Tin tức bất động sản Times Pro tổng hợp từ 6/5 đến 11/5/2024
- 388
Tổng hợp tin tức bất động sản tâm điểm trên địa bàn cả nước Times Pro tổng hợp từ ngày 6/5 đến 11/5/2024 gồm các tin chính sau
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 3/2024, FDI đăng ký đạt mức 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ 2023, FDI giải ngân tăng 7,1% lên 4,63 tỷ USD. Trong đó, nhóm ngành bất động sản đứng thứ hai khi nhận được hơn 1,58 tỷ USD, chiếm 25,6% tổng vốn đăng ký…
Báo cáo về nhà ở và thị trường bất động sản quý 1/2024, Bộ Xây dựng cho biết thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành và triển khai kịp thời những chính sách, giải pháp phù hợp, để hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp, nên nhiều doanh nghiệp FDI dần ổn định và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng đầu tư. Theo đó, tổng vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng tích cực, trong đó dòng vốn ngoại tiếp tục rót vào lĩnh vực bất động sản.
Cụ thể, tháng 1/2024, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký đạt mức 2,36 tỷ USD, tăng 10,2% so với 2023, trong khi FDI giải ngân tăng 9,6% lên 1,48 tỷ USD. Theo đó, nhóm ngành bất động sản nhận được nhiều vốn đầu tư nhất với 1,27 tỷ USD, chiếm 53,9% tổng vốn đăng ký.
Sang tháng 2/2024, FDI đăng ký ở mức 4,29 tỷ USD, tăng 38,6% so với cùng kỳ 2023, trong khi FDI giải ngân tăng 9,8% lên 2,8 tỷ USD. Bất động sản là nhóm ngành đứng thứ hai, đạt gần 1,41 tỷ USD, chiếm 32,7% tổng vốn đăng ký.
Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 3/2024, FDI đăng ký ở mức 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ 2023, FDI giải ngân tăng 7,1% lên 4,63 tỷ USD. Nhóm ngành bất động sản đứng thứ hai với hơn 1,58 tỷ USD, chiếm 25,6% tổng vốn đăng ký.
Theo Bộ Xây dựng, kết quả thu hút vốn FDI đăng ký trong quý khẳng định niềm tin của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư của Việt Nam, để tiếp tục đưa ra các quyết định đầu tư mới và đầu tư mở rộng dự án hiện hữu, nhất là với bất động sản.
Thực tế, nhận định từ chuyên gia của Công ty Savill Việt Nam cũng cho rằng, thị trường bất động sản Việt Nam trong mắt nhà đầu tư ngoại rất hấp dẫn bởi những lợi thế riêng biệt. Đó là sự ổn định không chỉ về tình hình chính trị mà giữa bối cảnh vĩ mô, kinh tế có phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, với mức lạm phát duy trì thấp và tỷ giá được Nhà nước kiểm soát ổn định hơn, trong tương quan với các quốc gia khác trong khu vực. Do vậy với lĩnh vực bất động sản, Việt Nam vẫn duy trì là điểm đến đầu tư đáng chú ý, của nhà đầu tư và nhà phát triển bất động sản nước ngoài tại vị trí và phân khúc mà dư địa phát triển tốt.
Click để đọc chi tiết về tin tức!
Thị trường nhà phố, biệt thự đang ghi nhận mức hoạt động thấp nhất trong 5 năm trở lại đây với tổng nguồn cung sơ cấp chỉ đạt 993 căn trong năm 2023. Tỷ lệ hấp thụ và lượng bán cũng thấp nhất với 286 căn, tương đương 29%.
Báo cáo thị trường bất động sản của Savills Việt Nam cho thấy, dòng sản phẩm biệt thự, nhà phố tại TPHCM đang hoạt động yếu nhất kể từ năm 2019 đến nay với lượng giao dịch và tỷ lệ hấp thụ sụt giảm liên tiếp. Cụ thể, trong năm 2023, nguồn cung sơ cấp giảm 40% theo năm, xuống 993 căn, thấp nhất trong 5 năm vừa qua và chủ yếu đến từ hàng tồn kho giá cao.
Tương tự, lượng bán và tỷ lệ hấp thụ thấp nhất trong 5 năm qua, giảm xuống còn 29% và lượng bán chỉ đạt 286 căn, giảm 73% theo năm. Do nguồn cung giá cả phải chăng vẫn còn hạn chế, lượng căn giá cao tiếp tục chiếm lĩnh thị trường khi các căn giá trị trên 30 tỷ đồng chiếm 67% tổng lượng bán.
Lý giải về tình trạng này, bà Giang Huỳnh - Phó Giám đốc kiêm Trưởng bộ phận Nghiên cứu và S22M cho biết, nguyên nhân khách quan đến từ việc quá trình huy động nguồn vốn bị ảnh hưởng bởi công cuộc thanh tra phát hành trái phiếu bất động sản. Ngoài ra, ảnh hưởng của diễn biến kinh tế và chính trị thế giới lên kinh tế trong nước gây nhiều khó khăn, khiến thu nhập và dòng tiền của doanh nghiệp và người dân bị tắc nghẽn.
Mặt khác, về nguyên nhân chủ quan, sự khan hiếm của quỹ đất tại khu vực nội thành của TPHCM đã thúc đẩy giá nhà tăng cao, dẫn đến khả năng chi trả giảm. Vì nguồn cung có giới hạn và chủ đầu tư dần hướng đến phân khúc nhà cao cấp, đối tượng người mua bị thu hẹp, làm tốc độ hấp thụ chậm đi đáng kể.
“Thực tế, mức hoạt động sụt giảm này phản ánh sự phát triển đúng chu kỳ của phân khúc nhà thấp tầng, dần dần sẽ ngày càng ít nguồn cung cho các sản phẩm này tại khu vực nội thành. Do tính khan hiếm, các sản phẩm sẽ tập trung vào phân khúc cao cấp và người mua giàu có. Quan trọng hơn, theo định hướng phát triển đô thị đến năm 2030, TPHCM sẽ tập trung phát triển phân khúc nhà cao tầng để tối ưu quỹ đất cũng như đáp ứng nhu cầu nhà ở lớn tại thành phố”, bà Giang nói.
Bộ phận Nghiên cứu Savills Việt Nam cho biết, trong năm 2024, nguồn cung mới dự kiến sẽ có 1.400 căn gia nhập thị trường, trong đó sản phẩm từ 20 - 30 tỷ đồng chiếm khoảng 65%. Tình hình hoạt động suy giảm và giá bán tiếp tục đắt đỏ tại TPHCM là các thách thức lớn lên tốc độ hấp thụ.
Click để đọc chi tiết về tin tức!
Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội ghi nhận, giá rao bán chung cư mấy tuần trở lại đây có xu hướng giảm. Đơn cử, một căn hộ 3 ngủ ở Mỹ Đình Pearl, trước lễ 2 tuần, môi giới rao giá 5,3 tỷ đồng. Sau khi có khách hỏi mua, môi giới báo lại chủ nhà tăng giá lên 5,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau lễ, môi giới báo lại căn hộ đó giảm còn 5,1 tỷ đồng.
Hay một căn chung cư 75m2 ở Nguyễn Xiển, 6 tháng trước, chủ rao bán 2,8 tỷ đồng (tương đương mức giá tầm 37 triệu đồng/m2), bao thuế phí. Đầu năm nay, căn 75m2 rao bán với giá 3,8 tỷ đồng (tương đương mức giá 50 triệu đồng/m2), không bao thuế phí. Như vậy, sau nửa năm, tăng tới 13 giá, tương đương tăng 35%. Sau khi giá rao bán tăng mạnh, hiện tại, giá rao bán ở dự án này “hạ nhiệt” quay về mức 45 triệu đồng/m2.
Chị Thanh (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, hơn 3 tháng tìm mua căn hộ, đến hiện nay chị thấy giá chung cư đã bớt “ngáo” so với tầm tháng 2, tháng 3 vừa rồi.
“Tầm 2 tháng trước, giá rao của các môi giới/chủ cao vống lên, rồi không bán được. Đến nay, nhiều môi giới mà trước đó tôi làm việc quay lại báo đúng giá mà trước đó tôi chốt mua nhưng chủ nhà “quay xe”. May thời điểm đó tôi không mua, giờ tôi chờ hẳn đến hết quý 2 xem tình hình giá chung cư như thế nào. Tôi nghĩ rằng, lãi suất đang rục rịch tăng, Bộ Xây dựng có chỉ đạo kiểm tra, rà soát chung cư thổi giá… xem giá chung cư còn tăng đến bao giờ”, chị Thanh chia sẻ.
Anh Mạnh (Cầu Giấy, Hà Nội) đang tìm mua chung cư từ đầu năm đến nay cũng cho rằng: “Hiện mấy dự án mà tôi quan tâm giá rao bán đã hạ tầm 3-5 giá, không thấy rao ngáo như mấy tháng trước. Mấy căn tháng trước chủ nhà liên tục “quay xe” chờ giá tăng nữa, giờ thì giảm 100-300 triệu đồng/căn”.
Nhiều người có nhu cầu mua căn hộ chung cư cũng xác nhận, sau khi giá chung cư tăng nóng, giá thay đổi theo từng ngày thì hiện tại đã “hạ nhiệt”, bắt đầu giảm 5-10%.
Ông Lê Bảo Long, Giám đốc Chiến lược của Batdongsan.com.vn đưa ra nhận định, mức độ quan tâm chung cư Hà Nội mấy tuần trở lại đây giảm.
“Cá nhân tôi cảm nhận chính xác từ khi tháng 3 có thông tin nói về lượng hồ sơ tại một văn phòng công chứng ở 1 quận lớn ở Hà Nội đi ngang. Lúc này, người tìm kiếm nhà bắt đầu nhận ra "thì ra giá rao bán không phải là giá khớp". Lượng người quan tâm giảm chắc chắn sẽ là một điều cả người bán và môi giới phải để ý”, ông Long cho biết.
Click để đọc chi tiết về tin tức!
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trong tháng 4/2024 ghi nhận giá trị phát hành lớn nhất từ đầu năm. Ghi nhận đến ngày 02/05/2024, trong tháng 4 thị trường đón nhận 13 đợt phát hành mới với tổng giá trị đạt 13,9 nghìn tỷ đồng, tăng 29,1% so với tháng trước và tương đương 5,2 lần so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh nhóm ngành Bất động sản vẫn chiếm ưu thế, các ngân hàng cũng tăng mạnh hoạt động huy động vốn từ kênh trái phiếu. 2 ngành này chiếm lần lượt 56% và 43% tổng giá trị phát hành trong tháng 4.
Các lô trái phiếu có giá trị phát hành lớn bao gồm: Tập đoàn Vingroup (VIC) phát hành 2 lô trái phiếu tổng giá trị 4 nghìn tỷ đồng, có kỳ hạn 2 năm và lãi suất 12,5%; CTPC Vinhomes (VHM) phát hành 1 lô trái phiếu giá trị 2 nghìn tỷ đồng, có kỳ hạn 2 năm và lãi suất 12%; Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (TCB) phát hành 1 lô trái phiếu với tổng giá trị đạt 3 nghìn tỷ VNĐ, có kỳ hạn 3 năm và lãi suất 3,7%.
Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) phát hành 2 lô trái phiếu với tổng giá trị đạt 2,8 nghìn tỷ VNĐ, có kỳ hạn 3 năm và lãi suất 3,9%; Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB) phát hành 6 lô trái phiếu với tổng giá trị đạt 2 nghìn tỷ VNĐ, đều có kỳ hạn trên 5 năm và lãi suất từ 6,2% đến 6,8%.
Các ngân hàng đẩy mạnh phát hành trái phiếu trong bối cảnh thanh khoản thị trường có dấu hiệu giảm dư thừa, thể hiện ở lãi suất liên ngân hàng qua đêm đã nhảy vọt lên mức trên 4% trong tháng 4. Đây là kết quả của việc Ngân hàng Nhà nước liên tục hút thanh khoản qua kênh nghiệp vụ thị trường mở (OMO) thời gian vừa qua; đồng thời huy động tiền gửi từ dân cư của các tổ chức tín dụng cũng giảm tốc trong Quý 1/2024, ghi nhận mức giảm 0,76% so với cuối năm 2023, số liệu của Tổng cục thống kê.
Các ngân hàng cũng tăng cường huy động qua kênh trái phiếu để bổ sung nguồn vốn trung dài hạn, khi quy định tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn bị siết chặt đồng thời để cân đối nguồn vốn chuẩn bị cho tăng trưởng tín dụng hồi phục trở lại trong năm nay.
Click để đọc chi tiết về tin tức!
Theo Bộ Tài chính, giá nhà tăng liên tục vượt quá khả năng tài chính của đa số người dân nên lượng giao dịch trên thị trường sụt giảm dẫn tới số thu về thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản năm 2023 giảm mạnh.
Khó xác minh giá trị thực bất động sản
Bộ Tài chính vừa có báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023 gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Liên quan đến chuyển nhượng bất động sản, Bộ Tài chính chỉ ra tình trạng người nộp thuế kê khai giá chuyển nhượng để tính thuế không đúng với giá thực tế chuyển nhượng.
Cụ thể, bên mua bán sử dụng hợp đồng viết tay do hai bên tự ký ghi theo giá thực tế giao dịch để phòng ngừa khi tranh chấp tại Tòa.
“Do đó, rất khó để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác minh giá trị thực của giao dịch chuyển nhượng bất động sản, đặc biệt là cơ quan thuế hiện nay chưa có chức năng điều tra”, Bộ Tài chính neu.
Với hợp đồng chuyển nhượng, mua bán nhà ở, công trình xây dựng trong tương lai của bên thứ 2 cho bên thứ 3 cũng chỉ ngang bằng giá đã mua của chủ đầu tư hoặc khi đã được cấp sổ thì người nộp thuế sẵn sàng khai báo thấp hơn giá của chủ đầu tư. Điều này cũng dẫn đến thất thu trong tính thu nộp ngân sách.
Một số “chiêu” trốn thuế bằng các phương thức mua bán bất động sản, dự án bất động sản cũng được Bộ Tài chính chỉ ra. Cụ thể, chủ đầu tư chấp thuận cho người mua ký lại hợp đồng nhà hình thành trong tương lai với người mua mới nhằm tránh thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ chuyển nhượng bất động sản.
Không chỉ vậy, chủ đầu tư còn lách quy định của Luật Nhà ở về giới hạn số lượng nhà ở cho phép người nước ngoài sở hữu bằng cách ký hợp đồng dài hạn và bên thuê có đầy đủ các quyền như chủ sở hữu nhà ở.
Giao dịch thực tế mua bán bất động sản nhưng hợp thức hóa bằng cách mua cổ phần, sau đó chia tách doanh nghiệp.
Click để đọc chi tiết về tin tức!
Tại Dự thảo thông tư đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến, đề xuất có 22 trường hợp xác nhận thay đổi vào sổ đỏ đã cấp khi đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất.
Dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và hồ sơ địa chính đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến.
Liên quan đến việc xác nhận thay đổi vào giấy chứng nhận đã cấp khi đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất, dự thảo đề xuất nhiều trường hợp cụ thể.
Có 16 trường hợp xác nhận thay đổi vào giấy chứng nhận đã cấp để trao cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất, gồm:
Nhận quyền sử dụng toàn bộ diện tích đất, quyền sở hữu toàn bộ tài sản gắn liền với đất đã cấp giấy chứng nhận trong các trường hợp chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn; hòa giải thành về tranh chấp đất đai được UBND cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với quy định pháp luật.
Chuyển quyền sử dụng một phần diện tích thửa đất, một phần tài sản gắn liền với đất đã cấp giấy chứng nhận cho người khác trong các trường hợp quy định. Hoặc chuyển quyền sử dụng một hoặc một số thửa đất trong các thửa đất cấp chung một giấy chứng nhận thì bên chuyển quyền được xác nhận vào giấy chứng nhận đã cấp.
Click để đọc chi tiết về tin tức!
Các chuyên gia cho rằng, khi Luật Kinh doanh bất động sản 2024 có hiệu lực sẽ hạn chế việc phân lô bán nền tại nhiều khu vực, theo đó nguồn cung đất nền sẽ thu hẹp kéo theo giá tăng lên. Tuy nhiên, sẽ khó có tình trạng “sốt” đất xảy ra.
Ông Dương Quốc Thủy, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Cần Thơ (CaREA) cũng cho hay, việc cấm phân lô bán nền tại các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III đem lại tác động cực lớn tới cơ cấu phân khúc sản phẩm bất động sản. Thời gian sắp tới, thị trường sẽ có sự phân hóa rõ rệt ở phân khúc đất nền.
Với hành lang pháp lý hiện nay, để lập một dự án kéo dài từ 3 - 5 năm là rất khó khăn. Các nhà kinh doanh sẽ chọn giải pháp thực hiện theo mô hình cá nhân để tự phân lô (điều này phù hợp, dễ dàng và tạo nguồn cung lớn hơn) và ít chọn lập dự án, công ty pháp nhân. Vì vậy với quy định mới, số lượng sản phẩm đất nền từ phân lô trong giai đoạn tới sẽ sụt giảm. Nguồn cung khan hiếm khiến giá đất tăng lên. Song, xét về dài hạn thì điều này sẽ giúp thị trường phát triển lành mạnh hơn.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, nhu cầu với đất nền luôn rất cao còn thị trường lại thiếu nguồn cung từ dự án chính thống. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu cơ đã tận dụng cơ hội gom đất rồi phân lô bán nền, tách thửa, thậm chí đặt tên thương mại giống các dự án chính thống để lôi kéo khách mua bán. Đồng thời, đua nhau thổi giá, "đẩy" giá nhà đất lên cao, gây hỗn loạn thị trường. “Việc siết phân lô bán nền là cần thiết”, ông Đính khẳng định.
Click để đọc chi tiết về tin tức!
Đánh giá thị trường bất động sản năm nay, ông Phạm Thiếu Hoa - Chủ tịch HĐQT - cho rằng điểm sáng là 3 luật liên quan đến bất động sản được Quốc hội thông qua sẽ giúp thị trường minh bạch, rõ ràng hơn. Tuy nhiên, để các luật này ảnh hưởng tích cực tới thị trường, ông nói cần chờ các nghị định hướng dẫn thi hành có hiệu lực.
Bà Nguyễn Thu Hằng - Tổng giám đốc Vinhomes - đánh giá thị trường sẽ hồi phục nhưng không thực sự nhanh như kỳ vọng.
Nhu cầu nhà ở tại Việt Nam vẫn còn lớn khi tốc độ đô thị hóa cao cùng với dân số trẻ. Nhu cầu lập gia đình, an cư lạc nghiệp, sở hữu nhà của người trẻ hiện vẫn rất lớn. Từ đó, nguồn cung bất động sản sẽ phục hồi tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng nhưng vẫn có những hạn chế, đặc biệt là các sản phẩm có đủ điều kiện về pháp lý, vị trí đảm bảo.
Cũng theo bà Hằng, thị trường thời gian qua cho thấy tín hiệu tích cực hơn đối với việc tiếp cận nguồn vốn từ cả doanh nghiệp và khách hàng. Trái phiếu do doanh nghiệp này phát hành trong thời gian gần đây được hấp thụ tốt.
Khách hàng mua nhà hiện được hỗ trợ lãi suất tốt hơn so với trước, lãi suất cố định trong 2 năm đầu ở mức 6-6,5%/năm. Điều này tạo điều kiện và niềm tin cho người mua nhà quay trở lại thị trường.
Click để đọc chi tiết về tin tức!
Mẫu mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ, sổ hồng) mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất gồm 2 trang và có mã QR code.
Theo đó, giấy chứng nhận gồm một tờ có 2 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là phôi giấy chứng nhận), có kích thước 210x297 mm.
Cụ thể, đầu trang 1 của giấy chứng nhận gồm các nội dung như quốc hiệu, quốc huy, mã QR code và tên "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất" in màu đỏ.
Tiếp đến, còn có các nội dung về người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; thông tin thửa đất; thông tin tài sản gắn liền với đất; ghi chú; sơ đồ thửa đất.
Địa danh, ngày tháng năm ký giấy chứng nhận và cơ quan ký giấy chứng nhận được ghi tại góc dưới cùng bên phải trang 1 của giấy chứng nhận. Cuối trang là nội dung lưu ý đối với người được cấp giấy chứng nhận.
Click để đọc chi tiết về tin tức!
Với nhiều điểm đột phá, phù hợp với thực tiễn, Luật Nhà ở 2023 được kỳ vọng sẽ thúc đẩy quá trình phát triển nhà ở cho người dân. Tuy nhiên, để sớm đưa chính sách đi nhà ở nói chung và nhà ở xã hội nói riêng vào cuộc sống, Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn và đảm bảo chất lượng để trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Nhà ở (sửa đổi) sớm hơn 6 tháng…
Chia sẻ về những điểm mới liên quan đến nhà ở xã hội trong Luật Nhà ở năm 2023, ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng, cho biết so với Luật Nhà ở năm 2014, Luật mới đã bổ sung thêm một số hình thức phát triển nhà ở xã hội. Theo đó, Luật bổ sung thêm hình thức phát triển nhà ở cho công nhân trong khu công nghiệp.
Ngoài ra, Luật đã bổ sung chủ thể đầu tư của nhà ở xã hội; trong đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn tài chính công đoàn cho công nhân, người lao động thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội thuê.
Để khắc phục tình trạng thiếu quỹ đất cho nhà ở xã hội, theo ông Hưng, Luật Nhà ở năm 2023 đã bổ sung quy định giao trách nhiệm cho Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội theo chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của tỉnh.
Ngoài ra, các địa phương còn phải có trách nhiệm đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; dành ngân sách để xây dựng dự án đầu tư nhà ở xã hội; thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội…
Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Luật Nhà ở mới còn có những quy định tạo cú huých cho nhà đầu tư trong việc triển khai dự án. Chẳng hạn, đối với các ưu đãi cho chủ đầu tư nhà ở xã hội, vẫn được lợi nhuận là 10% phần đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; còn đối với phần 20% đất để xây dựng nhà ở thương mại hoặc kinh doanh công trình dịch vụ thương mại thì chủ đầu tư sẽ phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần đất này nhưng được kinh doanh tự do và hưởng lợi nhuận.
Click để đọc chi tiết về tin tức!
Chiều 10/5, Đoàn công tác của Chính phủ do ông Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với 3 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương và Tiền Giang nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị, thời gian qua, thị trường bất động sản tại 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Dương có những chuyển biến tích cực, khả quan. Thực hiện chủ trương của Chính phủ, tới đây, Bộ Xây dựng và các bộ, ngành Trung ương sẽ phối hợp cùng địa phương nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển. Khi thị trường bất động sản khởi sắc sẽ tác động đến nhiều ngành nghề khác, tạo động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương quan tâm đến công tác quy hoạch. Đến thời điểm này, Đồng Nai và Bình Dương vẫn chưa được phê duyệt quy hoạch. Trong khi đây là 2 địa phương có quy mô kinh tế lớn, việc chậm phê duyệt quy hoạch ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Đồng thời yêu cầu chậm nhất vào tháng 6 tới Đồng Nai và Bình Dương phải hoàn thiện quy hoạch để phê duyệt. Các tỉnh lưu ý rà soát quy hoạch đô thị, xây dựng; quan tâm phát triển nhà ở xã hội, công tác quản lý đô thị, trật tự xây dựng.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho rằng, thời gian qua, các bộ, ngành Trung ương đã giải đáp, trả lời nhiều kiến nghị của các địa phương nhưng một số giải đáp chưa kịp thời, chưa rõ, địa phương phải hỏi lại. Tới đây, cơ quan chuyên môn của các bộ, ngành cần trả lời cụ thể, tránh tình trạng một vấn đề hỏi lại nhiều lần.
Tại buổi làm việc, ông Võ Tấn Đức, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị Đoàn công tác xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tiếp tục giao UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung thành phố Biên Hòa năm 2014 (phạm vi phường Hiệp Hòa); sớm trình Thủ tướng Chính phủ hồ sơ điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung huyện Nhơn Trạch; đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án tại phân khu C4, thuộc xã Long Hưng và một phần phường Tam Phước, TP Biên Hòa.
Click để đọc chi tiết về tin tức!
Đến năm 2030, Đông Nam Bộ sẽ hoàn thành cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng khung kết nối vùng và liên vùng, trong đó có khoảng 850 km đường bộ cao tốc.
Đây là một trong những mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng tại quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng phê duyệt.
Đông Nam Bộ gồm TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh, tổng diện tích hơn 23.560 km2, dân số khoảng 18,7 triệu người (năm 2021). Đây là vùng kinh tế phát triển nhất cả nước khi đóng góp hơn 2/3 thu ngân sách hằng năm và 32% tổng sản phẩm nội địa (GDP). Tuy nhiên, hiện vùng chỉ có hai tuyến cao tốc hoàn thành với tổng chiều dài hơn 200km là TP HCM - Long Thành - Dầu Giây - Phan Thiết (154 km) và TP HCM - Trung Lương (62 km).
Theo đó, đến năm 2030, các tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, cao tốc Bắc - Nam phía Tây, Dầu Giây - Liên Khương, Biên Hòa - Vũng Tàu, TP HCM - Mộc Bài, TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, Gò Dầu - Xa Mát; mở rộng cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, TP HCM - Trung Lương sẽ được xây dựng, hoàn thành. Đối với tuyến TP HCM - Mộc Bài sẽ nghiên cứu kết nối với tuyến cao tốc của phía Campuchia phù hợp với nhu cầu vận tải.
Giai đoạn này Vành đai 3, Vành đai 4 TP HCM cũng sẽ được khép kín. Nghiên cứu quy hoạch tuyến đường vành đai 5 TP HCM kết nối các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước và kết nối liên vùng với các tỉnh Tây Nguyên. Đến năm 2050, vùng Đông Nam Bộ sẽ đầu tư các đoạn tuyến cao tốc Chơn Thành - Hoa Lư, TP HCM - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng.
Ngoài 850 km đường bộ cao tốc, từ nay đến năm 2030, vùng Đông Nam Bộ sẽ được đầu tư các tuyến đường sắt kết nối vùng, đường sắt đô thị, các cảng biển cửa ngõ có chức năng trung chuyến quốc tế, cảng hàng không, đường thủy nội địa.
Cụ thể, các dự án sẽ được đầu tư gồm: đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đoạn Nha Trang - TP HCM; các tuyến đường sắt kết nối cảng biển Biên Hòa - Vũng Tàu, tuyến kết nối liên vùng TP HCM - Cần Thơ, đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành kết nối cảng hàng không quốc tế Long Thành, tuyến TP HCM - Lộc Ninh kết nối Campuchia.
Click để đọc chi tiết về tin tức!
Theo quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng vừa được phê duyệt, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng, 1 vùng động lực quốc gia, 4 cực tăng trưởng và 5 hành lang kinh tế.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 02 tiểu vùng: phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.
Theo quy hoạch vừa được phê duyệt, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 02 tiểu vùng (phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng) với 01 vùng động lực quốc gia (bao gồm thành phố Hà Nội và các địa bàn cấp huyện dọc theo trục quốc lộ 5 và quốc lộ 18 qua các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh), 04 cực tăng trưởng (gồm Thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng) và 05 hành lang kinh tế (02 hành lang kết nối quốc tế; 03 hành lang kết nối vùng).
2 tiểu vùng: phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng
Tiểu vùng phía Bắc gồm 07 tỉnh và TP. Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc.
Phát triển tiểu vùng phía Bắc gắn chặt với phát triển vùng Thủ đô Hà Nội. Tập trung phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao, đặc biệt là công nghiệp cơ điện tử, chíp bán dẫn, sản phẩm công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, sản xuất robot.
Phát triển dịch vụ, thương mại, tài chính - ngân hàng, dịch vụ vận tải - logistics, du lịch tầm quốc tế; dẫn đầu cả nước về giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, văn hóa và thể dục thể thao, y tế và chăm sóc sức khỏe Nhân dân.
Bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, an ninh và trật tự xã hội, củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân.
Click để đọc chi tiết về tin tức!
UBND Tp.HCM đã có Tờ trình số 1890/TTr – UBND đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc Tp.HCM – Mộc Bài giai đoạn 1 theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT.
Theo nội dung tờ trình, dự án này sẽ có chiều dài gần 51km, trong đó đoạn qua địa phận Tp.HCM là 24,66 km, đoạn qua tỉnh Tây Ninh là 26.317 km.
Dự án có điểm đầu giao với đường vành đai 3 TP.HCM thuộc huyện Củ Chi, TP.HCM; điểm cuối kết nối vào Quốc lộ 22 (tại lý trình Km53+850) thuộc huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 19.617 tỉ đồng. Trong đó, vốn Nhà nước tham gia là 9.674 tỉ đồng (chiếm 49,31% tổng mức đầu tư), phần còn lại vốn nhà đầu tư BOT là 9.943 tỉ đồng. Thời gian hoàn vốn dự kiến khoảng 14 năm 10 tháng.
Đối với dự án cầu đường Nguyễn Khoái trong năm 2024 sẽ hoàn thành các thủ tục để tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công và khởi công xây dựng công trình, bao gồm các hạng mục cầu và đường dẫn phía Quận 1 vào quý 4/2024.Năm 2025 hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án, bàn giao toàn bộ mặt bằng thi công. Năm 2026 - 2027 tổ chức thi công hoàn thành toàn bộ công trình đưa vào khai thác.
Dự án cầu đường Nguyễn Khoái đã được HĐND Tp.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2016 với tổng mức đầu tư khoảng 1.250 tỉ đồng, quy mô khoảng 1 km bắt đầu từ đường D1 khu dân cư Him Lam (quận 7) tới điểm cuối là đường Bến Vân Đồn (quận 4). Tuy nhiên, sau đó dự án phải nhiều lần điều chỉnh và tăng vốn đầu tư. Hiện nay, tổng mức đầu tư của dự án là hơn 3.700 tỉ đồng (chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng là hơn 1.264 tỉ đồng và chi phí xây dựng là 1.748 tỉ đồng).
Dự án cầu đường Nguyễn Khoái được kỳ vọng sau khi hoàn thành sẽ góp phần giảm tải cho các tuyến đường hiện hữu như Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Hữu Thọ, tăng thêm kết nối giữa hai khu vực.
Cơ quan chức năng cũng đang gấp rút hoàn tất hồ sơ để chuẩn bị khởi công hai đoạn quan trọng của tuyến đường Vành đai 2 qua T p. Thủ Đức vào cuối năm 2024.
Click để đọc chi tiết về tin tức!
Tin tức tổng hợp giá cả thị trường bất động sản tháng 4 năm 2024
Tiêu điểm tin tức bất động sản tháng 4: giá chung cư tăng phi mã
Tin tức tổng hợp về phân tích nhận định của chuyên gia tháng 04 năm 2024
Tin tức tổng hợp chính sách pháp luật về bất động sản tháng 4 năm 2024
Tin tức liên quan
Đánh giá bài viết!