Tin tức bất động sản Times Pro tổng hợp từ 19.6 đến 24.6.2023
- 190
Tổng hợp tin tức bất động sản tâm điểm trên địa bàn cả nước Times Pro tổng hợp từ ngày từ 19.6 đến 24.6.2023 gồm các tin chính sau:
Trong bối cảnh lãi suất giảm nhanh, Chính phủ cùng với các bộ và địa phương quyết liệt triển khai những giải pháp kích thích và hỗ trợ nền kinh tế đã góp phần giúp thị trường bất động sản (BĐS) không rơi vào kịch bản "đóng băng", khôi phục niềm tin của doanh nghiệp, nhà đầu tư vào thị trường…
Đã có giao dịch trở lại
Theo khảo sát tháng 5-2023 của DKRA Group, nguồn cung mới của phân khúc đất nền, đất vùng ven trong tháng đạt mức cao nhất trong 5 tháng qua, tăng 2,1 lần so với tháng trước dù giảm 36% so với cùng kỳ năm trước. Báo cáo tháng 5 của DKRA Group cũng cho thấy phân khúc đất nền đang xuất hiện những tín hiệu hồi phục rõ rệt hơn so với các sản phẩm BĐS khác, đơn cử như căn hộ.
Theo DKRA Group, khu vực ven TP HCM hay các địa phương lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh đang có hàng loạt dự án đầu tư công, các tuyến đường lớn đang triển khai, đặc biệt là tuyến Vành đai 3 vừa được khởi công cuối tuần qua, đã góp phần kích thích thị trường BĐS những nơi này rục rịch hồi phục. Các chuyên gia, môi giới BĐS tin rằng BĐS xung quanh các tuyến đường mới sẽ thu hút nhà đầu tư và sớm tăng giá trở lại.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Theo Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản bị ngấm đòn trong thời gian dài khiến cho mọi nỗ lực của các phía chỉ dừng lại ở mức giúp thị trường cầm cự, chưa thể thoát khỏi trạng thái suy yếu.
Hiện nay, thống kê có tới hàng ngàn dự án "đắp chiếu", cả nước có khoảng 1.000 dự án phải nằm chờ việc điều chỉnh, xem xét, phê duyệt, giá trị các dự án này khoảng 800.000 tỷ đồng (30 tỷ USD). Số dự án này nếu được kích hoạt trở lại sẽ tạo ra thị trường và thúc đẩy kinh tế rất tốt. Tuy nhiên, các giải pháp tháo gỡ khó khăn đang rất chậm nên nguy cơ chết trên đống tài sản của doanh nghiệp là rất cao", vị chuyên gia nói.
Theo Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản bị ngấm đòn trong thời gian dài khiến cho mọi nỗ lực của các phía chỉ dừng lại ở mức giúp thị trường cầm cự, chưa thể thoát khỏi trạng thái suy yếu. Sức khoẻ của thị trường, môi giới bất động sản trong suốt thời gian qua luôn duy trì ở mức báo động.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
TP.Hà Nội yêu cầu phải làm rõ trách nhiệm và xử lý các sai phạm, tiêu cực, thất thoát đối với các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến 6 dự án, cụm dự án sử dụng vốn đầu tư công và vốn nhà nước khác không hiệu quả, hoặc lãng phí...
Theo UBND TP, trong 6 dự án, cụm dự án sử dụng vốn đầu tư công không hiệu quả hoặc lãng phí (nêu tại Phụ lục số 1 kèm theo Nghị quyết số 74/2022/QH15), thì Dự án nhà ở sinh viên cụm trường tại khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp, được khởi công xây dựng từ năm 2009, nhưng qua thống kê, tỷ lệ lấp đầy Khu ký túc xá Pháp Vân – Tứ Hiệp thấp. Lý giải về vấn đề này, nhiều sinh viên cho biết vì vị trí ký túc xá cách quá xa các trường học nên ít người lựa chọn
Đến nay, tại Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội TP. Hà Nội giai đoạn 2021-2025 (ban hành kèm theo Quyết định 5063/QĐ-UBND ngày 19/12/2023 của UBND TP), Hà Nội đã dự kiến sử dụng khoảng 223,9 tỷ đồng để hoàn thành và điều chỉnh các hạng mục nhà A2, A3 thuộc Dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên Pháp Vân-Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội cho thuê (theo báo cáo của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng TP.Hà Nội), chuẩn bị đầu tư hạng mục nhà A4 thành nhà ở xã hội cho thuê tại dự án này.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã giải trình, làm rõ các vấn đề được đại biểu Quốc hội quan tâm như thời hạn sở hữu chung cư, điều kiện cho phép mua nhà với người nước ngoài, chính sách phát triển nhà ở xã hội...
LUẬT NHÀ Ở (SỬA ĐỔI) VÀ LUẬT KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN (SỬA ĐỔI)
KHÔNG CHỒNG CHÉO
Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh của dự án luật. Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu quan tâm về tính đồng bộ của dự thảo Luật Nhà ở với các dự án luật có liên quan. Cụ thể, đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai (Hưng Yên) cho rằng hiện nay, một số nội dung trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) dễ dẫn đến chồng chéo với những dự án luật khác như Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).
KHÔNG QUY ĐỊNH VỀ SỞ HỮU CHUNG CƯ CÓ THỜI HẠN
Thứ hai, về chính sách sở hữu nhà ở. Một số đại biểu đề nghị phải có quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư để tạo cơ sở pháp lý cho công tác phá dỡ, xây dựng lại nhà chung cư, bảo đảm an toàn cho người sử dụng.
LÀM RÕ THÊM CÁC QUY ĐỊNH ĐỂ ĐẨY NHANH CẢI TẠO CHUNG CƯ CŨ
Thứ ba, về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, nhiều ý kiến đại biểu quan tâm tới việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.
CHỦ ĐẦU TƯ NHÀ Ở XÃ HỘI CÓ LỢI NHUẬN LỚN HƠN SO VỚI QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH
Về chính sách phát triển nhà ở xã hội, cụ thể là quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội, Bộ trưởng cho biết mỗi địa phương có nhu cầu nhà ở xã hội khác nhau, nguồn ngân sách khác nhau.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Với tỷ lệ 91,5% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”...
Cụ thể, đối với thị trường bất động sản, nội dung giám sát tập trung làm rõ các khó khăn, vướng mắc của các dự án bất động sản; tình hình xử lý các sai phạm trong lĩnh vực bất động sản; tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế xuất phát từ thể chế, quy định pháp luật và việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai, quy hoạch, đầu tư, nhà ở, đô thị, xây dựng, nguồn vốn tín dụng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp…
Đối với phát triển nhà ở xã hội, nội dung giám sát tập trung vào Chương trình, kế hoạch, các hình thức phát triển nhà ở xã hội; đối tượng và điều kiện được thụ hưởng chính sách về nhà ở xã hội; quỹ đất, nguồn vốn để xây dựng nhà ở xã hội; việc thực hiện dự án nhà ở xã hội; loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội; việc xác định giá thuê, giá thuê mua, giá bán nhà ở xã hội; nguyên tắc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội; quản lý, vận hành nhà ở xã hội.
Đoàn giám sát thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và các quy định pháp luật có liên quan, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát tại phiên họp tháng 9/2024, trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 8.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì tham mưu giúp Đoàn giám sát về nội dung, chương trình, kế hoạch giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản; chủ trì, phối hợp với Ủy ban Pháp luật và các cơ quan khác của Quốc hội trong việc tổng hợp chung báo cáo kết quả giám sát.
Ủy ban Pháp luật của Quốc hội chủ trì tham mưu giúp Đoàn giám sát về nội dung, chương trình, kế hoạch giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển nhà ở xã hội. Văn phòng Quốc hội chủ trì tham mưu, phục vụ Đoàn giám sát về công tác bảo đảm các hoạt động của Đoàn giám sát.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Mở rộng nhiều trường hợp được cấp sổ đỏ
Theo ông Mai Văn Phấn, Cục trưởng Cục Đăng ký và dữ liệu thông tin đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhằm giải quyết những hạn chế, bất cập trong vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (gọi tắt là giấy chứng nhận) những năm qua, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi có một số quy định mới với 6 vấn đề.
Một là, quy định bắt buộc người đang sử dụng đất và người được giao quản lý đất phải thực hiện việc đăng ký đất đai với cơ quan nhà nước. Kết quả của việc đăng ký là cơ sở để Nhà nước quản lý và căn cứ để xem xét cấp giấy chứng nhận, người sử dụng đất được ghi nhận vào Hồ sơ địa chính.
Hai là, mở rộng thời gian xem xét giải quyết cấp giấy chứng nhận cho người đang sử dụng đất ổn định mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất đến trước năm 2014 để giải quyết các trường hợp đang sử dụng đất do ông/cha để lại nhưng không có giấy tờ và không vi phạm pháp luật về đất đai.
Ba là, bổ sung cho phép UBND cấp tỉnh quy định các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất có trước ngày 15/10/1993 ngoài các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định trong dự thảo Luật Đất đai cho phù hợp với thực tiễn ở địa phương để giải quyết cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.
Bốn là, phân định thẩm quyền cấp giấy chứng nhận, tách bạch giữa việc xác lập tính pháp lý và cấp giấy chứng nhận lần đầu do Cơ quan Nhà nước thực hiện. Cụ thể, văn phòng đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận cho cá nhân, cộng đồng dân cư và Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Năm là, bổ sung quy định mở rộng thời gian xem xét cấp giấy chứng nhận cho người đang sử dụng đất được giao trái thẩm quyền đến trước ngày Luật này có hiệu lực, nhưng chỉ áp dụng đối với trường hợp người sử dụng đã nộp tiền tại thời điểm giao đất để được sử dụng đất, đồng thời phải đáp ứng điều kiện đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất.
Sáu là, hoàn thiện, bổ sung quy định để cấp giấy chứng nhận cho các loại hình bất động sản mới nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng công năng của công trình xây dựng trên đất và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của xã hội như chung cư kết hợp văn phòng, căn hộ du lịch, căn hộ khách sạn… theo hướng công trình được tạo lập trên loại đất nào (đất ở hoặc đất thương mại, dịch vụ, sản xuất kinh doanh) thì chế độ và thời hạn sử dụng đất khi cấp giấy chứng nhận được xác định theo loại đất được giao.
Khuyến khích làm sổ đỏ trên môi trường mạng
Để đảm bảo bình đẳng, khách quan, công khai và minh bạch, dự thảo Luật Đất đai sẽ quy định rõ trách nhiệm của cơ quan giải quyết thủ tục hành chính, trách nhiệm của người sử dụng đất, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan về nội dung của từng loại giấy tờ trong thành phần của hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính.
Bên cạnh đó, tái cấu trúc các quy trình về cấp giấy chứng nhận, trong đó quy định cụ thể về trách nhiệm và thời gian của các cơ quan có liên quan khi giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Cụ thể, sáng 18/6/2023 lễ khởi công dự án Vành đai 3 sẽ được tổ chức tại Khu vực công trường thi công gói thầu XL3, đường 9A, phường Long Bình, Thành phố Thủ Đức, TP.HCM và kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính TP.HCM với các điểm cầu tại tỉnh Đắk Lắk và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM có tổng chiều dài 76,3km đi qua 4 địa phương: TP.HCM (47,35km), các tỉnh Đồng Nai (11,26km), Bình Dương (10,76km), Long An (6,81km). Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 75.378 tỷ đồng.
Trong đó, dự án được phân chia làm 8 dự án thành phần bao gồm 4 dự án thành phần xây dựng; 4 dự án thành phần bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn 4 tỉnh, thành phố.
Với quy mô giai đoạn hoàn chỉnh 8 làn xe cao tốc, cấp đường ô tô cao tốc 100 km/h; đường song hành hai bên (đường đô thị 2 - 3 làn xe), cấp đường ô tô đô thị 60 km/h. Quy mô giai đoạn phân kỳ là 4 làn xe cao tốc, đường song hành hai bên (đường đô thị 2 - 3 làn xe), đầu tư không liên tục.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045 đưa ra nhiều yêu cầu trọng tâm nhằm phát triển liên kết vùng, để Hà Nội là cực tăng trưởng vùng động lực phía Bắc. Trong đó, điểm nhấn là tạo ra không gian phát triển đô thị hai bên đường Vành đai 4, mô hình phát triển TOD tại các khu vực đầu mối giao thông...
TẬP TRUNG QUY HOẠCH KHU VỰC CỤ THỂ, XỬ LÝ BẤT CẬP VỀ QUÁ TẢI HẠ TẦNG
Yêu cầu trọng tâm đối với điều chỉnh quy hoạch chung là bám sát và cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của trung ương, Quốc hội, Chính phủ, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng đối với Thủ đô Hà Nội…, nhằm phát triển liên kết vùng để xây dựng phát triển Thủ đô Hà Nội là cực tăng trưởng của vùng động lực phía Bắc (vùng đồng bằng sông Hồng), trở thành thành phố kết nối toàn cầu, ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và thế giới.
Đặc biệt, Quyết định số 700 đề ra việc nghiên cứu các giải pháp quy hoạch phát triển các khu vực cụ thể như: trục không gian sông Hồng, không gian phát triển đô thị hai bên đường Vành đai 4, mô hình phát triển thành phố trong Thủ đô, mô hình phát triển TOD (Transit Oriented Development) tại các khu vực đầu mối giao thông công cộng, phương án bố trí sân bay quốc tế thứ 2 của vùng Thủ đô tại Hà Nội.
ĐƯA HÀ NỘI TRỞ THÀNH ĐÔ THỊ HIỆN ĐẠI, THÔNG MINH, TẠO HIỆU ỨNG LAN TOẢ
Tất cả những yêu cầu trọng tâm đối với điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô nêu trên nhằm phát triển Hà Nội trở thành đô thị hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan toả, liên kết vùng đô thị; có mức sống và chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hoà.
Cùng với đó, thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tinh, thành phố trực thuộc thành phố; quản lý chặt chẽ việc phát triển nhà ở cao tầng tại khu vực trung tâm; rà soát và triển khai đồng bộ các chương trình cải tạo, chỉnh trang tái thiết đô thị.
Ưu tiên phát triển các đô thị nhỏ và vùng ven đô để hỗ trợ phát triển nông thôn thông qua các mối liên kết đô thị - nông thôn. Đầu tư phát triển các đô thị có giá trị về văn hóa, lịch sử, di sản, du lịch, đô thị gắn với những địa bàn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch kết hợp hài hòa với phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường cảnh quan, tạo sự bền vững.
Dự báo quy mô dân số dự kiến đến năm 2030 khoảng 11,41 - 11,95 triệu người, trong đó dân số thường trú khoảng 10,5 - 11 triệu người. Dự kiến đến năm 2045, Thủ đô Hà Nội có khoảng 13,74 - 14,6 triệu người, trong đó dân số thường trú khoảng 12,5 - 13,2 triệu người.
Về quy mô đất đai, dự kiến đến năm 2030, đất xây dựng đô thị khoảng 110.000 - 120.000 ha; đất xây dựng nông thôn khoảng 34.000 - 35.000 ha. Dự kiến đến năm 2045, đất xây dựng đô thị khoảng 130.000 - 135.000 ha; đất xây dựng nông thôn khoảng 30.000 - 34.000 ha.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 gồm 4 khu vực trên địa bàn tỉnh, với tổng diện tích hơn 8.000 ha, để định hướng phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ; đô thị sinh thái gắn dịch vụ vận tải đầu mối, kho tàng…
Cụ thể: Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu vực số 09, thuộc quy hoạch chung đô thị Thanh Hoá với ranh giới lập quy hoạch bao gồm: toàn bộ địa giới hành chính thị trấn Rừng Thông và các xã Đông Thanh, Đông Tiến. Trong đó, phía Bắc giáp huyện Thiệu Hoá; phía Nam giáp xã Đông Thịnh và TP.Thanh Hoá; phía Đông giáp TP.Thanh Hoá; phía Tây giáp xã Đông Khê và huyện Thiệu Hoá.
Diện tích lập quy hoạch 1.693ha. Diện tích khảo sát địa hình tỷ lệ 1/2000 khoảng 1.821ha. Dự kiến dân số khu vực quy hoạch 40.000 người; quy mô đất dân dụng và điểm dân cư nông thôn trong khu vực quy hoạch 400 - 500ha. Khu vực lập quy hoạch có tính chất là khu vực đô thị mở rộng gắn với thị trấn Đông Sơn hiện nay;
Click để đọc chi tiết về bài viết!
CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Phú Quốc vừa có báo cáo liên quan đến dự án Tổ hợp du lịch sinh thái, dịch vụ vui chơi giải trí tổng hợp, kinh doanh Casino, khách sạn, thương mại dịch vụ, biệt thự nghỉ dưỡng, trung tâm hội nghị và các hạng mục liên quan phục vụ mục tiêu phát triển đời sống và du lịch đảo Phú Quốc (điều chỉnh) tại xã Gành Dầu, xã Cửa Cạn và xã Hàm Ninh, TP Phú Quốc, Kiên Giang (sau đây gọi tắt là Tổ hợp Casino Phú Quốc).
Quá trình triển khai, chủ đầu tư đã xin điều chỉnh một số hạng mục trong tổ hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế của dự án. Cụ thể, chủ đầu tư xin điều chỉnh một phần diện tích để bổ sung các hạng mục công trình giáo dục; điều chỉnh một số lô đất; điều chỉnh cục bộ quy hoạch 13,24 ha đất thuộc khu vui chơi giải trí Vinwonder.
Trước đề xuất đó, vào tháng 10/2022, Đồ án điều chỉnh quy hoạch cục bộ Khu du lịch, dịch vụ và vui chơi giải trí phức hợp Bãi Dài đã được phê duyệt. Đến tháng 1/2023, Ban quản lý KKT Phú Quốc tiếp tục duyệt điều chỉnh quy hoạch Khu du lịch sinh thái Bãi Dài. Do đó, dự án phải lập ĐTM điều chỉnh.
Tại báo cáo ĐTM điều chỉnh, chủ đầu tư cho biết Tổ hợp casino Phú Quốc có 5 dự án thành phần, bao gồm Khu du lịch, dịch vụ và vui chơi giải trí phức hợp Bãi Dài; Khu du lịch sinh thái Bãi Dài; Vườn thú Vinpearl Safari; Hòn Đồi Mồi và Khu trung tâm hội nghị, khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng Bãi Vòng.
Tổng mức đầu tư của dự án được tăng lên từ 24.963 tỷ đồng lên thành 50.000 tỷ đồng (khoảng 2,25 tỷ USD).
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Hà Nội là một trong những siêu đô thị có mật độ dân cư cao, tuy nhiên không gian ngầm hầu như vẫn chưa được khai thác nên tình trạng thiếu bãi đậu xe ở khu vực trung tâm ngày càng nghiêm trọng.
Để khắc phục tình trạng này, trong quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm TP Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050 (được phê duyệt tháng 3/2022), Hà Nội thông qua việc xây dựng 78 bãi đậu xe ngầm ở khu vực bốn quận nội đô là Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Tây Hồ, các công trình bãi đậu xe ngầm được quy hoạch xây dựng tối đa năm tầng ngầm. Theo Báo Chính phủ.
Thời gian qua, TP Hà Nội cũng đã lên kế hoạch đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư xây dựng các bãi đậu xe ngầm tại khu vực trung tâm nhưng kế hoạch này chưa thể thực hiện vì vướng nhiều vấn đề như: Việc tính tiền sử dụng đất tại cùng một địa điểm đối với phần đất trên bề mặt và phần ngầm, cấp quyền sử dụng đất đối với công trình độc lập mà chủ sở hữu không có bề mặt,...
Hà Nội cũng đang xây dựng các tuyến đường sắt đô thị với nhiều đoạn chạy ngầm dưới lòng đất, theo đó sẽ có nhiều ga ngầm được xây dựng để phục vụ vận hành tuyến và kinh doanh thương mại sau này nhưng đến nay vẫn thiếu những quy định hướng dẫn nên việc triển khai gặp nhiều khó khăn.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Bên cạnh những tin tức bất động sản trên, độc giả có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại Times Pro:
+ Thuê văn phòng làm việc Co-working Space (Timesspace)
+ Bài học - giáo dục về Bất động sản (Timesedu)
+ Thông tin hữu ích về thị trường BĐS
Tin tức liên quan
Đánh giá bài viết!