Tin tức
10/06 2023

Tin tức bất động sản Times Pro tổng hợp từ 05.6 đến 10.6.2023

  • 269
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tổng hợp tin tức bất động sản tâm điểm trên địa bàn cả nước Times Pro tổng hợp từ ngày 05.6 đến 10.6.2023 gồm các tin chính sau:

  1. Bất động sản bắt đầu 'động đậy'
  2. Nhà ở xã hội bán không đúng đối tượng sẽ bị thu hồi
  3. Nhà ở xã hội, đừng để người thu nhập thấp phải mua trên báo, tivi
  4. Bất động sản 2023: Cơ hội để các nhà đầu tư thực lực “chọn mặt gửi vàng”
  5. Quốc hội giám sát kinh doanh bất động sản, nhà ở xã hội trong năm 2024
  6. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh thông tin việc tháo gỡ khó khăn các dự án bất động sản của Tổ công tác
  7.  Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Giá nhà ở xã hội phải do nhà nước quyết
  8. Chốt quy hoạch, sẽ xây thêm 5 sân bay mới tại 5 tỉnh thành

 

tin-tuc-bat-dong-san-times-pro-tong-hop-tuan-01-thang-06
Tin tức bất động sản Times Pro tổng hợp tuần 1 tháng 6 năm 2023

I - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ GIÁ CẢ & THỊ TRƯỜNG

Bất động sản bắt đầu 'động đậy'

Sau một năm gần như bất động do thị trường bất động sản mất thanh khoản, nhiều doanh nghiệp đã không thể tiếp tục bật chế độ chờ đợi.

Tình hình thị trường bất động sản vẫn đang khó khăn, thanh khoản tiếp đà suy giảm kể từ đỉnh gần nhất là năm 2021 đến nay. Nhu cầu thị trường rất thấp trong khi người mua vẫn đang trong trạng thái chờ đợi, kỳ vọng vào việc giá nhà và lãi suất mua nhà giảm thêm nữa.

Để kích cầu thị trường, thời gian qua các chủ đầu tư đã đưa ra hàng loạt giải pháp như: Cho phép đặt cọc 30% đến khi bàn giao nhà; hỗ trợ lãi suất trong vòng 2-5 năm, ân hạn nợ gốc lên đến 24 tháng; kéo dài thời gian thanh toán lên 3-5 năm; chiết khấu cao lên tới 30-50% tổng giá trị hợp đồng khi thanh toán trước; miễn phí phí quản lý sau khi bàn giao nhà; cam kết cho thuê lại với lãi suất hấp dẫn (cụ thể 12%/năm trong 3 năm đầu sau khi bàn giao); các khoản hỗ trợ tài chính khác cho người mua.

bds-dong-day

Trên thị trường thứ cấp, có nhiều trường hợp khách hàng mua sơ cấp sử dụng đòn bẩy tài chính cao gặp áp lực thanh toán khoản vay phải cố gắng bán lại tài sản của họ với mức lỗ lên tới 30-40%.

Không ít nhận định cho rằng thời điểm xấu nhất đối với ngành bất động sản đã qua, thị trường đang có tín hiệu sáng hơn. Tuy nhiên, trước mắt thị trường vẫn phải đối mặt với một số trở ngại như lãi suất cho vay vẫn đang ở mức cao, các chính sách hỗ trợ cần thời gian để ngấm và lan tỏa,…

Trong bối cảnh này, những chủ đầu tư ít bị ảnh hưởng bởi vấn đề trái phiếu, sở hữu quỹ đất sạch, có khả năng phát triển và bán hàng tốt được cho là sẽ vượt qua được những “cơn gió ngược” phía trước.

Click vào đây để đọc chi tiết vào bài viết!

II - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH 

1. Nhà ở xã hội bán không đúng đối tượng sẽ bị thu hồi

Thực tế vẫn có những đối tượng trục lợi trong việc mua, bán nhà ở xã hội khiến người thu nhập thấp, có nhu cầu thực sự khó tiếp cận nguồn hàng, mà nếu tiếp cận được thì giá cao, qua tay “cò”. Vì vậy, Bộ Xây dựng yêu cầu địa phương nếu phát hiện sai phạm cần xử lý nghiêm và thu hồi nhà ở xã hội bán không đúng đối tượng…

 mặc dù quy định rất rõ ràng song thời gian qua, một số địa phương như: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk… vẫn có đối tượng trung gian cò mồi, lợi dụng sự khan hiếm của nhà ở xã hội để rao mua bán nhằm trục lợi. Trước tình hình như vậy, Bộ Xây dựng đã có văn bản yêu cầu địa phương nơi xảy ra hiện tượng đó kiểm tra làm rõ thông tin và có giải pháp khắc phục, chấn chỉnh, xử lý kịp thời. Nếu phát hiện sai phạm cần thu hồi nhà ở xã hội bán không đúng đối tượng.

tin-tuc-noxh-timespro

Tuy nhiên, về lâu dài, giải pháp cần làm là phải tăng cường đầu tư, phát triển nhà ở xã hội ngay sau khi Thủ tướng phê duyệt đề án 1 triệu nhà ở xã hội cho công nhân giai đoạn 2021 - 2030. Mà để thực hiện nhiệm vụ, các bộ ngành liên quan phải tham gia tích cực, đồng thời đôn đốc địa phương khẩn trương triển khai tốt đề án, công khai điều kiện, tiêu chuẩn, đối tượng mua nhà ở xã hội; tổ chức, quản lý chặt chẽ việc mua bán nhà ở xã hội. Ngoài ra, các địa phương cũng phải thanh tra, kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm mua bán nhà ở xã hội trên địa bàn; cương quyết có biện pháp khắc phục trong trường hợp sai phạm.

Bên cạnh đó, với doanh nghiệp, chủ đầu tư khi thực hiện các dự án cần xác định đúng đối tượng, tiêu chí, quy định pháp luật về nhà ở đã đề ra. Đặc biệt nắm bắt rõ thông tin việc mua-bán nhà ở xã hội của dự án mình.

Click vào đây để đọc chi tiết vào bài viết!

2. Nhà ở xã hội, đừng để người thu nhập thấp phải mua trên báo, tivi

với những gì đang diễn ra trên thực tế như tiến độ triển khai dự án còn chậm, không có nhiều dự án mới được công bố, chưa có hướng dẫn cụ thể để tiếp cận gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, giá nhà và lãi suất cho vay còn cao so với khả năng chi trả của người dân…đủ cho thấy giấc mơ an cư vẫn còn quá xa vời.

Chủ trương đã có, nguồn vốn cũng bắt đầu được khơi thông song vướng mắc lớn nhất là pháp lý vẫn là thứ khiến mọi thứ dường như chưa thể “vào guồng” như mong đợi. Đáng tiếc rằng những khung pháp lý quan trọng, có sức ảnh hưởng lớn đến việc phát triển nhà cho người thu nhập thấp như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) … vẫn mới chỉ dừng ở việc cho ý kiến lần 2 mà chưa thể được thông qua tại kỳ họp Quốc hội lần này.

null

Như nhiều nhận định chuyên môn thì không dễ để hoàn thành mục tiêu “1 triệu căn nhà cho người thu nhập thấp” đến năm 2030. Tuy vậy, khó mấy cũng phải làm, bởi giải quyết tốt nhu cầu an cư của người dân là một trong những trụ cột quan trọng để duy trì sự ổn định, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương của đất nước.

Để hiện thực hoá chủ trương của Chính phủ, đáp ứng được nhu cầu an cư lạc nghiệp của người dân thì các Bộ ngành, Chính quyền các địa phương cần tích cực hơn trong việc hoàn thiện thể chế, pháp luật về nhà ở cho người thu nhập thấp. Có chính sách kêu gọi, thu hút thêm nhiều chủ đầu tư tham gia phát triển nhà ở xã hội.

Cụ thể và minh bạch hoá quy trình phê duyệt dự án, tích cực phối hợp với các chủ đầu tư để tháo gỡ vướng mắc liên quan đến quy hoạch, chỉ tiêu sử dụng đất; công khai các điều kiện xét duyệt cũng như đề xuất mức lãi suất phù hợp với thu nhập của người mua…

Người lao động nói chung, người thu nhập thấp đô thị nói riêng đã và đang đóng góp rất lớn cho sự phát triển của các đô thị. Do vậy, giấc mơ an cư của họ cần phải được trân trọng, quan tâm giải quyết thích đáng chứ không chỉ dừng lại ở việc hô hào, khẩu hiệu trên tivi hay báo chí./.

Click vào đây để đọc chi tiết vào bài viết!

 3. Bất động sản 2023: Cơ hội để các nhà đầu tư thực lực “chọn mặt gửi vàng”

NĂM 2023: TIỀN ĐỀ KHỞI SẮC CỦA CHU KÌ 10 NĂM

Theo nghiên cứu của VNDirect, trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, thị trường bất động sản Việt Nam đã chứng kiến 4 đợt tăng trưởng mạnh và 3 lần thoái trào khác nhau với chu kì 7-8 năm/lần.

Đây là thực tế đã được minh chứng trong suốt 3 thập kỷ qua. Nhiều chuyên gia nhận định thị trường địa ốc đang sở hữu mức giá tốt nhất trong suốt gần 10 năm qua, đây chính là cơ hội “bắt đáy” giá trị bất động sản, làm bệ phóng vững chắc cho các nhà đầu tư nhằm sinh lời vượt bậc.

null

Giới chuyên gia nhận định nhu cầu của người dân, nhà đầu tư vẫn đang rất nhiều, song nguồn cung lại là bài toán khó giải, do hạn chế nguồn cung từ những dự án pháp lý minh bạch, đáp ứng tiêu chí khắt khe của khách hàng. Khách hàng có thực lực, thâm niên và tầm nhìn vẫn đang nắm giữ nguồn tiền dồi dào, mong muốn tìm kiếm những dự án tiềm năng xứng đáng để “chọn mặt gửi vàng”

Click vào đây để đọc chi tiết vào bài viết!

III - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ CHÍNH SÁCH, QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG 

 1. Quốc hội giám sát kinh doanh bất động sản, nhà ở xã hội trong năm 2024

Kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở xã hội; việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ và các dự án quan trọng quốc gia… là những lĩnh vực được Quốc hội lựa chọn giám sát năm 2024.

Chiều 8/6, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2024, về kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở xã hội

Theo đó, Quốc hội đã quyết định sẽ giám sát tối cao chuyên đề về việc thực hiện Nghị quyết số 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia; chuyên đề về kinh doanh bất động sản và phát triển nhà ở xã hội .

Quoc-hoi-giam-sat-bat-dong-san-times-pro

Về giám sát kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở xã hội, có ý kiến đề nghị cân nhắc việc giám sát chuyên đề để bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động giám sát và hoạt động lập pháp. Do đó, thay vì tổ chức hoạt động giám sát chuyên đề, có thể giao các Ủy ban của Quốc hội trong quá trình thẩm tra, tiến hành khảo sát kỹ lưỡng thực tiễn để sửa đổi trực tiếp các quy định trong các dự án luật liên quan.

Giải trình, Ủy ban TVQH cho rằng, những lĩnh vực này còn bất cập, chưa thống nhất cần phải xem xét sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan. Kết quả của chuyên đề giám sát sẽ chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, hạn chế để góp phần đưa các luật đang nghiên chuẩn bị sửa đổi sớm đi vào cuộc sống.

Click vào đây để đọc chi tiết vào bài viết!

2. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh thông tin việc tháo gỡ khó khăn các dự án bất động sản của Tổ công tác

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2023, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết đã báo cáo khá toàn diện về kết quả của Tổ công tác liên quan tháo gỡ các dự án về bất động sản. Theo đó, trong thời gian qua, Tổ công tác đã đi các địa phương để đôn đốc cũng như lắng nghe các dự án gặp khó khăn, đồng thời cũng là rà soát các dự án khó khăn như tại Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Thuận… Do vậy, Tổ công tác đã xác định được những khó khăn, vướng mắc về thể chế và thực thi các dự án.

null

Cụ thể, Bộ Tài chính đã có giải pháp liên quan đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp, tháo gỡ theo Nghị định số 10 của Chính phủ và Nghị định 08. Bộ Tài nguyên và Môi trường có đề xuất tháo gỡ những quy định pháp luật liên quan về đất đai. Ngân hàng Nhà nước cũng có nhiều giải pháp tháo gỡ liên quan đến nguồn vốn, đặc biệt nguồn vốn phục vụ đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Bộ Xây dựng có nhiều đề xuất tháo gỡ, nhất là Nghị định sửa đổi các nghị định trong lĩnh vực xây dựng, tháo gỡ liên quan các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản thời gian qua, nhất là nhóm chính sách về nhà ở xã hội đã được đề xuất và sửa đổi theo Luật Nhà ở.

Trong thời gian tới các bộ, ngành sẽ cùng các địa phương tiếp tục tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp để thúc đẩy nguồn cung. Bên cạnh đó là thúc đẩy các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân theo đúng đề án Thủ tướng đã phê duyệt, để tạo nguồn cung về nhà ở, góp phần tháo gỡ khó khăn về nhà ở xã hội, nhà ở công nhân”, ông Sinh nói.

Click vào đây để đọc chi tiết vào bài viết!

 3. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Giá nhà ở xã hội phải do nhà nước quyết

Ngày 5-6, thảo luận tại tổ về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết nhà ở xã hội hiện có 2 loại, do nhà nước đầu tư và do doanh nghiệp đầu tư.

Đối với các dự án nhà ở xã hội do doanh nghiệp đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết dự thảo luật vẫn chưa quy định giá bán sẽ do ai duyệt. "Đã là nhà ở xã hội, tôi cho rằng, giá bán phải do nhà nước duyệt. Bởi doanh nghiệp đầu tư, nhưng chỉ đầu tư vốn, còn đất là nhà nước giao, không thu tiền sử dụng đất, giao đất sạch, thì đương nhiên nhà nước phải khống chế mức bán tối đa"- Bộ trưởng nêu quan điểm.

bo-truong-ho-duc-phoc-nha-o-xa-hoi

Người đứng đầu Bộ Tài chính nêu rõ khi nhà nước quy định giá tối đa thì nhà ở xã hội do doanh nghiệp đầu tư mới bán đúng đối tượng, cho thuê đúng đối tượng và nhà nước mới khống chế được. Nếu không quy định chặt chẽ, Bộ trưởng lo ngại sẽ rơi vào "kênh" nhà ở thương mại.

Lãnh đạo Bộ Tài chính nhấn mạnh nhà ở xã hội dù nhà nước đầu tư hay doanh nghiệp đầu tư thì nhà nước đều phải quyết định giá. "Đối với dạng nhà nước đầu tư thì bán đúng giá, còn với doanh nghiệp đầu tư thì phải quy định giá tối đa để khuyến khích đầu tư của doanh nghiệp, của nguồn vốn xã hội" - Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói.

Click vào đây để đọc chi tiết vào bài viết!

IV -  TIN TỨC QUY HOẠCH BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN CẢ NƯỚC

 1. Chốt quy hoạch, sẽ xây thêm 5 sân bay mới tại 5 tỉnh thành

Đến năm 2030, dự kiến cả nước sẽ có 30 cảng hàng không, nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không đến năm 2030 khoảng 420.000 tỷ đồng.

Thông tin từ Báo Chính phủ, ngày 7/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, về vận tải, tổng sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không khoảng 275,9 triệu hành khách (chiếm 1,5 - 2% thị phần vận tải giao thông và chiếm 3 - 4% tổng sản lượng vận tải hành khách liên tỉnh). 

tin-tuc-bat-dong-san-ve-quy-hoach-timespro

Tổng sản lượng hàng hóa thông qua các cảng hàng không khoảng 4,1 triệu tấn (chiếm 0,05-0,1% thị phần vận tải giao thông).

Về kết cấu hạ tầng, ưu tiên tập trung đầu tư một số cảng hàng không lớn, đóng vai trò đầu mối tại vùng thủ đô Hà Nội (Cảng hàng không quốc tế Nội Bài) và vùng TP HCM (Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Long Thành).

30 cảng hàng không mới gồm 14 cảng hàng không quốc tế là Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc.

16 cảng hàng không quốc nội: Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Đảo, Thành Sơn và Biên Hòa (sân bay Thành Sơn và sân bay Biên Hòa được quy hoạch thành cảng hàng không để khai thác lưỡng dụng); tiếp tục duy trì vị trí quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Hải Phòng tại huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng.

Click vào đây để đọc chi tiết vào bài viết!

Bên cạnh những tin tức bất động sản trên, độc giả có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại Times Pro: 

Thuê văn phòng làm việc Co-working Space (Timesspace)

+ Bài học - giáo dục về Bất động sản (Timesedu)

+ Thông tin hữu ích về thị trường BĐS

+ Pháp luật BĐS

+ Phong thủy BĐS

+ Bản tin bất động sản

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan