Tin tức bất động sản Times Pro tổng hợp từ 03.04 - 08.04.2023
- 282
Tổng hợp tin tức bất động sản tâm điểm trên địa bàn cả nước Times Pro tổng hợp từ ngày 03.04 đến 08.04.2023 gồm các tin chính sau:
Trong quý 1/2023, cả cung và cầu trên thị trường nhà ở tiếp tục suy giảm mạnh. Nguồn cung mới bị hạn chế do chịu thách thức bởi những khó khăn kinh tế và các vấn đề pháp lý kéo dài. Giá bán tại Hà Nội tăng chậm lại còn tại TP.HCM có dấu hiệu giảm nhẹ .Tuy nhiên, các chính sách mới được kỳ vọng sẽ đem lại tín hiệu tích cực về khả năng hồi phục thị trường ngay trong năm nay...
LƯỢNG GIAO DỊCH NHÀ LIỀN THỔ TẠI TP.HCM GIẢM 98,3% SO VỚI CÙNG KỲ
JLL dự kiến trong vòng 1 năm tới, nguồn cung nhà ở tại TP.HCM vẫn chịu áp lực do tâm lý thận trọng trong bối cảnh kinh tế bất ổn và các vấn đề pháp lý kéo dài.
HÀ NỘI: NHIỀU DỰ ÁN NHÀ ĐẤT NGỪNG MỞ BÁN
Báo cáo của JLL cũng cho thấy, tại Hà Nội, từ đầu năm đến nay, căn hộ phân khúc cao không có dự án mới nào, nguồn cung chỉ đến từ các sản phẩm đã mở bán từ trước. Với phân khúc trung cấp, thị trường ghi nhận gần 400 căn được mở bán mới (giảm-56,9% theo quý).
Đánh giá chung về triển vọng của thị trường trong thời gian tới, đại diện JLL cho rằng sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ thông qua Nghị định 08 nhằm làm giảm áp lực thanh khoản cho trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản sẽ tác động tích cực đến toàn thị trường trong ngắn và trung hạn. Bên cạnh đó, các động thái hạ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước cũng được kỳ vọng sẽ giúp khơi thông dòng vốn tắc nghẽn trong năm vừa qua, tập trung phát triển các dự án đang triển khai để sớm hoàn thành, tạo nguồn cung cho thị trường.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
2. Hàng nghìn người biểu tình ở Bồ Đào Nha vì khủng hoảng nhà ở
Bồ Đào Nha là một trong những quốc gia nghèo nhất Tây Âu nhưng giá thuê nhà và giá bán nhà lại tăng vọt trong mấy năm gần đây. Điều này đã gây ra một cuộc khủng hoảng nhà ở trầm trọng tại quốc gia đây.
Hàng nghìn người đã xuống đường tuần hành tại thủ đô Lisbon và các thành phố khác trên khắp Bồ Đào Nha để phản đối tình trạng giá nhà ở và nhà cho thuê tăng vọt.
Cuối tháng 3, Chính phủ Bồ Đào Nha đã công bố một số biện pháp nhằm chấm dứt tình trạng đầu cơ bất động sản, trong đó có việc dừng thực hiện chương trình "thị thực vàng" đối với các nhà đầu tư nước ngoài và hạn chế hoạt động của mô hình kinh doanh lưu trú Airbnb.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng những biện pháp này không đủ để giá nhà đất hạ nhiệt trong thời gian ngắn.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Theo các chuyên gia, những người sẵn sàng đầu tư trong thời điểm thị trường khó khăn là những người dũng cảm và dám chấp nhận rủi ro. Nhìn trong quá khứ, đây thường là nhóm có mức lợi nhuận cao nhất.
Trong giai đoạn gặp khó khăn về dòng tiền, các doanh nghiệp bất động sản đồng loạt tăng chính sách ưu đãi đặc biệt cho khách hàng để kích cầu như giãn tiến độ thanh toán, thời gian trả chậm trong 3 - 5 năm, chiết khấu thanh toán nhanh từ 15 - 49%, ân hạn nợ gốc và hỗ trợ lãi suất cho khách hàng lên đến 48 tháng,…
Trên thị trường thứ cấp, sức cầu chung giảm mạnh, lượng giao dịch phát sinh rất ít. Xuất hiện tình trạng giảm giá 10 - 30% ở một số phân khúc, trong đó có đất nền.
Ông Phạm Anh Khôi, Kinh tế trưởng kiêm Viện trưởng FERI, ở thời điểm hiện tại các nhà đầu tư đang rất bi quan. Ông Khôi dự báo ba kịch bản có thể xảy ra với thị trường địa ốc từ nay đến cuối năm. Cụ thể, với kịch bản lý tưởng, nguồn cung giảm 20 - 30%, lãi suất giảm xuống 10 -12%, giá bán tăng nhẹ, tỷ lệ hấp thụ đạt từ 40 - 50%.
Với kịch bản kỳ vọng, nguồn cung giảm 30 - 50%, lãi suất dao động trong khoảng 12 - 14%, giá bán đi ngang, tỷ lệ hấp thụ sẽ đạt khoảng 20 - 30%. Còn kịch bản thách thức, nguồn cung giảm trên 50 - 60%, lãi suất vẫn ở mức trên 14%, giá bán giảm 20 - 30%, lúc này tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt khoảng 10%.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Trải qua những biến động của thị trường bất động sản, hiện nay doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này đang có sự phân chia thành các nhóm điển hình…
CÁCH PHÂN LOẠI DỰA TRÊN ĐÁNH GIÁ VỀ ÁP LỰC NỢ
Thứ nhất, các doanh nghiệp ở nhóm “rủi ro” khi áp lực nợ ngắn hạn và tổng nợ lớn hơn so với quy mô tài sản. Nhóm này bao gồm một số đơn vị như Novaland (NVL), Vinhomes (VHM), Viglacera (VGC), Sunshine Homes (SSH), Phát Đạt (PDR), Hà Đô (HDG), Becamex IDC (BCM), CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (SJS)... Các doanh nghiệp thuộc nhóm này đang chuyển mình theo hướng thu gọn để cân bằng thông qua tái cơ cấu nợ và cân bằng dòng tiền bằng việc bán bớt tài sản, giảm lượng hàng tồn kho bằng cách điều chỉnh giá bán hoặc đưa ra chính sách ưu đãi, khuyến mãi phù hợp.
Thứ hai, nhóm các doanh nghiệp phát triển bất động sản có vị thế “cân bằng” với tỷ lệ nợ và quy mô tài sản ở mức hợp lý. Đại diện của nhóm này là Văn Phú Invest (VPI), Đất Xanh (DXG), IDICO (IDC), Nam Long (NLG), Sài Gòn Thương Tín (SCR), C.E.O (CEO), Kinh Bắc (KBC)... Giải pháp của họ là tối ưu vận hành và tập trung vào thế mạnh sản phẩm lõi để củng cố dòng tiền ổn định, ưu tiên tái cơ cấu các khoản nợ rủi ro lớn trong ngắn hạn.
Thứ ba, nhóm chủ đầu tư bất động sản “tiềm lực” có tỷ lệ nợ ngắn hạn và tổng nợ thấp, quy mô tài sản lớn, điển hình có thể kể tới Khang Điền (KDH) và một số chủ đầu tư nước ngoài. Những doanh nghiệp ở vị thế tiềm lực tập trung vào các sản phẩm bất động sản tạo dòng tiền bền vững, tìm kiếm cơ hội với phân khúc/loại hình mới và thu mua quỹ đất hợp lý, mở rộng đến khu vực địa lý mới.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Việc phát triển nhà ở xã hội đến nay vẫn chưa đạt được như kỳ vọng. Mà một trong những nguyên nhân là do thiếu quỹ đất để xây dựng loại hình nhà ở này…
MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG CHƯA QUAN TÂM ĐÚNG MỨC
KTS. Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nêu: Có ý kiến cho rằng quy định này trong thực tế không thực sự hiệu quả, do việc điều tiết nhà ở xã hội, thông qua các chính sách hỗ trợ như hiện nay không đủ hấp dẫn, khó thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội, nên một số chủ đầu tư giữ đất nhiều năm nhưng chưa chịu triển khai xây dựng. Mặt khác, việc quy định quỹ đất 20% gắn với các khu đô thị, khu dân cư mới cũng đang gây khó khăn trong công tác xây dựng nhà ở xã hội lẫn phát triển nhà ở thương mại. Vì nhiều chủ đầu tư e ngại, xây dựng nhà ở xã hội đồng thời với nhà ở thương mại, ở cùng dự án sẽ làm giá trị của dự án, giá bán căn hộ thương mại xuống thấp”.
PHẢI CÔNG KHAI, GIỚI THIỆU QUỸ ĐẤT ĐẦU TƯ
Trong khi đó, KTS. Trần Ngọc Chính cho rằng Luật Nhà ở sửa đổi lần này cần theo hướng Nhà nước giữ vai trò dẫn dắt, tạo điều kiện thuận lợi, ưu đãi về đất đai, hạ tầng, tài chính cũng như cơ chế, chính sách đủ mạnh để phát triển nhà ở xã hội.
Các chuyên gia đánh giá, đây là điều cần thiết giúp phát triển nhà ở xã hội. Nhà ở xã hội có thể không sinh lời trực tiếp nhưng những lợi ích cùng tác động gián tiếp cho nền kinh tế lại vô cùng to lớn. Bởi đi đôi với công ăn việc làm thì cần ổn định chỗ ăn ở, sinh hoạt cho người công nhân nói riêng và người lao động nói chung. Từ đó, nhà đầu tư mới yên tâm đẩy mạnh sản xuất. Sự phát triển bền vững chỉ có được khi mọi mặt của hệ sinh thái công nghiệp – đô thị - dịch vụ được chăm lo, mà ở đó người lao động là nhân tố quan trọng được đảm bảo về cuộc sống.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Từ ngày 20/5/2023, người dân sẽ được nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ bằng hình thức online và nhận hồ sơ qua bưu điện, mà không phải trực tiếp đến tận cơ quan quản lý để thực hiện như trước.
Quy trình thực hiện cấp sổ đỏ online
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà mới đây đã ký ban hành Nghị định 10/2023/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Theo đó, tại Khoản 7 Điều 1 Nghị định 10/2023/NĐ-CP sửa đổi Khoản 6 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 148/2020/NĐ-CP) về thực hiện thủ tục hành chính về đất đai trên môi trường điện tử (cấp sổ đỏ online).
Cụ thể, căn cứ điều kiện cụ thể về hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai đang quản lý, cơ quan tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về đất đai quy định tại Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử theo quy định của Chính phủ.
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính về đất đai chịu trách nhiệm thực hiện đúng thẩm quyền và thời gian theo quy định của pháp luật, không chịu trách nhiệm về những nội dung trong các văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ đã được cơ quan, người có thẩm quyền khác chấp thuận, thẩm định, phê duyệt hoặc giải quyết trước đó.
Cùng đó, việc kết nối, chia sẻ dữ liệu, liên thông điện tử giữa các cơ quan để thực hiện giải quyết thủ tục hành chính và thanh toán nghĩa vụ tài chính của người yêu cầu thực hiện thủ tục thực hiện theo quy định của pháp luật về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và pháp luật về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Hiện thực hoá Đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030, Chính phủ đề xuất sửa đổi pháp luật về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp để chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội được hưởng các ưu đãi thực chất hơn…
NHIỀU CƠ CHẾ ƯU ĐÃI KHÔNG THỰC CHẤT
Mặc dù đã có các quy định ưu đãi như miễn tiền sử dụng đất, giảm 50% thuế... nhưng thực chất chủ đầu tư không được hưởng mà là người dân được hưởng vì theo quy định của pháp luật thì không được tính các khoản ưu đãi của nhà nước vào giá bán, giá cho thuê nhà ở xã hội.
Ưu đãi thuế đối với chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân chỉ để cho thuê không thực hiện được do pháp luật về thuế không có quy định.
Dự án nhà ở xã hội được miễn tiền sử dụng đất nhưng vẫn phải thực hiện thủ tục tính tiền sử dụng đất để miễn; các đối tượng nhà ở xã hội phải được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định về đối tượng, điều kiện...gây phiền hà, mất thời gian cho chủ đầu tư.
Việc xác định giá trước khi thực hiện bán, cho thuê, cho thuê mua đối với nhà ở xã hội đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách phải được cơ quan nhà nước cấp tỉnh thẩm định cũng gây kéo dài thời gian, tốn kém cho doanh nghiệp.
Những bất cập trên gây cản trở việc thu hút đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
SẼ SỬA LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
Trong kế hoạch triển khai Đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030, Chính phủ sẽ thực hiện sửa đổi nhiều quy định ưu đãi chủ đầu tư theo hướng thực chất hơn.
Theo đó, đối với phần 20% diện tích đất thương mại trong dự án nhà ở xã hội, chủ đầu tư được hạch toán riêng, không phải hạch toán chung vào cả dự án. Chủ đầu tư được hạch toán các chi phí hợp lý, hợp lệ trong quá trình đầu tư, kinh doanh nhà ở xã hội vào giá thành.
Sẽ bổ sung quy định yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có trách nhiệm trích một phần tiền sử dụng đất của các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị trên địa bàn để bổ sung vào khoản mục riêng trong ngân sách của địa phương, dành để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào dự án và hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn theo quy định của Chính phủ.
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY ĐỊNH VỀ CÁC NGUỒN VỐN PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI
Chính phủ sẽ sửa đổi, bổ sung quy định về các nguồn vốn cho phát triển nhà ở thông qua quy định về nguồn vốn mới và tối ưu hóa các nguồn vốn hiện hành nhằm hạn chế phụ thuộc vào nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.
Định hướng của Chính phủ là bổ sung thêm việc huy động vốn từ quỹ đầu tư phát triển địa phương để phát triển nhà ở xã hội, giới hạn mục đích sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước để phát triển hạ tầng cho phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công, bổ sung hình thức huy bổ hình thức huy động vốn từ nước ngoài để phát triển nhà ở xã hội.
Ngoài ra, Chính phủ sẽ sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến thẩm định giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội theo hướng chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội xác định giá bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội đảm bảo nguyên tắc quy định theo quy định và có trách nhiệm báo cáo cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở cùng với thời điểm đề nghị thẩm định về nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê, cho thuê mua.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu kiểm tra, xử lý 700 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn, kiên quyết thu hồi, chấm dứt và hỗ trợ thu hồi các dự án chậm triển khai, không để tình trạng chây ỳ, kéo dài.
Chủ tịch thành phố cũng yêu cầu thống kê, phân loại các dự án theo quy định, lựa chọn địa phương còn tồn tại nhiều dự án để kiểm tra, rà soát. Trước mắt tập trung kiểm tra, xử lý các dự án lớn chậm triển khai và phân cấp, phân rõ trách nhiệm cho từng đơn vị.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Quy định bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai đã có hiệu lực, được coi như một “tấm khiên” bảo vệ người mua trước tình trạng các chủ đầu tư vẽ dự án ảo.
mặc dù có quy định về bảo lãnh từ 2015 nhưng đến nay, không có một thống kê chính thức nào cho biết đã có bao nhiêu dự án được ngân hàng bảo lãnh và trong số này có bao nhiêu khách hàng đã được bảo vệ quyền lợi…
Do vậy, để buộc chủ đầu tư phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Người mua nhà phải cầm được trong tay chứng nhận bảo lãnh từ ngân hàng để được đảm bảo mọi quyền lợi khi mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA), phân tích, quy định bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai làm tăng giá bán nhà ở mà người mua nhà phải gánh chịu.
theo Chủ tịch HoREA, “dấu hiệu” quy định bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai hầu như chỉ “làm lợi” cho ngân hàng thương mại. Bởi hầu hết ngân hàng thương mại thực hiện “bảo lãnh” cũng chính là ngân hàng đã cho chủ đầu tư vay tín dụng để đầu tư xây dựng, phát triển dự án đó và đã nhận thế chấp chính dự án đó để bảo đảm khoản vay…
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết cơ quan này đang hoàn thiện và sẽ có văn bản chính thức về việc triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội và nhà ở công nhân trong vài ngày tới…
Thông tin được lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chia sẻ tại họp báo thường kỳ quý 1/2023.
Theo đó, cả 4 ngân hàng thương mại nhà nước sẽ thống nhất chung một cách cho vay giống nhau cho các đối tượng.
“Cơ chế cho vay sẽ rất thông thoáng, các ngân hàng sẽ không đặt ra các điều kiện gì khác nhưng với điều kiện phải thuộc các đối tượng mua nhà ở các phân khúc nói trên. Phía ngân hàng sẽ có biện pháp để tránh tình trạng trục lợi và mỗi người chỉ được vay một lần cho một căn nhà ở xã hội, nhà ở công nhân”, Phó thống đốc nói.
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết đã và đang nghiên cứu, đề xuất để có một cơ chế chính sách để giãn, hoãn nợ cho những đối tượng, doanh nghiệp gặp khó khăn về dòng tiền do những lý do khách quan.
“Vấn đề này phải được xử lý một cách hài hòa trên cơ sở đảm bảo được việc hỗ trợ trực tiếp trước mắt cho doanh nghiệp và đảm bảo an toàn hệ thống, nhất là liên quan đến nợ xấu. Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu để triển khai chính sách này dựa trên cơ sở pháp lý, đối tượng, ngành nghề và mức độ cần thiết”, ông Đào Minh Tú thông tin.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 194/CĐ-TTg ngày 1/4/2023 tập trung tháo gỡ vướng mắc về đất đai, vật liệu xây dựng để triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc và bất động sản…
Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Công điện nêu rõ, Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có rất nhiều chỉ đạo quyết liệt để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp trong thực hiện các dự án đầu tư; xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở lưu trú cho công nhân.
Các địa phương như TP. Hà Nội, TP.HCM đã có các giải pháp thúc đẩy quyết liệt. Tuy nhiên, thực tế việc triển khai còn nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt đối với việc: khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc; xác định giá đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở lưu trú cho công nhân.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Dự án Khu nhà ở xã hội phường Cam Nghĩa, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa còn có tên gọi khác là Vinhomes Happy Home có tổng vốn đầu tư khoảng 3.756 tỷ đồng.
Theo quyết định nói trên, việc chủ đầu tư được dành 20% tổng diện tích đất để xây dựng nhà ở trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội để đầu tư xây dựng công trình kinh doanh thương mại (kể cả nhà ở thương mại cao tầng hoặc thấp tầng) nhằm bù đắp chi phí đầu tư, góp phần giảm giá bán, giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội và giảm kinh phí dịch vụ quản lý, vận hành nhà ở xã hội sau khi đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Dự án có thời gian hoạt động 50 năm. Tiến độ hoàn thành các thủ tục đầu tư để được cấp phép xây dựng từ Quý II năm 2023 đến Quý IV năm 2024. Tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động hoặc khai thác vận hành từ Quý IV năm 2023 đến Quý IV năm 2026.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Đến năm 2030, tổng số căn hộ nhà ở xã hội các địa phương sẽ hoàn thành là 1,06 triệu căn. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 hoàn thành khoảng 428.000 căn; giai đoạn 2025 - 2030 hoàn thành khoảng 634.200 căn...
GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 CẦN KHOẢNG 2,4 TRIỆU CĂN NHÀ XÃ HỘI
Đề án cho biết, hiện đã có 60/63 địa phương gửi Bộ Xây dựng báo cáo nhu cầu phát triển nhà ở xã hội tại địa phương. Theo đó, giai đoạn 2021 – 2030, cần khoảng 2,4 triệu căn; trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 cần khoảng 1,24 triệu căn, và giai đoạn 2026 - 2030 là khoảng 1,16 triệu căn.
Trong đó, đối với nhà ở công nhân, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch Đầu tư và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, đến nay, trên phạm vi cả nước có 392 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 119.900 ha; trong đó có 286 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 85.200 ha và 106 khu công nghiệp đang xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 34.700 ha. Có khoảng hơn 2,7 triệu công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp, trong đó có khoảng 1,2 triệu công nhân có nhu cầu về nhà ở.
CẦN KHOẢNG 849.500 TỶ ĐỒNG, CHỦ YẾU BẰNG VỐN XÃ HỘI HOÁ
giá nhà tăng liên tục vượt quá khả năng tài chính của đa số người dân; lượng giao dịch, thanh khoản bất động sản giảm mạnh trong quý 3/2022 và có dấu hiệu trầm lắng. Bởi vậy, việc nghiên cứu, xây dựng nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030 là rất cần thiết.
Về giải pháp, để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật về nhà ở xã hội; Nghiên cứu xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội và sửa đổi luật Nhà ở 2014 đồng bộ với luật Đất đai sửa đổi, luật Đấu thầu sửa đổi...
Với việc dành quỹ đất làm nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, sửa đổi theo hướng khi lập, phê duyệt quy hoạch phải xác định rõ diện tích đất dành để xây dựng nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn cấp tỉnh và cấp huyện; đảm bảo quỹ đất; bổ sung quy định quy hoạch, bố trí quỹ đất phát triển nhà lưu trú công nhân...
Về tín dụng phát triển nhà ở xã hội, trước mắt, tập trung phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển khai thực hiện chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng và các gói tín dụng cụ thể để cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay. Lãi suất thấp hơn khoảng từ 1,5 - 2% so với lãi suất cho vay trung, dài hạn bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước (bao gồm Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank);
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Tham khảo thêm các bài viết khác tại Times Pro:
Tin tức liên quan
Đánh giá bài viết!