Tin tức
27/04 2023

Tin tức bất động sản Times Pro tổng hợp từ 24.4 đến 29.4.2023

  • 231
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tổng hợp tin tức bất động sản tâm điểm trên địa bàn cả nước Times Pro tổng hợp từ ngày 24.4 đến 29.4.2023 gồm các tin chính sau:

  1. Đất nền, nhà liền thổ rớt giá mạnh, làn sóng bán cắt lỗ lan rộng
  2. ĐHĐCĐ Nam Long: Mục tiêu doanh số 2 tỷ USD trong 3 năm tới, ưu tiên phát triển phân khúc nhà ở vừa túi tiền
  3. Vạ vật xếp hàng nộp hồ sơ mua nhà ở xã hội
  4. Hà Nội cho phép tách thửa trở lại, đất nền ven đô liệu có thoát “đáy”?
  5. Cuộc đua xây nhà ở xã hội bắt đầu
  6. Căn hộ giá rẻ quay lại thị trường
  7. Đảm bảo có biện pháp điều tiết khi thị trường bất động sản biến động lớn
  8. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội: Không để thị trường bất động sản phát triển quá nóng hoặc đóng băng
  9. Thủ tướng đưa ra nhiều chỉ đạo quan trọng để khơi thông thị trường tài chính, trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản
  10. Rao bán tiền chênh nhà ở xã hội - Bộ Xây dựng sẽ kiểm tra nóng
  11. Đề xuất đánh thuế sở hữu và thuế thừa kế bất động sản để hạ nhiệt giá đất

tin-tuc-bat-dong-san-tuan-4-thang-4

I, TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ THỊ TRƯỜNG TRONG TUẦN QUA

1. Đất nền, nhà liền thổ rớt giá mạnh, làn sóng bán cắt lỗ lan rộng

Lượng tiêu thụ đất nền, nhà liền thổ sụt giảm mạnh khiến người bán phải hạ giá, bán cắt lỗ để thoát hàng.

Theo khảo sát gần đây của một số kênh thông tin bất động sản, 3 tháng đầu năm, số lượng người tìm mua nhà ở thực giá dưới 3 tỷ đồng chiếm đến một nửa nhu cầu. Trong khi đó, với các phân khúc mang tính chất đầu cơ như đất nền, nhà liền thổ, người mua không còn mặn mà như trước.

Tin-tuc-bat-dong-san
Tin tức bất động sản về làn sóng cắt lỗ

Đối với đất nền dự án thuộc vùng TP Hồ Chí Minh và các tỉnh giáp ranh, số liệu DKRA Việt Nam cho thấy, trong quý I, giá sơ cấp giảm từ 5 - 10%, một số dự án còn ra giảm giá đến hơn một nửa nếu người mua thanh toán một lần hơn 90% giá trị. Còn thị trường thứ cấp, mức độ giảm giá rơi vào khoảng 30 - 40% mỗi nền.

Đơn vị nghiên cứu lý giải, các nhà đầu tư đang gặp vấn đề về dòng tiền, sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn và chủ đầu tư ngưng hỗ trợ lãi suất cho vay. Trong khi thị trường đang mất thanh khoản đến 80%, dẫn đến làn sóng bán cắt lỗ ngày càng mạnh. Thậm chí nhà liền thổ, đất nền theo dạng phân lô hộ lẻ mang tính chất đầu cơ tại các tỉnh lân cận TP Hồ Chí Minh, giá rao bán giảm đến hơn một nửa.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. ĐHĐCĐ Nam Long: Mục tiêu doanh số 2 tỷ USD trong 3 năm tới, ưu tiên phát triển phân khúc nhà ở vừa túi tiền

Tại ĐHĐCĐ Nam Long sáng nay (ngày 22/4), trong 3 năm tới, công ty đặt mục tiêu tổng doanh số đạt 2 tỷ USD dự trên các khu đô thị lớn đã sẵn sàng phát triển như Southgate, Mizuki, Izumi City , Akari,... Bên cạnh đó, công ty cũng ưu tiên phát triển các sản phẩm trong phân khúc nhà ở vừa túi tiền như Ehome, Flora và Valora.

Ưu tiên phát triển các sản phẩm trong phân khúc nhà ở vừa túi tiền như Ehome, Flora và Valora 

 Về chiến lược phát triển trong năm nay, Nam Long cho biết sẽ ưu tiên phát triển các dự án có sản phẩm sẵn sàng phù hợp với thị trường và ưu tiên mở rộng quỹ đất cho sản phẩm nhà ở vừa túi tiền. 

nam-long-bds-2023
Tin tức bất động sản về hoạt động đáng chú ý của các công ty BĐS

Trong đó, Nam Long sẽ tiếp tục nghiên cứu tái cơ cấu sản phẩm phù hợp với thị trường hiện tại vì nhu cầu nhà ở tại các đô thị lớn tại Việt Nam vẫn rất cao, điều này phù hợp với định hướng của Nam Long là xây nhà cho người có nhu cầu ở thật, vì vậy, Nam Long ưu tiên phát triển các sản phẩm dẫn đầu phân khúc “affordable housing” có thị trường bền vững như Ehome (1-1,5 tỷ đồng/căn), Flora (1,5-3 tỷ đồng/căn), Valora (trên 3 tỷ đồng/căn),..., và nỗ lực xây dựng những hạ tầng xã hội quan trọng thu hút người ở đến các đô thị tích hợp mà Nam Long phát triển.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Vạ vật xếp hàng nộp hồ sơ mua nhà ở xã hội

va-vat-mua-noxh
Cảnh người dân xếp hàng mua NOXH cho thấy phân khúc này đang thiếu trầm trọng

Dù là dự án nhà ở xã hội có giá bán cao nhất hiện nay của Hà Nội, nhưng người dân vẫn phải xếp hàng dài vạ vật chờ tới lượt vào nộp hồ sơ mua nhà.

Chờ đợi, vạ vật nộp hồ sơ mua nhà xã hội

Tại sảnh tòa nhà N09B1 khu đô thị Dịch Vọng, quận Cầu Giấy - nơi tiếp nhận hồ sơ mua dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn (đường Tố Hữu, quận Nam Từ Liêm), ngày nào cũng có người đến từ sáng sớm ghi số thứ tự xếp hàng vào nộp hồ sơ. 

Thiếu trầm trọng nhà ở xã hội

Tại Hà Nội, 3 năm nay mới có dự án nhà ở xã hội mở bán. Theo Bộ Xây dựng , nhà ở xã hội thiếu bởi nhiều nguyên nhân. Cụ thể, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội để được miễn tiền sử dụng đất vẫn phải xác định tiền sử dụng đất rồi mới thực hiện thủ tục miễn, làm phát sinh thủ tục hành chính, kéo dài đến1 - 2 năm; đối với giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội, chưa tính đến các chi phí hợp lệ, hợp lý như chi phí tổ chức bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, trong khi lợi nhuận định mức không vượt quá 10% nên không thu hút được doanh nghiệp…

Click để đọc chi tiết về bài viết!

II, TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH CỦA CHUYÊN GIA

1. Hà Nội cho phép tách thửa trở lại, đất nền ven đô liệu có thoát “đáy”?

Thông tin Hà Nội cho phép tách thửa trở lại liệu có phải là tín cực để thị trường bất động sản đất nền ven đô thoát "đáy" sau hơn 1 năm trầm lắng kéo dài.

Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hà Nội đã có văn bản 2869/STNMT-ĐKTKĐĐ về việc bãi bỏ văn bản 1685 có nội dung đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã tạm dừng tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc chia tách thửa đất đối với đất nông nghiệp; thửa đất có đất ở và đất nông nghiệp trong cùng thửa đất, thửa đất phi nông nghiệp không phải là đất ở.

ha-noi-cho-phan-lo

Như vậy đã hơn một năm, ngày 22/3/2022 Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã tạm dừng tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc chia tách thửa đất đối với đất nông nghiệp; thửa đất có đất ở và đất nông nghiệp trong cùng thửa đất, thửa đất phi nông nghiệp không phải là đất ở. Công văn này được phát ra trong bối cảnh tình trạng giá đất tăng đột biến ở một số huyện vùng ven.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Cuộc đua xây nhà ở xã hội bắt đầu

Chia sẻ tại Đại hội cổ đông năm nay, nhiều doanh nghiệp địa ốc ưu tiên phát triển phân khúc nhà ở xã hội, nhà vừa túi tiền, xây dựng chính sách hỗ trợ người mua nhà. Điều này cho thấy, cuộc đua phân khúc này có thể nóng trở lại trong năm nay.

Các gói vay ưu đãi, hỗ trợ của Chính phủ đang tạo cú hích mới cho cuộc đua xây nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động có thu nhập thấp; nhà thương mại giá vừa túi tiền.

Ở lĩnh vực nhà ở xã hội (NOXH), nhằm hưởng ứng đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” của Chính phủ, một số doanh nghiệp đã xác định ưu tiên phát triển mạnh phân khúc này từ năm 2023.

cuoc-dua-noxh
Tin tức bất động sản về NOXH

Cùng với đó, Ngân hàng Nhà Nước đã chủ trì triển khai chương trình gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng dành cho chủ đầu tư và người mua nhà các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Công văn 2308/NHNN-TD ngày 01/4/2023 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hướng dẫn chi tiết về việc vay mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân với lãi suất ưu đãi. Đây là các tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản.

Trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, mục tiêu đầu tư xây dựng tối thiểu khoảng 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội tại khu vực đô thị; đáp ứng cho khoảng 70% công nhân tại các khu công nghiệp có nhu cầu. Riêng Tp.HCM, mục tiêu từ 2021 đến 2025, thành phố sẽ xây trên 35.000 căn nhà ở xã hội.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Căn hộ giá rẻ quay lại thị trường

Trong quý I/2023, phân khúc nhà ở trung cấp giá 20 - 40 triệu đồng/m2 có 1.515 căn, tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái khi TPHCM không có nguồn cung nào ở mức giá này.

Hàng ngàn căn hộ hạng C

Theo Báo cáo thị trường của DKRA Group, phân khúc căn hộ ghi nhận 9 dự án mở bán trong quý vừa qua, với nguồn cung mới khoảng 1.378 căn, tập trung chủ yếu tại TPHCM và Bình Dương. Nguồn cung mới giảm 67% so với quý trước và giảm 59% so với cùng kỳ năm 2022. Lượng tiêu thụ mới đạt khoảng 864 căn, tương đương 63% nguồn cung mở bán mới và giảm 66% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, căn hộ hạng B trở thành phân khúc chủ đạo dẫn dắt thị trường khi chiếm 56,2% tổng nguồn cung, tập trung chủ yếu tại khu Bắc TPHCM.

Nguyên nhân giá chào bán căn hộ phân khúc này giảm là do dự án mới mở bán trong kỳ chào giá giảm hơn trước. Thị trường căn hộ cũng xuất hiện nhiều chương trình ưu đãi như chiết khấu thanh toán nhanh, miễn phí quản lý, tặng gói nội thất hoặc kéo dài lịch thanh toán cho người mua.

Tin tức bất động sản về dòng sản phẩm giá rẻ mang lại nhiều hy vọng

Trong báo cáo quý I/2023, Sở Xây dựng TPHCM cho biết đã xác nhận đủ điều kiện để huy động vốn đối với sản phẩm nhà ở hình thành trong tương lai tại 5 dự án, trong đó 7.199 căn nhà chung cư và 554 căn nhà thấp tầng.

Tín hiệu tích cực

Savills Việt Nam dự báo, từ nay đến cuối năm, nguồn cung tương lai sẽ có thêm 9.000 căn, 23% trong số đó là căn hộ hạng C. Đến năm 2026, 137.540 căn từ 186 dự án sẽ được mở bán. Dù một số dự án chưa được xếp hạng nhưng các chủ đầu tư đang tỏ ra quan tâm đến các sản phẩm vừa túi tiền để đáp ứng nhu cầu.

DKRA Group dự báo, nguồn cung căn hộ mới quý II/2023 tại TPHCM có thể tăng gấp đôi so với quý I, ở mức khoảng 2.000 - 2.500 căn. Bình Dương khoảng 500 - 1.000 căn, Long An khoảng 200 căn và Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 350 căn mở bán mới.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

III, TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ

1. Đảm bảo có biện pháp điều tiết khi thị trường bất động sản biến động lớn

Tiếp tục hoàn thiện các quy định về quản lý nhà nước, quy định về điều tiết thị trường bất động sản, để có quy định nhằm bảo đảm Nhà nước có biện pháp điều tiết khi thị trường này biến động lớn, phát triển quá “nóng”, hoặc “đóng băng”…

HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU TIẾT THỊ TRƯỜNG 

Cụ thể, tiếp tục hoàn thiện các quy định về quản lý nhà nước, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính gắn với kiểm soát, giám sát việc thực hiện; hoàn thiện quy định về điều tiết thị trường bất động sản để có quy định liên quan đến tái cấu trúc thị trường bất động sản, tái cấu trúc sản phẩm, và có quy định nhằm bảo đảm Nhà nước có biện pháp điều tiết khi có biến động lớn của thị trường bất động sản, thị trường phát triển quá “nóng”, hoặc thị trường “đóng băng”, đình trệ ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở tôn trọng quy luật thị trường, quy luật cạnh tranh…

Tin tức bất động sản về chính sách quản lý

Rà soát phạm vi, đối tượng điều chỉnh, quy định liên quan đến kinh doanh bất động sản bảo đảm hợp lý bao quát các loại bất động sản được phép kinh doanh, thuộc phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) nhưng không chồng lấn với những luật liên quan.

Đánh giá kỹ tính hợp lý, khả thi của việc mở rộng phạm vi kinh doanh bất động sản đối với tổ chức, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản trong trường hợp do cơ quan, tổ chức phá sản, giải thể, chia tách; theo quyết định của tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.

Hoàn thiện quy định về sàn giao dịch bất động sản, môi giới bất động sản, công chứng, bảo lãnh, đặt cọc, thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản… bảo đảm phù hợp chủ trương của Nghị quyết 18-NQ/TW, cụ thể, khả thi, an toàn pháp lý, không làm phát sinh “điểm nghẽn” chính sách cản trở quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

RÀ SOÁT QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI

Hoàn thiện quy định về xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản, liên thông, kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu đất đai, cơ chế khai thác, chia sẻ dữ liệu. Hoàn thiện cơ chế, chế tài để xử lý nghiêm hành vi vi phạm chính sách, pháp luật về kinh doanh bất động sản. Tiếp tục rà soát kỹ lưỡng để phát hiện các mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập với luật có liên quan, đồng thời xử lý tương thích, triệt để theo kết quả rà soát, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, kể cả các luật đang sửa đổi.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội: Không để thị trường bất động sản phát triển quá nóng hoặc đóng băng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo cơ quan soạn thảo Dự án Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi xây dựng quy định đảm bảo Nhà nước có biện pháp điều tiết khi thị trường biến động, tránh để thị trường phát triển quá "nóng" hoặc "đóng băng".

Văn phòng Quốc hội vừa thông báo văn bản số 2205/TB-TTKQH thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) tại Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 4/2023.

Hoàn thiện quy định về điều tiết thị trường địa ốc

Theo đó, để bảo đảm đủ điều kiện trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo cơ quan soạn thảo, cơ quan có liên quan, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến thẩm tra sơ bộ của Thường trực Ủy ban Kinh tế, hoàn thiện hồ sơ dự án luật.

Trong đó, hoàn thiện quy định về điều tiết thị trường bất động sản để có quy định liên quan đến tái cấu trúc thị trường bất động sản. Tái cấu trúc sản phẩm và có quy định nhằm bảo đảm Nhà nước có biện pháp điều tiết khi có biến động lớn của thị trường bất động sản, không để thị trường phát triển quá "nóng" hoặc thị trường "đóng băng", đình trệ ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tách bạch quan hệ pháp luật mang tính chất công và các quan hệ mang tính chất tư trên cơ sở tôn trọng quy luật thị trường, quy luật cạnh tranh.

Cơ quan soạn thảo rà soát phạm vi, đối tượng điều chỉnh và các quy định liên quan đến kinh doanh bất động sản bảo đảm hợp lý, bao quát các loại bất động sản được phép kinh doanh thuộc phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi nhưng không chồng lấn với các luật có liên quan, lưu ý việc đầu tư xây dựng bất động sản nên để Luật Xây dựng điều chỉnh.

Cơ quan soạn thảo luật và các cơ quan liên quan làm rõ hơn quy định về chủ thể, điều kiện của chủ thể kinh doanh bất động sản; phân biệt rõ chủ thể có quyền kinh doanh bất động sản với chủ thể thực hiện kinh doanh bất động sản; có quy định về quản lý của Nhà nước đối với các chủ thể này và sản phẩm do các chủ thể đưa ra thị trường để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người mua bất động sản.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Thủ tướng đưa ra nhiều chỉ đạo quan trọng để khơi thông thị trường tài chính, trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh các nhiệm vụ quan trọng với các Bộ, ngành thời gian tới tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành và 5 ngân hàng thương mại Nhà nước sáng ngày 25/4...

Cuộc họp thảo luận về các giải pháp giảm lãi suất cho vay, tình hình hoạt động thị trường trái phiếu doanh nghiệp và các giải pháp trong thời gian tới; kết quả thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp và các giải pháp trong thời gian tới.

Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng; lãnh đạo một số bộ, ngành và lãnh đạo các ngân hàng thương mại nhà nước.

Thủ tướng chỉ đạo tại buổi làm việc

Phát biểu tại cuộc làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, quý 1/2023 tăng trưởng kinh tế nước ta thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 do cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Để kinh tế phục hồi nhanh và phát triển bền vững, chúng ta phải đánh giá, đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, trong đó tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu tổ chức thực hiện thật tốt các chính sách đã ban hành, đồng thời xem xét, nghiên cứu ban hành các chính sách mới đột phá, đưa các chính sách thực sự đi vào cuộc sống, các thị trường có thêm nguồn lực, động lực để phát triển, tăng cả tổng cầu, tổng cung, góp phần thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng là: tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư.

Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng sử dụng hết các công cụ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các văn bản, chỉ đạo đã ban hành để tháo gỡ khó khăn vướng mắc về pháp lý; chủ trì tổ chức thực hiện, đồng thời kiểm tra giám sát việc thực thi đảm bảo cụ thể, "việc gì, ở đâu, ai làm, bao giờ hoàn thành" đối với thị trường tài chính, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

4. Rao bán tiền chênh nhà ở xã hội - Bộ Xây dựng sẽ kiểm tra nóng

Trước tình trạng rao bán tiền chênh nhà ở xã hội thời gian gần đây, Bộ Xây dựng sẽ tiến hành kiểm tra nóng tại một số địa phương vào khoảng cuối quý II.

Thông tin này được ông Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) đua ra tại cuộc họp báo thường kỳ quý I/2023 của Bộ Xây dựng chiều 24/4.

Sẽ kiểm tra nóng đến từng địa phương

Báo cáo về thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý I/2023 của Bộ Xây dựng cho thấy, trong 3 tháng đầu năm, cả nước chỉ có 1 dự án nhà ở xã hội được cấp phép. Đó là dự án quy mô 300 căn hộ được cấp phép mới tại tỉnh Bình Định. Con số rất khiêm tốn so với thực tế và đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Báo cáo cũng cho cho biết, đến nay, cả nước đã hoàn thành 307 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị. Quy mô xây dựng khoảng 157.100 căn, với tổng diện tích hơn 7,95 triệu m2.

quan-ly-ban-lai-noxh

Hiện, 418 dự án (đang xây dựng và dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư tiếp tục) tiếp tục được triển khai. Quy mô xây dựng khoảng 432.400 căn, tổng diện tích khoảng 22,5 triệu m2.

Tại cuộc họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên về tình trạng thời gian qua người dân phải dậy từ 2 giờ sáng, xếp hàng 2 ngày không nộp được hồ sơ mua nhà ở xã hội, ông Hoàng Hải cho biết có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Do nguồn cung khan hiếm, một số dự án ở vị trí tốt được nhiều người dân quan tâm.

Trước tình trạng rao bán suất, mua chênh tại không ít dự án nhà ở xã hội vẫn tiếp tục diễn ra, ông Hoàng Hải cũng cho biết, điều kiện, thủ tục mua bán nhà ở xã hội đã quy định rất chặt chẽ.

Hiện Bộ Xây dựng cũng đã có văn bản gửi Sở Xây dựng các tỉnh, tham mưu các quy định xử phạt hành vi vi phạm.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

 

5. Đề xuất đánh thuế sở hữu và thuế thừa kế bất động sản để hạ nhiệt giá đất

TS. Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng trường Đại học kinh tế Quốc dân kiến nghị một số giải pháp ngắn hạn và dài hạn cho thị trường bất động sản Việt Nam năm 2023  để thị trường bất động sản không trở thành nhân tố tác động gây lạm phát cao.

Trong ngắn hạn, vị này cho rằng nên kết thúc sớm việc thanh tra, xử lý với các dự án bị tạm dừng để doanh nghiệp tiếp tục triển khai đưa sản phẩm ra thị trường, bởi thực tế hiện nay rất nhiều dự án đang bị dừng vì thanh tra, kiểm tra.

Đồng thời cần tập trung giải quyết các vướng mắc pháp lý, từ Trung ương đến địa phương với việc thành lập các ban xử lý ngay các vướng mắc còn tồn tại. Cần phải loại bỏ cách trả lời hướng dẫn chung chung làm theo quy định pháp luật trong khi quy định pháp luật của chúng ta hiện nay chưa rõ ràng. Cũng theo ông Cường, phải chỉ ra cách giải quyết cụ thể nhất để địa phương áp dụng.

Bên cạnh đó, cần phải có khuôn khổ pháp lý cao hơn. Trong Nghị quyết số 33/NQ-Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh việc đồng bộ các Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản, nhưng để có thể đồng bộ hoá được thì cần thêm thời gian. Vậy nên, Quốc hội cần đưa ra các nghị quyết mang tính tức thời. Trong đó có việc lựa chọn, vận dụng luật pháp khi có mâu thuẫn.

Đối với các giải pháp dài hạn, ông Cường cho rằng, phải có chiến lược phát triển thị trường bất động sản. Thực tế, chúng ta đã có quy hoạch nhưng sự phát triển của các dự án bất động sản lại chưa đi theo quy hoạch. Điều này đã dẫn đến thực trạng trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều khu vực được đầu tư quá mức so với triển vọng phát triển, từ đó tạo các thành phố ma và làm chôn vùi nguồn lực đầu tư của xã hội.

Bởi vậy, chiến lược của các dự án được cấp phép đầu tư phải song hành với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, Chính phủ phải kiểm soát tiến độ đầu tư các dự án bất động sản theo tiến trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và phát triển du lịch thông qua quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng công cộng và hỗ trợ phát triển hạ tầng xã hội.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Bên cạnh những tin tức bất động sản trên, độc giả có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại Times Pro: 

Thuê văn phòng làm việc Co-working Space (Timesspace)

+ Bài học - giáo dục về Bất động sản (Timesedu)

+ Thông tin hữu ích về thị trường BĐS

+ Pháp luật BĐS

+ Phong thủy BĐS

+ Bản tin bất động sản

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan