Tin tức
01/06 2024

Tin tức bất động sản Times Pro tổng hợp từ 26/5 đến 28/5/2024

  • 130
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tổng hợp tin tức bất động sản tâm điểm trên địa bàn cả nước Times Pro tổng hợp từ ngày 26/5 đến 28/5/2024 gồm các tin chính sau:

  1. Ban Bí thư: Ưu tiên bố trí vốn nhà nước phát triển nhà ở xã hội
  2. Hậu vụ cháy nhà trọ 14 người chết: Quận Cầu Giấy công khai 78 cơ sở bị đình chỉ
  3. Giá thuê phòng trọ ngày càng đắt đỏ
  4. Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8
  5. Cú hích từ hạ tầng tạo động lực cho BĐS khu Đông Thành phố Hồ Chí Minh bứt phá
  6. Phân khúc bất động sản duy trì vị thế "ngôi sao đang lên" sẽ gặp khó khi Luật Đất đai mới chính thức có hiệu lực?
  7. Động lực bứt phá của bất động sản khu Đông Sài Gòn
  8. Đề xuất sửa đổi để 3 luật liên quan bất động sản có hiệu lực sớm

I - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ GIÁ CẢ & THỊ TRƯỜNG

Ban Bí thư: Ưu tiên bố trí vốn nhà nước phát triển nhà ở xã hội

Ban Bí thư yêu cầu ưu tiên bố trí vốn ngân sách trung ương và địa phương để đảm bảo mục tiêu phát triển nhà ở xã hội.

Nội dung này nêu tại Chỉ thị 34 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa 13 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác phát triển nhà ở xã hội.

Theo đó, Trung ương yêu cầu đến năm 2030, cả nước phải xóa bỏ tình trạng nhà tạm, nhà dột nát và hoàn thành xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội tại đô thị.

"Phát triển nhà ở xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước", Chỉ thị của Ban bí thư nêu.

Theo đó, Ban Bí thư đưa ra 5 yêu cầu phát triển nhà ở xã hội. Cơ quan này yêu cầu ưu tiên bố trí vốn ngân sách trung ương và địa phương trong phát triển nhà ở xã hội. Trong đó, Nhà nước phát triển nhà cho thuê bằng vốn đầu tư công và xã hội hóa nguồn vốn phát triển phân khúc nhà ở này.

Ban Bí thư cũng đề nghị nghiên cứu lập quỹ phát triển nhà ở xã hội hoặc mô hình định chế tài chính phù hợp, để xây dựng loại hình bất động sản này trong dài hạn.

Click vào để đọc chi tiết bài viết!

Hậu vụ cháy nhà trọ 14 người chết: Quận Cầu Giấy công khai 78 cơ sở bị đình chỉ

Với các cơ sở bị tạm đình chỉ, đình chỉ và chưa đảm bảo điều kiện PCCC đã được yêu cầu ngừng hoạt động, các phường trên địa bàn quận Cầu Giấy có thể dùng barie cứng chốt chặn, dán thông báo ngừng hoạt động tại cửa các cơ sở.

UBND quận Cầu Giấy (Hà Nội) vừa ban hành công văn về việc tăng cường xử lý vi phạm đối với các cơ sở bị tạm đình chỉ, đình chỉ, đang yêu cầu tạm ngừng, ngừng hoạt động để khắc phục về phòng cháy chữa cháy (PCCC) trên địa bàn.

Theo đó, UBND quận Cầu Giấy đã phát hiện 78 công trình không đảm bảo các điều kiện về PCCC bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động. 

UBND quận giao Công an quận là cơ quan thường trực, tham mưu UBND quận tổ chức thực hiện các quy định về xử lý đối với các cơ sở bị tạm đình chỉ, đình chỉ, đang yêu cầu tạm ngừng, ngừng hoạt động để khắc phục về PCCC. 

Đồng thời, chủ động tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật về PCCC và CNCH.

UBND các phường trên địa bàn được giao nhiệm vụ tổ chức thông báo công khai các cơ sở vi phạm đã bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động và chưa đảm bảo điều kiện PCCC đã được yêu cầu ngừng hoạt động để khắc phục vi phạm.

Bên cạnh đó, UBND các phường triển khai các biện pháp như có thể dùng barie cứng chốt chặn, dán thông báo ngừng hoạt động tại cửa các cơ sở; bố trí lực lượng dân phòng hoặc các lực lượng khác thuộc phường tham gia giám sát tại các cơ sở trên.

Click vào để đọc chi tiết bài viết!

Giá thuê phòng trọ ngày càng đắt đỏ

Nhận thông báo tiền thuê trọ tăng gần 1 triệu đồng từ tháng 6, Duy Khánh rốt ráo tìm phòng trọ mới nhưng chưa ưng căn nào, vì giá thuê quận trung tâm đều đắt đỏ.

Duy Khánh - một tài xế hãng xe công nghệ, thuê căn nhà rộng 18 m2 trong làng Nhân Mỹ, quận Nam Từ Liêm từ giữa năm ngoái. Mỗi tháng, anh trả khoảng 2,5 triệu đồng tiền thuê nhà, gồm 2 triệu giá phòng, còn lại là điện nước, phí dịch vụ. Căn phòng này ban đầu không có nội thất.

Tháng trước, chủ nhà trang bị thêm một số thiết bị phòng cháy chữa cháy và đầu tư mỗi phòng một giường, tủ quần áo và điều hòa. Sau khi sửa sang lại, họ báo tăng giá phòng trọ lên 2,8 triệu đồng, tiền điện từ 3.500 đồng lên 4.000 đồng một kWh. Theo chủ nhà, "mặt bằng khu này đều tăng, thêm nội thất tiện nghi hơn thì giá không thể như trước".

Nhẩm tính tiền thuê nhà tăng hơn 20%, Khánh muốn chuyển sang trọ khu khác rẻ hơn. Sau gần ba tuần tìm kiếm ở các quận như Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân... Khánh cho biết rất khó để tìm được phòng cho một người tầm giá 2-2,5 triệu đồng (gồm điện, nước, dịch vụ). Phòng giá dưới 2 triệu đồng, rẻ hơn mặt bằng chung, phần lớn là homestay hoặc hộp ngủ, diện tích 8-10 m2 cho một chỗ ngủ.

Nhìn căn phòng chia nhiều slot ngủ như ký túc xá để "nhồi nhét" thêm người, Khánh thấy ngột ngạt và lo an toàn cháy nổ. Thu nhập giảm, kinh tế khó khăn nên gánh khoản tiền nhà tăng cao càng áp lực hơn, nam tài xế chuyển sang tìm người ở ghép cùng nhà trọ cũ để chia tiền phòng.

Click vào để đọc chi tiết bài viết!

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Ba luật Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh bất động sản sửa đổi dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8, thay vì tháng 7 như kế hoạch tại Nghị quyết của Chính phủ.

Thông tin này nêu tại công điện ngày 26/5 của Chính phủ, do Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký, gửi Chủ tịch UBND, HĐND các tỉnh, thành phố.

Theo đó, Chính phủ đề nghị các lãnh đạo này chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản sửa đổi và Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi. Các địa phương cần hoàn thành công việc này trong tháng 6.

Yêu cầu trên nhằm xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ để triển khai ngay sau khi các luật trên được Quốc hội đồng ý cho phép có hiệu lực sớm - dự kiến từ ngày 1/8/2024.

Như vậy, thời hạn có hiệu lực ba luật trên lùi thêm một tháng, thay vì tháng 7 như dự kiến nêu tại Nghị quyết của Chính phủ hôm 17/5. Dù vậy, mốc này cũng sớm hơn hiệu lực Quốc hội thông qua 1/1/2025, tại kỳ họp đầu năm nay là 5 tháng.

Click vào để đọc chi tiết bài viết!

II - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH CỦA CHUYÊN GIA

Cú hích từ hạ tầng tạo động lực cho BĐS khu Đông Thành phố Hồ Chí Minh bứt phá

TP. Thủ Đức được ví như “đại công trường” hạ tầng nghìn tỷ của khu Đông Thành phố Hồ Chí Minh cùng hàng loạt công trình trọng điểm liên tục được thúc đẩy đầu tư. Với định hướng phát triển để trở thành “cực tăng trưởng” mới, đô thị sáng tạo hàng đầu, đây chính là đích đến tiềm năng, hấp dẫn với các nhà đầu tư.

Hạ tầng tạo "sức bật" cho BĐS khu Đông Thành phố Hồ Chí Minh

Với định hướng trở thành thành phố thông minh, hiện đại và "hạt nhân" của đô thị sáng tạo phía Đông, TP. Thủ Đức không ngừng chứng kiến sự bùng nổ của các dự án hạ tầng trọng điểm. Thời gian qua, hàng loạt dự án đầu tư hạ tầng quy mô tại đây cũng liên tục được triển khai và đẩy nhanh tốc độ thực hiện.

Nổi bật trong đó là dự án tuyến đường Vành đai 3 với chiều dài hơn 76km, tổng mức đầu tư gần 75.400 tỷ đồng được khởi công xây dựng từ tháng 6/2023 và dự kiến thông xe vào năm 2026 sẽ là tuyến đường huyết mạch, giúp mở ra không gian phát triển đô thị cho cả vùng kinh tế phía Nam. Đặc biệt, đoạn Vành đai 3 thuộc TP. Thủ Đức hứa hẹn mở rộng mạng lưới phát triển liên kết vùng cho cả Thành phố Hồ Chí Minh và vùng miền Nam.

Tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên, hiện đang hoàn thiện những hạng mục cuối chuẩn bị khai thác thương mại trong quý 4/2024. Dự án đường sắt đô thị đầu tiên ở Thành phố Hồ Chí Minh này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng tầm không gian đô thị, đồng thời bổ sung phương thức vận chuyển khối lượng lớn từ trung tâm thành phố đến cửa ngõ phía Đông. Khi đưa vào khai thác, ngoài việc phục vụ cho sự phát triển chung của thành phố về phía Đông, dự án còn kết nối Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh (SHTP), Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, các khu dân cư, đô thị mới.

Click vào để đọc chi tiết bài viết!

Phân khúc bất động sản duy trì vị thế "ngôi sao đang lên" sẽ gặp khó khi Luật Đất đai mới chính thức có hiệu lực?

Theo nhận định mới đây từ Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), trong những năm gần đây, với nhiều chính sách đầu tư và hỗ trợ từ Chính phủ, cùng với việc cải thiện cơ sở hạ tầng và vị trí chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu,.. bất động sản công nghiệp nổi lên, liên tục duy trì là phân khúc dẫn đầu trong thị trường bất động sản Việt Nam, thu hút sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Sự phát triển mạnh mẽ của phân khúc này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế quốc gia, cải thiện cơ sở hạ tầng, và tạo ra nhiều cơ hội việc làm.

Theo đó, nhờ vào môi trường chính trị ổn định, chi phí lao động cạnh tranh, và các chính sách ưu đãi thuế, Việt Nam được đánh giá là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là từ Trung Quốc, cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu bất động sản công nghiệp tại Việt Nam.

Sự phát triển mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông và logistics, khi Chính phủ đã và đang đầu tư mạnh mẽ vào việc nâng cấp hạ tầng giao thông như hệ thống cảng biển, sân bay, và mạng lưới đường bộ, giúp kết nối tốt hơn giữa các khu công nghiệp và các thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam bùng nổ.

Đặc biệt là cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư khi Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) như CPTPP, EVFTA, và RCEP.

Dữ liệu nghiên cứu của VARS cho thấy, tính đến hết quý 1/2024, cả nước có 418 Khu công nghiệp (trong đó có 4 khu chế xuất) đã thành lập tại 61/63 tỉnh, thành phố với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 129,9 nghìn ha. Tổng diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 89,2 nghìn ha. Bao gồm 371 KCN nằm ngoài các khu kinh tế (KKT), 39 KCN nằm trong các KKT ven biển, 8 KCN nằm trong các KKT cửa khẩu

Click vào để đọc chi tiết bài viết!

Động lực bứt phá của bất động sản khu Đông Sài Gòn

Bất động sản khu Đông TP HCM nhiều tiềm năng tăng trưởng nhờ định hướng quy hoạch và hạ tầng giao thông được đầu tư mạnh mẽ, theo chuyên gia.

Cách đây 4 năm, TP HCM xây dựng chiến lược thành lập thành phố Thủ Đức (khu đô thị sáng tạo phía Đông), trên cơ sở sáp nhập quận 2, 9 và Thủ Đức. Với tổng diện tích tự nhiên khoảng 21.000 ha và quy mô dân số hơn một triệu người, Thủ Đức trở thành "thành phố trong thành phố" đầu tiên của Việt Nam.

Hàng nghìn tỷ đồng được dành đầu tư phát triển hạ tầng giao thông tại đây. Trong hơn 200 dự án hạ tầng giao thông với tổng vốn 350.000 tỷ đồng dành cho TP HCM, có đến 70% đổ vào khu Đông. Những dự án góp phần tăng khả năng kết nối với các khu vực bao gồm: dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội, nút giao Mỹ Thủy, Đồng Văn Cống, cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, đại lộ Mai Chí Thọ, dự án 4 cầu Thủ Thiêm kết nối về Cát Lái, Thạnh Mỹ Lợi...

Chia sẻ trong tọa đàm "Khám phá cơ hội đầu tư - Đón đầu Quy hoạch phát triển TP HCM" mới đây, tiến sĩ Trần Đình Thiên - Thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận xét, khu Đông TP HCM, trong đó có TP Thủ Đức tương lai sẽ có hạ tầng kết nối hiện đại, thông thoáng khi là tâm điểm kết nối giữa hai sân bay quốc tế, cùng tuyến đường sắt trên cao và cảng biển. Tại đây vừa có thành phố xanh, khu trung tâm thể thao, mang dáng dấp một đô thị đua tranh với quốc tế, nơi xứng đáng để sống, để cống hiến trí tuệ và sự sáng tạo.

Click vào để đọc chi tiết bài viết!

III- TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ CHÍNH SÁCH, QUẢN LÝ

Đề xuất sửa đổi để 3 luật liên quan bất động sản có hiệu lực sớm

Chính phủ đề xuất Quốc hội xây dựng luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản, để các luật này có hiệu lực sớm từ 1/8.

Thông tin này được nêu trong Nghị quyết 79 của Chính phủ ngày 27/5. Trước đó, ngày 26/5, Bộ Tài nguyên và Môi trường có tờ trình về xây dựng luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Đất đai 2024, Nhà ở 2023, Kinh doanh bất động sản 2023 và luật Các tổ chức tín dụng 2024.

Động thái trên của Chính phủ nhằm sửa điều khoản về hiệu lực thi hành, để các luật này sớm đi vào cuộc sống, thay vì từ 1/1/2025.

Hiện, ba luật gồm Đất đai 2024, Nhà ở và Kinh doanh bất động sản 2023 dự kiến có hiệu lực từ 1/8, nếu được Quốc hội thông qua. Đây là các luật có tác động quan trọng, giúp gỡ nhiều vướng mắc trên thị trường bất động sản hiện nay.

Bộ trưởng Tư pháp sẽ thừa ủy quyền Thủ tướng ký tờ trình của Chính phủ, đề nghị Ủy ban Thường vụ xem xét, trình Quốc hội bổ sung đề nghị xây dựng luật kể trên vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Từ đó, Quốc hội có thể xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 7 đang diễn ra.

Click vào để đọc chi tiết bài viết!

IV -  TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ QUY HOẠCH TRÊN CẢ NƯỚC

Trước năm 2035, Hà Nội hoàn thành 14 tuyến đường sắt đô thị và cầu vượt sông Hồng

Kết luận của Bộ Chính trị về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 nêu rõ tầm quan trọng của việc tăng cường kết nối vùng, nhất là kết nối giao thông, logistics để phát huy thế mạnh hệ thống giao thông đường thuỷ, đường bộ, hàng không, đường sắt của Thủ đô Hà Nội, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa Hà Nội với các địa phương trong vùng và cả nước. 

Trong kết luận, Bộ Chính trị thống nhất về sự cần thiết bổ sung chức năng lưỡng dụng cho các sân bay quân sự Gia Lâm, Hoà Lạc; đồng thời, nghiên cứu thành lập sân bay thứ hai. 

"Tuy nhiên, cần nghiên cứu tính toán kỹ lưỡng về sự phù hợp, các tác động đến kinh tế - xã hội của Thủ đô và các địa phương lân cận để xác định địa điểm đặt sân bay thứ hai, bảo đảm hiệu quả, phù hợp với thực tiễn phát triển của Thủ đô và khu vực Đồng bằng sông Hồng", Bộ Chính trị nêu rõ.

Bộ Chính trị cũng lưu ý cần ưu tiên triển khai sớm việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị. Riêng việc đề xuất tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đi xuyên tâm qua khu trung tâm thành phố Hà Nội, qua ga Hà Nội theo đề xuất của Ban cán sự đảng Chính phủ, đề nghị tiếp tục nghiên cứu cẩn trọng, đánh giá tính khả thi, hiệu quả cũng như sự phù hợp, đồng bộ với quy hoạch mạng lưới đường sắt.

"Đẩy mạnh khâu đột phá về kết cấu hạ tầng, trong đó ưu tiên quy hoạch, xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị, phấn đấu trước năm 2035 hoàn thành xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị và các đường vành đai, các nút giao thông cửa ngõ, hệ thống cầu qua sông Hồng".

Kết luận của Bộ Chính trị.

Nhờ đẩy mạnh phát triển hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông nội đô, hạ tầng đô thị sẽ giúp Hà Nội mở rộng không gian phát triển, tăng cường khả năng kết nối, giảm ùn tắc giao thông.

Bên cạnh đó, cần quan tâm hệ thống giao thông kết nối vùng và quốc tế, bao gồm cả đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, hàng không. 

Ngoài ra, Bộ Chính trị cũng lưu ý phát triển hệ thống giao thông công cộng tích hợp giữa các loại hình xe đạp, xe buýt, đường sắt đô thị gắn với lộ trình, cơ chế, chính sách đột phá đối với chuyển đổi giao thông xanh. 

Về đầu tư các cầu bắc qua sông Hồng, trong năm 2024, thành phố phấn đấu khởi công dự án cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên có tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng; cầu Trần Hưng Đạo (dự kiến tổng mức đầu tư 16.100 tỷ đồng) vào quý 4/2024

.Click vào để đọc chi tiết bài viết!

Tin tức tổng hợp giá cả thị trường bất động sản tháng 4 năm 2024

Tiêu điểm tin tức bất động sản tháng 4: giá chung cư tăng phi mã

Tin tức tổng hợp về phân tích nhận định của chuyên gia tháng 04 năm 2024

Tin tức tổng hợp chính sách pháp luật về bất động sản tháng 4 năm 2024

Tin tức tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 4 năm 2024




Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan