Tin tức
31/08 2024

Tin tức bất động sản Times Pro tổng hợp từ 26/8 đến 30/08/2024

  • 22
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tin tức bất động sản trong nước trong tuần 4 tháng 8/2024 được Times Pro tổng hợp và gửi tới quý độc giả tham khảo để định hướng thị trường nhà đất!

I - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ GIÁ CẢ & THỊ TRƯỜNG

Nóng chuyện đấu giá đất: Chuyên gia nghi vấn có mục đích tạo "sốt đất"

(Dân trí) - TS. Nguyễn Văn Đính cho rằng, số lượng người tham gia đấu giá lớn tại những cuộc đấu giá đất vừa diễn ra là hoàn toàn bình thường nhưng mức giá trúng quá cao lại bất thường.

Kết quả những phiên đấu giá tại các huyện vùng ven Hà Nội như Đan Phượng, Thanh Oai, Hoài Đức gây "rúng động" dư luận những ngày qua. Điểm chung của những phiên này là số lượng hồ sơ đăng ký lớn, mức giá trúng đấu giá cao gấp hàng chục lần so với giá khởi điểm. Diễn biến và kết quả này đặt ra câu hỏi lớn về việc có hay không dấu hiệu đầu cơ trục lợi?

Trao đổi với phóng viên Dân trí, TS. Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) - nói, diễn biến và kết quả các phiên đấu giá đất này vừa bất thường, lại vừa bình thường.

Bình thường vì những yếu tố nào?

Theo ông, hiện tượng này không mới. Ngay trong 6 tháng qua, khi thị trường đất nền nói chung còn trầm lắng, một số phiên đấu giá đất tại vài địa phương vẫn thu hút hàng nghìn người tham gia, chủ yếu là nhà đầu tư. Kết quả trúng đấu giá tại một số nơi cũng ghi nhận mức giá trúng cao gấp 10 lần giá khởi điểm.

Ông Đính nói, nguyên nhân là đất đem đấu giá là đất "sạch", không dính đến tranh chấp kiện tụng, đã có sổ đỏ, hạ tầng, sẵn sàng xây nhà để kinh doanh, cho thuê, thu về dòng tiền hàng tháng. Ðặc biệt, trong bối cảnh vài năm gần đây, Hà Nội gần như không có dự án mới, nguồn cung đất nền được dự báo cũng sẽ ngày càng khan hiếm.
Click để đọc chi tiết về bài viết!

Dự báo nguồn cung nhà ở "bật tăng" vào cuối năm 2024, nhu cầu đầu tư sẽ phục hồi khoảng 30%

Theo TS. Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), về cuối năm 2024, nhu cầu mua nhà ở tiếp tục duy trì ở mức cao cùng với nhu cầu đầu tư phục hồi khoảng 30% so với hồi đầu năm. Xu hướng đầu tư sẽ sang các thị trường mới, còn nhiều dư địa tăng giá.

Theo dự báo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), nguồn cung trong nửa cuối năm 2024 sẽ được cải thiện, ước tính tăng khoảng 20% so với 6 tháng đầu năm 2024, được đóng góp chủ yếu từ phân khúc căn hộ cao cấp, hạng sang.

Thị trường cũng sẽ xuất hiện nhiều hơn các sản phẩm thấp tầng khi các đại dự án đang hoàn tất các khâu cuối cùng để gia nhập thị trường. Phần lớn các phân khu, dự án mới mở bán đến từ các dự án ở vùng ven thành phố, các tỉnh, thành phố xung quanh hai đô thị đặc biệt.

  1. Nguyễn Văn Đính nhận định, lực cầu trong dân rất mạnh, không chỉ cầu về nhà ở mà còn cầu về đầu tư cũng rất lớn. Do đó, nhu cầu mua nhà để ở sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao, còn nhu cầu đầu tư phục hồi khoảng 30% so với hồi đầu năm và hướng tới các thị trường mới, còn nhiều dư địa tăng giá...

Tuy nhiên, VARS khuyến nghị nhà đầu tư chỉ nên “săn đón” đất đấu giá, các lô đất đã tách thửa ở các khu vực có hạ tầng hoàn thiện, mặt bằng giá chưa quá cao.

Nhu cầu để ở và nhu cầu đầu tư đều lớn, cùng với nguồn cung dự kiến "bật tăng" vào thời điểm cuối năm sẽ thúc đẩy lượng giao dịch tiếp tục tăng, khoảng 20% so với nửa đầu năm, chủ yếu đóng góp bởi loại hình căn hộ.

Giao dịch và giá bán biệt thự, liền kề, nhà phố cũng sẽ được cải thiện trên diện rộng, nhất là trên thị trường thứ cấp, nhờ nền tảng phục hồi trước đó và kỳ vọng về mức lợi nhuận cao hơn của nhà đầu tư.

Thanh khoản trên thị trường thứ cấp cũng được cải thiện và sẽ có chuyển biến rõ nét nhất vào thời điểm cuối năm khi nỗ lực của cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp bất động sản phát huy hiệu quả tốt hơn. Từ đó, số lượng xem nhiều, mua cũng nhiều hơn.
Click để đọc chi tiết về bài viết!

Hà Nội: Đấu giá đất huyện Phúc Thọ cao nhất 60 triệu đồng/m2, chưa đấu xong đã rao chênh "nhẹ" 400 triệu đồng

Sáng 29/8, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phúc Thọ (Hà Nội) đã tiến hành tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 30 thửa đất thuộc khu Dộc Tranh, xã Trạch Mỹ Lộc (Phúc Thọ, Hà Nội) và 9 thửa đất thuộc khu Đồng Phươm, xã Thọ Lộc (Phúc Thọ, Hà Nội).

Theo đó, mỗi thửa đất tại khu Dộc Tranh, xã Trạch Mỹ Lộc có diện tích dao động trong khoảng từ 96 đến gần 149m2. Với mức giá khởi điểm là 23,4 triệu đồng/m2, tương đương số tiền đặt cọc mà người tham gia đấu giá phải nộp sẽ từ 450 triệu đến gần 700 triệu đồng/thửa.

Với 9 thửa đất tại khu Đồng Phươm, xã Thọ Lộc có diện tích tương đối lớn với gần 235m2. Mức giá khởi điểm của các lô này là 19,8 triệu đồng/m2, tương đương số tiền đặt cọc gần 535 triệu đồng/thửa.

Theo đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phúc Thọ, huyện nhận được tổng cộng 650 hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá hợp lệ và có hơn 350 người tới tham gia hoạt động đấu giá trực tiếp. Phiên đấu giá này, người tham gia sẽ viết phiếu trả giá trong một lần. Ngay sau đó, đấu giá viên xem xét các phiếu công khai tại chỗ để xác định người trúng theo nguyên tắc trả cao nhất cho một m2 của lô đất.
Click để đọc chi tiết về bài viết!

II - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH CỦA CHUYÊN GIA

Khi nào không được thế chấp sổ đỏ vay ngân hàng?

(Dân trí) - Nhiều trường hợp cá nhân dù có sổ đỏ trong tay nhưng cũng không được thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng.

Thế chấp quyền sử dụng đất (thường được gọi là sổ đỏ) là một trong những quyền quan trọng của người sử dụng đất. Tuy nhiên không phải ai có sổ đỏ cũng có thể thế chấp để vay vốn từ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng.

Không đáp ứng điều kiện chung để thế chấp

Khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024 quy định người sử dụng đất được thực hiện thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện:

- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp: Thừa kế quyền sử dụng đất, Chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư; trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 124 và điểm a khoản 4 Điều 127.

- Đất không có tranh chấp hoặc có nhưng đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của tòa hoặc phán quyết của trọng tài… đã có hiệu lực pháp luật.

- Quyền sử dụng đất không bị kê biên… để bảo đảm thi hành án.

- Trong thời hạn sử dụng đất.

- Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Chưa có sự đồng ý của đồng sở hữu

Trên thực tế, một mảnh đất có nhiều người cùng chung quyền sử dụng đất. Những người này là đồng sở hữu của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khoản 2 Điều 27 Luật Đất đai 2024 nêu rõ:

- Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của luật.

- Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì các thành viên cùng nhau thực hiện ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Sở Xây dựng Hà Nội nói gì về số phận hàng nghìn căn hộ bỏ hoang trên 'đất vàng'?

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, hiện trên địa bàn thành phố có 9 dự án tái định cư với gần 2.500 căn hộ. Trong đó, 2 dự án đã hoàn thành nghiệm thu, chưa đưa vào sử dụng nhưng đã bố trí tái định cư và 7 dự án đang thi công xây dựng.

LTS: Trong khi nguồn cung nhà ở liên tiếp sụt giảm khiến nhu cầu nhà ở của người dân rất bức thiết thì hàng nghìn căn hộ tái định cư lại đang bị bỏ hoang xuống cấp do không có người ở. Đây là câu chuyện không mới nhưng nhiều năm nay chưa thể giải quyết. Giải pháp nào để nhanh chóng tháo gỡ nghịch lý trên, xoá bỏ thực trạng “nhà xây xong không ai ở”. VietNamNet giới thiệu tuyến bài với góc nhìn đa chiều về nhà ở tái định cư hiện nay.

Trong lúc nhu cầu nhà ở giá trung bình, nhà ở xã hội còn rất lớn, thì Hà Nội lại còn nhiều dự án chung cư tái định cư xây dựng rồi bị bỏ không, để cỏ dại rêu mốc xâm lấn. Rất nhiều toà nhà mọc lên sừng sững trên các khu đất vàng cả chục năm qua rồi lâm vào cảnh "đắp chiếu".

Điển hình như dự án trên phố Duy Tân của quận Cầu Giấy; hay dự án KĐT Sài Đồng, dự án trên đường Lý Sơn của quận Long Biên. Hoặc như dự án có “view triệu đô” nhìn thẳng ra hồ Đền Lừ...

VietNamNet đã liên hệ với Sở Xây dựng Hà Nội để tìm câu trả lời cho tình trạng xót xa này. 

Chưa được nghiệm thu vì điều kiện phòng cháy chữa cháy thay đổi

Ông Mạc Đình Minh, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, cho biết, trong số 9 dự án hiện nay, dự án xây dựng nhà ở tái định cư (TĐC) tại ô đất NO15,16 phường Thượng Thanh (quận Long Biên) và dự án xây dựng nhà B,C khu tái định cư phường Trần Phú (quận Hoàng Mai) phục vụ GPMB công viên Tuổi trẻ Thủ đô, đã hoàn thành nghiệm thu, chưa đưa vào sử dụng nhưng đã bố trí tái định cư.
Click để đọc chi tiết về bài viết!

III - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ CHÍNH SÁCH, QUẢN LÝ

Nhà, đất công được gỡ vướng quy định cho thuê

Nhà, đất công không để ở sẽ được cho thuê với thời hạn tối đa 5 năm qua đấu giá, theo Nghị định 108 của Chính phủ.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 108 về quản lý, sử dụng và khai thác nhà đất, tài sản công không dùng để ở. Theo đó, loại nhà, đất này sẽ được phép cho thuê lại để sử dụng vào mục đích khác như sản xuất, kinh doanh.

Trước Nghị định này, pháp luật chỉ có cơ chế xác định giá cho thuê nhà, đất để ở. Còn với quỹ nhà, đất chuyên dùng (tức không dùng để ở) lại chưa có cách tính giá khi cho thuê. Thực tế, giá thuê tài sản công loại này được các tổ chức quản lý, kinh doanh áp theo giá của nhà, đất công thông thường. Song, việc này có thể dẫn tới tùy tiện trong thực hiện, vi phạm pháp luật, theo Bộ Tài chính.

Tại nhiều địa phương, do thiếu cơ chế cho thuê, không ít cơ sở đất vàng bị bỏ trống, lãng phí trong khi nhu cầu thuê lớn. Mỗi địa phương lại thực hiện không thống nhất về phương thức đấu giá, bảng giá thuê... Vì thế, giới chuyên môn cho rằng Nghị định 108 sẽ gỡ vướng cho quản lý, khai thác quỹ nhà, đất chuyên dùng, tránh lãng phí nguồn lực.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên & Môi trường khẩn trương làm việc với Hiệp hội BĐS Tp.HCM về bảng giá đất tại Tp.HCM

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc với Hiệp hội bất động sản Tp.HCM (HoREA), báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31/8/2024.

Trước đó, HoREA đề xuất UBND Tp.HCM xem lại phương thức tính bảng giá đất điều chỉnh.

Theo HoREA, cách tính giá đất thực tế và đề xuất các mức giá của đơn vị tư vấn với một số tuyến đường ở nhiều quận, huyện tại TP đang lấy giá cũ theo Quyết định 02/2021 nhân với 5-6 lần để ra giá mới không có cơ sở rõ ràng.

Bên cạnh tích hợp các hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K), cơ quan soạn thảo còn bổ sung thêm một chỉ số điều chỉnh làm giá đất một số nơi tăng 10-20 lần so với hiện tại.

Điển hình, giá đất quận 1 ở tất cả tuyến đường đều xác định đồng loạt tăng 5 lần so với bảng giá đất cũ, giá đất quận 4 tăng 11,3 lần, quận 5 tăng 5,6 lần (trừ 2 tuyến đường Bãi Sậy và Đặng Thái Thân). Trong khi những huyện vùng ven lại tăng quá cao như huyện Hóc Môn có giá đất điều chỉnh dự kiến tăng 30-50 lần, huyện Bình Chánh tăng 20-30 lần.

Giá đất tại các quận, huyện ngoại thành tăng quá cao đã khiến người dân tại đây muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn và cảm thấy không công bằng khi tỷ lệ tăng vượt mức tăng trung bình 7 lần của toàn Tp.HCM.

Vì vậy, HoREA đề nghị xây dựng các mức giá đất trong bảng giá dựa trên việc tích hợp bảng giá đất và nhân với hệ số K trong trường hợp cần thiết. Đồng thời bổ sung giá đất của 570 tuyến đường mới để tính tiền sử dụng đất đối với cá nhân, hộ gia đình tương đương như cách tính tiền sử dụng đất đã áp dụng từ luật Đất đai 2013 để cho người dân yên tâm. Bảng giá đất mới nên áp dụng từ ngày 1/1/2026 theo quy định tại luật Đất đai 2024. Hiện bảng giá đất tại Tp.HCM tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025.
Click để đọc chi tiết về bài viết!

Cục trưởng Mai Văn Phấn: Sổ đỏ cấp trước 1/1/2025 không bắt buộc phải cấp đổi sang mẫu mới

Theo Chinhphu.vn, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất… đã được cấp trước ngày 01/01/2025 vẫn có giá trị pháp lý và không bắt buộc phải cấp đổi sang mẫu Giấy chứng nhận mới.

Theo ông Mai Văn Phấn - Cục trưởng Cục Đăng ký dữ liệu và Thông tin đất đai (Bộ TN&MT), để triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024, ngày 31/7/2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất,

Trong đó có nội dung quy định về mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (Giấy chứng nhận) để cấp cho người sử dụng đất.

Ông Mai Văn Phấn cho biết, các loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất… đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 01/01/2025 vẫn có giá trị pháp lý và không bắt buộc phải cấp đổi sang mẫu Giấy chứng nhận mới.

Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản có nhu cầu thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận mới theo quy định của Luật Đất đai năm 2024.

Như vậy, mặc dù tên gọi và nội dung của Giấy chứng nhận theo quy định của Luật Đất đai 2024 có thay đổi cho phù hợp với việc ứng dụng công nghệ nhưng những Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của pháp luật đất đai qua các thời kỳ vẫn có giá trị pháp lý như Giấy chứng nhận được cấp theo mẫu mới.

Cũng theo Cục trưởng Cục Đăng ký dữ liệu và Thông tin đất đai (Bộ TN&MT), mẫu sổ đỏ mới có 5 điểm nổi bật, tăng cường các yếu tố bảo mật, bảo an, bổ sung các yếu tố chống giả đóng và chống giả mở so với mẫu Giấy chứng nhận trước đây.
Click để đọc chi tiết về bài viết!

Tăng mức xử phạt và bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả đối với "nhóm hành vi sử dụng đất sai mục đích"

Chiều 30/8, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến nghe báo cáo, cho ý kiến nội dung Dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai với sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, chuyên gia…

Bổ sung nhiều biện pháp xử phạt, khắc phục

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường (cơ quan soạn thảo), Dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai gồm có 4 chương, 36 điều quy định về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản, đối tượng bị xử phạt và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (vi phạm trong sử dụng đất và vi phạm trong thực hiện dịch vụ về đất đai).

Dự thảo Nghị định quy định cụ thể 22 nhóm hành vi vi phạm hành chính về đất đai, trên cơ sở kế thừa các quy định trước đây, và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và quy định của Luật Đất đai năm 2024.

Cụ thể, cơ quan soạn thảo đã tăng mức xử phạt, bổ sung xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với nhóm hành vi sử dụng đất sai mục đích; hủy hoại đất; lấn đất, chiếm đất; không sử dụng liên tục đất trồng cây hằng năm, lâu năm, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng; không tuân thủ các quy định chuyển nhượng quyền sử dụng, cho thuê đất theo Luật Đất đai năm 2024; vi phạm về giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất; vi phạm về cung cấp thông tin đất đai liên quan đến thanh tra, kiểm tra, thu thập chứng cứ để giải quyết tranh chấp đất đai, vi phạm điều kiện về hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực đất đai…

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Sỹ Bảy nhận định, những sai phạm và những hành vi vi phạm về đất đai đang diễn ra hết sức phức tạp và việc xử phạt về những hành vi vi phạm này hiện nay là chưa tương xứng. Vì vậy, việc xây dựng và sớm banh hành Nghị định là hết sức cần thiết với yêu cầu đặt ra là phải có các chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe đối với những hành vi vi phạm về đất đai; thúc đẩy phân cấp, phân quyền, thiết lập công cụ kiểm soát quyền lực của cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý đất đai.

Đáng chú ý, Dự thảo Nghị định đã bỏ quy định xử phạt đối với một số hành vi thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Trồng trọt, Luật Kinh doanh bất động sản.
Click để đọc chi tiết về bài viết!

Đề xuất bãi bỏ 9 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đất đai

Bộ Tài chính đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bãi bỏ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Tài chính cho biết, việc xây dựng dự thảo Quyết định nhằm chấm dứt hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung không còn phù hợp với quy định của Luật Đất đai năm 2024 và Các văn bản hướng dẫn thi hành (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024) nhưng chưa có căn cứ pháp lý để xác định hết hiệu lực theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; đồng thời nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật.

Theo đó, Dự thảo đề xuất bãi bỏ toàn bộ 09 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ gồm:

  1. Quyết định số 44/2010/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn tiền sử dụng đất, miễn tiền thuê đất xây dựng công trình phụ trợ đường cao tốc quốc gia.
  2. Quyết định số 57/2010/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về miễn tiền thuê đất đối với các dự án xây dựng kho dự trữ 4 triệu tấn lúa, ngô, kho lạnh bảo quản thủy sản, rau quả và kho tạm trữ cà phê theo quy hoạch.
  3. Quyết định số 33/2011/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn tiền sử dụng đất ở cho hộ dân làng chài, dân sống trên sông nước, đầm phá di chuyển đến định cư tại các khu, điểm tái định cư.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

IV - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ QUY HOẠCH TRÊN CẢ NƯỚC

Hà Nội tạm dừng đấu giá 27 thửa đất tại Hà Đông, chưa xác định ngày mở lại

Phiên đấu giá 27 thửa đất tại các phường Phú Lương, Yên Nghĩa và Dương Nội (quận Hà Đông), theo kế hoạch sẽ tổ chức vào ngày 7/9. Tuy nhiên, quận này thông báo tạm hoãn phiên đấu giá và chưa xác định ngày mở lại.

Công ty Đấu giá hợp danh số 5 - Quốc gia, đơn vị được giao tổ chức cuộc đấu giá, vừa phát đi thông báo về việc tạm dừng đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 27 thửa đất trên.

Theo đó, đơn vị tạm dừng tổ chức đấu giá quyền sử dụng 27 thửa đất ở tại các khu: Khu xứ đồng Hạ Khâu, khu Đống Đanh - Đồng Cộc, khu Đồng Bo - Đồng Chúc - Cửa Cầu - Đồng Men (khu B - phường Phú Lương); khu Chùa Sau (phường Yên Nghĩa) và khu Dược (phường Dương Nội).

Công ty cho biết, việc tạm dừng đấu giá được thực hiện theo yêu cầu của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hà Đông. Việc tổ chức cuộc đấu giá sẽ thực hiện theo quy định ngay sau khi có quyết định của cơ quan chức năng.

Trước đó, Công ty Đấu giá hợp danh số 5 - Quốc gia phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hà Đông thông báo tổ chức đấu giá 27 thửa đất này. Dự kiến, phiên đấu giá được tổ chức vào ngày 7/9.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Con đường sẽ được đầu tư 3.700 tỷ để mở rộng lên 10 làn xe, kết nối cao tốc 18.000 tỷ với cụm cảng bận rộn hàng đầu Việt Nam

Đường Hội Bài - Phước Tân ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ được mở rộng để kết nối với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và cụm cảng Cái Mép - Thị Vải. Khi hoàn thành, cụm cảng sẽ giảm áp lực giao thông và hỗ trợ quá trình vận chuyển hàng hoá tới các cảng.

Đường Hội Bài - Phước Tân là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Dự án có tổng mức đầu tư lên tới gần 3.700 tỷ đồng được bố trí từ ngân sách của tỉnh, với mục tiêu quy hoạch phát triển thị xã Phú Mỹ, thúc đẩy kinh tế trong khu vực, đặc biệt phù hợp với nhu cầu giao thông vận tải kết nối với cụm cảng Cái Mép - Thị Vải.
Click để đọc chi tiết về bài viết!

Thành phố sở hữu cảng biển lớn nhất miền Bắc chính thức "chốt" chủ trương xây dựng cây cầu vượt biển dài thứ 2 Đông Nam Á

Hơn 1.800 trường hợp tại TPHCM bị ảnh hưởng bởi dự án cao tốc Mộc Bài. Tổng chi phí giải phóng mặt bằng hơn 6.330 tỷ đồng, trung bình mỗi hộ dân nhận được 3,5 tỷ đồng tiền bồi thường.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM vừa thông tin về các trường hợp có nhà, đất bị ảnh hưởng khi triển khai dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Mộc Bài, đoạn qua địa phận TPHCM.  

Cao tốc TPHCM - Mộc Bài là tuyến giao thông đường bộ ngắn nhất kết nối TPHCM với Campuchia thông qua cửa khẩu Mộc Bài. Khi tuyến cao tốc này được đưa vào sử dụng sẽ giảm hao phí về thời gian và vật chất, mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh cho kinh tế Việt Nam.

Giai đoạn 1 của dự án đã được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư theo phương thức đối tác công tư (hợp đồng BOT) vào đầu tháng 8 vừa qua.  

Tuyến cao tốc TPHCM - Mộc Bài có tổng chiều dài 51km. Điểm đầu giao với đường Vành đai 3, huyện Củ Chi, TPHCM và điểm cuối kết nối vào Quốc lộ 22 thuộc huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.  

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan