Tin tức
30/01 2024

Tin tức tổng hợp giá cả thị trường bất động sản tháng 01 năm 2024

  • 412
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Trải qua những thách thức và biến động không ngừng, thị trường bất động sản trong tháng 01 năm 2024 tiếp tục là nguồn đề tài nóng hổi thu hút sự quan tâm của cả những nhà đầu tư, chuyên gia và người tiêu dùng. Những thông tin về giá cả, xu hướng và dự đoán cho thị trường này đang ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang phục hồi sau đại dịch và những biến động chính trị toàn cầu. Hãy cùng chúng tôi khám phá và đánh giá những diễn biến quan trọng nhất của thị trường bất động sản trong tháng đầu tiên của năm mới để có cái nhìn toàn diện về tình hình hiện nay và định hình tương lai của ngành này.

https://www.youtube.com/watch?v=KSe4k0WrpjY

1. Giá nhà ở xã hội tăng vọt trong tháng cận Tết

Khảo sát thực tế và ghi nhận biến động giá trên Batdongsan.com.vn, đầu năm 2024 đã ghi nhận một loạt dự án NƠXH ở Hà Nội thiết lập mặt bằng giá mới so với hai tháng cuối năm 2023.

Đẩy mạnh phát triển nhà ở vừa túi tiền

Theo ông Nguyễn Văn Đính , Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết nguồn cung phân khúc nhà ở bình dân liên tục sụt giảm mạnh. Tỷ trọng nguồn cung căn hộ thuộc phân khúc bình dân (dưới 25 triệu đồng/m2) trên tổng nguồn cung nhà ở liên tục tụt giảm, từ mức 30% vào năm 2019 còn 7% năm 2022 và 6% vào năm 2023. Sản phẩm chính của thị trường là nhà ở trung cấp và cao cấp. Trong khi đó, nhu cầu mua nhà ở thực tập trung ở phân khúc bình dân và luôn dẫn đầu trong cơ cấu nhu cầu nhà ở với tỷ trọng 80%.

Trước thực trạng nhà bình dân đang dần biến mất, giá căn hộ không ngừng leo thang, Chủ tịch VARS cho rằng, để giải quyết bài toán nhà ở cho người thu nhập thấp, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển NƠXH, cần đẩy mạnh phát triển nhà ở vừa túi tiền.

Bởi NƠXH do tính chất của loại hình và các quy định của luật, không phải ai cũng đủ điều kiện để mua. Khác với NƠXH, nhà ở vừa túi tiền là nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền, phù hợp với khả năng tài chính của đại đa số người dân , hướng tới nhóm đối tượng có mức thu nhập trung bình và cận trung bình, có tích lũy ở mức nhất định, ở các đô thị lớn.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Giá chung cư Hà Nội đang tăng nhanh và cao hơn TPHCM 

CBRE nhận định, giá chung cư TP HCM năm qua giảm 2% trong khi giá của loại hình này ở thị trường Hà Nội tăng gần 15% và trở thành thị trường thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp phía Nam.

Lượng nhà bán thấp nhất trong 10 năm qua

Tại họp báo Tổng quan thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nội quý IV/2023, các chuyên gia của CBRE nhận định thị trường nhà ở tại Hà Nội và TP HCM năm 2023 ghi nhận những điểm sáng nhưng cũng nhiều thách thức.

Về nguồn cung, cả hai thành phố đều ghi nhận tổng nguồn cung mở bán mới trong năm 2023 đạt mức thấp nhất trong vòng mười năm trở lại đây.

Cụ thể, tại Hà Nội, tổng cộng có gần 10.300 căn hộ chung cư và 2.600 căn nhà ở thấp tầng mở bán mới trong năm nay, giảm lần lượt 32% và 84% so với năm 2022.

Trong khi đó, TP HCM ghi nhận lượng nguồn cung khiêm tốn hơn với hơn 8.700 căn hộ chung cư và chỉ gần 30 căn nhà ở thấp tầng mở bán mới, giảm lần lượt 54% và 98% so với năm 2022.

So với nửa đầu năm, lượng mở bán mới trong sáu tháng cuối năm 2023 đã có sự cải thiện, đặc biệt tại thị trường chung cư Hà Nội khi ghi nhận mức tăng hơn 60%. Còn tại TP HCM, nguồn cung mới trong sáu tháng cuối năm chỉ cải thiện nhẹ, tăng 11% so với 6 tháng đầu năm 2023.

Các dự án đại đô thị ở phía Tây và phía Đông Hà Nội và tại khu Đông TP HCM tiếp tục dẫn đầu nguồn cung mới của hai thành phố, đóng góp hơn 60% nguồn cung nhà ở mới tại Hà Nội, và gần 80% nguồn cung nhà ở mới tại TP HCM trong năm nay.

Về tỷ lệ hấp thụ, Hà Nội và TP HCM ghi nhận hơn 22.000 căn nhà ở bán được (bao gồm cả cao tầng và thấp tầng) trong năm 2023, chỉ bằng xấp xỉ một nửa số căn bán được trong năm 2022.

Tuy nhiên, nhờ việc chủ đầu tư áp dụng các chính sách ưu đãi như giãn tiến độ thanh toán, chiết khấu cao nên tỉ lệ hấp thụ bắt đầu ghi nhận tín hiệu tích cực hơn trong nửa cuối năm 2023. Cùng với tín hiệu tích cực từ lãi suất giảm, tâm lý người mua nhà được cải thiện, góp phần khiến số lượng nhà ở bán được trong hai quý cuối năm đã tăng hơn 60% tại Hà Nội và tăng gấp đôi tại TP HCM so với nửa đầu năm.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Giá thuê đất công nghiệp miền Bắc tăng 5-9%/năm trong 3 năm tới

3 năm tới, giá thuê đất công nghiệp dự kiến tăng 5-9%/năm ở miền Bắc và 3-7% năm ở miền Nam, nhờ nhu cầu tích cực từ các nhóm ngành công nghiệp khác nhau...

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam năm 2023 đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, nhưng giữa bối cảnh ấy, bất động sản công nghiệp tiếp tục đạt những kết quả tích cực.

TỈ LỆ LẤP ĐẦY KHẢ QUAN

Tại buổi công bố tiêu điểm thị trường bất động sản Hà Nội và TP. HCM quý 4/2023, CBRE thông tin tỉ lệ lấp đầy đất công nghiệp trên thị trường cấp 1 hiện được giữ ở ngưỡng khả quan. Nhà sản xuất từ các ngành công nghiệp và quốc gia khác nhau vẫn mở rộng mạnh mẽ tại cả hai khu vực Nam, Bắc. Điều này thể hiện sự phát triển bền vững của nhiều lĩnh vực, cùng xu hướng tích cực trên thị trường công nghiệp Việt Nam. Cụ thể, khu vực phía Bắc có tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt 81%, phía Nam 92%.

Đáng chú ý, diện tích hấp thụ ở thị trường miền Bắc đã đạt mức cao nhất trong 5 năm qua, vượt 800ha, tăng 37% so cùng kỳ năm trước. Còn thị trường miền Nam, do quỹ đất công nghiệp hạn chế nên diện tích hấp thụ thấp hơn 32% so cùng kỳ năm trước, đạt khoảng 500ha.

Ngoài ra, thị trường nhà kho/nhà xưởng xây sẵn cũng có một năm nhộn nhịp. Khu vực phía Bắc ghi nhận nguồn cung mới đi vào hoạt động cao nhất từ trước tới nay với tổng cộng 770.000m2 kho xưởng/xây sẵn mới. Ở miền Nam, lượng nguồn cung mới tương đương khu vực phía Bắc.

Đặc biệt, các thị trường cấp 1 miền Bắc còn cho thấy giá thuê nhà kho xây sẵn được duy trì ổn định hơn so năm ngoái với mức 4,6 USD/m2/tháng; giá thuê nhà xưởng xây sẵn trung bình 4,8 USD/m2/tháng, tăng 3,9% theo năm. Sở dĩ có sự tăng trưởng giá thuê nhà xưởng xây sẵn chính nhờ nhu cầu mạnh mẽ và các dự án mới có vị trí tốt. Tại thị trường miền Nam, giá thuê nhà kho xây sẵn hiện ở mức 4,6 USD/m2/tháng, tăng 4,7 theo năm; giá thuê nhà xưởng xây sẵn khu vực này ở mức 4,9 USD/m2/tháng, tăng 2,3 theo năm. Mức giá thuê trung bình tăng do các dự án tiêu chuẩn cao mới ở TP.HCM và Long An được hoàn thiện và đi vào hoạt động trong năm.

Bên cạnh đó, hai thị trường Nam-Bắc cùng ghi nhận diện tích hấp thụ khả quan. Mặc dù nguồn cung tăng song tỷ lệ lấp đầy của nhà xưởng xây sẵn ổn định mức 86% ở miền Bắc và tăng nhẹ lên 85% ở miền Nam. Đáng chú ý, diện tích hấp thụ tại khu vực miền Nam nửa cuối năm 2023 cao gấp 3,8 lần so với nửa đầu năm, nhờ những điều chỉnh tích cực về chính sách của chủ đầu tư.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

4. Chung cư tăng giá phi mã đe dọa đến vị trí thứ 3 thế giới về tỷ lệ sở hữu nhà của Việt Nam

Việt Nam đứng thứ 3 trong top 10 nước có tỷ lệ hộ gia đình sở hữu nhà cao nhất thế giới, với tỷ lệ 90% hộ gia đình sở hữu nhà riêng, chỉ đứng sau Rumani và Trung Quốc. Tuy nhiên, giá chung cư ngày càng tăng cao đang tạo ra thách thức lớn về khả năng mua nhà tại Việt Nam.

Theo cáo của Savills Việt Nam, chỉ trong 4 năm gần đây, giá chung cư cũng tăng tới 77%. Riêng trong quý 3/2023, giá sơ cấp trung bình của căn hộ chung cư đã đạt 54 triệu đồng/m2, tăng trong 19 quý liên tiếp và tăng hơn 77% so với quý 1/2019.

Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu của Savills Hà Nội cho biết Hà Nội đang phấn đấu có thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 150 triệu/người/năm. Xét về tương quan so với 2019, mức tăng trưởng trung bình thu nhập là 6%/năm. Trong khi đó, mức tăng trưởng giá căn hộ chung cư từ năm 2019 đến nửa đầu năm 2023 là 13%/năm.

Như vậy, sự tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người tại Hà Nội đang ở mức thấp hơn so với mức tăng trưởng giá căn hộ. Việc sở hữu nhà của người dân sẽ lâu hơn nếu khoảng cách này tiếp tục được nới rộng.

"Nếu hai con số này không tịnh tiến lại gần nhau thì sẽ khiến cho việc sở hữu nhà ở của người dân nói chung, những người đang sống ở Hà Nội và những người dân ngoại tỉnh muốn có nhà ở Hà Nội sẽ lâu và khó khăn hơn”, bà Hằng nói.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

5. Giá thuê mặt bằng bán lẻ duy trì mức tăng trưởng tốt

Tại Hà Nội, giá thuê tầng trệt thuộc khu vực trung tâm ở mức 162 USD/m2/tháng, tăng 13% so năm trước. Trong khi tại TP.HCM, giá thuê trung bình khu vực trung tâm gần ngưỡng 240 USD/m2/tháng, tăng 6% so năm trước. Hầu như không còn diện tích bán lẻ trống trong khu vực trung tâm ở cả hai thành phố…

Theo CBRE, thị trường bán lẻ Việt Nam năm qua đã chào đón nhiều dự án mở mới tại Hà Nội và TP.HCM. Nổi bật nhất là trung tâm thương mại Lotte Mall West Lake Hà Nội khai trương vào nửa cuối năm 2023. Với diện tích cho thuê lên đến 72.000m2, đây là dự án trung tâm thương mại quy mô lớn nhất Việt Nam trong vòng 4 năm qua. Mới đây nhất, khu phức hợp The Linc tại khu đô thị Park City Hà Nội cũng chính thức đi vào hoạt động.

Ngoài ra, thị trường bất động sản bán lẻ ở cả hai thành phố tiếp tục duy trì mức tăng trưởng tốt về giá thuê. Năm 2023, giá thuê tại các vị trí đắc địa liên tục tăng nhờ sự gia nhập và mở rộng tích cực của nhiều nhãn hàng cao cấp và hạng sang. Cụ thể, Hà Nội có giá thuê tầng trệt thuộc khu vực trung tâm ở mức 162 USD/m2/tháng, tăng 13% so năm trước. Trong khi TP.HCM, giá thuê trung bình khu vực trung tâm gần ngưỡng 240 USD/m2/tháng, tăng 6% so với năm trước. Đặc biệt, hầu như không còn diện tích bán lẻ trống trong khu vực trung tâm ở cả hai thành phố.

Tương tự, đối với khu vực ngoài trung tâm, các dự án mới khai trương tại Hà Nội đã nâng mức giá thuê trung bình lên hơn 30 USD/m2/tháng, tăng 12% so với năm trước. Còn TP.HCM, mức giá thuê khu vực ngoài trung tâm tăng mạnh lên 51 USD/m2/tháng, tăng 28% so với năm trước. Tỷ lệ lấp đầy trung bình toàn thị trường Hà Nội đạt 88%, tăng 1 điểm phần trăm so năm trước. Tại TP.HCM, tỷ lệ lấp đầy trung bình toàn thị trường xấp xỉ 91%, tăng 2 điểm phần trăm so với năm trước.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

6. Tín dụng cho chủ đầu tư bất động sản chạm mốc 1 triệu tỷ đồng

Tín dụng cho hoạt động kinh doanh bất động sản tăng cao, mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp thời gian gần đây đã được hâm nóng trở lại.

Theo số liệu mới công bố của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến cuối tháng 10/2023, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản đạt khoảng 2,75 triệu tỷ đồng (chiếm 21,51% tổng dư nợ nền kinh tế), tăng 6,75% so cuối 2022.  

Trong đó, tín dụng phục vụ mục đích kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng 36%, tăng 22% so với cuối năm ngoái. Còn tín dụng phục vụ mục đích tiêu dùng, tự sử dụng bất động sản chiếm 64%, giảm 0,7%.

Ngân hàng Nhà nước lý giải, tín dụng dành cho các chủ đầu tư tăng mạnh là nhờ các giải pháp của ngành ngân hàng, của Chính phủ và các bộ ngành liên quan trong thời gian vừa qua đã bắt đầu phát huy tác dụng, qua đó tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản nói chung và phân khúc nhà ở xã hội nói riêng.

Nhìn lại giai đoạn 2017 - 2019 (thời điểm trước khi xảy ra dịch COVID-19), tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản tăng trưởng trên 20%/năm; cao hơn mức độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế (13 - 14%) và giữ tỷ trọng 18 - 19% trong tổng dư nợ tín dụng của toàn nền kinh tế.

Giai đoạn 2020 - 2021, dưới tác động của đại dịch, dư nợ tín dụng bất động sản vẫn có sự tăng trưởng tuy nhiên ở mức thấp hơn những năm trước (năm 2020 tăng 12,06%, năm 2021 tăng 15,37%).

Click để đọc chi tiết về bài viết!

7. Năm 2023, nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn cắt giảm cả nghìn nhân sự

Bộ Xây dựng cho biết, trong nửa đầu năm 2023, tình trạng cắt giảm nhân sự vẫn đang diễn ra đối với cả doanh nghiệp nhỏ và lớn trên thị trường.

Tại báo cáo thông tin thị trường bất động sản mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, các doanh nghiệp bất động sản trong năm 2023 hiện vẫn gặp nhiều khó khăn.

Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản thành lập mới chỉ có 4.725 doanh nghiệp, giảm 45,01% so với năm 2022. Số doanh nghiệp giải thể, ngừng kinh doanh có thời hạn lần lượt là 1.286 (tăng 7,7%) và 3.705 (tăng 47,4%) so với năm trước. Các số liệu trên được Bộ Xây dựng dẫn chứng từ Cục Đăng ký kinh doanh - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Đáng chú ý, tình trạng cắt giảm nhân sự tại các doanh nghiệp bất động sản vẫn đang diễn ra không chỉ đối với các bên nhỏ mà cả các công ty bất động sản lớn trên thị trường: Tập đoàn Đất Xanh giảm 1.384 nhân sự, Đất Xanh Services giảm 1.245 nhân sự, Công ty cổ phần Vinhomes giảm 1.527 nhân sự…

Click để đọc chi tiết về bài viết!

8. Hơn 1 triệu tỷ đồng được "bơm" vào thị trường bất động sản 

Tính tới cuối tháng 11/2023, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đã đạt hơn 1 triệu tỷ đồng, tăng gần 3% so với tháng trước đó.

Dẫn số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng cho biết, tính đến 31/11/2023 dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1.022.532 tỷ đồng, tăng gần 3% so với thời điểm cuối tháng 10. 

Trong đó, dư nợ tín dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án phát triển nhà ở là 283.876 tỷ đồng; dư nợ tín dụng đối với các dự án văn phòng là 39.096 tỷ đồng; dư nợ tín dụng đối với các dự án xây dựng khu công nghiệp, chế xuất là 67.557 tỷ đồng; dư nợ đối với các dự án khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng là 45.177 tỷ đồng.

Còn dư nợ tín dụng đối với cho vay xây dựng, sửa chữa, nhà để bán cho thuê là 123.083 tỷ đồng;dư nợ tín dụng đối với cho vay mua quyền sử dụng đất là 68.694 tỷ đồng; dư nợ đối với đầu tư kinh doanh bất động sản khác là 335.565 tỷ đồng;…

Theo Bộ Xây dựng, trong quý IV/2023, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quyết tâm, nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng hấp thụ vốn tín dụng của nền kinh tế. Theo đó, nhiều ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất huy động (lãi suất huy động và lãi suất cho vay mới của các ngân hàng thương mại đã giảm khoảng hơn 2%/năm so với cuối năm 2022), đồng thời lãi suất cho vay mua nhà cuối năm của một số ngân hàng cũng giảm hơn so với năm 2022.

Trong năm 2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chủ động điều hành và đạt được các chỉ tiêu, mục tiêu đặt ra, đó là góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; thị trường tiền tệ ngoại hối về cơ bản ổn định; mặt bằng lãi suất giảm, theo đó đã ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản... Điều hành, giám sát, bảo đảm hệ thống các tổ chức tín dụng và thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối cơ bản ổn định và luôn trong tầm kiểm soát để ổn định kinh tế vĩ mô phát triển kinh tế - xã hội..

Về tình hình phát hành trái phiếu đối với lĩnh vực bất động sản, dẫn số liệu của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam tổng hợp từ HNX và SSC, Bộ Xây dựng cho biết, tính cả năm 2023, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ghi nhận là 311.240 tỷ đồng. Trong đó 29 đợt phát hành ra công chúng trị giá 37.071 tỷ đồng (chiếm 11.9% tổng giá trị phát hành); có 286 đợt phát hành riêng lẻ trị giá 275.028 tỷ đồng (chiếm 88,1% tổng số). Theo đó, nhóm bất động sản với 73.202 tỷ đồng (chiếm 23.5%).

Theo Bộ này, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính trình Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo, điều hành kịp thời giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển ổn định, an toàn, lành mạnh, minh bạch, đóng góp cho quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế và thực hiện theo chủ trương của Đảng, Nhà nước từng bước phát triển cân bằng giữa thị trường vốn và thị trường tín dụng ngân hàng.

Về nguồn vốn FDI, theo công bố của Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài, trong năm 2023, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 4,67 tỷ USD, chiếm hơn 12,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 4,8% so với năm trước.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước, tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường bất động sản, tín dụng bất động sản để có các giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.

Đồng thời, chỉ đạo tiếp tục rà soát, có giải pháp thiết thực hiệu quả thúc đẩy việc cho vay tín dụng đối với các doanh nghiệp bất động sản; tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các ngân hàng thương mại để doanh nghiệp, dự án bất động sản và người mua nhà tiếp cận được nguồn vốn tín dụng thuận lợi hơn, kịp thời tháo gỡ khó khăn về vốn, dòng tiền.

Bộ Xây dựng đề nghị Ngân hàng Nhà nước, tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 6745/VPCP-CN ngày 31 tháng 08 năm 2023.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

9. Doanh nghiệp bất động sản thành lập mới giảm 45,01% 

Năm 2023, số lượng doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực bất động sản thành lập mới chỉ ghi nhận 4.725 doanh nghiệp, giảm 45,01% so năm 2022; số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng kinh doanh có thời hạn lần lượt là 1.286 doanh nghiệp, tăng 7,7% và 3.705 doanh nghiệp, tăng 47,4% so năm trước…

Theo Bộ Xây dựng đánh giá, năm 2023 vẫn là một năm mà các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản gặp nhiều khó khăn.

Dẫn số liệu từ Cục Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Bộ Xây dựng cho biết, thực tế năm vừa qua, số lượng doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực bất động sản thành lập mới chỉ ghi nhận 4.725 doanh nghiệp, giảm 45,01% so với năm 2022; số lượng doanh nghiệp giải thể, ngừng kinh doanh có thời hạn lần lượt là 1.286 doanh nghiệp, tăng 7,7% và 3.705 doanh nghiệp, tăng 47,4% so với năm trước.

Đáng chú ý, tình trạng cắt giảm nhân sự tại các doanh nghiệp bất động sản diễn ra không chỉ với doanh nghiệp nhỏ, mà cả doanh nghiệp bất động sản lớn trên thị trường. Đơn cử như Tập đoàn Đất Xanh chỉ 9 tháng đầu năm 2023 đã phải cho nghỉ việc gần 1.300 người. Còn mới đây nhất, Công ty cổ phần Phát triển và kinh doanh nhà (HDTC) cũng thông báo để toàn bộ nhân viên nghỉ không lương từ 26/11/2023.

Cũng theo Bộ Xây dựng, hoạt động của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản còn gặp vướng mắc liên quan đến pháp lý dự án. Cụ thể như việc thực hiện quy định về phương pháp định giá đất; quy hoạch sử dụng đất đã được công bố nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện; có quy hoạch chi tiết 1/500 được phê duyệt nhưng không phù hợp với quy hoạch cấp trên...

Mặt khác, cơ chế phối hợp giữa các Sở, ban, ngành, địa phương chưa kịp thời, đồng bộ cũng gây khó khăn cho dự án bất động sản, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, thỏa thuận thu hồi đất, áp giá bồi hoàn với người dân; công tác xác định giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, thực hiện các hồ sơ, thủ tục của dự án…

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cho rằng, doanh nghiệp vẫn khó khăn trong tiếp cận vốn vay tín dụng và hầu như không huy động được vốn trái phiếu doanh nghiệp và huy động vốn khác, dẫn đến thiếu vốn để thực hiện dự án (phải giãn tiến độ, dừng triển khai); hay khó khăn về thanh khoản, dòng tiền, đặc biệt trong bối cảnh áp lực đáo hạn và trả nợ trái phiếu doanh nghiệp vào các tháng cuối năm 2023…

Để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh cho doanh nghiệp, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt nhằm thúc đẩy, tạo được sự chuyển biến tích cực có tính lan tỏa từ Bộ, ngành đến các địa phương. Theo đó, nhiều văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư, xây dựng, quy hoạch, nhà ở, kinh doanh bất động sản được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung. Tuy nhiên, Bộ đánh giá đến nay vẫn còn tồn tại một số vướng mắc, đặc biệt liên quan đến pháp luật về đất đai, thủ tục giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, tính tiền sử dụng đất…tại nhiều dự án, nhiều địa phương.

Ngoài ra, mặt bằng lãi suất tín dụng được điều chỉnh giảm nhiều lần trong năm; Ngân hàng nhà nước rất tích cực chỉ đạo ngân hàng thương mại tập trung cho vay, giải ngân đối với dự án bất động sản đủ điều kiện, triển khai gói tín dụng hỗ trợ cho vay đối với dự án nhà ở xã hội, cải tạo xây dựng chung cư cũ. Song qua phản ánh của các hiệp hội, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp rất hạn chế.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Tin tức tổng hợp giá cả thị trường bất động sản tháng 01 năm 2024

Tin tức tổng hợp về phân tích nhận định của chuyên gia tháng 01 năm 2024

Tin tức tổng hợp pháp luật về bất động sản tháng 01 năm 2024

Tin tức tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 01 năm 2024

Tin tức bất động sản về chính sách, pháp luật  tháng 11 năm 2023

Thuê văn phòng làm việc Co-working Space (Timesspace)

+ Bài học - giáo dục về Bất động sản (Timesedu)

+ Thông tin hữu ích về thị trường BĐS

+ Pháp luật BĐS

+ Phong thủy BĐS

+ Bản tin bất động sản

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan

360 độ các Tỉnh/TP

360 độ tỉnh Hưng Yên - nơi tiềm năng thức giấc

  • 20/12/2022

360 độ những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Quảng Ninh

  • 20/12/2022

360* những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Thái Nguyên

  • 20/12/2022