Tin tức
20/07 2024

Tin tức bất động sản Times Pro tổng hợp từ 15/07 đến 19/07/2024

  • 3
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tin tức bất động sản trong nước trong tuần 1 tháng 7/2024 được Times Pro tổng hợp và gửi tới quý độc giả tham khảo để định hướng thị trường nhà đất!

 

I - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ GIÁ CẢ & THỊ TRƯỜNG

“Hết thời” dò đáy, giao dịch bất động sản tăng gấp 3, đất nền và chung cư đồng loạt tăng giá 

Theo dữ liệu từ VARS, trong 6 tháng đầu năm 2024, thị trường ghi nhận 20.600 giao dịch bất động sản, gấp 3 lần cùng kỳ 2023. Trong đó, giá bán căn hộ thị trường chung cư Hà Nội ghi nhận mức tăng vượt bậc với 58% so với kỳ gốc, phân khúc đất nền dưới 2 tỷ đồng tại miền Bắc cũng có mức giá tăng 5 - 10%.

Theo Báo cáo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), trong quý 2/2024, thị trường bất động sản đón nhận 27.335 sản phẩm, trong đó có 19.747 sản phẩm chào bán mới - gấp 3 lần quý trước, còn lại là hàng tồn của các giai đoạn mở bán trước đó. Trong tổng nguồn cung có tới hơn 60% đến từ các dự án tại khu vực miền Bắc. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, thị trường đón nhận 24.047 sản phẩm mới mở bán.

Trong quý 2/2024, lượng giao dịch thành công đạt 14.400 giao dịch, tăng hơn 2,3 lần so với quý trước là 6.200 giao dịch. Trong đó, lượng giao dịch phân khúc thấp tầng, đất nền tăng 60% so với quý trước. Các dự án căn hộ chung cư mở bán đều ghi nhận tỷ lệ hấp thụ tốt, đặc biệt là các dự án tại khu vực miền Bắc. Phân khúc nhà ở xã hội ghi nhận có sự cải thiện về lượng giao dịch, tỷ lệ hấp thụ đạt khoảng 40%. Tính chung nửa đầu năm 2024, thị trường ghi nhận 20.600 giao dịch, gấp 3 lần so với cùng kỳ 2023.

Trong quý vừa qua, phân khúc căn hộ chung cư có giá trên 50 triệu đồng/m2 ghi nhận kết quả giao dịch tốt, chiếm 42%. Theo sau là phân khúc đất nền, nhà thấp tầng và căn hộ trung cấp.

Về giá bán, đối với phân khúc đất nền, với phân khúc dưới 2 tỷ đồng tại một số tỉnh miền Bắc ghi nhận mức tăng khoảng 5 - 10%. Riêng tại miền Nam giá đi ngang. Đối với nhà thấp tầng, thanh khoản tại miền Trung trở ra tiếp tục cải thiện tốt, song hiện tượng “cắt lỗ” vẫn ghi nhận. Đáng chú ý, trong quý vừa qua giá căn hộ chung cư thứ cấp tại Hà Nội đã ổn định sau thời gian tăng trưởng nóng. Tại TP.HCM giá chung cư thứ cấp đi ngang hoặc tăng nhẹ.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Bất ngờ với những con số kỷ lục về chung cư Hà Nội: Nguồn cung quý 2/2024 bằng cả năm 2023, giá bán sơ cấp cao nhất trong 3 năm 

Theo báo cáo quý 2/2024 về phân khúc chung cư của Trung tâm Nghiên cứu thị trường và Am hiểu khách hàng OneHousing, nguồn cung mở mới chung cư toàn Hà Nội quý 2/2024 đạt 8.400 căn, tăng 97% so với quý 1/2024 - và gần tương đương lượng nguồn cung căn hộ mở mới toàn Hà Nội cả năm 2023 (8.600 căn).

Trong đó, phân khúc chung cư cao cấp chiếm tới 61%. Nguồn cung hạng sang gia tăng thị phần mạnh mẽ, đạt 36% toàn thị trường và chủ yếu tập trung tại khu Tây Hà Nội. Trong khi đó, nguồn cung căn hộ trung cấp chỉ đạt 2,3%.

Lượng tiêu thụ quý 2/2024 đạt 8.300 căn, gấp 4,5 lần so với cùng kỳ năm trước và tăng 43% so với quý 2/2022.

Trong đó, hai đại đô thị Vinhomes Ocean Park và Vinhomes Smart City chiếm hơn 90% thị phần toàn thị trường Hà Nội. Vinhomes Smart City ghi nhận dự án mới cao cấp và hạng sang đồng loạt mở bán. Số bán Vinhomes Ocean Park cũng tăng 194% so với quý trước và tăng 674% so với cùng kỳ 2023, chủ yếu từ các dự án cao cấp (Masteri Waterfront, Zurich, Beverly..).

Giá bán sơ cấp chung cư Hà Nội trong quý 2/2024 đạt 65tr/m2, tăng 25% so với quý 1/2024 và tăng 30% so với cùng kỳ năm 2023, do nguồn cung mới chủ yếu là cao cấp và hạng sang.

Ông Trần Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thị trường và Am hiểu khách hàng OneHousing cho hay: "Nguồn cung và lượng tiêu thụ đều đạt ở mức cao nhất từ năm 2021 đến nay là dấu hiệu cho thấy thị trường chung cư Hà Nội đang hồi phục mạnh mẽ, đặc biệt tại một số dự án cao cấp - hạng sang với mức giá tương đối cao cũng đã bán hết trong thời gian ngắn, cho thấy nhu cầu rất cao của thị trường đối với phân khúc căn hộ".

 Click để đọc chi tiết về bài viết!

Nên đầu tư nhà đất từ bây giờ hay chờ luật Đất đai có hiệu lực? 

Theo ông Đinh Minh Tuấn, Giám đốc PropertyGuru Việt Nam khu vực miền Nam, khi 3 bộ luật lớn liên quan đến thị trường bất động sản là Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Đất đai cùng lúc có hiệu lực thực thi sẽ tác động rất lớn đến thị trường và liên quan nhiều đối tượng tham gia thị trường.

Luật Đất đai 2024 đã bỏ "khung giá đất" và quy định "bảng giá đất" được xây dựng hằng năm tiệm cận giá thị trường. Động thái này sẽ khiến giá bất động sản ở tất cả loại hình đều có khả năng điều chỉnh tăng vì hiện tại định giá đất thực tế thấp hơn rất nhiều so với thị trường. Điều này sẽ kéo theo các chi phí liên quan đến đất đai (bao gồm các loại thuế, phí giao dịch chuyển nhượng) có thể tăng lên, đẩy giá bán bất động sản tăng theo.

" Nhà đầu tư có thể tận dụng thời điểm hiện tại khi thị trường chưa sự biến động, đang gặp khó nên giá còn khá hấp dẫn để tính đến chuyện tích lũy tài sản, đầu tư bất động sản lâu dài chờ tăng giá sau này ", ông Tuấn nêu ý kiến.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

II - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH CỦA CHUYÊN GIA

3 luật liên quan bất động sản có giúp thị trường tìm lại thế cân bằng? 

Cung - cầu thị trường tiếp tục mất cân đối

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) - cho biết việc hàng trăm dự án nhà ở thương mại không thể triển khai hoặc không thể thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng dẫn đến thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung sản phẩm trên thị trường. Giá nhà gia tăng liên tục nhiều năm, khoảng 70% nguồn cung thuộc nhà ở cao cấp, thiếu căn hộ bình dân, vừa túi tiền.

Quý đầu năm nay, thị trường TPHCM cũng chỉ có một dự án nhà ở xã hội (dự án cũ) được hoàn thành, 7 dự án cũ khác đang triển khai. Đại diện HoREA cho rằng năm nay, thị trường bất động sản tại thành phố này tiếp tục mất cân đối cung - cầu, nhà ở cao cấp áp đảo nguồn cung dẫn đến tình trạng "lệch pha". Người có thu nhập thấp, trung bình khó tiếp cận với nhà ở bình dân, nhà ở xã hội.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Những phân khúc bất động sản được giới chuyên gia gợi ý đầu tư nửa cuối năm 2024 

Thị trường bất động sản đã đi qua nửa đầu năm với nhiều chuyển biến tích cực. Các tín hiệu vẫn đang cho thấy chu kỳ tăng trưởng mới ngày càng rõ rệt hơn. Vậy phân khúc bất động sản nào được giới chuyên gia gợi ý để đầu tư trong thời gian tới?

Trên nền tảng sự ổn định về tăng trưởng của nền kinh tế, thị trường bất động sản quý 2/2024 nói riêng và nửa đầu năm 2024 đã ghi nhận những kết quả phục hồi tích cực.

Theo dữ liệu Batdongsan.com.vn, trong nửa đầu năm 2024, loại hình đất nền ghi nhận những chuyển biến tích cực ở cả lượt tìm kiếm và giao dịch, nếu so với quý 1/2023 thì lượt tìm kiếm đất nền đã phục hồi khoảng 33%. Tại thành phố Hà Nội, mức độ quan đến tâm đất nền được ghi nhận tăng 75%. Trong đó, mức độ quan tâm và giá tăng mạnh ở khu vực vùng ven Hà Nội như: Đông Anh, Hoài Đức, Gia Lâm...

Trước diễn biến khởi sắc của đất nền, ông Trần Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thị trường và am hiểu khách hàng One Housing cho rằng, nhờ yếu tố quy hoạch và hoạt động đấu giá đất trong thời gian gần đây nên thị trường đất nền đã lấy lại nhịp sôi động. 

Bên cạnh đó, một trong những quy định mới của Luật Kinh doanh bất động sản 2023 (có hiệu lực từ ngày 1/8/2024) là siết chặt việc phân lô bán nền, trong khi nguồn cầu vẫn khá cao, khiến giá đất nền tăng lên. Chính vì vậy, nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu quay lại thị trường, gom mua những lô đất giá tốt, pháp lý chuẩn để chuẩn bị đón những diễn biến mới của thị trường.

Mặc dù thị trường đất nền đang có dấu hiệu tăng nhiệt trở lại, một số chuyên gia lại đưa ra những quan điểm bất ngờ về loại hình bất động sản đáng để lựa chọn đầu tư trong thời gian tới. 

Chẳng hạn như bà Đỗ Thu Hằng - Giám đốc cấp cao Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn, Savills Hà Nội cho rằng, chung cư Hà Nội vẫn là phân khúc hấp dẫn, thu hút người dân và các nhà đầu tư. Bởi đây là loại hình vừa túi tiền, nhà đầu tư có thể đa dạng mục đích sử dụng như cho thuê, cho con cái, tặng hoặc bán lại. 

Click để đọc chi tiết về bài viết!

III - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ CHÍNH SÁCH, QUẢN LÝ

Từ ngày 1/8, trường hợp nào mua bán nhà bắt buộc phải chuyển khoản, người dân hiểu sao cho đúng để nắm rõ Luật mới 

Điều 48. Thanh toán trong kinh doanh bất động sản

  1. Việc thanh toán trong giao dịch bất động sản, dự án bất động sản do các bên thỏa thuận trong hợp đồng và tuân thủ quy định của pháp luật.
  2. Chủ đầu tư dự án, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản nhận tiền thanh toán theo hợp đồng kinh doanh bất động sản, hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản từ khách hàng thông qua tài khoản mở tại tổ chức tín dụng trong nước hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
  3. Việc phạt và bồi thường thiệt hại do bên mua, bên nhận chuyển nhượng, bên thuê, bên thuê mua chậm tiến độ thanh toán hoặc bên bán, bên chuyển nhượng, bên cho thuê, bên cho thuê mua chậm tiến độ bàn giao bất động sản do các bên thỏa thuận và phải được ghi trong hợp đồng.

Hiện, đây là quy định được nhiều người quan tâm khi chỉ còn hơn nửa tháng nữa Luật Kinh doanh bất động sản 2023 chính thức có hiệu lực. Để làm rõ hơn về quy định này, ông Nguyễn Anh Quê, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội bất động sản Việt Nam chỉ ra rằng: "Đối với các giao dịch sơ cấp bất động sản giữa chủ thể chủ đầu tư, sàn giao dịch bất động sản và khách hàng phải thanh toán qua hình thức chuyển khoản.

Đối với giao dịch thứ cấp bất động sản giữa các chủ thể doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản với khách hàng phải thanh toán qua chuyển khoản theo hợp đồng kinh doanh bất động sản đã ký.

Đối với giao dịch thứ cấp bất động sản giữa bên mua và bên bán là cá nhân không qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản, nhân viên môi giới bất động sản thì không bắt buộc phải thanh toán qua chuyển khoản".

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành các văn bản hướng dẫn 3 luật về đất đai trong tháng 7 

Theo Báo Chính phủ, sáng 15/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ tám của Ban Chỉ đạo.

Tại phiên họp thứ tám của Ban Chỉ đạo, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Tư pháp thực hiện tốt nhiệm vụ cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tham mưu, giúp Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ rà soát văn bản quy phạm pháp luật.

Đồng thời, sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp 7; đôn đốc hoàn thành trong tháng 7 việc ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ 1/8.

Cũng tại phiên họp, Thủ tướng giao Bộ Nội vụ rà soát nhằm thể chế hóa đầy đủ, bảo đảm thống nhất với Quy định số 148-QĐ/TW ngày 23/5/2024 của Bộ Chính trị về thẩm quyền của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, báo cáo Chính phủ trong quý III năm 2024.

Tổ chức triển khai, hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương hoàn thành việc sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập, các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong tháng 9/2024.

Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức; Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Nghị định về chính sách thu hút và trọng dụng người có tài năng vào cơ quan Nhà nước.

Triển khai các nội dung cải cách chính sách tiền lương theo Kết luận số 83-KL/TW ngày 21/6/2024 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 142/2024/QH15 của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV; kịp thời đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện.

Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các biện pháp giải quyết khó khăn trong triển khai các gói hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh; hoàn thiện thể chế, chính sách hiệu quả tài chính công, tài sản công; đẩy mạnh số hóa quản lý thu, sử dụng hóa đơn điện tử.

VPCP đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện công tác cải cách TTHC theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Hết thời chủ đầu tư “đem con bỏ chợ”, Bộ Xây dựng đề xuất phạt tới 600 triệu đồng nếu không nộp hồ sơ đề nghị cấp sổ đỏ cho người mua 

Đối với chủ đầu tư dự án bất động sản không nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp sổ đỏ cho người mua, Bộ Xây dựng đề xuất phạt từ 400 - 600 triệu đồng.

Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng. Theo đó, tại Điều 59 Nghị định nêu trên với các vi phạm quy định về kinh doanh bất động sản, Bộ Xây dựng đã đề xuất liên quan đến việc chủ đầu tư không cấp sổ đỏ.

Cụ thể, Bộ Xây dựng đề xuất phạt từ 400-600 triệu đồng đối với chủ đầu tư dự án bất động sản không nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp sổ đỏ cho người mua, trừ trường hợp người mua tự nguyện làm thủ tục cấp giấy chứng nhận.

Đối với hành vi ký kết văn bản huy động vốn, thực hiện huy động vốn phục vụ cho phát triển nhà ở khi chưa đủ điều kiện theo quy định sẽ phạt tiền từ 600 - 800 triệu đồng

Mức phạt tiền cao nhất từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng đối với chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản vi phạm các vấn đề sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản không công khai thông tin việc thế chấp nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng, quyền sử dụng đất, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh theo quy định.

Thứ hai, đưa bất động sản, dự án bất động sản vào kinh doanh nhưng không đủ các điều kiện theo quy định.

Thứ ba, chuyển nhượng hợp đồng kinh doanh bất động sản trong dự án bất động sản không đảm bảo các điều kiện theo quy định.

Thứ tư, chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản khi dự án bất động sản chuyển nhượng không đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định.

Cùng với đó, dự thảo cũng đề xuất phạt tiền từ 40-60 triệu đồng nếu cá nhân hành nghề môi giới bất động sản mà không có chứng chỉ hành nghề theo quy định; hành nghề môi giới bất động sản không trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản hoặc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản theo quy định.

Ngoài ra, dự thảo sẽ phạt tiền từ 120-160 triệu đồng đối với kinh doanh dịch vụ bất động sản mà không thành lập doanh nghiệp; không lập hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản bằng văn bản hoặc lập nhưng không đầy đủ các nội dung chính; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản, dịch vụ sàn giao dịch bất động sản không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản không có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản nhưng không có cá nhân nào trong doanh nghiệp có chứng chỉ môi giới bất động sản.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Không làm sổ đỏ trước 2026, người dân có thể phải đóng thêm nhiều tiền 

Từ 1/1/2026, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ áp dụng bảng giá đất mới, dựa trên nguyên tắc thị trường. Điều này có thể dẫn đến việc tăng chi phí để làm sổ đỏ.

Đây là một trong những điểm mới của Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8. 

Cụ thể, khoản 1, Điều 257, Luật Đất đai 2024 quy định, bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của Luật Đất đai 2013 được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025. Trường hợp cần thiết thì UBND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của luật này cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương.

Còn tại Điều 159, Luật Đất đai 2024 quy định, UBND cấp tỉnh xây dựng, trình Hội đồng nhân dân (HĐND) cùng cấp quyết định bảng giá đất lần đầu để công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026.

Hằng năm, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm trình HĐND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất để công bố và áp dụng từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. 

Bảng giá đất được xây dựng theo khu vực, vị trí. Đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất thì xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Từ 1/8, người dân có nhà cho thuê có bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp? 

Luật Kinh doanh bất động sản 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8 quy định: Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ thì không phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Tại Điều 9, Luật Kinh doanh bất động sản 2024 quy định về điều kiện đối với tổ chức, cá nhân khi kinh doanh bất động sản.

Theo đó, tại Khoản 1, Điều 9 quy định tổ chức, cá nhân khi kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về hợp tác xã, có ngành, nghề kinh doanh bất động sản (gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản).

Tuy nhiên, có 2 trường hợp không phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản được quy định tại khoản 3 và 4 Điều 9. 

Cụ thể, trường hợp 1, cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ thì không phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Trường hợp 2, tổ chức, cá nhân bán nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng không nhằm mục đích kinh doanh hoặc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng dưới mức quy mô nhỏ thì không phải tuân thủ các quy định của Luật này nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật; trường hợp cá nhân bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng thì còn phải thực hiện công chứng, chứng thực theo quy định tại khoản 5 Điều 44 của Luật này.

Bên cạnh đó, trường hợp tổ chức, cá nhân khi kinh doanh dịch vụ bất động sản phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản thì phải đáp ứng các điều kiện dưới đây.

Một, không trong thời gian bị cấm hoạt động kinh doanh bất động sản, bị tạm ngừng, bị đình chỉ hoạt động theo bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Bảo đảm tỷ lệ dư nợ tín dụng, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp trên số vốn chủ sở hữu. 

Hai, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thông qua dự án bất động sản phải có vốn chủ sở hữu không thấp hơn 20% tổng vốn đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 ha, không thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 ha trở lên và phải bảo đảm khả năng huy động vốn để thực hiện dự án đầu tư.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

4 trường hợp đất giao không đúng thẩm quyền được cấp sổ đỏ từ 1/8 

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 1/8 quy định cấp sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được giao không đúng thẩm quyền trong 4 trường hợp.

Theo Điều 140 Luật Đất đai 2024, đất được giao không đúng thẩm quyền cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm được giao hoặc sử dụng đất do mua, nhận thanh lý, hóa giá, phân phối nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất thì việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) được thực hiện theo từng trường hợp cụ thể. 

Trường hợp đất đã được sử dụng ổn định trước ngày 15/10/1993, nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp thì người đang sử dụng đất được cấp sổ đỏ đối với diện tích đất đã được giao theo quy định tại khoản 2 và khoản 6 Điều 138 của Luật này.

Trường hợp đất đã được sử dụng ổn định từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 1/7/2004, nay được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu hay quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch nông thôn thì được cấp sổ đỏ theo quy định tại khoản 3 và khoản 6 Điều 138 của Luật này.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3 thay đổi lớn về sang tên sổ đỏ khi Luật Đất đai có hiệu lực 

Sau khi Luật Đất đai 2024 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/8, các vấn đề liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) được rất nhiều người quan tâm. Nhiều người thắc mắc theo quy định của luật được ban hành thì các vấn đề về sang nhượng sổ đỏ có thay đổi gì so với trước đây.

Thay đổi về điều kiện sang tên

Theo Luật Đất đai 2024, điều kiện sang tên sổ đỏ của cả bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng đều có sự thay đổi.

Cụ thể, với bên chuyển nhượng, Luật Đất đai 2024 đã bổ sung điều kiện mới tại điểm đ, khoản 1, Điều 45 là quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

Trong đó, các biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể kể đến như kê biên tài sản đang tranh chấp, cấm chuyển dịch quyền về tài sản đang tranh chấp, cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp, phong tỏa tài sản.

Như vậy điều kiện sang tên sổ đỏ áp dụng với bên chuyển nhượng được quy định tại điều 45, Luật Đất đai 2024 bao gồm:

- Có sổ đỏ trừ trường hợp thừa kế, chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa.

- Đất đai không có tranh chấp hoặc có nhưng đã được giải quyết bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, bản án có quyết định của tòa án, quyết định phán quyết của trọng tài đã có hiệu lực.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

IV - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ QUY HOẠCH TRÊN CẢ NƯỚC

TP.HCM đề xuất hơn 870.000 tỷ đồng hoàn thành 6 tuyến Metro 

Theo đề án, đến năm 2035, TP.HCM tiếp tục hoàn thành 6 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 183km, 148 nhà ga với mức đầu tư hơn 871.200 tỷ đồng.

Tại kỳ họp thứ 17, HĐND TP.HCM khóa X khai mạc sáng 15/7, ông Dương Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đã trình đại biểu HĐND xem xét đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị thành phố theo kết luận 49 của Bộ Chính trị.

Theo đó, Đề án nhằm phát triển đường sắt đô thị hiện đại, đồng bộ, hình thành phương thức vận tải công cộng văn minh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể, Đề án hướng tới phấn đấu tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đến năm 2030 đạt từ 15 - 20%, đến năm 2035 đạt 40 - 50% và sau năm 2035 đạt 50 - 60%.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng và vận hành khai thác sơ bộ (chưa tính lãi vay khi xây dựng) từ nay đến năm 2035 khoảng 837.250 tỷ đồng (khoảng 35 tỷ USD), không gồm vốn đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 1.

TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành 2 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 31km, 24 nhà ga cùng 2 depot.

Năm 2035, TP.HCM tiếp tục hoàn thành 6 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 183km, 148 nhà ga (mức đầu tư hơn 871.200 tỷ đồng).

Đến năm 2045, TP.HCM sẽ xây dựng, hoàn thành tổng cộng 351km đường sắt đô thị. Năm 2060, dự kiến toàn bộ mạng lưới đường sắt đô thị 10 tuyến, tổng chiều dài 510km sẽ được hoàn thành.

Báo cáo tại kỳ họp, ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM thông tin thêm, để thực hiện mục tiêu đến năm 2035 xây dựng 183km đường sắt đô thị, đề án đề xuất Quốc hội, Chính phủ 28 cơ chế, chính sách thuộc 6 nhóm vấn đề.

Trong đó có nhóm chính sách về quy hoạch; về thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư; về huy động vốn; trình tự thủ tục, thẩm quyền đầu tư xây dựng và triển khai dự án; tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ và nhóm chính sách về cơ chế tổ chức quản lý, khai thác.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Làm đường nối vào cao tốc Tp.HCM – Chơn Thành

Theo đó, Tp.HCM dự chi 3.300 tỉ đồng làm đoạn đường dẫn dài khoảng 1,65km, rộng 60m từ nút giao Gò Dưa kết nối tuyến cao tốc Tp.HCM - Chơn Thành. Trong đó chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 1.660 tỉ đồng. .

Tuyến cao tốc TPHCM - Chơn Thành dài gần 55km, nối Tp.HCM với hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Điểm đầu cao tốc kết nối với Vành đai 3 Tp.HCM, đoạn qua Bình Dương. Từ điểm này, đoạn đường dẫn sẽ xây nối đến nút giao Gò Dưa (thuộc Vành đai 2 Tp.HCM), tổng chiều dài gần 9km.

Trong đó, 1,65km đi qua địa bàn Tp.HCM, kết nối từ nút giao Gò Dưa (Tp.Thủ Đức) dọc theo đường Bình Chiểu đến đường ĐT 743 sang Bình Dương. Quy mô tuyến đường này đã được cập nhật trong Đồ án quy hoạch chung TP Thủ Đức thuộc TPHCM đến năm 2040.

UBND TPHCM cũng đã giao Sở GTVT TPHCM lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đề xuất chủ trương đầu tư đoạn dẫn cao tốc này, triển khai giai đoạn 2024 - 2028.

Trước đó, HĐND tỉnh Bình Dương đã có nghị quyết thông qua chủ trương đầu tư đoạn cao tốc Tp.HCM – Chơn Thành dài khoảng 45,6km. Tổng mức đầu tư dự án hơn 17.400 tỉ đồng, đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao).

 Click để đọc chi tiết về bài viết!

Thông tin mới nhất về việc giá đền bù đất dự án vành đai 2 khép kín, đoạn qua Tp.Thủ Đức 

Mới đây, Tp.Thủ Đức tổ chức hội nghị lấy ý kiến cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án xây dựng vành đai 2 (đoạn 1 từ Phú Hữu đến đường Võ Nguyên Giáp). Tại hội nghị, hàng trăm hộ dân ở các phường Phước Long B, Bình Thọ, Tăng Nhơn Phú B, Phước Long A đều ủng hộ sớm hoàn thành đường vành đai 2, đồng thời mong muốn giá đền bù sát giá thị trường để bà con sớm ổn định cuộc sống.

Về phía chính quyền các địa phương cũng sẵn sàng chung tay để bàn giao mặt bằng cho Nhà nước triển khai dự án vành đai 2. Đối với những hộ dân đồng ý giải tỏa, cơ quan nhà nước phải đền bù, hỗ trợ thỏa đáng, xử lý các thắc mắc... Nhất là đối với một số hộ muốn tái định cư tại chỗ cũng có phương án giải quyết hài hòa.

Ông Mai Hữu Quyết, Phó chủ tịch UBND TP Thủ Đức đánh giá vành đai 2 là dự án huyết mạch kết nối với cảng Cát Lái, Phú Hữu. Từ đó mở ra một không gian đô thị mới, giải quyết nhu cầu đi lại, lưu thông hàng hóa... cho Tp.Thủ Đức. Thời gian tới, TP Thủ Đức cùng các đơn vị cố gắng hết sức để hoàn thành dự án và đảm bảo hỗ trợ người dân tái định cư, ổn định đời sống.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Hà Nội sắp có thêm một trung tâm thương mại lớn tại Hà Đông trong năm 2024 

Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong cho biết, đến nay, đã hoàn thành đưa vào hoạt động thêm 3 trung tâm thương mại (Vincom Mega Mall Ocean Park tại huyện Gia Lâm; Vincom Smart City tại quận Nam Từ Liêm; Lotte Mall Hà Nội), hoàn thành chỉ tiêu trước nửa nhiệm kỳ.

Dự kiến trong năm 2024, tiếp tục hoàn thành và đưa vào hoạt động thêm ít nhất một trung tâm thương mại lớn (Park City quận Hà Đông - dự kiến đạt và vượt chỉ tiêu được giao).

Theo báo cáo của CBRE, trong 6 tháng đầu năm, thị trường Hà Nội đón nhận 1 dự án mới là The Linc Park City tại Quận Hà Đông với 10.581 m2 diện tích bán lẻ. Trong 6 tháng tới, dự kiến Hà Nội sẽ có thêm nguồn cung bán lẻ mới từ dự ánThe Diamond Residence tại quận Thanh Xuân.

Báo cáo quý 2 của Savills về thị trường bán lẻ Hà Nội nêu, tổng nguồn cung giảm 1% theo quý nhưng tăng 4% theo năm, chủ yếu do Robins Department Store đóng cửa. Trong 5 năm qua, nguồn cung đạt mức tăng trưởng trung bình 3%/năm.

Trung tâm mua sắm chiếm ưu thế với 63% tỷ trọng nguồn cung, tương đương 1,1 triệu m2 , trong khi khối đế bán lẻ chiếm 17% và cửa hàng bách hóa chiếm 3%.

Giá thuê gộp tầng trệt tăng 2% theo quý và 13% theo năm chủ yếu do giá thuê được cải thiện tại trung tâm bách hóa, đạt 2,0 triệu VNĐ/m2/tháng, và tại trung tâm mua sắm, đạt 1,3 triệu VNĐ/m2/tháng. Tại khu trung tâm, giá thuê là 3,4 triệu VNĐ/m2/tháng.

Công suất thuê giảm 3 điểm % theo quý và giảm 2 điểm % theo năm, đạt mức 84%. Khối đế bán lẻ chứng kiến mức tăng 7 điểm % theo năm, trong khi các trung tâm mua sắm giảm 4 điểm % theo năm. Trung tâm bách hóa có công suất ổn định theo năm.

Diện tích cho thuê thêm giảm 49.800 m2, trong đó trung tâm mua sắm có mức giảm đáng kể 54.000 m2. Khối đế bán lẻ có diện tích cho thuê thêm được lớn nhất với 13.900 m2 

Quý 2/2024 ghi nhận nhiều giao dịch sôi động trong ngành F&B. 4P's mở rộng cửa hàng tại Lotte Centre Hà Nội, tăng gấp đôi diện tích. Gyu Shige, chuỗi nhà hàng nướng Nhật Bản, đã khai trương địa điểm đầu tiên tại dự án Lancaster Luminaire, Hà Nội sau khi nhận được sự đón nhận nồng nhiệt từ thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Mak Mak Thai Kitchen và Manwah Taiwanese Hotpot sắp ra mắt tại Vincom Center Nguyễn Chí Thanh.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Gấp rút thi công đường Vành đai 4 trên địa phận Hà Nội

Sau hơn 1 năm thi công, đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đã dần thành hình. Gói thầu số 9 (đoạn qua huyện Đan Phượng và Hoài Đức) và gói thầu số 11 (đi qua 3 xã Tiền Giang, Hòa Bình, Nhị Khê của huyện Thường Tín) đang gấp rút thi công, xử lý nền đất yếu.

Dự án xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội thuộc nhóm dự án quan trọng quốc gia, có tổng chiều dài 112,8 km (gồm 58,2 km qua địa phận Hà Nội, còn lại là 9,7 km tuyến nối với cao tốc Hà Nội - Hạ Long và phần đi qua các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh). Sơ bộ tổng mức đầu tư 85.813 tỉ đồng, tổng khối lượng giải phóng mặt bằng khoảng 1.386 ha, trên tuyến xây dựng 3 cầu lớn vượt sông Hồng, sông Đuống và 8 nút giao khác.

Đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đi qua 3 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên. Riêng tại Hà Nội, đi qua 7 quận, huyện: Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín và Hà Đông.

 Click để đọc chi tiết về bài viết!

Hà Nội xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị 

Bộ Chính trị đã yêu cầu Hà Nội phấn đấu trước năm 2035 hoàn thành xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) và các đường vành đai, các nút giao thông cửa ngõ, hệ thống cầu qua sông Hồng. HĐND TP Hà Nội tại kỳ họp đầu tháng 7 này cũng đã cho ý kiến về Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống ĐSĐT thủ đô.

Xương sống của mạng lưới giao thông

14 tuyến ĐSĐT của Hà Nội, gồm: Ngọc Hồi - Yên Viên - Lạc Đạo (1); Sóc Sơn - Nội Bài - Thượng Đình - Xuân Mai (2); Cát Linh - Hà Đông - Xuân Mai (2A); Sơn Tây - Trôi - Nhổn - Yên Sở - Cầu Diễn (3); Mê Linh - Sài Đồng - Liên Hà (4); Văn Cao - Hòa Lạc (5); Nội Bài - Mai Dịch (6); Mê Linh - Hà Đông - Ngọc Hồi (7); Sơn Động - Mai Dịch - Dương Xá (8); Ngọc Hồi - Thường Tín - Cảng hàng không số 2 (9); Mê Linh - Cổ Loa - Yên Viên - Dương Xá (10); Cát Linh - Lê Văn Lương - Vành đai 4 (11); Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai (12); Vĩnh Tuy - Minh Khai - Trường Chinh - Láng - Nhật Tân (13).

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh, với các đô thị lớn như Hà Nội và TP HCM, giao thông công cộng ngày càng có vai trò quan trọng, trong đó hệ thống ĐSĐT được coi là trục xương sống của mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông. Việc đầu tư sớm, vận hành hiệu quả hệ thống ĐSĐT sẽ nâng cao tỉ trọng vận tải hành khách công cộng, giảm phương tiện giao thông cá nhân, từ đó đem lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ùn tắc và tai nạn giao thông...

Hà Nội dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án ĐSĐT. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi tiếp tục nghiên cứu các giải pháp, hoàn thiện cơ chế, chính sách; tìm hiểu, học tập những kinh nghiệm, phương thức mới nhằm triển khai đồng bộ và sớm hoàn chỉnh mạng lưới ĐSĐT.

Ông Vũ Hồng Trường, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Đường sắt Hà Nội, cho rằng nếu có tư duy đột phá, đến năm 2035, Hà Nội có thể hoàn thành mục tiêu làm 14 tuyến ĐSĐT, với hơn 400 km. Ông Trường dẫn chứng chỉ riêng việc cấp giấy phép lái tàu đã phải sửa hàng loạt thông tư, nghị định liên quan đến độ tuổi cấp phép lái tàu. Do vậy, trước hết cần có các đột phá về cơ chế, chính sách từ Quốc hội, các bộ, ban, ngành và thành phố. Tiếp đó là đột phá về kênh huy động nguồn vốn.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Hà Nội điều chỉnh quy hoạch chi tiết dự án cao ốc trên đất Trung tâm triển lãm Giảng Võ 

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 3696/QĐ-UBND ngày 16/7/2024 về việc phê duyệt Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết Tổ hợp hỗn hợp Trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hóa, tỷ lệ 1/500.

Khu vực nghiên cứu lập Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết Tổ hợp hỗn hợp Trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hóa, tỷ lệ 1/500 thuộc địa giới hành chính phường Giảng Võ , quận Ba Đình, Hà Nội.

Phạm vi, ranh giới nghiên cứu: Phía Bắc, giáp Khách sạn Lake Side và hồ Giảng Võ ; Phía Đông Bắc, giáp Khu tập thể Giảng Võ; Phía Đông Nam, giáp phố Giảng Võ; Phía Tây Nam, giáp phố Ngọc Khánh.

Theo định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, khu đất thuộc khu vực hạn chế phát triển (A7). Khu vực lập điều chỉnh quy hoạch không bố trí chức năng ở, không bố trí không gian lưu trú.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan