Tin tức
15/06 2023

Tin tức bất động sản Times Pro tổng hợp từ 12.6 đến 17.6.2023

  • 151
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tổng hợp tin tức bất động sản tâm điểm trên địa bàn cả nước Times Pro tổng hợp từ ngày 12.6 đến 17.6.2023 gồm các tin chính sau:

  1.  BĐS công nghiệp ''sống tốt'' nhờ giá thuê và chính sách thu hút
  2. Thanh khoản bất động sản khó khăn, chủ đầu tư “mạnh tay” tung những chính sách giảm giá lớn
  3. Khởi động nhiều dự án nhà ở xã hội, kỳ vọng tăng cung cho thị trường
  4. Thủ tướng: Đất đai không sinh ra được, phải sử dụng khai thác hiệu quả
  5. Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng có thể “bị ế”
  6. Chủ tịch Quốc hội: Phải quy định cụ thể phương pháp định giá đất trong luật
  7. Chính phủ có chỉ đạo mới nhất về thông tin "chỉ còn 30 - 40% môi giới bất động sản làm việc"
  8. Một 'đại gia ngành thép' sắp làm khu đô thị hơn 6.000 tỷ trên tuyến đường trục đô thị Mê Linh
tin-tuc-bat-dong-san-times-pro-tong-hop-tuan-02-thang-06
Tin tức bất động sản tuần Times Pro tổng hợp

TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ GIÁ CẢ & THỊ TRƯỜNG

  1. BĐS công nghiệp ''sống tốt'' nhờ giá thuê và chính sách thu hút

Chính sách cho thuê đất giá ổn định và mô hình nhà xưởng xây sẵn phù hợp với doanh nghiệp thuê vừa và nhỏ đã giúp tỷ lệ cho thuê ở một số KCN phía Nam được lấp đầy.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư), 5 tháng đầu năm 2023, tổng vốn đăng ký đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt hơn 5,26 tỉ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ 2022. Đã có 82 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 2,53 tỉ USD, chiếm hơn 23,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tiếp theo là Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan, Hong Kong (Trung Quốc), Hàn Quốc... tập trung vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư.

Tốc độ tăng số dự án mới lớn hơn tốc độ tăng tổng vốn đầu tư, cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài quy mô vừa và nhỏ đang tăng đầu tư vào Việt Nam. Trong khi đó, các tập đoàn lớn đang xem xét cơ hội đầu tư vào Việt Nam trong bối cảnh tác động của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu sẽ được áp dụng vào năm 2024.

bds-cong-nghiep-diem-sang-times-pro
Tin tức bất động sản về điểm sáng thị trường

Nhận định về triển vọng đầu tư vào Việt Nam, ông Morgan Ulaganathan, Giám Đốc bộ phận Dịch vụ Tài sản & Tư vấn Du lịch – Khách sạn, Colliers Việt Nam, Thành viên Ban Chấp hành, Phòng Thương mại Singapore Việt Nam cho biết: "Việt Nam có vị thế chiến lược để trở thành trung tâm hậu cần nhờ tiềm năng giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể phí vận chuyển. Năng suất lao động của Việt Nam tương đối cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Ngoài ra, Việt Nam còn có nền chính trị tương đối ổn định, sức tiêu dùng trong nước và độ mở kinh tế tốt".

Theo ông Morgan, giá thuê đất tại Việt Nam khá cạnh tranh so với các thị trường mới nổi khác. Cụ thể, thuế đất năm 2023 sẽ giảm 30% để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất. Giá thuê đất tại các khu công nghiệp ở Việt Nam cũng thấp hơn khoảng 20% so với Indonesia và Thái Lan. Đây được coi là những điểm cộng lớn cho bất động sản công nghiệp. Mặc dù một số diễn biến gần đây như thuế tối thiểu toàn cầu và sự phân mảnh địa kinh tế chắc chắn sẽ tác động đến dòng vốn FDI vào các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam.

Hiện nay, các thị trường nhóm 1 và nhóm 2 đều ghi nhận sức hấp thụ bất động sản công nghiệp khá tốt. Bên cạnh đất công nghiệp, các nhà đầu tư có xu hướng tìm kiếm mặt bằng nhà xưởng xây sẵn tại các khu công nghiệp có vị trí thuận tiện, hạ tầng giao thông phát triển, hợp đồng thuê ngắn hoặc trung hạn và có tiềm năng mở rộng được trong tương lai.

Bên cạnh quy hoạch hạ tầng và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ đầu tư, các khu công nghiệp cần có định hướng, xây dựng cơ chế phát triển theo hướng bền vững bằng việc tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị, từ đó có thể thu hút thêm nguồn vốn đầu tư xanh, công nghệ cao - chất lượng cao.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Thanh khoản bất động sản khó khăn, chủ đầu tư “mạnh tay” tung những chính sách giảm giá lớn

Bất động sản kém thanh khoản, một số chủ đầu tư đã tung ra chính sách ưu đãi, cam kết lợi nhuận khủng để kích cầu.

Theo báo cáo mới đây của DKRA Việt Nam về thị trường bất động sản TP. HCM và vùng phụ cận, tháng 4/2023 tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt 63%. Theo đó, nhiều chủ đầu tư buộc phải áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán nhanh. Đáng chú ý, có dự án giảm đến 52% giá bán niêm yết căn hộ.

null

Còn về biệt thự nghỉ dưỡng, theo báo cáo tháng 5 của đơn vị này, nhiều chủ đầu tư tiếp tục áp dụng các chương trình hỗ trợ lãi suất, ưu đãi chiết khấu nhanh lên đến 40% - 50%,… nhằm kích cầu khách mua.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3. Khởi động nhiều dự án nhà ở xã hội, kỳ vọng tăng cung cho thị trường

Nguồn cung nhà ở xã hội sẽ có những thay đổi theo hướng tích cực trong thời gian tới khi Chính phủ đang có những động thái rõ ràng trong việc ưu tiên phát triển phân khúc này.

Các chuyên gia nhận định, nguồn cung nhà ở xã hội sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Nhất là khi Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì thực hiện Chương trình cho vay theo gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho người mua nhà và chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây lại chung cư cũ. Mặc dù vẫn còn nhiều lý do khiến giải ngân gói tín dụng này bước đầu chưa như kỳ vọng nhưng cũng tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội.

Theo ông Nguyễn Quốc Anh - Phó tổng giám đốc Batdongsan.com.vn, dữ liệu từ hành vi tìm kiếm bất động sản của người dùng cho thấy từ khoá “nhà ở xã hội” tăng mạnh trong những tháng đầu năm. Điều này phản ánh mối quan tâm và nhu cầu thực sự của người dân với bất động sản.

khoi-dong-nhieu-du-an-noxh

Bất động sản nhu cầu thực là xu hướng của thị trường trong bối cảnh hiện nay. Không chỉ có các dự án nhà ở xã hội năm 2023, nguồn cung nhà ở xã hội cũng sẽ có những thay đổi theo hướng tích cực trong những năm tới khi Chính phủ đang có những động thái rõ ràng trong việc ưu tiên phát triển phân khúc này.

Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính, cho rằng nguồn cung nhà ở xã hội sẽ có sự tăng trưởng do các chính sách điều hành vĩ mô đều đang ưu ái cho phân khúc này. Tuy nhiên, các chính sách vẫn cần có độ “ngấm” để tác động dần dần vào thị trường nên nguồn cung nhà ở xã hội sẽ chưa tăng trưởng mạnh ngay trong năm nay mà sẽ khởi sắc từ từ theo độ “ngấm” chính sách.

Ghi nhận thực tế cho thấy, từ đầu năm 2023 đến nay, nguồn cung mới của các dự án nhà ở xã hội liên tiếp được gia tăng ngay từ thời điểm đầu năm. Đến cuối tháng 5 và  đầu tháng 6, thị trường bất động sản tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước đồng loạt đón nhận những thông tin tích cực về phân khúc này.

Nổi bật là cuối tháng 5, UBND Thành phố Hà Nội đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà ở xã hội cao tầng Vĩnh Hưng tại số 4-6-8 phố Vĩnh Hưng, phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai. Chủ đầu tư của dự án là Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh bất động sản và thương mại Vĩnh Hưng và Công ty TNHH Hòa Bình. Dự án này có quy mô gần 5.000 m2 với hơn 1.183,4 tỷ đồng vốn đầu tư; quy mô cao khoảng 31 tầng và sẽ là nơi an cư cho khoảng 1.150 người dân Thủ đô.

Cùng đó, Hà Nội đón thêm một dự án nhà ở xã hội Khu nhà ở Đô thị Kim Hoa, huyện Mê Linh. Dự án đã khởi công xây dựng với tổng vốn đầu tư 1.268 tỷ đồng. Khu nhà ở đô thị Kim Hoa bao gồm 9 toà nhà có thiết kế 9 tầng nổi và 1 tầng hầm. Sau khi hoàn thành, dự án sẽ cung cấp cho Hà Nội 720 căn hộ với diện tích linh hoạt từ 62-69 m2, giải quyết được nhu cầu về chỗ ở cho người lao động  có thu nhập thấp, đặc biệt là người dân sinh sống ở phía Bắc Thủ đô.

Ngoài ra, trong giai đoạn 2021 – 2025, thành phố Hà Nội sẽ có 22 dự án nhà ở xã hội hoàn thành, giải quyết vấn đề chỗ ở cho người dân Thủ đô. Hiện thành phố đang khẩn trương hoàn thiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư để có thể hoàn thành mục tiêu này.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH CỦA CHUYÊN GIA

1. Thủ tướng: Đất đai không sinh ra được, phải sử dụng khai thác hiệu quả

 Hà Nội tiến hành kiểm tra 64 dự án đầu tư có vốn nước ngoài

Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội cho biết đã thành lập Đoàn kiểm tra dự án đầu tư, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố, thuộc thẩm quyền của Sở, do ông Lê Hoàng Nam Thắng, Phó trưởng phòng Kinh tế đối ngoại làm trưởng đoàn. Thời gian kiểm tra từ quý 2 - quý 4/2023...

tin-tuc-bat-dong-san-times-pro-thu-tuong-pham-minh-chinh
Thủ tướng Phạm Minh Chính

Đoàn sẽ kiểm tra 64 dự án có vốn nước ngoài và 17 tổ chức kinh tế nhận vốn góp/cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó có những dự án liên quan đến bất động sản như: Keangnam Hanoi Landmark Tower, quận Nam Từ Liêm; Khu phức hợp Giảng Võ, quận Ba Đình; Khách sạn Grand Plaza Hà Nội, 117 Trần Duy Hưng; dự án Công ty TNHH Millard Meeting Services Việt Nam, 33 Tràng Thi; dự án đầu tư và xây dựng Hanil, 119 Trần Duy Hưng… 

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, mục đích của kế hoạch kiểm tra nhằm tăng cường ý thức trách nhiệm của nhà đầu tư, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài về việc chấp hành quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan trong quá trình hoạt động đầu tư, kinh doanh. Bên cạnh đó, hướng dẫn, đôn đốc, nhắc nhở và chấn chỉnh việc chấp hành quy định pháp luật của nhà đầu tư, tổ chức kinh tế; yêu cầu nhà đầu tư, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khắc phục tồn tại (nếu có). Qua công tác kiểm tra, trường hợp phát hiện sai phạm sẽ đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng có thể “bị ế” 

Lãi suất ưu đãi cho vay mua nhà ở xã hội hiện chỉ 4,8 - 5%/năm, nhưng lãi suất của gói tín dụng 120.000 tỷ đồng lên tới 8,2%/năm - qúa cao đối với người vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân…

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng về gói tín dụng 120.000 tỷ đồng với mức lãi suất cho vay 8,2%/năm áp dụng cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân là quá cao so với khả năng tài chính của người nghèo tại đô thị.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, ngày 01/04/2023, Ngân hàng Nhà nước có Văn bản số 2308 triển khai chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trong Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng giai đoạn 2023-2030, nhằm cung cấp vốn tín dụng với lãi suất 8,7% cho chủ đầu tư và lãi suất 8,2% cho người mua nhà. 

Nhưng Hiệp hội nhận thấy, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng này về bản chất không phải là gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội, mà chỉ là gói tín dụng thương mại với lãi suất thấp hơn 1,5-2% so với lãi suất cho vay thông thường dành cho chủ đầu tư và người mua nhà tại các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thuộc dự án cải tạo xây dựng lại nhà chung cư. Vì lãi suất ưu đãi cho vay mua nhà ở xã hội hiện chỉ 4,8 - 5%/năm.

Ngoài ra, các mức lãi suất được xác định định kỳ 06 tháng một lần, theo đó mức lãi suất 8,2%/năm, 8,7%/năm áp dụng đến ngày 30/06/2023 làm cho tâm lý của người vay thêm “bất an”.  Thời gian ưu đãi chỉ trong 05 năm là quá ngắn.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ CHÍNH SÁCH, QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

1. Chủ tịch Quốc hội: Phải quy định cụ thể phương pháp định giá đất trong luật

Luật Đất đai khó nhất là vấn đề tài chính đất đai, trong tài chính đất đai khó nhất là vấn đề định giá đất. Do đó, trong Luật Đất đai (sửa đổi) phải quy định về nguyên tắc xác định giá đất cũng như phương pháp xác định giá đất để Quốc hội thảo luận và cho ý kiến...

TRONG TÀI CHÍNH ĐẤT ĐAI KHÓ NHẤT LÀ VẤN ĐỀ ĐỊNH GIÁ ĐẤT

Luật Đất đai khó nhất là vấn đề tài chính đất đai. Trong tài chính đất đai khó nhất là vấn đề định giá đất. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, trong Luật này phải quy định về nguyên tắc xác định giá đất cũng như phương pháp xác định giá đất để Quốc hội còn thảo luận và cho ý kiến. Theo ý kiến các chuyên gia cũng như người sử dụng đất đều nói càng nhiều phương pháp thì càng khó áp dụng.

Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, "cái khó nhất" trong định giá đất là ở những khu vực giáp ranh ở cùng một tỉnh, nhất là giữa 2 tỉnh với nhau, khi một bên là đô thị đặc biệt, một bên là đô thị thường, giá đất chênh lệch sinh ra khiếu kiện.

bat-dong-san-chu-tich-quoc-hoi-vuong-dinh-hue
Chủ tịch Quốc hội Vương ĐÌnh Huệ

“Quan điểm của chúng tôi là Chính phủ trình vấn đề này ra, đưa vào một chương hay một vài điều trong Luật, trong đó quy định về nguyên tắc, quy định về phương pháp định giá đất”. Trí tuệ của toàn dân, của Quốc hội, của cả xã hội chắc chắn sẽ đóng góp tốt hơn”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Về vấn đề lấy ý kiến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần quy định thế nào cho thực chất, tránh chuyện lấy ý kiến cho có, hình thức. Trong Điều 66 của dự thảo luật cũng không quy định cụ thể tỷ lệ bao nhiêu phần trăm người dân lấy ý kiến đồng thuận thì được. “Nếu như không đạt được tỷ lệ 100% đồng ý thì bao nhiêu % có thể ra được quyết định. Trong trường hợp người dân không đồng ý thì trường hợp nào xác định là đồng thuận và không đồng thuận?…”, Chủ tịch Quốc hội phân tích và nhấn mạnh phải quy định rõ vấn đề này.

RÀ SOÁT, ĐẢM BẢO TÍNH TƯƠNG THÍCH GIỮA LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ CÁC LUẬT

Qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất với Chính phủ chọn phương án sửa các điểm không tương thích trong Luật Đất đai để khi ban hành sẽ không phải đi sửa các luật khác. Nếu xây một luật khác để sửa nhiều luật thì sẽ phải quay lại quy trình áp dụng Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, phải đăng ký vào chương trình, thiết kế chính sách, báo cáo thẩm tra...làm kéo dài quá trình.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

2. Chính phủ có chỉ đạo mới nhất về thông tin "chỉ còn 30 - 40% môi giới bất động sản làm việc"

Sau khi nhận được phản ánh từ báo chí về việc chỉ còn 30 - 40% môi giới bất động sản làm việc, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Xây dựng nghiên cứu, có giải pháp phục hồi thị trường bất động sản.

Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã phát đi văn bản số 4245/VPCP-CN về việc phản ánh của báo chí về môi giới bất động sản. Cụ thể, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ ngày 7/6 đã báo cáo Thủ tướng về thông tin, báo chí và dư luận liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành, trong đó đề cập đến việc ngày 6/6 báo chí có phản ánh chỉ còn 30 - 40% môi giới bất động sản làm việc. Về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Xây dựng nghiên cứu, có giải pháp phục hồi thị trường bất động sản.

null

Trước đó, Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo liên quan tới việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản. Cụ thể, ngày 11/3, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn để thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Trong đó có gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ. Bên cạnh đó, ngày 27/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công văn số 178/TTg-CN về việc thúc đẩy và tháo gỡ thị trường bất động sản.

Tiếp theo, ngày 3/4, Nghị định 10/2023/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai chính thức được ban hành. Mới đây nhất, ngày 27/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký ban hành Công điện 469/CĐ-TTg về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ QUY HOẠCH BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN CẢ NƯỚC

Một 'đại gia ngành thép' sắp làm khu đô thị hơn 6.000 tỷ trên tuyến đường trục đô thị Mê Linh

Dự kiến từ quý I/2024, Thép Việt Đức sẽ bắt đầu triển khai các hạng mục chung cư cao tầng và chung cư nhà ở xã hội thuộc khu đô thị Việt Đức Legend City. Dự án này có tổng diện tích hơn 62 ha, tổng mức đầu tư 6.269 tỷ đồng.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

Bên cạnh những tin tức bất động sản trên, độc giả có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại Times Pro: 

Thuê văn phòng làm việc Co-working Space (Timesspace)

+ Bài học - giáo dục về Bất động sản (Timesedu)

+ Thông tin hữu ích về thị trường BĐS

+ Pháp luật BĐS

+ Phong thủy BĐS

+ Bản tin bất động sản

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan