Tin tức bất động sản Times Pro tổng hợp từ 30/10 đến 04/11/2023
- 323
Tổng hợp tin tức bất động sản tâm điểm trên địa bàn cả nước Times Pro tổng hợp từ ngày từ 30/10 đến 04/11/2023 gồm các tin chính sau:
Số liệu trên được Tổng cục Thống kê cho biết tại Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội 10 tháng năm 2023. BĐS là ngành chứng kiến lượng doanh nghiệp giải thể lớn nhất trong kỳ này.
Trong khi đó, số doanh nghiệp BĐS thành lập mới đạt 3.850, giảm 50,2% so với cùng kỳ.
Về nguồn vốn nước ngoài rót vào thị trường bất động sản Việt Nam, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, ngành này đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 2,14 tỷ USD, chiếm hơn 8,3% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 44,8% so với cùng kỳ.
Trước đó, trong 9 tháng đầu năm, nhà đầu tư nước ngoài đã rót vào thị trường bất động sản Việt Nam 1,94 tỷ USD.
Nghiên cứu của bộ phận BHS R&D về thực trạng ngành môi giới tại 2 thị trường lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cho thấy, số lượng sàn giao dịch đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động lên đến gần 50%. Trong số 50% còn lại, có đến 30% là hoạt động cầm chừng do không trả lương cho nhân viên bán hàng hoặc khi bán được hàng mới có lương. Như vậy, chỉ 20% có hoạt động thực tế.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Dữ liệu mà Viện nghiên cứu Bất động sản Việt Nam công bố về lợi suất đầu tư ngắn hạn tại Việt Nam từ 1/1/2022 đến nay, bất động sản tiếp tục là kênh đầu tư mang lại tỷ suất sinh lời cao nhất với con số 14%/năm.
Báo cáo mới đây của Viện nghiên cứu Bất động sản Việt Nam phân tích các kênh đầu tư hấp dẫn để nhà đầu tư có thể lựa chọn trong giai đoạn cuối năm 2023 và bước sang năm 2024.
Đứng sau bất động sản là kênh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (8,5%)/năm, tiếp đến vàng SSJC (7,36%/năm). Tiền tiết kiệm là kênh đầu tư đứng thứ 4 với lợi suất đầu tư ngắn hạn lên tới 6%/năm. Xếp cuối cùng là cổ phiếu khi tỷ suất lợi nhuận đầu tư ngắn hạn -20,14%.
So sánh hiệu quả đầu tư vào bất động sản so với các kênh đầu tư phổ biến khác như gửi tiết kiệm, chứng khoán, trái phiếu và ngoại tệ, báo cáo của Viện này ghi nhận, mức chiết khấu khá hấp dẫn trong giai đoạn vừa qua của thị trường địa ốc, hiện đã tiệm cận với giá trị thực đã giúp cho bất động sản là kênh đầu tư hấp dẫn.
Tuy nhiên, khuyến nghị đưa ra rằng, việc lựa chọn kênh đầu tư phụ thuộc vào khẩu vị rủi ro và khả năng tài chính của từng nhà đầu tư. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, tại từng thời điểm, các nhà đầu tư cần giữ nguyên tắc phân bổ nguồn vốn của mình vào các kênh khác nhau, không “bỏ trứng vào một giỏ”, để phân tán rủi ro.
“Trong bối cảnh hiện nay, bất động sản, chứng khoán, trái phiếu…v.v. tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn song với độ rủi ro cao hơn. Về trung và dài hạn, nhà đầu tư nên cân nhắc phân bổ vốn của mình vào những kênh đầu tư theo khẩu vị rủi ro của mình, khả năng tài chính, cũng như kiến thức và kinh nghiệm của mình”, báo cáo nêu rõ.
Báo cáo cũng phân tích rõ ràng về bức trang của thị trường địa ốc. Cụ thể, trong thời gian vừa qua, thị trường bất động sản chững lại do một số khó khăn, vướng mắc mà nổi cộm nhất là vấn đề về pháp lý và khả năng tiếp cận nguồn vốn. Chính phủ, Bộ, ngành đã nỗ lực hoàn thiện môi trường pháp lý liên quan đến ngành.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Trong phiên thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), theo đại biểu Trịnh Xuân An - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai, hiện nay thao túng trong thị trường kinh doanh bất động sản rất tinh vi, tình trạng bong bóng, giá trên trời so với thực tế.
Đại biểu cho rằng quy định như vậy chưa chặt chẽ, nếu doanh nghiệp chưa có trang thông tin điện tử thì không cần phải công khai thông tin, trường hợp này dẫn đến không đảm bảo bảo vệ hiệu quả quyền lợi của người dân trong giao dịch. Đại biểu nhấn mạnh cần sửa đổi điều khoản này cho chặt chẽ hơn, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận dễ dàng với các thông tin cần thiết.
Về các hành vi bị nghiêm cấm, đại biểu đề nghị bổ sung quy định cấm hành vi thao túng, làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, trong đó có việc cấu kết trong đấu giá quyền sử dụng đất, đấu giá nhằm thổi giá đất ở các khu vực xung quanh. Vì thực tế thời gian qua, hành vi này diễn ra phổ biến, làm giá đất tăng cao, người dân thật sự có nhu cầu về nhà ở, bất động sản không thể mua đất và xây dựng nhà ở.
Ngoài ra, về bảo lãnh trong bán, cho thuê, mua nhà ở hình thành trong tương lai, cần quy định rõ phạm vi bảo lãnh. Khoản 1 Điều 26 hiện đang quy định, nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng mua, thuê mua nhà ở khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo cam kết với khách hàng trong hợp đồng mua, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai bao gồm số tiền chủ đầu tư đã nhận ứng trước từ khách hàng và khoản tiền khác (nếu có) theo thỏa thuận tại hợp đồng mua, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đã ký mà chủ đầu tư có nghĩa vụ phải trả cho khách hàng khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo cam kết.
Đại biểu đề nghị làm rõ số tiền chủ đầu tư đã nhận ứng trước từ khách hàng là khoản tiền nào, có phải tiền đặt cọc hay không, khoản tiền khác là tiền gì. Đại biểu đề nghị giao Chính phủ quy định cụ thể về nội dung này.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Cá nhân khi kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, có ngành nghề kinh doanh bất động sản; trường hợp cá nhân kinh doanh bất động sản với quy mô nhỏ không phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nhưng phải kê khai nộp thuế. Ngoài ra, dự thảo luật cũng bỏ quy định giao dịch bất động sản phải qua sàn…
CÁ NHÂN KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN PHẢI LẬP DOANH NGHIỆP
Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) cho biết, có ý kiến đề nghị rà soát các hoạt động kinh doanh bất động sản của cá nhân có phạm vi hẹp hơn so với khái niệm kinh doanh bất động sản.
Tiếp thu vấn đề này, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chỉnh sửa theo hướng: cá nhân khi kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, có ngành nghề kinh doanh bất động sản.
Trường hợp cá nhân kinh doanh bất động sản với quy mô nhỏ thì không phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định và phải đáp ứng các điều kiện quy định.
Trên cơ sở ý kiến của Chính phủ, các đại biểu, các cơ quan của Quốc hội, ông Thanh cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất 2 phương án.
Phương án 1: “Chủ đầu tư dự án bất động sản chỉ được thu tiền đặt cọc từ khách hàng khi nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh và đã thực hiện giao dịch theo đúng quy định của Luật này”.
Phương án này được Chính phủ và 15/40 ý kiến của các Đoàn đại biểu Quốc hội, cơ quan của Quốc hội lựa chọn.
Phương án 2: “Chủ đầu tư dự án bất động sản chỉ được thu tiền đặt cọc theo thỏa thuận với khách hàng khi dự án có thiết kế cơ sở được cơ quan nhà nước thẩm định và chủ đầu tư có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này. Thỏa thuận đặt cọc phải ghi rõ giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng. Số tiền đặt cọc tối đa theo quy định của Chính phủ nhưng không vượt quá 10% giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, bảo đảm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, từng loại hình bất động sản”.
Phương án. Phương án này được 20/40 ý kiến của các Đoàn đại biểu Quốc hội, cơ quan của Quốc hội lựa chọn.
BỎ QUY ĐỊNH GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN PHẢI QUA SÀN
Một số ý kiến nhất trí về việc bắt buộc hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất khi chuyển nhượng dự án. Một số ý kiến nhất trí cần tạo điều kiện cho chủ đầu tư không còn đủ năng lực hoặc không còn mong muốn thực hiện được chuyển nhượng dự án.
Về vấn đề này, ông Thanh cho biết tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 4, nhiệm kỳ khóa XV đã báo cáo đại biểu Quốc hội 2 phương án.
Phương án 1: Đề nghị bổ sung quy định “Trường hợp chủ đầu tư chuyển nhượng chưa hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ tài chính về đất của dự án, phần dự án chuyển nhượng với Nhà nước thì bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng có thể thỏa thuận để bên nhận chuyển nhượng thực hiện toàn bộ nghĩa vụ tài chính mà bên chuyển nhượng chưa hoàn thành.
Phương án 2: “Chủ đầu tư chuyển nhượng đã có quyết định giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có) của dự án, phần dự án chuyển nhượng đối với Nhà nước thì không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với toàn bộ hoặc phần dự án chuyển nhượng”.
Về sàn giao dịch bất động sản, nhiều ý kiến đề nghị không quy định bắt buộc mà chỉ khuyến khích giao dịch bất động sản thông qua sàn giao dịch bất động sản.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu và chỉnh sửa theo hướng: bỏ quy định các giao dịch bất động sản thông qua sàn giao dịch bất động sản trong dự thảo Luật; đồng thời bổ sung chính sách của Nhà nước với đầu tư kinh doanh bất động sản.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Mặc dù thị trường nhà ở gặp khó khăn về thanh khoản từ cuối năm 2022 cho tới hiện tại, tuy nhiên, nhu cầu căn hộ vừa túi tiền vẫn rất lớn, trong khi nguồn cung ngày càng hạn hẹp khiến giá phân khúc chung cư luôn có xu hướng tăng. Do đó, cần có giải giúp thị trường bất động sản hồi phục bằng việc hướng đến nhu cầu thực...
Theo thông tin thị trường bất động sản quý 3/2023 từ Bộ Xây dựng, giá căn hộ mở bán mới trên thị trường sơ cấp Hà Nội tăng gần 7% theo quý và 14% theo năm, đạt 50,8 triệu đồng/m2. Sở dĩ giá bán có xu hướng tăng là do nguồn cung mới thuộc phân khúc cao cấp chiếm tỷ trọng áp đảo, với hơn 90%, bởi một số chủ đầu tư đã quyết định mở bán thêm quỹ hàng ở các tầng cao hơn.
THIẾU CĂN HỘ VỪA TÚI TIỀN
Còn tại TP.HCM, số lượng căn hộ mở bán mới đa phần đến từ giai đoạn tiếp theo của những dự án hiện hữu. Nhưng đáng chú ý, 96% nguồn cung mới quý 3 đến từ phân khúc cao cấp, và 4% nguồn cung mới còn lại thuộc phân khúc hạng sang của giai đoạn tiếp theo thuộc một dự án tại khu đô thị mới Thủ Thiêm. Giá bán sơ cấp thị trường căn hộ TP.HCM quý 3 đạt hơn 60 triệu đồng/m2. Trong khi thị trường thứ cấp, giá trung bình khoảng 45 triệu đồng/m2, tăng 3% so quý trước. Mức tăng theo quý này, chủ yếu do tăng giá thứ cấp ở phân khúc cao cấp lẫn trung cấp, nhất là các dự án kề cận trung tâm như quận Bình Thạnh, Tp.Thủ Đức.
Theo báo cáo của Công ty Cushman & Wakefield, các chủ đầu tư đang có xu hướng giữ giá ổn định nhằm kích cầu, nên giá sơ cấp trung bình quý 3 gần như không đổi so quý trước, tuy nhiên, nếu tính theo năm vẫn tăng 15%. Trong khi đó, tại khu vực một số tỉnh lân cận TP.HCM như: Bình Dương, Đồng Nai, Long An… cũng không có nhiều dự án mới với mức giá phù hợp túi tiền. Thế nhưng nhu cầu nhà ở hiện nay lại rất lớn, đặc biệt sản phẩm đáp ứng nhu cầu ở thực đang thiếu.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Thông tư 14 của Bộ Tài nguyên và Môi trường có hiệu lực từ 16/10/2023, trong đó có nhiều thay đổi liên quan đến sổ đỏ như: bỏ quy định yêu cầu cần sổ hộ khẩu giấy, quy định trường hợp không cần nộp bản gốc sổ đỏ; được ghi số định danh lên sổ đỏ...
Hiện hành tại Thông tư 23/2014/TT-BTNMT (sửa đổi tại Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) quy định: Nếu trong trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì sẽ ghi “Giấy khai sinh số…”
Như vậy, từ ngày 16/10/2023, trong trường hợp cá nhân được cấp sổ đỏ chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì được ghi số định danh cá nhân của mình.
Bỏ quy định yêu cầu cần sổ hộ khẩu giấy
Để phù hợp với quy định bỏ sổ hộ khẩu giấy theo Luật Cư trú 2020, các thủ tục liên quan đến sổ đỏ không còn yêu cầu nộp hoặc xuất trình sổ hộ khẩu giấy khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Hồ sơ xác nhận thay đổi số CCCD, CMND trên sổ đỏ
Theo Điều 2 của Thông tư 14, hồ sơ nộp khi xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số giấy CMND, số thẻ CCCD, số định danh cá nhân, địa chỉ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã cấp gồm có:
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo mẫu số 09/ĐK;
- Bản gốc giấy chứng nhận đã cấp;
- Trường hợp thay đổi số giấy CMND hoặc giấy chứng minh quân đội hoặc thẻ CCCD hoặc số định danh cá nhân hoặc giấy tờ khác chứng minh thay đổi nhân thân của người có tên trên giấy chứng nhận hoặc địa chỉ trên giấy chứng nhận đã cấp thì cơ quan giải quyết thủ tục có trách nhiệm khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc công nhận việc thay đổi thông tin pháp nhân đối với trường hợp thay đổi thông tin về pháp nhân của tổ chức đã ghi trên giấy chứng nhận.
Trường hợp không cần nộp bản gốc sổ đỏ
Bên cạnh việc sửa đổi hồ sơ liên quan đến các thủ tục về sổ đỏ, một trong những thay đổi liên quan đến sổ đỏ từ 16/9/2023 nêu tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 14 năm 2023 là quy định trường hợp không phải nộp sổ đỏ gốc trong hồ sơ đăng ký biến động do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai, xử lý nợ thế chấp, góp vốn, kê biên, đấu giá…
Đó là, trường hợp thực hiện theo quyết định/bản án của Tòa án hoặc quyết định thi hành án đã có hiệu lực thi hành hoặc thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo yêu cầu của Tòa án, cơ quan thi hành án mà không thu hồi được bản gốc sổ đỏ đã cấp.
Năm 2023-2024, những trường hợp được miễn giảm thuế, phí khi sang tên sổ đỏ mà người dân cần biết
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Song song với hoạt động giám sát công tác thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất tại hàng loạt dự án, công trình nhà ở đã có nghị quyết của HĐND TPHCM, hiện nay việc đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (sổ hồng) đang được chính quyền thành phố chỉ đạo quyết liệt.
Tình trạng chậm cấp sổ đỏ, sổ hồng cho người dân, doanh nghiệp đã tồn tại và kéo dài từ nhiều năm nay tại TPHCM. Tính đến đầu quý II/2023, Văn phòng Đăng ký đất đai TPHCM báo cáo công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn. Trong đó, toàn thành phố còn 81.332 căn chưa cấp sổ hồng.
Đáng chú ý, có hơn 5.300 trường hợp chưa được cấp sổ hồng chỉ vì lý do chủ đầu tư chưa hoàn tất nghĩa vụ tài chính bổ sung, đã ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích của người dân, doanh nghiệp.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Cung - cầu giảm, thanh khoản giảm, nhiều sản phẩm bất động sản bị thổi giá là tình trạng chung của thị trường bất động sản hiện nay.
Quy phạm hóa dữ liệu bất động sản
Quốc hội mới đây đã có phiên toàn thể về giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Nhìn chung các đại biểu cho biết dự thảo luật lần này đã cơ bản khắc phục được những hạn chế của dự thảo luật được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 hồi tháng 6 năm nay. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần tập trung làm rõ nhằm quy phạm hoá hệ thống, thông tin dữ liệu về bất động sản, đặc biệt là tình trạng "thổi giá" bất động sản hiện nay.
Góp ý về các hành vi bị cấm, một số đại biểu đề nghị Ban soạn thảo bổ sung thêm quy định về hành vi thao túng, làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, quy định rõ các dấu hiệu của việc thao túng làm nhiễu loạn thị trường bất động sản.
Ông Trịnh Xuân An - Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai cho hay: "Cá nhân tôi cho rằng hành vi thao túng thị trường bất động sản nguy hiểm cũng không kém gì đối với hành vi thao túng thị trường chứng khoán. Hiện nay chúng ta có Bộ Luật Hình sự quy định Điều 211 quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán. Hiện nay hành vi thao túng đối với thị trường bất động sản có thể diễn ra rất tinh vi, dẫn đến tình trạng bong bóng và giá trên trời. Hành vi này chúng ta cần phải cấm trong luật và đặc biệt phải có quy định rất cụ thể, loại trừ".
Thiếu minh bạch đầu tư qua sàn bất động sản
10 tháng đầu năm nay cả nước có hơn 1.000 doanh nghiệp bất động sản giải thể, tăng 9,5% so với cùng kỳ. Đây là số liệu được Tổng cục Thống kê cho biết tại Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội 10 tháng năm 2023. Bất động sản là ngành chứng kiến lượng doanh nghiệp giải thể lớn nhất trong kỳ này.
Theo đánh giá, mặc dù thị trường bất động sản ở thời điểm này đã ở trạng thái giữ ổn định, nhưng thực tế còn nhiều khó khăn, vướng mắc.
Hơn 1.000 doanh nghiệp bất động sản giải thể, tuyên bố phá sản chỉ trong 10 tháng đầu năm là nguyên nhân lớn nhất tác động trực tiếp, khiến gần 50% sàn giao dịch phải đóng cửa, ngừng hoạt động… Một nguyên nhân quan trọng khác khiến giao dịch trầm lắng là việc các nhà đầu tư mất niềm tin vào các sản phẩm bất động sản trên các sàn giao dịch khi đa số các dự án thiếu minh bạch pháp lý.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Các đại biểu Quốc hội cho rằng để phục hồi và phát triển kinh tế đất nước phải coi cải cách thể chế như là một nguồn lực
Ngày 1-11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.
Khắc phục quy định pháp lý chồng chéo
Đại biểu (ĐB) Thạch Phước Bình (Trà Vinh) chỉ ra thực tế thể chế chính sách còn mâu thuẫn, điều kiện kinh doanh còn nhiều rào cản, đặc biệt là việc chậm trễ, kém hiệu quả trong thực thi chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN). Nguyên nhân là do một số bộ, ngành, một bộ phận cán bộ, công chức né tránh, đùn đẩy, khiến DN rơi vào tình cảnh khó khăn. ĐB lo ngại khi lần đầu tiên số DN rút khỏi thị trường cao hơn số DN tham gia. Cụ thể, trong 9 tháng năm 2023, cứ 10 DN thì có 8 DN rút khỏi thị trường.
Click để đọc chi tiết về bài viết!
Tin tức liên quan
Đánh giá bài viết!