà bước qua ngưỡng giới hạn của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các tỉnh hiện nay đang tiếp tục phối hợp tích cực, chủ động với các doanh nghiệp thu hồi các dự án không đủ điều kiện triển khai; tháo gỡ khó khăn cho các dự án đang vướng mắc tái khởi động. Điều này giúp thị trường dần được tháo gỡ khó khăn.

Đầu tư công

Nhân tố khác ảnh hưởng đến diễn biến của thị trường bất động sản, theo các chuyên gia đó là tốc độ giải ngân đầu tư công.

Theo PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, đầu tư công được ví như “tham số” có tác động lớn đến diễn biến bất động sản. Khi đầu tư công được đẩy mạnh, đặc biệt là các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm được chú trọng triển khai, thị trường bất động sản sẽ hưởng lợi lớn, thu hút nhiều nhà đầu tư, thanh khoản sản phẩm tốt, giá bất động sản tăng lên. Và ngược lại, khi tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ì ạch, thị trường bất động sản sẽ chịu ảnh hưởng nhất định.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định, nơi nào đầu tư công diễn ra kém, nơi đó thị trường bất động sản phát triển “yếu ớt”. Đặc biệt đối với đầu tư công vào dự án hạ tầng giao thông, yếu tố này sẽ tác động lớn đến thị trường bất động sản.

Theo dữ liệu cung cấp của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 8 tháng đầu năm 2023 đạt 40% kế hoạch năm. Nhiều địa phương, bộ ngành đạt được mức giải ngân cao trên 60%. Đơn vị này cũng nhận định, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt tại các dự án giao thông trọng điểm quốc gia, kéo theo nhu cầu về nhà ở, nghỉ dưỡng. dịch vụ, văn phòng,... làm bệ đỡ kéo theo thị trường ấm lên.

Lãi suất ngân hàng

Theo chuyên gia đến từ Savills, bà Đỗ Thị Thu Hằng nhận định, sự hồi phục của thị trường còn phụ thuộc vào việc tiếp cận và hấp thụ vốn ngân hàng. Bởi lẽ, vốn ngân hàng là yếu tố quan trọng tác động đến tâm lý, quyết định của người mua.

Vị chuyên gia này cho rằng, đến thời điểm này, lãi suất ngân hàng đã được điều chỉnh về mức hợp lý hơn, tạo điều kiện đối với người mua có nhu cầu được dễ dàng tiếp cận tín dụng. Tuy nhiên, đối với nhu cầu ở thực, người mua vẫn cần xem xét và đánh giá câu chuyện trả gốc và lãi.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

6. Ngã ngửa vì giá chung cư Hà Nội cao ngất ngưởng 

Người mua nhà chật vật trước mức giá chung cư tại Hà Nội đang tăng chóng mặt. Không chỉ với dự án mới mở mà những căn hộ chung cư đã qua sử dụng cũng tăng giá mạnh, có những khi vực giá tăng gấp đôi sau 5 năm.

Báo cáo công bố mới của một đơn vị nghiên cứu thị trường bất động sản cho biết, quý III vừa qua, trên cả thị trường mua bán và cho thuê, trong khi nhiều loại hình giảm tốc thì căn hộ chung cư là loại hình hiếm hoi vẫn duy trì những con số tăng trưởng dương.

Theo báo cáo thị trường bất động sản quý III của đơn vị trên, từ năm 2015 đến nay, tốc độ thu nhập của người dân đã không theo kịp chỉ số tăng giá chung cư Hà Nội. Sau 8 năm, thu nhập của người dân thành thị chỉ tăng 39% (số liệu từ Tổng cục Thống kê) nhưng giá chung cư Hà Nội tăng 56%.

Báo cáo của Bộ Xây dựng, tại Hà Nội, giá bán căn hộ chung cư mở bán trong quý III trên thị trường sơ cấp trung bình tăng gần 7% theo quý, tăng 14% theo năm và đạt khoảng 50,8 triệu đồng/m2. Việc giá bán có sự điều chỉnh theo xu hướng tăng do lượng nguồn cung mới thuộc phân khúc cao cấp chiếm tỷ trọng áp đảo (trên 90%). Cùng với đó, một số chủ đầu tư có sự điều chỉnh tăng giá và mở bán thêm quỹ hàng ở các tầng cao hơn.

Giá chung cư tại Hà Nội còn được dự báo tiếp tục gia tăng do lượng dự án mở bán nhỏ giọt, nguồn cung khan hiếm. Mặt khác, chi phí nguyên vật liệu gia tăng cũng là lý do khiến giá chung cư tại Hà Nội tăng.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

7. Lãi suất cao đè nặng thị trường bất động sản thương mại châu Á 

“Hoạt động đầu tư bất động sản thương mại phải đến giữa năm 2024 mới phục hồi được”...

Từ Singapore tới Hàn Quốc, nhà đầu tư đang thờ ở với các vụ đầu tư liên quan tới toà nhà văn phòng, trung tâm mua sắm và các tài sản bất động sản thương mại khác, vì lo ngại rằng lãi suất cao và bất ổn địa chính trị có thể đe doạ tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Theo tờ Nikkei Asia, một báo cáo ra tháng 11 của công ty bất động sản thương mại và quản lý đầu tư Jones Lang LaSalle (JLL) cho biết hoạt động đầu tư bất động sản thương mại ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong quý 3 năm nay giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống mức thấp nhất về giá trị kể từ quý 2/2010.

Công ty dữ liệu MSCI Real Assets cho biết các thương vụ bất động sản thương mại ở châu Á-Thái Bình Dương giảm 37% trong quý 3 năm nay so với quý 3 năm ngoái, đánh dấu quý giảm thứ 6 liên tiếp. Tỷ trọng các vụ thâu tóm bất động sản thương mại ở khu vực do nhà đầu tư nước ngoài thực hiện giảm còn 6%, mức thấp kỷ lục.

“Mối lo lãi suất cao hơn lâu hơn đã dập tắt những tia hy vọng về một sự phục hồi sớm. Trong đợt suy thoái này của thị trường bất động sản thương mại toàn cầu, châu Á-Thái Bình Dương chậm hơn so với phần còn lại của thế giới xét về phương diện phục hồi của giá cả”, ông Benjamin Chow, trưởng bộ phận nghiên cứu bất động sản khu vực châu Á của MSCI nhận định.

MSCI theo dõi các bất động sản thương mại và danh mục đầu tư bất động sản thương mại trị giá từ 10 triệu USD trở lên, còn JLL theo dõi các thương vụ có trị giá từ 5 triệu USD trở lên. Kết quả theo dõi của cả hai đơn vị này đều cho thấy sự giảm tốc của các giao dịch bất động sản thương mại.

Báo cáo của CBRE phản ánh tâm lý ham thích rủi ro giảm sút của nhà đầu tư, cùng với kỳ vọng hạn chế về việc cát giảm lãi suất trong nửa đầu năm tới. Đây là những yếu tố đang gia tăng áp lực khiến nhà đầu tư bất động sản thương mại ở hầu hết các thị trường tại châu Á-Thái Bình Dương muốn bán thay vì mua.

Báo cáo của JLL cho thấy trong quý 3 năm nay, Hàn Quốc có 4,2 tỷ USD giao dịch bất động sản thương mại, giảm 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Ở Singapore, giá trị được ghi nhận là 2 tỷ USD, giảm 11%.

“Lãi suất đi vay cao bào mòn lợi nhuận đối với nhà đầu tư, khiến họ khó xuống tiền hơn”, trưởng nghiên cứu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của JLL nhận định.

Công ty quản lý đầu tư Colliers là một trong số ít đơn vị trong lĩnh vực bất động sản thương mại dự báo thị trường ở châu Á-Thái Bình Dương khởi sắc trong năm tới. Năm tới “chắc chắn sẽ tốt hơn năm nay, vì đang có một lượng vốn lớn bị kìm nén muốn được giải phóng”, Giám đốc phụ trách thị trường vốn châu Á-Thái Bình Dương của Colliers, ông Chris Pilgrim, nhận định.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

8. TP.HCM: Giá nhà và căn hộ đã tăng quá cao 

Dù nhiều dự án căn hộ chung cư mở bán vào thời điểm cuối năm 2023 tại TP.HCM có mức giảm giá so với trước đó, nhưng giá căn hộ, nhà đất tại đây đã tăng gấp vài lần trong 10 năm qua…

CĂN HỘ GIẢM GIÁ VÌ ĐÃ TĂNG QUÁ CAO?

Mới đây, Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long (Nam Long Group) điều chỉnh chính sách thanh toán và giá bán cuối năm. Cụ thể, với dự án căn hộ Akari City (quận Bình Tân, TP.HCM), công ty điều chỉnh mức giá trung bình từ 48 triệu đồng/m2 xuống còn 45 triệu đồng/m2. Tại dự án Mizuki Park (Bình Chánh, TP.HCM), giá bán mới của căn hộ là 46 triệu đồng/m2 thay vì mức 50 triệu đồng/m2 hồi tháng 6/2023.

Bên cạnh đó, giá thứ cấp căn hộ tại nhiều dự án chung cư được rao bán cũng đang giảm giá. Chẳng hạn, tại TP.Thủ Đức, chung cư Opal Boulevard có giá bán thứ cấp 33-36 triệu đồng mỗi m2, giảm 14% so với giá bán một năm trước đó. Giá bán căn hộ The Art đang có mức 37 triệu đồng mỗi m2, thấp hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự án căn hộ Centum Wealth có giá thứ cấp trung bình 40 triệu đồng mỗi m2, giảm 12%, hay căn hộ 4S Linh Đồng được rao bán 24-27 triệu đồng/m2...

Dữ liệu của Batdongsan.com.vn cũng cho thấy, nhiều khu vực tại TP.HCM có giá rao bán trung bình căn hộ giảm khá mạnh. Cụ thể, giá chung cư tại TP. Thủ Đức trung bình 42 triệu đồng mỗi m2 năm 2023, giảm 16,5% so với năm 2022; căn hộ tại quận Tân Phú là 39 triệu đồng mỗi m2, giảm 20% so với mức 49 triệu đồng mỗi m2 năm 2022; hay chung cư quận Bình Tân khoảng 43,9 triệu đồng một m2, giảm 14,6% nếu so với giá bán năm 2021...

Tuy nhiên, trong 10 năm qua (2012-2022), theo ghi nhận của Cushman & Wakefield, giá bán căn hộ tại TP.HCM đã tăng 3 lần, mặc dù, tổng nguồn cung tăng 4,4 lần trong giai đoạn này. Cụ thể, giá bắt đầu tăng mạnh từ năm 2017 ở mức dưới 2.000 USD/m2 (45 triệu đồng/m2) và tăng nhanh từ năm 2020 - 2021 đạt mức 3.200 USD/m2 (76 triệu đồng/m2) và đi ngang từ năm 2022 đến 9 tháng đầu năm 2023.

10 NĂM, NHÀ LIỀN THỔ TĂNG GIÁ GẦN 7 LẦN

Trong báo cáo thị trường nhà liền thổ của Cushman & Wakefield vừa được công bố tại buổi họp báo “Chinh phục thành phố đang lên”, đơn vị này cho biết trong 10 năm qua, nguồn cung nhà thấp tầng tại TP.HCM tăng 6,9 lần, giá bán loại hình này cũng gấp gần 7 lần, lên 330 triệu đồng mỗi m2.

Cụ thể, từ năm 2013 - 2016, giá nhà liền thổ TP.HCM khoảng 2.000 USD/m2 (tầm 45 triệu đồng/m2). Giai đoạn 2017 - 2019, nguồn cung nhà liền thổ lên gấp đôi, giá bán cũng lên mức 4.000-6.000 USD/m2 (90-140 triệu đồng/m2).

Biến động giá mạnh nhất của thị trường nhà liền thổ TP.HCM rơi vào giai đoạn 2021 - 2023 do sự xuất hiện của rổ hàng thuộc phân khúc hạng sang và siêu sang. Theo đó, giá nhà giai đoạn này đã tăng hơn 2,6 lần, chạm mức 14.000 USD/m2 (gần 330 triệu đồng/m2).

Theo thống kê của Batdongsan.com.vn, trong 05 năm gần đây (2018 – 2023), giá bán nhà liền thổ TP.HCM và các tỉnh vệ tinh tăng gần 3 lần. Từ mức trung bình 107 triệu đồng/m2 lên khoảng 290 triệu đồng/m2.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Tin tức tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 12 năm 2023

Tin tức tổng hợp pháp luật về bất động sản tháng 12 năm 2023

Tin tức tổng hợp giá cả thị trường bất động sản tháng 12 năm 2023

Tin tức bất động sản về phân tích nhận định chuyên gia tháng 12/2023

 

Tin tức bất động sản về chính sách, pháp luật  tháng 11 năm 2023

Thuê văn phòng làm việc Co-working Space (Timesspace)

+ Bài học - giáo dục về Bất động sản (Timesedu)

+ Thông tin hữu ích về thị trường BĐS

+ Pháp luật BĐS

+ Phong thủy BĐS

+ Bản tin bất động sản

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan

360 độ các Tỉnh/TP

360 độ tỉnh Hưng Yên - nơi tiềm năng thức giấc

  • 20/12/2022

360 độ những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Quảng Ninh

  • 20/12/2022

360* những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Thái Nguyên

  • 20/12/2022