Tin tức bất động sản Times Pro tổng hợp từ 17.04 đến 22.4.2023
- 296
Tổng hợp tin tức bất động sản tâm điểm trên địa bàn cả nước Times Pro tổng hợp từ ngày 17.04 đến 22.4.2023 gồm các tin chính sau:
Nhu cầu mua bất động sản ở Việt Nam vẫn ở mức cao hàng đầu khu vực, khi 68% người tham gia khảo sát bày tỏ ý định mua trong vòng một năm tới. Thậm chí, có đến 87% người đã sở hữu 3 bất động sản trở lên muốn mua tiếp…
Mặc dù vậy, giá bán và giá cho thuê vẫn không giảm và ở mức bình quân tương ứng lần lượt là 70 triệu đồng/m2 và 22 triệu đồng/tháng. Những yếu tố trên cho thấy nhu cầu mua nhà của người Việt Nam vẫn rất lớn.
Điều đáng nói, trong khi người dân các nước khác chủ yếu mua bất động sản để ở thực, thì tại Việt Nam nhu cầu đầu tư chiếm tỷ trọng cao nhất. Kết quả khảo sát cho thấy người có từ 3 bất động sản trở lên có nhu cầu mua nhà đất cao nhất (lên đến 87%) trong vòng một năm tới, người đang sở hữu từ 1-2 bất động sản có nhu cầu mua chiếm 66%-79%. Trong khi đó, những người đang không sở hữu nhà đất lại có nhu cầu mua chỉ đạt 46%. Điều này cho thấy người dân vẫn có nhu cầu đầu tư cao, vượt qua nhu cầu ở thực.
Việt Nam là một trong những thị trường bất động sản hàng đầu châu Á. Đây là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực và thị trường bất động sản còn nhiều dư địa tăng trưởng. Đặc biệt trong 5 năm trở lại đây, sự tham gia của nhóm doanh nghiệp nước ngoài đã góp phần kiến tạo nên những tiêu chuẩn mới trên thị trường Việt Nam, buộc các doanh nghiệp nội địa phải thay đổi và bắt kịp xu hướng và tiêu chuẩn mới trên thế giới về phát triển bất động sản.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
So với cùng kỳ năm ngoái, giá chào thuê mặt bằng bán lẻ khu trung tâm Hà Nội quý 1/2023 tăng gần 35% do liên tục thiếu vắng nguồn cung mới. Từ đó khiến các mặt bằng bán lẻ hiện hữu ở đây càng được săn đón…
GIỮ MỨC 144 USD/M2/THÁNG
Theo Công ty CBRE, qua số liệu Tổng cục Thống kê thì tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Hà Nội quý đầu đạt 184,4 nghìn tỷ đồng, tăng 12,6% so cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, riêng doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 12,2% lên 118,9 nghìn tỷ đồng so cùng kỳ năm ngoái.
Song quý 1/2023, thị trường Hà Nội không ghi nhận nguồn cung bán lẻ mới. Tổng diện tích sàn bán lẻ cho thuê hiện tại đạt khoảng 1,1 triệu m2.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, chỉ tiêu phát triển nhà ở năm 2023 gồm tổng số nhà ở hoàn thành theo dự án trong năm: 21.100 căn; tổng diện tích nhà ở hoàn thành theo dự án trong năm: 4.110.000m2; tổng số nhà ở và tổng diện tích nhà ở xã hội hoàn thành: 400 căn, 28.000m2; diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 28m2 sàn/người.
Theo đơn vị này, giai đoạn 2010 - 2020, toàn thành phố hoàn thành xấp xỉ 50 triệu m2 sàn nhà ở. Dự báo giai đoạn 2021 - 2030, nhu cầu về nhà ở của người dân trên địa bàn Thủ đô là 89 triệu m2 sàn. Để đạt mục tiêu, nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở cần khoảng 880.000 tỷ đồng.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Sau khoảng thời gian tăng mạnh ở giai đoạn nửa sau năm 2022, giá chung cư bắt đầu ghi nhận tín hiệu giảm mạnh.
Giá chung cư hạ nhiệt
Theo thống kê của đơn vị nghiên cứu thị trường địa ốc, trong quý I/2023, phân khúc căn hộ chung cư, phân khúc chung cư cao cấp bị ảnh hưởng mạnh nhất về cả giá bán và mức độ quan tâm. Mức độ quan tâm giảm ở tất cả các quận nội thành trung tâm như Nam Từ Liêm giảm 9%, Hà Đông giảm 8%, Cầu Giấy giảm 12%, Hoàng Mai giảm 10%, Thanh Xuân giảm 13%, Bắc Từ Liêm 13%, Đống Đa giảm 30%, Hai Bà Trưng giảm 11%, Tây Hồ giảm 14%, Long Biên giảm 4%, Gia Lâm giảm 13%, Ba Đình giảm 15%. Về giá bán, so với cùng kì năm ngoái, giá bán căn hộ cao cấp giảm 10%, trong khi đó căn hộ trung cấp và bình dân lần lượt tăng 4% và 3%.
Người mua vẫn chuộng căn hộ thứ cấp
Mức giá trên thị trường thứ cấp đang tốt hơn rất nhiều so với giai đoạn trước đây, pháp lý sẵn sàng và sản phẩm đã có sẵn. Người mua có thể chấp nhận mua căn hộ mức giá cao hơn ở một dự án đã hoàn thành; hoặc chọn được sản phẩm từ người thứ cấp có nhu cầu bán thấp hơn hoặc bằng giá gốc để lấy dòng tiền... “Tóm lại, nếu người mua ở thực có tiền mặt thì việc mua chung cư để ở là câu chuyện rất dễ dàng trong thời gian tới”.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Thị trường bất động sản năm 2023 còn nhiều thách thức nhưng sự “thanh lọc đúng nghĩa” có thể tạo nên những kì vọng sáng sủa hơn cho bức tranh bất động sản trong tương lai.
Hiện nay, thị trường nhà ở vừa túi tiền, nhà ở xã hội được kỳ vọng có nhiều biến chuyển khi Bộ Xây dựng đưa ra thông điệp mới. Theo đó, Bộ tập trung xây dựng chính sách, tháo gỡ khó khăn để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp và trung bình, dần khắc phục tình trạng mất cân đối cơ cấu sản phẩm nhà ở.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng ban hành Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với các yêu cầu, định hướng mới về nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; đồng thời phát triển thị trường bất động sản nhà ở bền vững.
Theo đó, sự trở lại của phân khúc nhà ở vừa túi tiền được xem là điểm mới của thị trường. Bởi đây là dòng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ở thực, nhưng thiếu hụt nguồn cung trầm trọng, đẩy cơn khát nhà ở phân khúc này lên tới đỉnh điểm trong nhiều năm qua.
Quý 1/2023 cũng là thời điểm ghi nhận nhiều chính sách mới được ban hành dành riêng cho loại hình sản phẩm Nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ với quy mô khoảng 120.000 tỷ đồng. Theo bà Dung, đây được kỳ vọng là chìa khóa để giải tỏa nút thắt vấn đề mất cân bằng cung – cầu của thị trường đã diễn ra trong nhiều năm trở lại đây.
Tuy nhiên, các yếu tố quan trọng của các chính sách này bao gồm lãi suất cho vay đối với cả người mua nhà và chủ đầu tư, cũng như thời gian áp dụng lãi suất ưu đãi đều chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của khách hàng. Như vậy trong thời gian tới, thị trường kỳ vọng sẽ có thêm nguồn cung các sản phẩm nhà ở thuộc nhóm NOXH bên cạnh các sản phẩm nhà ở thương mại giá vừa tầm, với số lượng sản phẩm vẫn trong tình trạng số lượng hạn chế.
Như vậy, sự trở lại của phân khúc bất động sản giá vừa túi tiền, đặc biệt với sự tham gia các doanh nghiệp địa ốc có thương hiệu cho thấy những tín hiệu vui về nguồn cung bất động sản.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Trong Dự thảo Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi), người làm môi giới muốn hành nghề bắt buộc phải có chứng chỉ và đặc biệt phải hoạt động trong một tổ chức, sàn giao dịch lĩnh vực này. Theo các chuyên gia, việc cấp chứng chỉ là cần thiết để siết lại kỷ luật thị trường nhưng quan trọng là phải quản chặt để môi giới không “bát nháo” .
Theo thống kê của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, cả nước có 300.000 môi giới nhưng chỉ có khoảng 30.000- 40.000 môi giới có chứng chỉ hành nghề.
Cấp xong cần quản lý tốt
ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam phân tích, 2 lần sửa Luật Kinh doanh Bất động sản đều khẳng định môi giới phải có chứng chỉ hành nghề. Đến thời điểm này, dự thảo quy định chặt chẽ hơn không cho môi giới hoạt động tự do mà phải dưới sự giám sát của sàn giao dịch. “Luật hướng đến làm sao quản lý được. Trước đây cơ quan nhà nước quản lý lỏng lẻo, môi giới cấp chứng chỉ xong nhưng người được cấp đi đâu làm gì không báo cáo ai, không ai giám sát. Các địa phương có hàng nghìn, hàng vạn môi giới không có chứng chỉ vẫn hoạt động bình thường”,
Theo ông Đính, sàn bất động sản phải chịu trách nhiệm với môi giới. Các môi giới sau khi có chứng chỉ, cách quản lý, hoạt động ở đâu, giao dịch cái gì đều xuất hiện trên hệ thống quản lý. Trong luật phải quy định cụ thể hơn. “Việc môi giới có chứng chỉ rất quan trọng. Thực tế, có những môi giới không có chứng chỉ vẫn hoạt động tốt nhưng tốt ở đây chỉ là doanh số bán hàng. Bản thân môi giới phải chuyên nghiệp vì đại diện bên bán, bên mua trong giao dịch và không được phép sai phạm. Vai trò môi giới nâng lên tầm cao hơn chứ không chỉ tư vấn bán hàng. Muốn làm được phải đào tạo. Nghề môi giới cũng giống như luật sư phải có học hành, thi cử”, ông Đính khẳng định.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Bất động sản là lĩnh vực có quan hệ mật thiết với rất nhiều ngành nghề khác. Bởi vậy, nếu thị trường này đình trệ, sẽ kéo theo sự khó khăn của hàng loạt lĩnh vực liên quan…
Thị trường bất động sản đang trải qua giai đoạn khó khăn chưa từng thấy. Theo thống kê của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), đến cuối năm 2022, có gần 1.200 doanh nghiệp bất động sản (tuyên bố phá sản, giải thể, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, doanh nghiệp môi giới bất động sản cũng lỗ nặng. Nhiều đơn vị thiếu dòng tiền, cắt giảm nhân sự, giảm lương và đóng cửa văn phòng.
“Chỉ tính trong quý 1/2023, hàng nghìn chủ doanh nghiệp môi giới vừa và nhỏ đã phải bán tài sản cá nhân để duy trì hoạt động cho văn phòng. Hàng chục vạn môi giới, chiếm tới 80% lực lượng phải dừng hoạt động”, Báo cáo của Hội môi giới bất động sản Việt Nam nêu rõ.
Chính bởi vai trò quan trọng của bất động sản trong nền kinh tế đã khiến Chính phủ liên tục có những giải pháp gỡ khó cho thị trường bất động sản ở thời điểm hiện tại. Thủ tướng đã có nhiều chỉ đạo và quyết định thành lập Tổ công tác (liên ngành) thực hiện nhiệm vụ rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp để khơi thông lại thị trường, đảm bảo thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh.
Để vực dậy thị trường bất động sản cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, công cuộc gỡ khó cho thị trường bất động sản cần huy động tổng lực để nhanh chóng tháo các nút thắt chủ đạo, khơi thông thị trường, kích thích tăng trưởng trở lại hàng chục ngành kinh tế, từ đó tạo động lực mạnh mẽ vực dậy nền kinh tế.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Theo UBND TP.HCM, việc tăng phí là căn cứ theo chi phí cơ bản do Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước quy định. Chi phí này bao gồm các khoản như nhân công, vật liệu, dụng cụ, thiết bị, quản lý và kiểm tra nghiệm thu, thuê đất, ngân hàng...
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Chính quyền địa phương, các doanh nghiệp đã và đang vào cuộc khẩn trương, chủ động, đồng hành cùng Chính phủ. Về lâu dài, vấn đề về xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân… cũng được sửa đổi, bổ sung trong Dự thảo Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản...
Tại buổi làm việc, các doanh nghiệp đã bàn về những khó khăn, vướng mắc khi tham gia phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, trên cơ sở đó, đã kiến nghị 5 nhóm giải pháp để đẩy nhanh tiến độ công tác này:
Một là nhóm giải pháp về quy hoạch: phải dành sẵn quỹ đất cho xây dựng nhà ở xã hội.
Hai là nhóm giải pháp về quy trình thủ tục hành chính đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở công nhân cần mang tính đặc thù, rút ngắn khâu và thời gian giải quyết.
Ba là nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách như: giải ngân gói 120.000 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng, vấn đề giá đền bù, chi phí giá đất của doanh nghiệp bỏ ra đầu tư. Chính quyền cần tạo ra quỹ đất sạch, nhà đầu tư có thể ứng tiền, nhưng đơn vị chịu trách nhiệm chính vẫn là cơ quan Nhà nước.
Bốn là nhóm giải pháp về tiêu chí người mua, thuê hoặc thuê mua và thủ tục xét duyệt với thời gian nhanh gọn, thẩm định rõ ràng. Giải ngân trong ngân hàng chính sách xã hội ở địa phương cần thực hiện theo mục tiêu của Đề án Chính phủ đặt ra, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được nguồn vốn.
Năm là chính quyền địa phương tập trung tháo gỡ, có giải pháp cho từng dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân… Hiệp hội và doanh nghiệp đăng ký lịch làm việc với các địa phương để giải quyết khó khăn trong quá trình thực hiện.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 133/TB-VPCP ngày 16/4/2023 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại buổi làm việc với Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản…
QUYẾT LIỆT TRIỂN KHAI CÁC CHỈ ĐẠO
Vì vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu Tổ công tác cùng các Bộ, ngành, địa phương tập trung quyết liệt triển khai chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững; và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 178/TTg-CN.
Ngoài ra, trên cơ sở kết quả rà soát, tổng hợp vướng mắc qua báo cáo của địa phương, kiểm tra tại các dự án, từ kiến nghị của địa phương, doanh nghiệp gửi trực tiếp về Tổ công tác, Phó Thủ tướng giao các Bộ: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính phân nhóm theo nguyên tắc:
Nhóm vướng mắc đã có quy định của pháp luật nhưng do khâu thực thi tại địa phương, yêu cầu các Bộ có văn bản hướng dẫn cụ thể trước 25/4/2023 để địa phương triển khai thực hiện. Còn nhóm vướng mắc do quy định của pháp luật thì cần chỉ rõ các điều, khoản của Thông tư, Nghị định và Luật…
Phó Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì xác định danh mục dự án, đối tượng, điều kiện, tiêu chí được thụ hưởng Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 33/NQ-CP. Đồng thời làm cơ sở để các địa phương xác định, công bố dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định; Xây dựng tiêu chí đánh giá phân loại phân khúc bất động sản dựa vào tiềm năng, thanh khoản của thị trường, làm cơ sở cho tổ chức tín dụng xem xét nới lỏng điều kiện cho vay, mà không đánh đồng chính sách với các dự án có rủi ro ban hành trong tháng 4/2023.
Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn địa phương, tháo gỡ khó khăn về việc áp dụng quy hoạch khi chấp thuận chủ trương đầu tư dự án.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký ban hành Nghị định 12/2023/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2023. Theo dự kiến, tổng số thuế và tiền thuê đất được gia hạn có thể lên tới 100.000 tỷ đồng...
BỐN NHÓM ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC GIA HẠN
Nhóm 1: Doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động sản xuất trong các ngành kinh tế sau:
(a) Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; (b) Sản xuất, chế biến thực phẩm; dệt; sản xuất trang phục; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác; sản xuất kim loại; gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học; sản xuất ô tô và xe có động cơ khác; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế (c) Xây dựng; (d) Hoạt động xuất bản; hoạt động điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc
Cùng với đó là: (đ) Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên (không gia hạn đối với thuế thu nhập doanh nghiệp của dầu thô, condensate, khí thiên nhiên thu theo hiệp định, hợp đồng); (e) Sản xuất đồ uống; in, sao chép bản ghi các loại; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị); sản xuất mô tô, xe máy; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị; (g) Thoát nước và xử lý nước thải.
Nhóm 2, doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động kinh doanh trong các ngành kinh tế sau: (a) Vận tải kho bãi; dịch vụ lưu trú và ăn uống; giáo dục và đào tạo; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; hoạt động kinh doanh bất động sản; (b) Hoạt động dịch vụ lao động và việc làm; hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch; (c) Hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí; hoạt động của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; hoạt động thể thao, vui chơi giải trí; hoạt động chiếu phim; (d) Hoạt động phát thanh, truyền hình; lập trình máy vi tính, dịch vụ tư vấn và các hoạt động khác liên quan đến máy vi tính; hoạt động dịch vụ thông tin; (đ) Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai khoáng.
Nhóm 3, doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển; sản phẩm cơ khí trọng điểm.
Nhóm 4, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được xác định theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 và Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
THỜI HẠN GIA HẠN
Về thời gian gia hạn nộp các thuế, Nghị định 12 nêu rõ gia hạn 6 tháng đối với số thuế giá trị gia tăng từ tháng 3 - 5 năm 2023 và quý 1 năm 2023, gia hạn 5 tháng đối với số thuế giá trị gia tăng của tháng 6/2023 và quý 2/2023, gia hạn 4 tháng đối với số thuế giá trị gia tăng của tháng 7/2023, gia hạn 3 tháng đối với số thuế giá trị gia tăng của tháng 8/2023
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa yêu cầu các địa phương làm việc trực tiếp với từng doanh nghiệp, từng dự án bất động sản có vướng mắc để kịp thời tháo gỡ. Theo đó, hiện nay trên cả nước đang có hơn 1.000 dự án cần rà soát thủ tục pháp lý.
Theo Tổ công tác của Thủ tướng về giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản, hiện cả nước có hơn 1.000 dự án bất động sản còn vướng pháp lý, trong đó chủ yếu là các dự án nhà ở thương mại.
Các vướng mắc được Tổ công tác chỉ điểm do thể chế, một số quy định pháp luật trong các lĩnh vực xây dựng, quy hoạch, phát triển đô thị, nhà ở, kinh doanh bất động sản, đất đai, đầu tư… còn chồng chéo, bất cập gây cản trở trong triển khai thực hiện dự án bất động sản.
Trong đó, khó khăn được nhiều ý kiến phản ánh nhất liên quan đến pháp luật về đất đai như tính tiền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, giải phóng mặt bằng. Thứ hai là khó khăn, vướng mắc về trình tự thủ tục đầu tư, xây dựng dự án nhà ở, dự án khu đô thị phức tạp, kéo dài, chậm thực hiện ở các địa phương. Thứ ba là về khan hiếm nguồn lực tài chính của doanh nghiệp, do khó tiếp cận tín dụng, khó khăn trong phát hành trái phiếu và áp lực đáo hạn trái phiếu.
Các khó khăn này dẫn đến nguồn cung bất động sản và việc triển khai các dự án nhà ở, nhất là nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân đều hạn chế.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Tham khảo thêm các bài viết khác tại Times Pro:
+ Thuê văn phòng làm việc Co-working Space (Timesspace)
+ Bài học - giáo dục về Bất động sản (Timesedu)
Tin tức liên quan
Đánh giá bài viết!