Tin tức
28/06 2023

Tin tức bất động sản về nhà ở xã hội tháng 6 năm 2023

  • 192
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Nhà ở xã hội là một trong những chủ đề được quan tâm nhiều nhất trong lĩnh vực bất động sản. Bài viết tổng hợp tin tức bất động sản về nhà ở xã hội sẽ giúp bạn cập nhật được những thông tin mới nhất về các dự án nhà ở xã hội, các chính sách hỗ trợ mua nhà của chính phủ, và các quy định về nhà ở xã hội trong năm 2023.

Từ đó, bạn có thể nắm rõ và hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức khi tham gia vào thị trường nhà ở xã hội, đưa ra quyết định đầu tư một cách chính xác và hiệu quả. Hãy đọc bài viết tổng hợp tin tức bất động sản về nhà ở xã hội để cập nhật thông tin một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Bài tổng hợp tin tức thị trường bất động sản về nhà ở xã hội tháng 6 có những tin chính sau

tin-tuc-bat-dong-san-ve-nha-o-xa-hoi-thang-6-nam-2023

  1. Khởi động nhiều dự án nhà ở xã hội, kỳ vọng tăng cung cho thị trường
  2. Nhà ở xã hội bán không đúng đối tượng sẽ bị thu hồi
  3. Nhà ở xã hội, đừng để người thu nhập thấp phải mua trên báo, tivi
  4. Quốc hội giám sát kinh doanh bất động sản, nhà ở xã hội trong năm 2024
  5. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Giá nhà ở xã hội phải do nhà nước quyết

1. Khởi động nhiều dự án nhà ở xã hội, kỳ vọng tăng cung cho thị trường

Nguồn cung nhà ở xã hội sẽ có những thay đổi theo hướng tích cực trong thời gian tới khi Chính phủ đang có những động thái rõ ràng trong việc ưu tiên phát triển phân khúc này.

Các chuyên gia nhận định, nguồn cung nhà ở xã hội sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Nhất là khi Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì thực hiện Chương trình cho vay theo gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho người mua nhà và chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây lại chung cư cũ. Mặc dù vẫn còn nhiều lý do khiến giải ngân gói tín dụng này bước đầu chưa như kỳ vọng nhưng cũng tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội.

Theo ông Nguyễn Quốc Anh - Phó tổng giám đốc Batdongsan.com.vn, dữ liệu từ hành vi tìm kiếm bất động sản của người dùng cho thấy từ khoá “nhà ở xã hội” tăng mạnh trong những tháng đầu năm. Điều này phản ánh mối quan tâm và nhu cầu thực sự của người dân với bất động sản.

Bất động sản nhu cầu thực là xu hướng của thị trường trong bối cảnh hiện nay. Không chỉ có các dự án nhà ở xã hội năm 2023, nguồn cung nhà ở xã hội cũng sẽ có những thay đổi theo hướng tích cực trong những năm tới khi Chính phủ đang có những động thái rõ ràng trong việc ưu tiên phát triển phân khúc này.

Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính, cho rằng nguồn cung nhà ở xã hội sẽ có sự tăng trưởng do các chính sách điều hành vĩ mô đều đang ưu ái cho phân khúc này. Tuy nhiên, các chính sách vẫn cần có độ “ngấm” để tác động dần dần vào thị trường nên nguồn cung nhà ở xã hội sẽ chưa tăng trưởng mạnh ngay trong năm nay mà sẽ khởi sắc từ từ theo độ “ngấm” chính sách.

Ghi nhận thực tế cho thấy, từ đầu năm 2023 đến nay, nguồn cung mới của các dự án nhà ở xã hội liên tiếp được gia tăng ngay từ thời điểm đầu năm. Đến cuối tháng 5 và  đầu tháng 6, thị trường bất động sản tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước đồng loạt đón nhận những thông tin tích cực về phân khúc này.

Nổi bật là cuối tháng 5, UBND Thành phố Hà Nội đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà ở xã hội cao tầng Vĩnh Hưng tại số 4-6-8 phố Vĩnh Hưng, phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai. Chủ đầu tư của dự án là Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh bất động sản và thương mại Vĩnh Hưng và Công ty TNHH Hòa Bình. Dự án này có quy mô gần 5.000 m2 với hơn 1.183,4 tỷ đồng vốn đầu tư; quy mô cao khoảng 31 tầng và sẽ là nơi an cư cho khoảng 1.150 người dân Thủ đô.

Cùng đó, Hà Nội đón thêm một dự án nhà ở xã hội Khu nhà ở Đô thị Kim Hoa, huyện Mê Linh. Dự án đã khởi công xây dựng với tổng vốn đầu tư 1.268 tỷ đồng. Khu nhà ở đô thị Kim Hoa bao gồm 9 toà nhà có thiết kế 9 tầng nổi và 1 tầng hầm. Sau khi hoàn thành, dự án sẽ cung cấp cho Hà Nội 720 căn hộ với diện tích linh hoạt từ 62-69 m2, giải quyết được nhu cầu về chỗ ở cho người lao động  có thu nhập thấp, đặc biệt là người dân sinh sống ở phía Bắc Thủ đô.

Ngoài ra, trong giai đoạn 2021 – 2025, thành phố Hà Nội sẽ có 22 dự án nhà ở xã hội hoàn thành, giải quyết vấn đề chỗ ở cho người dân Thủ đô. Hiện thành phố đang khẩn trương hoàn thiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư để có thể hoàn thành mục tiêu này.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Nhà ở xã hội bán không đúng đối tượng sẽ bị thu hồi

Thực tế vẫn có những đối tượng trục lợi trong việc mua, bán nhà ở xã hội khiến người thu nhập thấp, có nhu cầu thực sự khó tiếp cận nguồn hàng, mà nếu tiếp cận được thì giá cao, qua tay “cò”. Vì vậy, Bộ Xây dựng yêu cầu địa phương nếu phát hiện sai phạm cần xử lý nghiêm và thu hồi nhà ở xã hội bán không đúng đối tượng…

 mặc dù quy định rất rõ ràng song thời gian qua, một số địa phương như: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk… vẫn có đối tượng trung gian cò mồi, lợi dụng sự khan hiếm của nhà ở xã hội để rao mua bán nhằm trục lợi. Trước tình hình như vậy, Bộ Xây dựng đã có văn bản yêu cầu địa phương nơi xảy ra hiện tượng đó kiểm tra làm rõ thông tin và có giải pháp khắc phục, chấn chỉnh, xử lý kịp thời. Nếu phát hiện sai phạm cần thu hồi nhà ở xã hội bán không đúng đối tượng.

Tuy nhiên, về lâu dài, giải pháp cần làm là phải tăng cường đầu tư, phát triển nhà ở xã hội ngay sau khi Thủ tướng phê duyệt đề án 1 triệu nhà ở xã hội cho công nhân giai đoạn 2021 - 2030. Mà để thực hiện nhiệm vụ, các bộ ngành liên quan phải tham gia tích cực, đồng thời đôn đốc địa phương khẩn trương triển khai tốt đề án, công khai điều kiện, tiêu chuẩn, đối tượng mua nhà ở xã hội; tổ chức, quản lý chặt chẽ việc mua bán nhà ở xã hội. Ngoài ra, các địa phương cũng phải thanh tra, kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm mua bán nhà ở xã hội trên địa bàn; cương quyết có biện pháp khắc phục trong trường hợp sai phạm.

Bên cạnh đó, với doanh nghiệp, chủ đầu tư khi thực hiện các dự án cần xác định đúng đối tượng, tiêu chí, quy định pháp luật về nhà ở đã đề ra. Đặc biệt nắm bắt rõ thông tin việc mua-bán nhà ở xã hội của dự án mình.

Click vào đây để đọc chi tiết vào bài viết!

3. Nhà ở xã hội, đừng để người thu nhập thấp phải mua trên báo, tivi

với những gì đang diễn ra trên thực tế như tiến độ triển khai dự án còn chậm, không có nhiều dự án mới được công bố, chưa có hướng dẫn cụ thể để tiếp cận gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, giá nhà và lãi suất cho vay còn cao so với khả năng chi trả của người dân…đủ cho thấy giấc mơ an cư vẫn còn quá xa vời.

Chủ trương đã có, nguồn vốn cũng bắt đầu được khơi thông song vướng mắc lớn nhất là pháp lý vẫn là thứ khiến mọi thứ dường như chưa thể “vào guồng” như mong đợi. Đáng tiếc rằng những khung pháp lý quan trọng, có sức ảnh hưởng lớn đến việc phát triển nhà cho người thu nhập thấp như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) … vẫn mới chỉ dừng ở việc cho ý kiến lần 2 mà chưa thể được thông qua tại kỳ họp Quốc hội lần này.

Như nhiều nhận định chuyên môn thì không dễ để hoàn thành mục tiêu “1 triệu căn nhà cho người thu nhập thấp” đến năm 2030. Tuy vậy, khó mấy cũng phải làm, bởi giải quyết tốt nhu cầu an cư của người dân là một trong những trụ cột quan trọng để duy trì sự ổn định, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương của đất nước.

Để hiện thực hoá chủ trương của Chính phủ, đáp ứng được nhu cầu an cư lạc nghiệp của người dân thì các Bộ ngành, Chính quyền các địa phương cần tích cực hơn trong việc hoàn thiện thể chế, pháp luật về nhà ở cho người thu nhập thấp. Có chính sách kêu gọi, thu hút thêm nhiều chủ đầu tư tham gia phát triển nhà ở xã hội.

Cụ thể và minh bạch hoá quy trình phê duyệt dự án, tích cực phối hợp với các chủ đầu tư để tháo gỡ vướng mắc liên quan đến quy hoạch, chỉ tiêu sử dụng đất; công khai các điều kiện xét duyệt cũng như đề xuất mức lãi suất phù hợp với thu nhập của người mua…

Người lao động nói chung, người thu nhập thấp đô thị nói riêng đã và đang đóng góp rất lớn cho sự phát triển của các đô thị. Do vậy, giấc mơ an cư của họ cần phải được trân trọng, quan tâm giải quyết thích đáng chứ không chỉ dừng lại ở việc hô hào, khẩu hiệu trên tivi hay báo chí./.

Click vào đây để đọc chi tiết vào bài viết!

4. Quốc hội giám sát kinh doanh bất động sản, nhà ở xã hội trong năm 2024

Kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở xã hội; việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ và các dự án quan trọng quốc gia… là những lĩnh vực được Quốc hội lựa chọn giám sát năm 2024.

Chiều 8/6, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2024, về kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở xã hội

Theo đó, Quốc hội đã quyết định sẽ giám sát tối cao chuyên đề về việc thực hiện Nghị quyết số 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia; chuyên đề về kinh doanh bất động sản và phát triển nhà ở xã hội .

Về giám sát kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở xã hội, có ý kiến đề nghị cân nhắc việc giám sát chuyên đề để bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động giám sát và hoạt động lập pháp. Do đó, thay vì tổ chức hoạt động giám sát chuyên đề, có thể giao các Ủy ban của Quốc hội trong quá trình thẩm tra, tiến hành khảo sát kỹ lưỡng thực tiễn để sửa đổi trực tiếp các quy định trong các dự án luật liên quan.

Giải trình, Ủy ban TVQH cho rằng, những lĩnh vực này còn bất cập, chưa thống nhất cần phải xem xét sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan. Kết quả của chuyên đề giám sát sẽ chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, hạn chế để góp phần đưa các luật đang nghiên chuẩn bị sửa đổi sớm đi vào cuộc sống.

Click vào đây để đọc chi tiết vào bài viết!

5. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Giá nhà ở xã hội phải do nhà nước quyết

Ngày 5-6, thảo luận tại tổ về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết nhà ở xã hội hiện có 2 loại, do nhà nước đầu tư và do doanh nghiệp đầu tư.

Đối với các dự án nhà ở xã hội do doanh nghiệp đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết dự thảo luật vẫn chưa quy định giá bán sẽ do ai duyệt. "Đã là nhà ở xã hội, tôi cho rằng, giá bán phải do nhà nước duyệt. Bởi doanh nghiệp đầu tư, nhưng chỉ đầu tư vốn, còn đất là nhà nước giao, không thu tiền sử dụng đất, giao đất sạch, thì đương nhiên nhà nước phải khống chế mức bán tối đa"- Bộ trưởng nêu quan điểm.

Người đứng đầu Bộ Tài chính nêu rõ khi nhà nước quy định giá tối đa thì nhà ở xã hội do doanh nghiệp đầu tư mới bán đúng đối tượng, cho thuê đúng đối tượng và nhà nước mới khống chế được. Nếu không quy định chặt chẽ, Bộ trưởng lo ngại sẽ rơi vào "kênh" nhà ở thương mại.

Lãnh đạo Bộ Tài chính nhấn mạnh nhà ở xã hội dù nhà nước đầu tư hay doanh nghiệp đầu tư thì nhà nước đều phải quyết định giá. "Đối với dạng nhà nước đầu tư thì bán đúng giá, còn với doanh nghiệp đầu tư thì phải quy định giá tối đa để khuyến khích đầu tư của doanh nghiệp, của nguồn vốn xã hội" - Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói.

Click vào đây để đọc chi tiết vào bài viết!

Ngoài bài tổng hợp tin tức bất động sản về nhà ở xã hội. Tham khảo thêm các bài viết khác tại Times Pro: 

Thuê văn phòng làm việc Co-working Space (Timesspace)

+ Bài học - giáo dục về Bất động sản (Timesedu)

+ Thông tin hữu ích về thị trường BĐS

+ Pháp luật BĐS

+ Phong thủy BĐS

+ Bản tin bất động sản

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan

360 độ các Tỉnh/TP

360 độ tỉnh Hưng Yên - nơi tiềm năng thức giấc

  • 20/12/2022

360 độ những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Quảng Ninh

  • 20/12/2022

360* những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Thái Nguyên

  • 20/12/2022