Tin tức bất động sản Times Pro tổng hợp từ 31.7 đến 05.8.2023
- 223
Tổng hợp tin tức bất động sản tâm điểm trên địa bàn cả nước Times Pro tổng hợp từ ngày từ 31.7 đến 05.8.2023 gồm các tin chính sau:
Kể từ khi Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực đến nay, 3.035 người nước ngoài đã mua nhà ở Việt Nam, chủ yếu là các căn hộ chung cư tại dự án nhà thương mại. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà Việt Nam, tập trung chủ yếu ở những tỉnh/thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Bắc Ninh…
CHIẾM 0,53% TỔNG LƯỢNG NHÀ Ở CẢ NƯỚC
Thống kê của Bộ Xây dựng cho biết, kể từ khi Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực đến nay, ước khoảng 3.035 người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam, chủ yếu là các căn hộ chung cư tại dự án nhà thương mại. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà Việt Nam, tập trung chủ yếu ở những tỉnh/thành phố lớn như: Hà Nội (1.765 căn nhà), TP.HCM (850 căn nhà), Bắc Ninh (110), Bình Dương (210), Bà Rịa - Vũng Tàu (50)... Phần lớn họ đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Mỹ, Australia, Nhật Bản.
Tuy nhiên Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) đánh giá, số người nước ngoài đã mua nhà Việt Nam vẫn ít. Qua tính toán, lượng nhà ở mà người nước ngoài mua kể từ khi Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực mới chỉ chiếm 0,53% tổng lượng nhà ở cả nước giai đoạn 2018-2022. Trong khi nhu cầu sở hữu nhà để ở và nhu cầu kinh doanh thực tế của họ rất lớn, sẽ vào khoảng 4 triệu người, bao gồm cả người nước ngoài lẫn Việt kiều.
CẦN SỬA ĐỔI LUẬT PHÙ HỢP THỰC TIỄN
Trước thực tế này, Vars cho rằng để tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút và thúc đẩy phát triển đầu tư, Luật Nhà ở cần sửa đổi theo hướng minh bạch, chặt chẽ, phù hợp quy định, thực tiễn. Trong đó, các quy định cần mở hơn, cụ thể hơn thay vì gia tăng rào cản. Đặc biệt việc sửa đổi phải đồng bộ với quy định của Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản.
Cụ thể phải tiếp tục tăng nguồn cung nhà ở, xây dựng các loại sản phẩm phù hợp nhu cầu nhà ở và đầu tư của người nước ngoài tại Việt Nam ở những khu vực được phép. Đồng thời cho phép cá nhân nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam (bao gồm cả nhà ở riêng lẻ lẫn căn hộ chung cư) khi làm việc tại đây. Quy định rõ yêu cầu về khoảng thời gian lao động tối thiểu còn lại tại thời điểm mua nhà.
Mặt khác để tránh tình trạng đầu cơ, cần bổ sung điều kiện gắn liền với nền kinh tế quốc gia khi người nước ngoài mua nhà, thông qua một số lượng nhà ở nhất định. Áp dụng thuế bất động sản, lũy tiến tăng theo số lượng bất động sản đã mua, mức thuế có thể nâng cao dần nếu chủ sở hữu bất động sản.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp bất động sản đã giải thể tăng khoảng 30,4%, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực này giảm khoảng 61,4%...
BA NHÓM KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC MÀ CÁC DOANH NGHIỆP ĐANG PHẢI ĐỐI MẶT
Đánh giá về những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp bất động sản, Bộ Xây dựng phân làm ba nhóm chính.
Nhóm một là nhóm khó khăn, vướng mắc về pháp lý. "Hiện nay, nhiều dự án bất động sản đang gặp khó khăn, vướng mắc về pháp lý dự án, cụ thể như việc thực hiện quy định về phương pháp định giá đất còn nhiều vướng mắc; quy hoạch sử dụng đất đã được công bố nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện; có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt nhưng không phù hợp với quy hoạch cấp trên (các quy hoạch cấp trên trước đó không còn phù hợp đang phải rà soát, điều chỉnh, cập nhật theo quy định); về điều chỉnh chủ trương đầu tư; về thẩm quyền chuyển nhượng dự án;...", Bộ Xây dựng thông tin.
Nhóm hai là nhóm khó khăn, vướng mắc về tổ chức thực hiện. "Cơ chế phối hợp giữa các Sở, ban, ngành, địa phương còn chưa kịp thời, đồng bộ, gây ra nhiều khó khăn, vướng mắc cho dự án bất động sản trong công tác giải phóng mặt bằng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, thỏa thuận thu hồi đất, áp giá bồi hoàn với người dân; công tác xác định giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, giao nền tái định cư (sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan đến định giá đất chưa kịp thời); một số nhà đầu tư chưa phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để thực hiện các hồ sơ, thủ tục của dự án; …", báo cáo của Bộ Xây dựng nêu rõ.
Nhóm ba là nhóm khó khăn, vướng mắc về nguồn vốn. Với thực trạng này, Bộ Xây dựng nhận định: "Hiện nay, doanh nghiệp bất động sản vẫn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn vay tín dụng, hầu như không huy động được vốn trái phiếu doanh nghiệp và huy động vốn khác, dẫn đến thiếu vốn để thực hiện dự án, phải giãn tiến độ, dừng triển khai. Theo đó, doanh nghiệp bất động sản tiếp tục phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về thanh khoản, dòng tiền. Đặc biệt là trong bối cảnh áp lực đáo hạn và trả nợ trái phiếu doanh nghiệp vào các tháng cuối năm 2023 rất lớn, nhiều doanh nghiệp chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu...
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Lãnh đạo các doanh nghiệp địa ốc đánh giá Nghị quyết 33 của Chính phủ thật sự cần thiết và đã đi vào cuộc sống. Nghị quyết được ban hành như một nguồn oxy quý báu đúng thời điểm, giúp cộng đồng doanh nghiệp không rơi vào bất ổn, kịp thời ngăn chặn nhiều hệ lụy xấu ảnh hưởng đến nguồn lực tài chính.
(ảnh)
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Vinhomes (VHM) ghi nhận doanh thu thuần 32.833 tỷ đồng, tăng 7,3 lần so với cùng kỳ. LNST 9.714 tỷ đồng, tăng gần 13 lần so với cùng kỳ. Tổng doanh thu thuần 6 tháng của Vinhomes đạt 62.100 tỷ đồng, tăng 364% so với cùng kỳ năm 2022 .
Một công ty khác “họ” nhà Vin - Vincom Retail (VRE) cũng báo doanh thu thuần hợp nhất quý 2 đạt 2.173 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Vincom Retail ghi nhận 1.001 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất tăng hơn 29% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng 2023 , doanh thu thuần đạt 4.116 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 2.025 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 28% và 76% so với cùng kỳ.
Một doanh nghiệp khác cũng báo lãi trong quý 2 là Nam Long (NLG) đạt 231 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ. Doanh thu thuần là hơn 953 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần đạt 1.118 tỷ đồng, giảm 35% so với cùng kỳ. LNST 248 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ.
Đất Xanh Group (DXG) ghi nhận doanh thu thuần quý 2 giảm 54% đạt 714 tỷ đồng, LNST giảm 40% đạt 157 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Đất Xanh ghi nhận doanh thu thuần và LNST là 1.092 tỷ đồng và 40 tỷ đồng, lần lượt giảm 67% và 94% so với cùng kỳ.
An Gia (AGG) ghi nhận doanh thu thuần quý 2 đạt 1.676 tỷ đồng, giảm 38,1% so với cùng kỳ. AGG báo LNST quý 2 là 133 tỷ đồng, giảm 22%. Lũy kế 6 tháng đầu năm, An Gia ghi nhận doanh thu đạt 1.866 tỷ đồng, giảm 43% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ ghi nhận 81 tỷ đồng, giảm 33% so với cùng kỳ năm trước.
Khang Điền báo LNST 257 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, LNST đạt 458 tỷ đồng, giảm 27%.
DIC Group (DIG) ghi nhận doanh thu thuần quý 2 đạt 162 tỷ đồng, giảm 55% so với cùng kỳ năm ngoái. LNST quý 2 của doanh nghiệp bất động sản này chỉ đạt 9 tỷ đồng, giảm đến 89% so với cùng kỳ năm ngoái. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, DIC Corp ghi nhận doanh thu thuần đạt 575 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 81 tỷ đồng, lần lượt giảm 47% và 43% so với nửa đầu năm ngoái.
Cen Land (CRE) ghi nhận doanh thu thuần 401 tỷ đồng, giảm 35% so với cùng kỳ. CRE lãi sau thuế 9,6 tỷ đồng, giảm 88,5% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, CenLand ghi nhận 454 tỷ đồng doanh thu thuần giảm 82% so với cùng kỳ. LNST chỉ ghi nhận 761 triệu đồng.
Khải Hoàn Land (KHG) báo lãi sau thuế giảm 49% so với cùng kỳ, đạt 45 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2023, LNST đạt 102 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ.
Danh Khôi (NRC) báo lỗ 4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi 38 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng, Danh Khôi lỗ 21 tỷ đồng, còn cùng kỳ lãi 51 tỷ đồng.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Các địa phương đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội
Từ đầu tháng 4 năm nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030". Theo đánh giá từ các chuyên gia, đây là lần đầu tiên Chính phủ đưa ra một chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân bài bản, với mục tiêu rõ ràng và giải quyết hàng loạt nút thắt lâu nay.
Cụ thể, Chính phủ yêu cầu các địa phương phải xác định rõ diện tích đất dành cho phát triển nhà ở xã hội; coi phát triển nhà ở xã hội là một chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm của địa phương. Sau gần 4 tháng đề án được đưa ra, một số địa phương đã có kết quả bước đầu, với số lượng dự án tăng thêm, giúp người thu nhập thấp có thể "an cư lạc nghiệp".
Gỡ khó cho nhà ở xã hội
Ngoài các ưu đãi về thuế, tiền sử dụng đất, hiện nay Ngân hàng Nhà nước đang triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng với lãi suất thấp hơn 1,5 - 2% lãi suất cho vay trung và dài hạn trên thị trường, để cho vay phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Bộ Xây dựng cho biết đã có 23 dự án nhà ở xã hội có nhu cầu vay vốn. Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, một số dự án đang được rục rịch giải ngân.
Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp" được Thủ tướng Chính phê duyệt, với các giải pháp cụ thể cho các địa phương, các ngân hàng đang giúp cơ hội tiếp cận nhà giá hợp lý của người dân tăng lên, đặc biệt là khi gần 300 dự án được triển khai trong thời gian tới. Nhiều chuyên gia nhận định sức nóng của nhà ở xã hội cũng sẽ lan tỏa tới các phân khúc bất động sản khác, giúp thị trường hồi phục trở lại.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Số lượng doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản giải thể trong 7 tháng qua là 756 doanh nghiệp, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước.
"Sức khỏe" doanh nghiệp bất động sản suy yếu
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, từ đầu năm đến nay, cả nước có 89.600 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 834.300 tỷ đồng. Mặc dù số doanh nghiệp thành lập mới tăng 0,2% nhưng lại sụt giảm tới 17,1% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, lĩnh vực bất động sản dẫn đầu về sự tụt giảm số lượng doanh nghiệp thành lập mới. Cụ thể, trong 7 tháng qua, bất động sản có 2.622 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm tới 56,2% so với cùng kỳ năm 2022. Số lượng doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản giải thể trong 7 tháng qua là 756 doanh nghiệp, cũng tăng 17% so với cùng kỳ năm trước.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Pháp luật hiện không quy định rõ tỷ lệ vốn chủ sở hữu phải có sẵn được áp dụng đối với một hay nhiều dự án, cũng như chưa có quy định bảo vệ quyền lợi của người mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Nhà ở hình thành trong tương lai là dòng sản phẩm hấp dẫn trên thị trường bất động sản bấy lâu nay. Bởi khi mua dự án bất động sản hình thành trong tương lai, khách hàng sẽ được trả số tiền ít hơn, trong khoảng thời gian dài hơn. Dù chưa hoàn thành nhưng số lượt giao dịch loại hình này rất cao, sôi động; thậm chí, lên tới 5-7 lượt trao đổi trước khi bàn giao.
Đặc biệt, bất động sản hình thành trong tương lai cũng chính là kênh dẫn vốn quan trọng cho các chủ đầu tư. Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARs), ngoài nguồn vốn chủ sở hữu có sẵn, để tiếp tục triển khai dự án, nhà đầu tư vẫn phải đi vay. Trong hệ thống vay, ngoài số tiền huy động từ tín dụng, trái phiếu bất động sản... thì khoản ứng từ khách hàng là một kênh dẫn vốn quan trọng, chiếm tới khoảng 18% tỷ trọng huy động vốn của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trong nhiều năm qua.
Bởi vậy, thực tế đang đặt ra là khoản tiền ứng trước của khách hàng cần phải được kiểm soát chặt chẽ, để dòng tiền sử dụng vào đúng mục đích, đảm bảo tiến độ dự án.
VARs cho rằng, giao dịch thông qua sàn góp phần giúp kiểm soát tiền ứng trước của khách hàng. Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) đã bổ sung quy định bắt buộc phải đưa vào hợp đồng mua bán nhà một số nội dung như: thông tin về dự án, tiến độ triển khai dự án, địa điểm đầu tư, thông tin khách hàng, chủ đầu tư dự án. Tuy nhiên, rất ít khách hàng có khả năng kiểm chứng thông tin hay độ tin cậy pháp lý dự án...
Chính vì vậy, theo VARs, việc mua bán bất động sản hình thành trong tương lai phải được thực hiện qua sàn giao dịch bất động sản. Thông qua các sàn giao dịch bất động sản, khách hàng sẽ được cung cấp thông tin chính xác, nhận được đầy đủ lời khuyên trước khi ra quyết định mua bản bởi những môi giới được đào tạo chuyên nghiệp.
Khi sàn giao dịch được gắn trách nhiệm cụ thể sẽ phải đóng dấu xác nhận đã hoàn thành giao dịch lên hợp đồng mua bán và chịu trách nhiệm trước khách hàng trong việc kiểm soát thông tin dự án; góp phần kiểm soát tiền ứng trước của khách hàng để dòng tiền đi đúng mục đích.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Theo nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, nếu quận Hoàn Kiếm có những yếu tố đặc thù thì sẽ không nằm trong trường hợp bắt buộc phải sắp xếp lại đơn vị hành chính.
Mới đây, Chủ tịch UBND Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết quận Hoàn Kiếm là đơn vị hành chính cấp huyện duy nhất của thành phố thuộc diện phải sáp nhập giai đoạn 2023-2025.
Theo kết quả rà soát sơ bộ bước đầu, quận Hoàn Kiếm thuộc diện phải sắp xếp, do quận chưa đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25-5-2016 về tiêu chuẩn đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính và Nghị quyết sửa đổi, bổ sung số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022).
Tuy nhiên, tại Điều 3, Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 về các trường hợp không bắt buộc sắp xếp đơn vị hành chính quy định:
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Lộ trình thực hiện sắp xếp
Theo đó, về lộ trình thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025, năm 2023, rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã đáp ứng yêu cầu thực tiễn, khắc phục những tồn tại, hạn chế, vướng mắc khi thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021 và tạo thuận lợi cho việc thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.
Chậm nhất là đến hết năm 2024, các địa phương hoàn thành việc sắp xếp đội ngũ cán bộ
Các bộ, ngành, địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để giải quyết khó khăn, vướng mắc sau sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021 và tiếp tục thực hiện việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.
Trong đó, về tháo gỡ các vướng mắc, khắc phục các bất cập trong công tác sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021, trong đó, về tiếp tục sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và giải quyết dôi dư tại ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019 - 2021:
Chậm nhất là đến hết năm 2024, các địa phương hoàn thành việc sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và giải quyết dôi dư tại ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019 - 2021; gắn việc sắp xếp với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Phấn đấu đến năm 2024 các ĐVHC đô thị hình thành sau sắp xếp giai đoạn 2019 - 2021 được phân loại, đánh giá
Về rà soát các quy hoạch (bao gồm: quy hoạch tỉnh, quy hoạch nông thôn, quy hoạch đô thị và các quy hoạch khác có liên quan) và bố trí nguồn lực, kinh phí đầu tư cho các ĐVHC đô thị hình thành sau sắp xếp giai đoạn 2019-2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, trong phạm vi, thẩm quyền của mình hướng dẫn các địa phương rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch tỉnh, quy hoạch nông thôn, quy hoạch đô thị và các quy hoạch khác có liên quan.
Xử lý trụ sở của các cơ quan, tổ chức ở các ĐVHC đã thực hiện sắp xếp
Về xử lý trụ sở của các cơ quan, tổ chức ở các ĐVHC đã thực hiện sắp xếp mà đến nay vẫn chưa được bố trí sắp xếp, sử dụng hoặc thanh lý:
UBND cấp tỉnh chỉ đạo rà soát, xử lý trụ sở của các cơ quan, tổ chức ở ĐVHC cấp huyện, cấp xã đã thực hiện sắp xếp mà đến nay vẫn chưa được bố trí sắp xếp, sử dụng hoặc thanh lý để chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng; hoặc tổ chức thanh lý, bán đấu giá tài sản, quyền sử dụng đất tại các trụ sở dôi dư, không sử dụng do sắp xếp các ĐVHC.
Nguồn kinh phí từ việc thanh lý, bán đấu giá tài sản, quyền sử dụng đất tại các trụ sở dôi dư do sắp xếp ĐVHC được bổ sung cho ngân sách địa phương. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo Bộ Tài chính để trình cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Xây dựng, thông qua hồ sơ đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025
Nhiệm vụ và giải pháp khác của Kế hoạch là xây dựng và trình hồ sơ đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 (hồ sơ đề án), trong đó, về xây dựng, thông qua hồ sơ đề án, UBND cấp tỉnh chỉ đạo Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và chính quyền địa phương của ĐVHC cấp huyện thuộc diện phải sắp xếp hoặc có ĐVHC cấp xã thuộc diện phải sắp xếp căn cứ Phương án tổng thể đã được hoàn thiện theo ý kiến bằng văn bản của Bộ Nội vụ để xây dựng Đề án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Sáng 31/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan về tiếp thu, giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi (dự thảo Luật), trong đó có thay đổi về quy định nhà ở xã hội.
Nhiều quy định mới về nhà ở được bổ sung vào dự thảo luật
Tại đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Hồng Minh cho biết, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục làm rõ khái niệm về nhà ở có mục đích sử dụng hỗn hợp, nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước; bổ sung khái niệm nhà ở cho lực lượng vũ trang, nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; bỏ khái niệm thành viên hộ gia đình.
Tiếp thu ý kiến của đại biểu, Bộ Xây dựng đã tiếp thu, chỉnh lý các điều khoản liên quan đến chính sách sở hữu: Bảo hộ quyền sở hữu, thời điểm xác lập quyền sở hữu; quyền trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Tiếp tục mở rộng đối tượng được hỗ trợ về nhà ở
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh quyền có nhà ở của người dân, Nhà nước có chính sách phát triển nhà ở tạo điều kiện cho mọi người có chỗ ở đã được quy định trong Hiến pháp.
Vì vậy, Luật Nhà ở cần tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, hộ gia đình sẽ có nhà ở tùy theo mức độ thu nhập, khả năng chi trả khác nhau, nhất là làm rõ thêm chính sách phát triển nhà ở xã hội. Cơ quan soạn phải phải rà soát, bổ sung các quy định nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế, chậm trễ so với thực tiễn quản lý lĩnh vực nhà ở.
Theo đó, cần tính toán kỹ chính sách nhà ở cho các đối tượng khác nhau như người có thu nhập thấp ở đô thị và nông thôn, người thuộc diện tái định cư, lực lượng vũ trang, người lao động, sinh viên…, xây dựng tiêu chí phù hợp, cụ thể, bình đẳng.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Đến nay, TP.HCM đã chỉ đạo và giải quyết được 67 dự án; Hà Nội đã chỉ đạo và giải quyết được 419 dự án; nhiều địa phương khác cũng đang nỗ lực triển khai thực hiện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản…
Tính đến ngày 01/8/2023, Tổ công tác đã nhận được 112 văn bản báo cáo khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội và người dân liên quan đến 174 dự án bất động sản. Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Tổ công tác, Bộ Xây dựng đã xem xét, xử lý 112 văn bản. Trong đó, có 102 văn bản gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đôn đốc, hướng dẫn và đề nghị xem xét, giải quyết theo thẩm quyền; 10 văn bản gửi Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị xem xét giải quyết, hướng dẫn địa phương, doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao.
Báo cáo của Bộ Xây dựng
Bộ Kế hoạch và đầu tư đề nghị giải quyết tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản trên địa bàn theo thẩm quyền. Đến nay, TP.HCM đã chỉ đạo và giải quyết được 67 dự án (tương đương 37,2% so với số lượng 180 dự án ban đầu). Trong đó, có 28 dự án theo hướng dẫn, đôn đốc của Tổ công tác, 39 dự án qua rà soát của địa phương.
Tại Hà Nội, Tổ công tác đã làm việc để giải đáp, hướng dẫn trực tiếp và hướng dẫn bằng văn bản đối với khoảng 20 nội dung kiến nghị liên quan đến khó khăn, vướng mắc của khoảng 712 dự án nhà ở, khu đô thị về các nội dung như: triển khai thực hiện dự án nhà ở, khu đô thị, chính sách nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư, cải tạo xây dựng lại nhà chung cư cũ, giải phóng mặt bằng, tính tiền sử dụng đất các dự án... Qua đó, xác định các vướng mắc chủ yếu do địa phương hiểu và áp dụng pháp luật chưa đầy đủ, chưa đúng. Tổ công tác đã hướng dẫn UBND Thành phố tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Đến nay, Hà Nội đã chỉ đạo và giải quyết được 419 dự án (tương đương 58,8% so với số lượng 712 dự án ban đầu), hiện Thành phố đang tiếp tục giải quyết cho 293 dự án.
Cụ thể, tại Hải Phòng, Tổ công tác đã làm việc để giải đáp, hướng dẫn trực tiếp và hướng dẫn bằng văn bản đối với khoảng 15 nội dung kiến nghị liên quan đến khó khăn, vướng mắc của khoảng 65 dự án nhà ở, khu đô thị về các nội dung như: lập, phê duyệt quy hoạch; giải phóng mặt bằng, tính tiền sử dụng đất các dự án; nhận chuyển nhượng, thu hồi đất; chuyển nhượng dự án bất động sản; dành quỹ đất 20% để phát triển nhà ở xã hội; lựa chọn chủ đầu tư; xác định giá bán, cơ chế ưu đãi nhà ở xã hội...
Tại Đà Nẵng, Tổ công tác đã làm việc để giải đáp, hướng dẫn trực tiếp và hướng dẫn bằng văn bản đối với khoảng 16 nội dung kiến nghị liên quan đến khó khăn, vướng mắc của khoảng 75 dự án nhà ở, khu đô thị về các nội dung như: thực hiện kết luận thanh tra, bản án của các dự án bất động sản; vấn đề sử dụng đất ở - đất khác để phát triển nhà ở thương mại; cấp Giấy chứng nhận cho căn hộ du lịch, căn hộ văn phòng kết hợp lưu trú; giải phóng mặt bằng, tính tiền sử dụng đất các dự án; thủ tục chấp thuận đầu tư dự án bất động sản; phân lô, bán nền trong dự án bất động sản trong đô thị…
Tại Cần Thơ, Tổ công tác đã làm việc để giải đáp, hướng dẫn trực tiếp và hướng dẫn bằng văn bản đối với khoảng trên 10 nội dung kiến nghị liên quan đến khó khăn, vướng mắc của khoảng 79 dự án nhà ở, khu đô thị về các nội dung như: giao đất, cho thuê đất, tính tiền sử dụng đất; chính sách phát triển nhà ở xã hội; thẩm định dự án bất động sản; thẩm định năng lực chủ đầu tư khi chấp thuận chủ trương đầu tư dự án bất động sản…
Tại Đồng Nai, Tổ công tác đã trực tiếp đã làm việc trực tiếp để giải đáp, hướng dẫn trực tiếp và hướng dẫn bằng văn bản đối với 07 dự án bất động sản lớn trong đó có các dự án của Tập đoàn Novaland, Tập đoàn Hưng Thịnh... xác định các vấn đề vướng mắc về quy hoạch đô thị và xây dựng (không thống nhất giữa 3 cấp độ quy hoạch) thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh Đồng Nai. Qua đó đã giải đáp, hướng dẫn UBND tỉnh và các Sở địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Với Bình Thuận, Tổ công tác đã tổ chức cuộc làm việc tại Bộ Xây dựng đối với UBND tỉnh Bình Thuận và chủ đầu tư dự án Tổ hợp khu du lịch Thung lũng Đại Dương của Tập đoàn NovaLand để lắng nghe các khó khăn, vướng mắc và trao đổi, giải đáp, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương, doanh nghiệp. Ngoài ra, Tổ công tác cũng nhận được 04 văn bản của 02 doanh nghiệp, người dân và UBND tỉnh Bình Thuận kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho các dự án của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Thị trường bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất và dần phục hồi từ tháng 5/2023; quý 2 tốt hơn quý 1; các khu công nghiệp tỉ lệ lấp đầy khoảng 76%. Ngoài ra, theo nhà đầu tư, giá cổ phiếu bất động sản tăng 18%, giá cổ phiếu doanh nghiệp xây dựng tăng 39%... Do đó có thể hình dung, 30-50% vướng mắc chính đã được tháo gỡ…
THỰC HIỆN NGHIÊM CÁC CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH
Do đó, ông Lực kiến nghị các Bộ, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm túc, tốt cơ chế, chính sách, cùng các nghị định, thông tư liên quan đến thị trường bất động sản, lĩnh vực xây dựng và đất đai đã ban hành. Bên cạnh đó, đối với các dự án, vấn đề nào tồn đọng lâu nay thì bóc tách để giải quyết, tránh tồn đọng cả cụm vấn đề; việc định giá đất, tiền thuê đất, kiến nghị Chính phủ sớm ban hành sửa đổi Nghị định 44 (2014), Thông tư 36/2014/TNMT tạo điều kiện cho địa phương quyết liệt triển khai thực hiện, cũng là cách giải phóng nhiều dự án bất động sản nhà ở đang chờ bán.
Ngoài ra, liên quan đến nguồn vốn, về tín dụng cần tiếp tục giảm lãi suất như chỉ đạo, định hướng của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước; kiên định không hạ chuẩn tín dụng mà có thể xem xét linh hoạt hơn điều kiện tín dụng; cân nhắc thời điểm, lộ trình áp dụng một số điều khoản về hạn chế cho vay để phù hợp hơn. Còn trái phiếu doanh nghiệp, kiến nghị bộ, ngành nhanh chóng giải quyết dứt điểm các vụ việc nổi cộm trong thời gian qua, nhằm củng cố lại niềm tin; khẩn trương có phương án triển khai tiếp Nghị định 65/2022/NĐ-CP khi Nghị định 08/2023/NĐ-CP hết hiệu lực; sớm khuyến khích phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng bằng việc đơn giản hóa, rút ngắn thủ tục, thời gian phê duyệt; nên thành lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội, trong đó, vốn ngân sách nhà nước làm vốn mồi, lãi suất cho vay đầu tư, mua nhà ở xã hội bằng khoảng 50% lãi suất thị trường, như Singapore và Hàn Quốc đã làm…
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Thủ tướng yêu cầu NHNN tiếp tục rà soát việc cho vay tín dụng đối với các doanh nghiệp bất động sản; có giải pháp phù hợp, hiệu quả để doanh nghiệp, dự án bất động sản và người mua nhà tiếp cận được nguồn vốn tín dụng thuận lợi hơn.
Phát biểu kết luận Hội nghị về bất động sản diễn ra chiều 3/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hiện vẫn còn những khó khăn vướng mắc liên quan tới pháp lý dự án bất động sản, việc phát triển thị trường chứng khoán, thị trường vốn, các thủ tục hành chính, việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền,…
Bên cạnh đó là tình trạng một số cán bộ, công chức, cơ quan, đơn vị thực thi pháp luật có tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, sợ rủi ro pháp lý dẫn đến đùn đẩy, chậm xử lý, không dám đề xuất, không dám quyết định.
Về nhiệm vụ cụ thể trong thời gian tới, Thủ tướng giao Bộ Xây dựng tiếp tục thực hiện nhiệm vụ rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Tổ công tác theo Quyết định số 1435/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật.
Phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương doanh nghiệp triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030",...
Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu NHNN tiếp tục rà soát việc cho vay tín dụng đối với các doanh nghiệp bất động sản; có giải pháp phù hợp, hiệu quả để doanh nghiệp, dự án bất động sản và người mua nhà tiếp cận được nguồn vốn tín dụng thuận lợi hơn, vừa tạo thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp, vừa kiểm soát được rủi ro, góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, nhất là xem xét rất cụ thể để cho vay với các dự án sắp hoàn thành.
NHNN được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư.
Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan trong hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi); khẩn trương hoàn thiện và trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về phương pháp định giá đất; xây dựng điều chỉnh khung giá đất, bảng giá đất; định giá đất cụ thể và hoạt động tư vấn xác định giá đất theo trình tự thủ tục rút gọn; đồng thời hướng dẫn các địa phương giải quyết các khó khăn, vướng mắc liên quan đến xác định giá đất,...
Đồng thời tập trung rà soát các tồn tại, hạn chế, vướng mắc của các Thông tư để khẩn trương sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền, nhất là Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất để ban hành cùng với Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 44/2014/NĐ-CP.
Đối với các địa phương, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Chủ tịch UBND chủ động thành lập các Tổ công tác, tập trung rà soát tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các dự án bất động sản trên địa bàn.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết, sẽ tiếp tục chỉ đạo TCTD ưu tiên cấp tín dụng cho các dự án có hiệu quả, các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư; hướng tín dụng vào đáp ứng các nhu cầu thiết thực của người dân về nhà ở.
Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, thị trường bất động sản có vai trò hết sức quan trọng và có mối liên hệ với nhiều ngành sản xuất. Trong năm 2022, thị trường bất động sản (BĐS) đã có nhiều biến động và gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, tập trung chủ yếu vào một số vấn đề như: Quy định pháp luật về đất đai, về quy hoạch, về đầu tư, về xây dựng, về nhà ở và trình tự, thủ tục đầu tư dự án; tình trạng mất cân đối cung-cầu sản phẩm BĐS, dư thừa nguồn cung cao cấp trong khi thiếu hụt nguồn cung nhà ở giá rẻ và khó khăn về nguồn vốn. Trong đó, vướng mắc chủ yếu, cốt lõi là về vấn đề pháp lý.
Trước những khó khăn của thị trường, kể từ cuối năm 2022 và đặc biệt trong 6 tháng đầu năm vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành đã triển khai nhiều giải pháp. Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Tổ Công tác về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp; thành lập đoàn Công tác của thành viên Chính phủ tại các địa phương. Nhiều văn bản đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành như Nghị quyết số 33/NQ-CP và nhiều văn bản khác.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, lĩnh vực bất động sản trong quý II/2023 đã từng bước được tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhưng vẫn có mức tăng trưởng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022, đồng thời còn nhiều khó khăn thách thức, cụ thể như về thể chế, về pháp lý của các dự án, nguồn vốn tín dụng, trái phiếu,… và việc tổ chức, triển khai, thực thi của địa phương.
Tin tức liên quan
Đánh giá bài viết!