Tin tức
28/04 2023

Tin tức bất động sản về nhà ở xã hội tháng 4 năm 2023

  • 215
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Nhà ở xã hội là một trong những chủ đề được quan tâm nhiều nhất trong lĩnh vực bất động sản. Bài viết tổng hợp tin tức bất động sản về nhà ở xã hội sẽ giúp bạn cập nhật được những thông tin mới nhất về các dự án nhà ở xã hội, các chính sách hỗ trợ mua nhà của chính phủ, và các quy định về nhà ở xã hội trong năm 2023.

Từ đó, bạn có thể nắm rõ và hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức khi tham gia vào thị trường nhà ở xã hội, đưa ra quyết định đầu tư một cách chính xác và hiệu quả. Hãy đọc bài viết tổng hợp tin tức bất động sản về nhà ở xã hội để cập nhật thông tin một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

tin-tuc-thi-truong-bat-dong-san-ve-nha-o-xa-hoi

Bài tổng hợp tin tức thị trường bất động sản về nhà ở xã hội tháng 4 có những tin chính sau

  1. Rao bán tiền chênh nhà ở xã hội - Bộ Xây dựng sẽ kiểm tra nóng
  2. Cuộc đua xây nhà ở xã hội bắt đầu
  3. Căn hộ giá rẻ quay lại thị trường
  4. Vạ vật xếp hàng nộp hồ sơ mua nhà ở xã hội
  5. Phê duyệt Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội
  6. Bổ sung nhiều ưu đãi thuế đối với chủ đầu tư nhà ở xã hội
  7. Nhà ở xã hội vẫn thiếu quỹ đất để phát triển
  8. Năm nhóm giải pháp thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

1. Rao bán tiền chênh nhà ở xã hội - Bộ Xây dựng sẽ kiểm tra nóng

Trước tình trạng rao bán tiền chênh nhà ở xã hội thời gian gần đây, Bộ Xây dựng sẽ tiến hành kiểm tra nóng tại một số địa phương vào khoảng cuối quý II.

Thông tin này được ông Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) đua ra tại cuộc họp báo thường kỳ quý I/2023 của Bộ Xây dựng chiều 24/4.

Sẽ kiểm tra nóng đến từng địa phương

Báo cáo về thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý I/2023 của Bộ Xây dựng cho thấy, trong 3 tháng đầu năm, cả nước chỉ có 1 dự án nhà ở xã hội được cấp phép. Đó là dự án quy mô 300 căn hộ được cấp phép mới tại tỉnh Bình Định. Con số rất khiêm tốn so với thực tế và đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Báo cáo cũng cho cho biết, đến nay, cả nước đã hoàn thành 307 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị. Quy mô xây dựng khoảng 157.100 căn, với tổng diện tích hơn 7,95 triệu m2.

Hiện, 418 dự án (đang xây dựng và dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư tiếp tục) tiếp tục được triển khai. Quy mô xây dựng khoảng 432.400 căn, tổng diện tích khoảng 22,5 triệu m2.

Tại cuộc họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên về tình trạng thời gian qua người dân phải dậy từ 2 giờ sáng, xếp hàng 2 ngày không nộp được hồ sơ mua nhà ở xã hội, ông Hoàng Hải cho biết có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Do nguồn cung khan hiếm, một số dự án ở vị trí tốt được nhiều người dân quan tâm.

Trước tình trạng rao bán suất, mua chênh tại không ít dự án nhà ở xã hội vẫn tiếp tục diễn ra, ông Hoàng Hải cũng cho biết, điều kiện, thủ tục mua bán nhà ở xã hội đã quy định rất chặt chẽ.

Hiện Bộ Xây dựng cũng đã có văn bản gửi Sở Xây dựng các tỉnh, tham mưu các quy định xử phạt hành vi vi phạm.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Cuộc đua xây nhà ở xã hội bắt đầu

Chia sẻ tại Đại hội cổ đông năm nay, nhiều doanh nghiệp địa ốc ưu tiên phát triển phân khúc nhà ở xã hội, nhà vừa túi tiền, xây dựng chính sách hỗ trợ người mua nhà. Điều này cho thấy, cuộc đua phân khúc này có thể nóng trở lại trong năm nay.

Các gói vay ưu đãi, hỗ trợ của Chính phủ đang tạo cú hích mới cho cuộc đua xây nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động có thu nhập thấp; nhà thương mại giá vừa túi tiền.

Ở lĩnh vực nhà ở xã hội (NOXH), nhằm hưởng ứng đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” của Chính phủ, một số doanh nghiệp đã xác định ưu tiên phát triển mạnh phân khúc này từ năm 2023.

Cùng với đó, Ngân hàng Nhà Nước đã chủ trì triển khai chương trình gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng dành cho chủ đầu tư và người mua nhà các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Công văn 2308/NHNN-TD ngày 01/4/2023 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hướng dẫn chi tiết về việc vay mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân với lãi suất ưu đãi. Đây là các tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản.

Trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, mục tiêu đầu tư xây dựng tối thiểu khoảng 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội tại khu vực đô thị; đáp ứng cho khoảng 70% công nhân tại các khu công nghiệp có nhu cầu. Riêng Tp.HCM, mục tiêu từ 2021 đến 2025, thành phố sẽ xây trên 35.000 căn nhà ở xã hội.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Căn hộ giá rẻ quay lại thị trường

Trong quý I/2023, phân khúc nhà ở trung cấp giá 20 - 40 triệu đồng/m2 có 1.515 căn, tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái khi TPHCM không có nguồn cung nào ở mức giá này.

Hàng ngàn căn hộ hạng C

Theo Báo cáo thị trường của DKRA Group, phân khúc căn hộ ghi nhận 9 dự án mở bán trong quý vừa qua, với nguồn cung mới khoảng 1.378 căn, tập trung chủ yếu tại TPHCM và Bình Dương. Nguồn cung mới giảm 67% so với quý trước và giảm 59% so với cùng kỳ năm 2022. Lượng tiêu thụ mới đạt khoảng 864 căn, tương đương 63% nguồn cung mở bán mới và giảm 66% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, căn hộ hạng B trở thành phân khúc chủ đạo dẫn dắt thị trường khi chiếm 56,2% tổng nguồn cung, tập trung chủ yếu tại khu Bắc TPHCM.

Nguyên nhân giá chào bán căn hộ phân khúc này giảm là do dự án mới mở bán trong kỳ chào giá giảm hơn trước. Thị trường căn hộ cũng xuất hiện nhiều chương trình ưu đãi như chiết khấu thanh toán nhanh, miễn phí quản lý, tặng gói nội thất hoặc kéo dài lịch thanh toán cho người mua.

Trong báo cáo quý I/2023, Sở Xây dựng TPHCM cho biết đã xác nhận đủ điều kiện để huy động vốn đối với sản phẩm nhà ở hình thành trong tương lai tại 5 dự án, trong đó 7.199 căn nhà chung cư và 554 căn nhà thấp tầng.

Tín hiệu tích cực

Savills Việt Nam dự báo, từ nay đến cuối năm, nguồn cung tương lai sẽ có thêm 9.000 căn, 23% trong số đó là căn hộ hạng C. Đến năm 2026, 137.540 căn từ 186 dự án sẽ được mở bán. Dù một số dự án chưa được xếp hạng nhưng các chủ đầu tư đang tỏ ra quan tâm đến các sản phẩm vừa túi tiền để đáp ứng nhu cầu.

DKRA Group dự báo, nguồn cung căn hộ mới quý II/2023 tại TPHCM có thể tăng gấp đôi so với quý I, ở mức khoảng 2.000 - 2.500 căn. Bình Dương khoảng 500 - 1.000 căn, Long An khoảng 200 căn và Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 350 căn mở bán mới.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

4. Vạ vật xếp hàng nộp hồ sơ mua nhà ở xã hội

Dù là dự án nhà ở xã hội có giá bán cao nhất hiện nay của Hà Nội, nhưng người dân vẫn phải xếp hàng dài vạ vật chờ tới lượt vào nộp hồ sơ mua nhà.

Chờ đợi, vạ vật nộp hồ sơ mua nhà xã hội

Tại sảnh tòa nhà N09B1 khu đô thị Dịch Vọng, quận Cầu Giấy - nơi tiếp nhận hồ sơ mua dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn (đường Tố Hữu, quận Nam Từ Liêm), ngày nào cũng có người đến từ sáng sớm ghi số thứ tự xếp hàng vào nộp hồ sơ. 

Thiếu trầm trọng nhà ở xã hội

Tại Hà Nội, 3 năm nay mới có dự án nhà ở xã hội mở bán. Theo Bộ Xây dựng , nhà ở xã hội thiếu bởi nhiều nguyên nhân. Cụ thể, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội để được miễn tiền sử dụng đất vẫn phải xác định tiền sử dụng đất rồi mới thực hiện thủ tục miễn, làm phát sinh thủ tục hành chính, kéo dài đến1 - 2 năm; đối với giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội, chưa tính đến các chi phí hợp lệ, hợp lý như chi phí tổ chức bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, trong khi lợi nhuận định mức không vượt quá 10% nên không thu hút được doanh nghiệp…

Click để đọc chi tiết về bài viết!

5. Phê duyệt Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

Đến năm 2030, tổng số căn hộ nhà ở xã hội các địa phương sẽ hoàn thành là 1,06 triệu căn. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 hoàn thành khoảng 428.000 căn; giai đoạn 2025 - 2030 hoàn thành khoảng 634.200 căn...

GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 CẦN KHOẢNG 2,4 TRIỆU CĂN NHÀ XÃ HỘI

Đề án cho biết, hiện đã có 60/63 địa phương gửi Bộ Xây dựng báo cáo nhu cầu phát triển nhà ở xã hội tại địa phương. Theo đó, giai đoạn 2021 – 2030, cần khoảng 2,4 triệu căn; trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 cần khoảng 1,24 triệu căn, và giai đoạn 2026 - 2030 là khoảng 1,16 triệu căn.

Trong đó, đối với nhà ở công nhân, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch Đầu tư và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, đến nay, trên phạm vi cả nước có 392 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 119.900 ha; trong đó có 286 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 85.200 ha và 106 khu công nghiệp đang xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 34.700 ha. Có khoảng hơn 2,7 triệu công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp, trong đó có khoảng 1,2 triệu công nhân có nhu cầu về nhà ở.

CẦN KHOẢNG 849.500 TỶ ĐỒNG, CHỦ YẾU BẰNG VỐN XÃ HỘI HOÁ

giá nhà tăng liên tục vượt quá khả năng tài chính của đa số người dân; lượng giao dịch, thanh khoản bất động sản giảm mạnh trong quý 3/2022 và có dấu hiệu trầm lắng. Bởi vậy, việc nghiên cứu, xây dựng nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030 là rất cần thiết.

Về giải pháp, để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật về nhà ở xã hội; Nghiên cứu xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội và sửa đổi luật Nhà ở 2014 đồng bộ với luật Đất đai sửa đổi, luật Đấu thầu sửa đổi...

Với việc dành quỹ đất làm nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, sửa đổi theo hướng khi lập, phê duyệt quy hoạch phải xác định rõ diện tích đất dành để xây dựng nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn cấp tỉnh và cấp huyện; đảm bảo quỹ đất; bổ sung quy định quy hoạch, bố trí quỹ đất phát triển nhà lưu trú công nhân...

Về tín dụng phát triển nhà ở xã hội, trước mắt, tập trung phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển khai thực hiện chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng và các gói tín dụng cụ thể để cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay. Lãi suất thấp hơn khoảng từ 1,5 - 2% so với lãi suất cho vay trung, dài hạn bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước (bao gồm Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank);

Click để đọc chi tiết về bài viết!

6. Bổ sung nhiều ưu đãi thuế đối với chủ đầu tư nhà ở xã hội

Hiện thực hoá Đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030, Chính phủ đề xuất sửa đổi pháp luật về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp để chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội được hưởng các ưu đãi thực chất hơn…

NHIỀU CƠ CHẾ ƯU ĐÃI KHÔNG THỰC CHẤT

Mặc dù đã có các quy định ưu đãi như miễn tiền sử dụng đất, giảm 50% thuế... nhưng thực chất chủ đầu tư không được hưởng mà là người dân được hưởng vì theo quy định của pháp luật thì không được tính các khoản ưu đãi của nhà nước vào giá bán, giá cho thuê nhà ở xã hội. 

Ưu đãi thuế đối với chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân chỉ để cho thuê không thực hiện được do pháp luật về thuế không có quy định. 

Dự án nhà ở xã hội được miễn tiền sử dụng đất nhưng vẫn phải thực hiện thủ tục tính tiền sử dụng đất để miễn; các đối tượng nhà ở xã hội phải được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định về đối tượng, điều kiện...gây phiền hà, mất thời gian cho chủ đầu tư. 

Việc xác định giá trước khi thực hiện bán, cho thuê, cho thuê mua đối với nhà ở xã hội đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách phải được cơ quan nhà nước cấp tỉnh thẩm định cũng gây kéo dài thời gian, tốn kém cho doanh nghiệp. 

Những bất cập trên gây cản trở việc thu hút đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

SẼ SỬA LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Trong kế hoạch triển khai Đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030, Chính phủ sẽ thực hiện sửa đổi nhiều quy định ưu đãi chủ đầu tư theo hướng thực chất hơn. 

Theo đó, đối với phần 20% diện tích đất thương mại trong dự án nhà ở xã hội, chủ đầu tư được hạch toán riêng, không phải hạch toán chung vào cả dự án. Chủ đầu tư được hạch toán các chi phí hợp lý, hợp lệ trong quá trình đầu tư, kinh doanh nhà ở xã hội vào giá thành. 

Sẽ bổ sung quy định yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có trách nhiệm trích một phần tiền sử dụng đất của các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị trên địa bàn để bổ sung vào khoản mục riêng trong ngân sách của địa phương, dành để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào dự án và hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn theo quy định của Chính phủ.

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY ĐỊNH VỀ CÁC NGUỒN VỐN PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI

Chính phủ sẽ sửa đổi, bổ sung quy định về các nguồn vốn cho phát triển nhà ở thông qua quy định về nguồn vốn mới và tối ưu hóa các nguồn vốn hiện hành nhằm hạn chế phụ thuộc vào nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.

Định hướng của Chính phủ là bổ sung thêm việc huy động vốn từ quỹ đầu tư phát triển địa phương để phát triển nhà ở xã hội, giới hạn mục đích sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước để phát triển hạ tầng cho phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công, bổ sung hình thức huy bổ hình thức huy động vốn từ nước ngoài để phát triển nhà ở xã hội. 

Ngoài ra, Chính phủ sẽ sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến thẩm định giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội theo hướng chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội xác định giá bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội đảm bảo nguyên tắc quy định theo quy định và có trách nhiệm báo cáo cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở cùng với thời điểm đề nghị thẩm định về nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê, cho thuê mua.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

7. Nhà ở xã hội vẫn thiếu quỹ đất để phát triển

Việc phát triển nhà ở xã hội đến nay vẫn chưa đạt được như kỳ vọng. Mà một trong những nguyên nhân là do thiếu quỹ đất để xây dựng loại hình nhà ở này…

MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG CHƯA QUAN TÂM ĐÚNG MỨC

KTS. Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nêu: Có ý kiến cho rằng quy định này trong thực tế không thực sự hiệu quả, do việc điều tiết nhà ở xã hội, thông qua các chính sách hỗ trợ như hiện nay không đủ hấp dẫn, khó thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội, nên một số chủ đầu tư giữ đất nhiều năm nhưng chưa chịu triển khai xây dựng. Mặt khác, việc quy định quỹ đất 20% gắn với các khu đô thị, khu dân cư mới cũng đang gây khó khăn trong công tác xây dựng nhà ở xã hội lẫn phát triển nhà ở thương mại. Vì nhiều chủ đầu tư e ngại, xây dựng nhà ở xã hội đồng thời với nhà ở thương mại, ở cùng dự án sẽ làm giá trị của dự án, giá bán căn hộ thương mại xuống thấp”.

PHẢI CÔNG KHAI, GIỚI THIỆU QUỸ ĐẤT ĐẦU TƯ

Trong khi đó, KTS. Trần Ngọc Chính cho rằng Luật Nhà ở sửa đổi lần này cần theo hướng Nhà nước giữ vai trò dẫn dắt, tạo điều kiện thuận lợi, ưu đãi về đất đai, hạ tầng, tài chính cũng như cơ chế, chính sách đủ mạnh để phát triển nhà ở xã hội.

Các chuyên gia đánh giá, đây là điều cần thiết giúp phát triển nhà ở xã hội. Nhà ở xã hội có thể không sinh lời trực tiếp nhưng những lợi ích cùng tác động gián tiếp cho nền kinh tế lại vô cùng to lớn. Bởi đi đôi với công ăn việc làm thì cần ổn định chỗ ăn ở, sinh hoạt cho người công nhân nói riêng và người lao động nói chung. Từ đó, nhà đầu tư mới yên tâm đẩy mạnh sản xuất. Sự phát triển bền vững chỉ có được khi mọi mặt của hệ sinh thái công nghiệp – đô thị - dịch vụ được chăm lo, mà ở đó người lao động là nhân tố quan trọng được đảm bảo về cuộc sống.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

8. Vinhomes sẽ làm nhà ở xã hội ở Hải Phòng, Hưng Yên, Khánh Hòa

Vinhomes sẽ hoàn thiện các thủ tục pháp lý để làm dự án nhà ở xã hội tại nhiều tỉnh, thành phố như: Hải Phòng, Hưng Yên, Khánh Hòa.

Liên quan đến mảng nhà ở xã hội, Happy Home là một trong những trọng tâm phát triển của Vinhomes trong thời gian tới. Theo quy hoạch, Happy Home gồm 3 loại. Loại 1, với giá bán gần 300 triệu đồng, là các căn hộ trong các tòa nhà cao tối đa 7 tầng, diện tích từ 24 m2 sàn và 12 m2 gác xép. Loại 2 là các căn hộ trong các tòa nhà cao 15 - 21 tầng, diện tích từ 30 - 50 m2, với mức giá 400 - 700 triệu đồng. Loại 3 là các căn nhà liền kề 3 tầng, có diện tích từ 50 - 70 m2, giá bán tối đa 950 triệu đồng. Tuy nhiên, loại hình liền kề sẽ không nhiều vì Vinhomes đặt ưu tiên cho việc xây dựng các căn hộ cao tầng, đáp ứng nhu cầu của đông đảo người dân.

Theo thống kê, đến nay cả nước mới hoàn thành 275 dự án nhà ở xã hội với quy mô khoảng 147.000 căn hộ. Bên cạnh đó, 339 dự án đang được triển khai với quy mô khoảng 371.500 căn. Đây được đánh giá là “muối bỏ bể” khi so sánh với nhu cầu nhà ở xã hội cực lớn của người lao động cả nước. 

Bên cạnh ý nghĩa an sinh xã hội cực lớn, việc Vinhomes tham gia phát triển nhà ở xã hội còn góp phần tạo cú hích, thay đổi lớn trên thị trường bất động sản, giúp thị trường phát triển lành mạnh và bền vững hơn.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

9. Năm nhóm giải pháp thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

Chính quyền địa phương, các doanh nghiệp đã và đang vào cuộc khẩn trương, chủ động, đồng hành cùng Chính phủ. Về lâu dài, vấn đề về xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân… cũng được sửa đổi, bổ sung trong Dự thảo Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản...

Tại buổi làm việc, các doanh nghiệp đã bàn về những khó khăn, vướng mắc khi tham gia phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, trên cơ sở đó, đã kiến nghị 5 nhóm giải pháp để đẩy nhanh tiến độ công tác này:

Một là nhóm giải pháp về quy hoạch: phải dành sẵn quỹ đất cho xây dựng nhà ở xã hội.

Hai là nhóm giải pháp về quy trình thủ tục hành chính đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở công nhân cần mang tính đặc thù, rút ngắn khâu và thời gian giải quyết.

Ba là nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách như: giải ngân gói 120.000 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng, vấn đề giá đền bù, chi phí giá đất của doanh nghiệp bỏ ra đầu tư. Chính quyền cần tạo ra quỹ đất sạch, nhà đầu tư có thể ứng tiền, nhưng đơn vị chịu trách nhiệm chính vẫn là cơ quan Nhà nước.

Bốn là nhóm giải pháp về tiêu chí người mua, thuê hoặc thuê mua và thủ tục xét duyệt với thời gian nhanh gọn, thẩm định rõ ràng. Giải ngân trong ngân hàng chính sách xã hội ở địa phương cần thực hiện theo mục tiêu của Đề án Chính phủ đặt ra, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được nguồn vốn.

Năm là chính quyền địa phương tập trung tháo gỡ, có giải pháp cho từng dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân… Hiệp hội và doanh nghiệp đăng ký lịch làm việc với các địa phương để giải quyết khó khăn trong quá trình thực hiện.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Nhà ở xã hội đang là một lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư và người mua nhà. Bài viết tổng hợp tin tức bất động sản về nhà ở xã hội sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về thị trường này. Từ những thông tin được cập nhật trong bài viết, bạn sẽ hiểu rõ hơn về những chính sách hỗ trợ mua nhà của chính phủ, các dự án nhà ở xã hội đang được triển khai, giá cả và xu hướng phát triển của thị trường này trong tương lai.

Bài viết sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư hợp lý và hiệu quả, từ đó giúp bạn tăng thu nhập và bảo vệ tài sản của mình. Hãy đọc bài viết tổng hợp tin tức bất động sản về nhà ở xã hội để có được những thông tin quan trọng nhất và cập nhật nhất về lĩnh vực này.

Ngoài bài tổng hợp tin tức bất động sản về nhà ở xã hội. Tham khảo thêm các bài viết khác tại Times Pro: 

Thuê văn phòng làm việc Co-working Space (Timesspace)

+ Bài học - giáo dục về Bất động sản (Timesedu)

+ Thông tin hữu ích về thị trường BĐS

+ Pháp luật BĐS

+ Phong thủy BĐS

+ Bản tin bất động sản

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan