Tin tức
22/07 2023

Tin tức bất động sản Times Pro tổng hợp từ 17.7 đến 22.7.2023

  • 113
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tổng hợp tin tức bất động sản tâm điểm trên địa bàn cả nước Times Pro tổng hợp từ ngày từ 17.7 đến 22.7.2023 gồm các tin chính sau:

  1. Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản có 1.100 dự án
  2. Nhiều tín hiệu tích cực trên thị trường bất động sản
  3. Giảm giá nhà để kích cầu thị trường bất động sản
  4. Thị trường bất động sản vẫn thiếu căn hộ bình dân
  5. Bất động sản công nghiệp khan hiếm nguồn cung từ nay đến cuối năm
  6. Nền kinh tế quá dựa vào bất động sản sẽ rất rủi ro
  7. Chủ đầu tư khu đô thị ở Hà Nội bỏ 'quên' xây trường học: Trách nhiệm của ai?
  8. Lãnh đạo ngân hàng đề xuất giải pháp gỡ khó cho tín dụng bất động sản
  9. Nhiều cơ chế, chính sách đặc thù về đất đai cho Tp.Hồ Chí Minh
  10. Bỏ khung giá đất, định giá đất thế nào?
  11. Chuẩn bị đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
  12. Bắc Giang thông qua đồ án quy hoạch 5 khu công nghiệp rộng 1.100 ha

tin-tuc-bat-dong-san-times-pro-tong-hop-tuan-03-thang-7-2023

I - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ GIÁ CẢ & THỊ TRƯỜNG

1. Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản có 1.100 dự án

 

Đến nay, cả nước thu hút được hơn 37.500 dự án với tổng vốn đầu tư đạt gần 450 tỷ USD. Trong đó, đầu tư lĩnh vực bất động sản có 1.100 dự án, tương ứng tổng vốn đạt 66,4 tỷ USD, chiếm 15% tổng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam...

TỔNG VỐN ĐẦU TƯ ĐẠT 66,4 TỶ USD

Qua thống kê có 48 quốc gia/vùng lãnh thổ đã đầu tư vào kinh doanh bất động sản tại Việt Nam, dẫn đầu gồm các nước: Singapore, Hàn Quốc, British VirginIslands và Nhật Bản. Trong 45 tỉnh/thành phố có đầu tư FDI vào lĩnh vực bất động sản, hiện TP.HCM đang dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 16 tỷ USD, chiếm 24,7% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu.

Mặt khác, các doanh nghiệp FDI tham gia lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam hầu hết đều quy mô lớn, với hình thức ngày càng đa dạng và chất lượng hơn. Nhiều dự án FDI đầu tư thậm chí lên đến hàng tỷ USD như dự án Hồ Tràm tại Bà Rịa-Vũng Tàu; thành phố thông minh tại Hà Nội; Khu đô thị Nam Thăng Long tại Hà Nội, Khu đô thị Nam Hội An tại Quảng Nam...

HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ

Đưa ra ý kiến, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng phải rất nhanh chóng điều chỉnh chính sách đầu tư nước ngoài để theo kịp những biến động của kinh tế toàn cầu, và sự thay đổi trong chiến lược thu hút doanh nghiệp FDI của các nước trên thế giới; tạo môi trường đầu tư kinh doanh cạnh tranh, thông thoáng; chuẩn bị sẵn sàng điều kiện nhằm thu hút đầu tư như: rà soát, bổ sung quỹ đất sạch, rà soát lại quy hoạch điện và đôn đốc triển khai các dự án điện, tăng cường việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bổ sung chính sách và biện pháp giúp phát triển công nghiệp hỗ trợ, cải thiện thủ tục hành chính…

Đặc biệt, Chính phủ nên nhanh chóng đưa ra các văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, chi tiết vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của đối tượng tham gia việc soát xét, thẩm định, phê duyệt hồ sơ, sớm chấm dứt tình trạng hồ sơ, văn bản của doanh nghiệp bị “om” và “đùn đẩy”, gây mất thời gian, tốn nhiều chi phí cho doanh nghiệp.  

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Nhiều tín hiệu tích cực trên thị trường bất động sản

 

Trong 6 tháng đầu năm 2023, thị trường bất động sản tiếp tục trầm lắng, cả nguồn cung và lượng cầu đều giảm so với các quý trước. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu cho thấy thị trường này sẽ có những chuyển biến tích cực hơn trong thời gian tới...

Thị trường trầm lắng cũng khiến hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng, phát hành trái phiếu và huy động vốn của khách hàng. Từ đó, dẫn đến doanh nghiệp thiếu vốn, phải giãn tiến độ, dừng triển khai thực hiện dự án, cắt giảm lao động... Ngoài ra, việc lãi suất cho vay, tỷ giá ngoại tệ, giá xăng dầu, giá vật liệu xây dựng tăng, làm chi phí của doanh nghiệp tăng cao gây ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo thống kê, 5 tháng đầu năm 2023 đã có 88.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước; trong khi số doanh nghiệp thành lập mới giảm trên 50% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký mới của doanh nghiệp ngày càng giảm mạnh.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong 6 tháng qua, cả nước mới hoàn thành 25 dự án nhà ở thương mại, với khoảng 10.000 căn, bằng 50% so với 6 tháng cuối 2022. Hiện đang triển khai xây dựng 659 dự án, đồng thời có 30 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai và 23 dự án cấp phép mới. So với 6 tháng cuối 2022, các con số này đạt lần lượt là 60,4%; 29,41% và 37,5%.

Với phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, có 56 dự án với 25.368 căn đang được triển khai trên cả nước, gồm: 20.470 căn hộ du lịch, 4.616 căn biệt thự du lịch và 282 căn văn phòng kết hợp lưu trú. Số lượng dự án đang triển khai ở phân khúc này chỉ bằng 44,4% quý 4/2022 và chỉ có 1 dự án được cấp phép mới.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Giảm giá nhà để kích cầu thị trường bất động sản

Nếu tính giá nhà tuyệt đối thì tại Việt Nam không cao hơn Thái Lan, Malaysia, nhưng nếu so về thu nhập của người dân thì giá nhà trong nước đang rất cao so với các nước…

tin-tuc-bat-dong-san-giam-gia-nha-kich-cau-bds

Tính trong 6 tháng đầu năm 2023, số dự án nhà ở thương mại tiếp đà giảm khi chỉ bằng 50% so với 06 tháng cuối 2022, với 25 dự án với khoảng 10.000 căn. Số dự án được chấp thuận đầu tư cũng giảm gần 71% so với 06 tháng cuối 2022, với 23 dự án, và chỉ có 30 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai, giảm 62,5% so với 06 tháng cuối năm 2022.

 “VẮNG BÓNG” CĂN HỘ GIÁ DƯỚI 25 TRIỆU ĐỒNG/M2

Thị trường bất động sản vẫn đang trong tình trạng thiếu nguồn cung nhà ở mới, cơ cấu sản phẩm nhà ở vẫn mất cân đối trầm trọng, “lệch” về phân khúc nhà ở cao cấp, thiếu nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở giá vừa túi tiền.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

II - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH CỦA CHUYÊN GIA

1. Thị trường bất động sản vẫn thiếu căn hộ bình dân

Theo số liệu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam vừa công bố, giá căn hộ chung cư ở các thành phố lớn ở quý II/2023 tiếp tục ghi nhận ở ngưỡng cao do các dự án mới mở bán chủ yếu là dự án cao cấp. Các dự án có giá trung bình 52 triệu đồng/m2 tại Hà Nội tăng 1,46% so với quý trước. Tại TP HCM, giá căn hộ chung cư trung bình 67 triệu đồng/m2, giảm 4,6% so với quý trước.

Để thị trường bất động sản thời gian tới phát triển ổn định, Bộ Xây dựng cho rằng, cần tiếp tục triển khai một số nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết số 11 và 33; tập trung đôn đốc địa phương triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”.

Bộ Xây dựng sẽ đề xuất giải pháp nhằm cân đối cung-cầu, cơ cấu sản phẩm thị trường bất động sản, tăng nguồn cung, nhất là nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập trung bình, thu nhập thấp; thường xuyên theo sát diễn biến tình hình thị trường bất động sản, tăng cường công tác thông tin dự báo, kịp thời có giải pháp ứng phó khi thị trường biến động bất thường, kịp thời xử lý vấn đề “nóng” phát sinh.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Bất động sản công nghiệp khan hiếm nguồn cung từ nay đến cuối năm 

Yếu tố tích cực của thị trường bất động sản dần mờ nhạt và bắt đầu xuất hiện thách thức về nguồn cung khan hiếm và khả năng cạnh thu hút vốn FDI dần suy yếu.

Nguồn cung mới giảm

Theo báo cáo mới đây của VnDirect về phân khúc bất động sản công nghiệp, đơn vị này nhận thấy các yếu tố tích cực hỗ trợ với ngành bất động sản khu công nghiệp đang mờ nhạt, tới từ các thách thức dần xuất hiện (1) thị trường bất động sản khu công nghiệp sẽ chứng kiến sự khan hiếm nguồn cung mới trong năm 2023 khi thủ tục phê duyệt bị trì hoãn tới từ những vướng mắc về thủ tục pháp lý, (2) khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút vốn FDI đang dần suy yếu so với các quốc gia khác trong khu vực.

"Thị trường bất động sản khu công nghiệp sẽ trải qua khoảng thời gian khó khăn trong việc triển khai dự án mới, dẫn tới khan hiếm nguồn cung cho tới cuối năm 2023", VnDirect nhận định.

Nguồn cung hạn chế sẽ định hình 2 xu hướng chuyển dịch

Trong bối cảnh khó khăn đó, VnDirect cho rằng thị trường bất động sản khu công nghiệp sẽ được định hình lại bởi những xu hướng mới mà chỉ có những nhà phát triển sở hữu những đặc điểm dưới đây mới có thể biến thách thức thành cơ hội.

Thứ nhất, vị trí chiến lược tại các thị trường cấp 2, cung cấp giá thuê cạnh tranh và gần các công trình hạ tầng lớn, tạo hệ thống kết nối thuận tiện đến trung tâm, sân bay, cảng biển...

Cụ thể, đơn vị này cho rằng thị trường cấp 2 đang đưa ra mức giá cạnh tranh hơn nhờ sự chênh lệch tương đối lớn giữa giá cho thuê của thị trường cấp 1 và cấp 2 ở cả miền Nam (chênh lệch 120 USD/m2/kì hạn thuê) và miền Bắc (chênh lệch 56 USD/m2/kì hạn thuê) tại cuối quý 1/2023.

Thứ hai, quỹ đất sẵn sàng cho thuê lớn, phát triển theo hướng kho đa dụng, có các tiện ích theo tiêu chuẩn ESG.

"Chúng tôi nhận thấy các nhà kho/nhà xưởng xây sẵn truyến thống (kho đơn giản) không còn đáp ứng được nhu cầu khi thương mại điện tử bùng nổ. Các loại hình kho đa dụng là một lựa chọn tốt hơn cho diện tích hạn chế tới từ việc chiếm ít diện tích đất hơn và gia tăng được diện tích lưu trữ hơn. Sự phát triển của thương mại điện tử và mong muốn giao hàng nhanh chóng, hiệu quả cho người tiêu dùng, sẽ phù hợp cho sự phát triển kho đa dụng", VnDirect nhận định.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Nền kinh tế quá dựa vào bất động sản sẽ rất rủi ro

Chia sẻ với phóng viên Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy, ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch DTJ Group, Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, cho rằng phát triển kinh tế không nên phụ thuộc quá lớn vào bất động sản, mà sản xuất công nghiệp mới là lĩnh vực giúp nền kinh tế trong nước phát triển bền vững, hùng cường…

Kinh tế phải tăng trưởng bằng nguồn lực từ sản xuất công nghiệp, tạo ra giá trị và kinh doanh trên đất chứ không nên quá dựa vào bất động sản. Ngay nội dung câu hỏi của bạn cũng đã hàm ý cho thấy rằng một nền kinh tế không có công nghiệp mà quá dựa vào bất động sản, thì rất nguy hiểm. 

Trên thực tế, thị trường bất động sản và các ngành nghề liên quan những năm vừa qua đóng góp trên 20% cho GDP của Việt Nam. Tuy nhiên, từ giữa năm 2022, khi bất động sản rơi vào trầm lắng, hàng loạt doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn lao đao, nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, thu ngân sách các tỉnh giảm sút nghiêm trọng. Như vậy, rõ ràng nền kinh tế không thể dựa vào bất động sản, thu tiền sử dụng đất, đây là tài nguyên hữu hạn, đất đai càng khai thác thì càng thu hẹp lại và dẫn tới cạn kiệt... 

nen-kinh-te-dua-vao-bds-rui-roCác quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore... đều tận dụng cơ hội từ sản xuất công nghiệp để phát huy nguồn lực phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển xã hội văn minh, hiện đại. 

Nhật Bản có 3 thập kỷ sau chiến tranh thế giới thứ hai, những năm 60-80, phát triển rất mạnh mẽ về công nghiệp. Kết quả đạt được là từ một nước hạn chế về tài nguyên, chịu ảnh hưởng nặng nề sau chiến tranh, Nhật Bản đã vươn lên trở thành nước đứng thứ 2 thế giới ngay sau đó.

Tương tự, Trung Quốc, từ những năm 70 đến nay đã phát triển mạnh mẽ về sản xuất công nghiệp, cơ sở hạ tầng, đứng thứ 2 thế giới ở thời điểm hiện tại…

Các quốc gia này ngoài hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại, đời sống của người dân được nâng cao, còn sở hữu những doanh nghiệp đa quốc gia, những thương hiệu hàng đầu thế giới về khoa học công nghệ, điện tử, công nghiệp. 

Như vậy, muốn đất nước hùng cường, đội ngũ các doanh nghiệp trong nước phải phát triển lớn mạnh. Doanh nghiệp sản xuất trong nước mới là động lực của tăng trưởng kinh tế bền vững, làm nên thương hiệu của quốc gia trên trường quốc tế. Ngành sản xuất, đặc biệt là sự lớn mạnh của các doanh nghiệp trong nước sẽ giúp tạo ra của cải, hàng hóa để phục vụ xã hội, xuất nhập khẩu, cạnh tranh bền vững trên thị trường, từ đó đóng góp vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế....

Click để đọc chi tiết về bài viết!

III- TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ CHÍNH SÁCH, QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG 

1. Chủ đầu tư khu đô thị ở Hà Nội bỏ 'quên' xây trường học: Trách nhiệm của ai?

Nhiều chủ đầu tư ở Hà Nội chỉ lo xây nhà để bán, “quên” luôn việc xây trường học. Tình trạng này đã diễn ra nhiều năm nay, nhưng giải pháp của thành phố thiếu quyết liệt, kém hiệu quả, gây bức xúc dư luận.

Nhà đã bán hết, trường học trống trơn

Theo quy hoạch, Khu đô thị Ngoại Giao đoàn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có các ô đất xây dựng 2 nhà trẻ, 1 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở (THCS). Song trên thực tế, những lô đất dành cho xây dựng trường học đến nay vẫn chỉ là những bãi đất trống cỏ mọc hoang, nơi để vật liệu xây dựng của các công trình xung quanh, nơi trồng cây...

Theo UBND phường Hoàng Liệt trên địa bàn phường này có 92 tòa nhà chung cư, cao tầng với dân số trên 90.000 người. Hiện nay, trên địa bàn phường có 3 trường tiểu học, 2 trường THCS, là phường có cơ sở giáo dục công lập nhiều nhất Thủ đô nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Lãnh đạo ngân hàng đề xuất giải pháp gỡ khó cho tín dụng bất động sản

Tổng giám đốc MB đề xuất Chính phủ và Quốc hội xem xét cơ chế cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án khi đã có giấy chứng nhận hoặc có quyết định giao đất, cho thuê đất nhằm tạo điều kiện để ngân hàng xử lý nợ xấu đối với các dự án đang triển khai dở dang và giúp tăng nguồn cung nhà ở.

Thứ nhất, Quốc hội và Chính Phủ cần luật hoá các quy định về xử lý nợ xấu, xử lý tài sản đảm bảo để tạo hành lang pháp lý cho các TCTD triển khai thu hồi nợ an toàn, hiệu quả; xem xét cơ chế cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án khi đã có giấy chứng nhận hoặc có quyết định giao đất, cho thuê đất" tạo điều kiện để ngân hàng xử lý nợ xấu đối với các dự án đang triển khai dở dang và giúp tăng nguồn cung nhà ở. Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ vướng mắc về pháp lý dự án cho chủ đầu tư.

Thứ hai, Bộ Xây dựng, UBND các tỉnh tiếp tục phối hợp đẩy nhanh tiến độ xử lý các vướng mắc về pháp lý, thủ tục cho các dự án. Đặc biệt các doanh nghiệp có nhiều dự án dang dở, ưu tiên các dự án có tỷ lệ hoàn thiện xây dựng cao để hoàn thiện sản phẩm bàn giao nhà cho người dân.

Thứ ba, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng, thực hiện các biện pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Nhiều cơ chế, chính sách đặc thù về đất đai cho Tp.Hồ Chí Minh

Cùng với việc được chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa dưới 500 ha, Tp.Hồ Chí Minh được xây dựng và ban hành hệ số điều chỉnh giá đất phù hợp với thực tiễn; được quyết định việc cho phép các tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất có thu tiền thuê đất hằng năm...

BAN HÀNH HỆ SỐ ĐIỀU CHỈNH GIÁ ĐẤT PHÙ HỢP VỚI TÌNH HÌNH THỰC TIỄN

Cụ thể, tại Điều 6 của Nghị quyết, đối với dự án sử dụng đất trồng lúa vào các mục đích khác, Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa dưới 500 ha phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

Việc quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa phải thực hiện công khai, lấy ý kiến người dân, đối tượng chịu sự tác động của việc chuyển mục đích sử dụng và bảo đảm nguyên tắc, điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích khác theo quy định.

chinh-sach-chho-bds

Nghị quyết cũng giao UBND Thành phố xây dựng, trình Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua và ban hành hệ số điều chỉnh giá đất phù hợp với tình hình thực tiễn của Thành phố để áp dụng tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với tất cả các khu đất, thửa đất (không phân biệt giá trị tính theo bảng giá đất) trong trường hợp bảng giá đất đã thu thập thông tin thị trường và xây dựng đến từng thửa đất để áp dụng cho các trường hợp.

Về nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, Nghị quyết nêu rõ, việc bồi thường về đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Thành phố xem xét hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất để tạo điều kiện cho người có đất bị thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có việc làm, thu nhập, ổn định đời sống, sản xuất, kinh doanh.

Việc bồi thường về đất được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi. Nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp có thẩm quyền quyết định tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Đối với hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi có nhu cầu được bồi thường bằng tiền thì được bồi thường bằng tiền theo nguyện vọng đã đăng ký khi lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Đối với hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi nếu có nhu cầu bồi thường bằng đất khác mục đích sử dụng với đất thu hồi hoặc bằng nhà ở và Thành phố có điều kiện về quỹ đất, quỹ nhà ở thì được xem xét bồi thường bằng đất khác mục đích sử dụng với loại đất bị thu hồi hoặc nhà ở. Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định tỷ lệ quy đổi, điều kiện bồi thường bằng đất khác mục đích sử dụng với đất thu hồi hoặc nhà ở phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

QUY ĐỊNH VIỆC THỰC HIỆN CHUẨN BỊ THU HỒI ĐẤT CỦA MỘT SỐ DỰ ÁN

Nghị quyết cũng quy định việc thực hiện chuẩn bị thu hồi đất của một số dự án tại Thành phố.

Đối với các dự án xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, kết cấu hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia, địa phương, giao thông, khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí cộng đồng thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định và có quy mô từ 300 ha trở lên hoặc có từ 1.000 hộ gia đình, tổ chức bị thu hồi đất trở lên, các dự án đầu tư công độc lập thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư quy định tại Nghị quyết này.

Căn cứ danh mục dự án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai ban hành thông báo tổ chức thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, xác minh nguồn gốc đất, tài sản gắn liền với đất.

TỔ CHỨC KINH TẾ ĐƯỢC NHÀ NƯỚC CHO THUÊ ĐẤT CÓ THU TIỀN HẰNG NĂM CÓ QUYỀN THẾ CHẤP, CHUYỂN NHƯỢNG

Thành phố cũng được quyết định việc cho phép các tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất có thu tiền thuê đất hằng năm mà tiền thuê đất không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì có quyền thế chấp, chuyển nhượng hoặc cho thuê quyền thuê trong hợp đồng thuê đất.

Song phải đáp ứng các điều kiện: Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Tài sản gắn liền với đất thuê được tạo lập hợp pháp theo quy định; Đã hoàn thành việc xây dựng theo đúng quy hoạch xây dựng chi tiết và dự án đầu tư đã được phê duyệt, chấp thuận, trừ trường hợp phải thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan thi hành án dân sự hoặc kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thanh tra, kiểm tra; Đất không có tranh chấp và trong thời hạn sử dụng đất.

Người mua, thuê quyền thuê trong hợp đồng thuê đất phải bảo đảm điều kiện có năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư; có ngành, nghề kinh doanh phù hợp với dự án đầu tư; không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án trước đó.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

4. Bỏ khung giá đất, định giá đất thế nào?

Dự kiến theo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ chỉ còn 3 phương pháp định giá đất là phương pháp so sánh, phương pháp thu nhập, phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất.

Định giá đất - Công cụ quan trọng để phục vụ quản lý nhà nước về đất đai. 

Trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), sau khi bỏ khung giá đất thì định giá đất mang tính quyết định trong việc áp dụng giá đất ở từng địa phương. Định giá đất như thế nào để đảm bảo chính xác, đảm bảo quyền và lợi ích của người dân, tháo gỡ vướng mắc cho các dự án bị chậm trễ.

Lý do không áp dụng định giá đất theo phương pháp thặng dư?

Theo luật Đất đai 2013, có 5 phương pháp định giá đất gồm: Phương pháp so sánh, phương pháp thu nhập, phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất, phương pháp triết trừ và phương pháp thặng dư. Còn trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) vừa trình Quốc hội, các phương pháp định giá đất đã rút gọn. Theo đó, phương pháp chiết trừ, lồng ghép vào phương pháp so sánh. Ngoài ra bỏ phương pháp thặng dư. 

Như vậy, trong dự thảo sửa Nghị định số 44/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về giá đất, chỉ còn quy định 3 phương pháp định giá đất là: Phương pháp so sánh, phương pháp thu nhập, phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất. Đáng chú ý, việc bỏ phương pháp thặng dư là một vấn đề nhận được rất nhiều ý kiến. 

Thứ hai trong phương pháp thặng dư, khi triển khai thực tế có rất nhiều yếu tố giả định, như doanh thu liên quan đến giả định thời gian xây dựng bao nhiêu năm, thời gian bán hàng là bao nhiêu năm; các chi phí lợi nhuận, lãi vay, quản lý doanh nghiệp… Tất cả những điều này nếu chỉ cần thay đổi một chỉ tiêu giá đất xác định theo phương pháp thặng dư đã "chạy" đi một đoạn và sai khác rất nhiều.

Đất đai là vấn đề quan trọng, liên quan đến quyền và lợi ích của toàn dân. Việc tháo  gỡ vướng mắc trong thẩm định giá đất đang được Chính phủ chỉ đạo trên một tinh thần quyết liệt, không lòng vòng, chậm trễ, dứt khoát không gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và quy định của pháp luật. Quá trình góp ý với dự thảo đòi hỏi sự vào cuộc tập thể của cả hệ thống chính trị. 

Click để đọc chi tiết về bài viết!

IV -  TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ QUY HOẠCH TRÊN CẢ NƯỚC

1. Chuẩn bị đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

 

Giai đoạn từ năm 2023 - 2025, tại khu Tây Hồ Tây sẽ chuẩn bị đầu tư xây dựng hạ tầng và xây dựng trụ sở các cơ quan có nhu cầu cấp thiết cần di dời giai đoạn 1. Tại khu Mễ Trì thì chuẩn bị đầu tư xây dựng dự án trụ sở Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, hoàn thành đưa công trình trụ sở Bảo hiểm xã hội Việt Nam vào sử dụng…

KHU TRỤ SỞ CÓ QUY MÔ 35HA Ở TÂY HỒ TÂY VÀ 55HA Ở MỄ TRÌ

Phạm vi quy hoạch là các trụ sở làm việc của 18 Bộ, 4 cơ quan ngang Bộ, 8 cơ quan thuộc Chính phủ, 6 cơ quan trung ương của các đoàn thể nằm trong phạm vi địa giới hành chính của Thủ đô Hà Nội. Quy mô lập Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu trụ sở Bộ, ngành trung ương tập trung tại khu Tây Hồ Tây khoảng 35ha; tại khu Mễ Trì khoảng 55ha.

Tại hội nghị, đại diện Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia - đơn vị tư vấn cho biết: mục tiêu quy hoạch nhằm xây dựng hệ thống trụ sở làm việc đảm bảo theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, đồng bộ, hiện đại, đáp ứng điều kiện làm việc của các bộ, ngành trung ương tại Thủ đô Hà Nội; nâng cao hiệu quả làm việc của bộ máy hành chính, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, từng bước góp phần tinh giảm bộ máy hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử hiện đại, đồng bộ; góp phần sắp xếp lại đô thị và giảm tải cho khu vực nội thành Hà Nội; là cơ sở pháp lý cho công tác triển khai các dự án đầu tư xây dựng trụ sở làm việc và công trình liên quan trong khu vực quy hoạch.

Về phân kỳ thực hiện quy hoạch, tại khu Tây Hồ Tây, giai đoạn từ năm 2023 – 2025: chuẩn bị đầu tư xây dựng hạ tầng và xây dựng trụ sở các cơ quan có nhu cầu cấp thiết cần di dời giai đoạn 1; Từ năm 2026 – 2030: thực hiện đầu tư giai đoạn 1 và chuẩn bị đầu tư giai đoạn 2; Từ năm 2031 – 2035: thực hiện đầu tư xây dựng trụ sở các Bộ, cơ quan còn lại và các công trình công cộng.

Còn tại khu Mễ Trì, giai đoạn từ năm 2023 – 2025: chuẩn bị đầu tư xây dựng dự án trụ sở Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, hoàn thành đưa công trình trụ sở Bảo hiểm xã hội Việt Nam vào sử dụng; Giai đoạn từ năm 2026 – 2030: thực hiện đầu tư xây dựng dự án trụ sở Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và thực hiện các công việc chuẩn bị đầu tư xây dựng hạ tầng, các cơ quan khác có nhu cầu di dời; Từ năm 2030 trở đi: thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng, các cơ quan có nhu cầu di dời.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Bắc Giang thông qua đồ án quy hoạch 5 khu công nghiệp rộng 1.100 ha

 Tại Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX đã thông qua 32 dự thảo Nghị quyết quan trọng, trong đó có 5 dự thảo Nghị quyết về đồ án quy hoạch các khu công nghiệp Nghĩa Hưng; Hòa Phú mở rộng giai đoạn 2; Tiên Sơn - Ninh Sơn; Xuân Cẩm - Hương Lâm; Đức Giang...

Theo các đồ án quy hoạch, đây đều là những khu công nghiệp đa ngành, có công nghệ hiện đại và rộng hàng trăm ha.

null

Cụ thể gồm: Khu công nghiệp Nghĩa Hưng, huyện Lạng Giang  trên địa phận xã Đào Mỹ và xã Nghĩa Hưng, với quy mô nghiên cứu 151,79ha; Khu công nghiệp Hòa Phú mở rộng giai đoạn 2 thuộc địa giới hành chính xã Mai Đình và xã Châu Minh 222 ha; Khu công nghiệp Tiên Sơn - Ninh Sơn, huyện Việt Yên (tỷ lệ 1/2.000) thuộc  xã Tiên Sơn, xã Ninh Sơn và xã Vân Hà có quy mô 222,98 ha (trong đó, giai đoạn 1 diện tích 89,57 ha nằm tại phía Đông đê sông Cầu hiện hữu; giai đoạn 2 là 133,41 ha nằm tại phía Tây đê sông Cầu hiện hữu); Khu công nghiệp Xuân Cẩm - Hương Lâm, huyện Hiệp Hoà khoảng 224,02 ha; Khu công nghiệp Đức Giang thuộc địa giới hành chính các xã Tư Mại, Cảnh Thụy, Đồng Phúc và xã Đức Giang với khoảng 287,54 ha.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Bên cạnh những tin tức bất động sản trên, độc giả có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại Times Pro: 

Thuê văn phòng làm việc Co-working Space (Timesspace)

+ Bài học - giáo dục về Bất động sản (Timesedu)

+ Thông tin hữu ích về thị trường BĐS

+ Pháp luật BĐS

+ Phong thủy BĐS

+ Bản tin bất động sản

 

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan