Tin tức
25/05 2024

Tin tức bất động sản Times Pro tổng hợp từ 20/5 đến 25/5/2024

  • 311
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tổng hợp tin tức bất động sản tâm điểm trên địa bàn cả nước Times Pro tổng hợp từ ngày 20/5 đến 25/5/2024 gồm các tin chính sau

  1. Đất nền đang bước vào chu kỳ tăng giá mới, “sốt đất” sẽ xảy ra?
  2. Người mua nhà, đất ở đang phải trả một khoản tiền lớn cho giới đầu cơ
  3. Nhà ở xã hội tại Hà Nội: Nơi xếp hàng từ 2h sáng nộp hồ sơ, nơi mở bán 26 lần vẫn ế
  4. Hà Nội: Nhu cầu về nhà ở của người lao động đang vượt xa khả năng cung ứng
  5. Các ông lớn bất động sản vào cuộc đua xây nhà xã hội
  6. “Giật mình” với giá mở bán bất động sản mới, dự án sau vượt dự án trước, giá tăng không ngừng
  7. Nhà ở bình dân gần như biến mất, giấc mơ an cư ngày càng xa vời
  8. Từ năm 2025, sẽ chỉ còn 4 trường hợp được miễn tiền sử dụng đất, người dân cần biết
  9. 12 đối tượng đủ điều kiện sắp được mua nhà giá rẻ
  10. Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát và cắt giảm thủ tục hành chính về đất đai, nhà ở xã hội
  11. Tắc khâu thẩm định giá đất tại TPHCM: Hồ sơ dồn cục, dự án 'chết đứng
  12. Từ năm 2025, sẽ chỉ còn 4 trường hợp được miễn tiền sử dụng đất, người dân cần biết
  13. Khu vực sẽ được xây dựng sân bay 9.000 tỷ, rộng gần 250 ha, ở tỉnh giàu có bậc nhất Việt Nam
  14. Hà Nội tìm nhà đầu tư cho loạt dự án khu đô thị, nhà xã hội
  15. Hà Nội muốn mời đầu tư dự án cầu Trần Hưng Đạo, nối 2 quận trung tâm Thủ đô với sân bay, vốn sơ bộ hơn 8.600 tỷ đồng
  16. Hà Nội muốn mời đầu tư 16 dự án nhà ở vốn hơn 117.000 tỷ đồng

I - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ GIÁ CẢ & THỊ TRƯỜNG

Đất nền đang bước vào chu kỳ tăng giá mới, “sốt đất” sẽ xảy ra?

Ngày 17/5 vừa qua, Chính phủ đồng ý với đề xuất về việc xây dựng Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi bổ sung Luật Đất đai 2024 theo hướng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024 thay vì ngày 1/1/2025. Việc Luật Đất đai sớm có hiệu lực được kỳ vọng sẽ “thổi luồng gió mới” giúp thị trường bất động sản khởi sắc trở lại.

Ông Lê Bảo Long - Giám đốc Chiến lược của Batdongsan.com.vn khẳng định, khả năng giá bất động sản sẽ tăng là rất cao sau khi luật có hiệu lực. Những điều khoản mới từ 3 bộ luật giúp thúc đẩy mức độ chính xác trong việc cập nhật giá đất tăng lên cao hơn. Như điều 159 Luật Đất đai 2024 quy định bỏ khung giá đất và yêu cầu bảng giá đất cập nhật hàng năm (thay vì 05 năm/lần).

Thứ nhất, Chính phủ quy định việc xác định Bảng giá đất do UBND tỉnh (so với trước là phải tham khảo Khung giá đất) được cập nhật hàng năm, trao quyền và trách nhiệm xuống địa phương. Như vậy sẽ giúp giá đất được định hướng theo sát với tình hình thực tế của từng địa phương hơn trước đây.

Thứ hai là về phương pháp định giá mới. Trước đây thị trường có 5 phương pháp định giá đất, còn theo luật mới thì loại bỏ phương pháp chiết trừ và 4 phương pháp còn lại như so sánh, thu nhập, thặng dư và theo hệ số giá đất cũng đã có quy định chi tiết hơn rất nhiều về việc thực hiện cụ thể. Những quy định cụ thể hơn sẽ giúp việc định giá đất minh bạch, rõ ràng, bám sát với thực tế.

Thứ ba là Luật mới sửa đổi có bổ sung chi tiết về các điều kiện để cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho các lô đất đang sử dụng chưa có sổ, không vướng tranh chấp. Số lượng sản phẩm đất thuộc diện này trên thị trường hiện tồn đọng rất nhiều và một khi được khơi thông pháp lý, chắc chắn cũng mang đến cơ hội thanh khoản và tăng giá tốt hơn không chỉ cho chính bản thân những sản phẩm đất thuộc diện này mà cả các loại hình bất động sản khác ở cùng khu vực.

Từ ba điểm trên, ông Lê Bảo Long dự báo, giá bất động sản sẽ tăng sau năm 2025. Đất nền sẽ là loại hình bị tác động mạnh nhất vì còn chịu thêm ảnh hưởng từ quy định cấm phân lô bán nền tại 105 thành phố và thị xã.

Liên quan tới quy định siết phân lô, bán nền này, nhiều chuyên gia lĩnh vực bất động sản cho rằng, trong hơn một năm tới thị trường đất nền sẽ có nhiều biến động mạnh. Việc siết phân lô bán nền sẽ khiến nguồn cung trở nên khan hiếm và giá có thể bị đẩy lên cao.

Click để đọc chi tiết bài viết!

Người mua nhà, đất ở đang phải trả một khoản tiền lớn cho giới đầu cơ

Sáng 20-5, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, trình bày báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2024, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết bên cạnh những kết quả đạt được, diễn biến tình hình KT-XH những tháng đầu năm 2024 cũng bộc lộ những khó khăn, thách thức.

Tốc độ tăng trưởng GDP Quý I-2024 dù cải thiện nhưng chưa quay lại quỹ đạo cần thiết, chưa đủ để tạo ra những bước đột phá cho phát triển bền vững và chưa thể giúp nước ta thoát khỏi nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Các cực tăng trưởng chưa thực sự phát huy được vai trò liên kết và thúc đẩy các vùng, đồng thời, cũng chịu tác động từ sự suy giảm chung của kinh tế trong nước và thế giới.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cao hơn số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường. Chi phí vận tải tăng khá mạnh, nhất là đường biển, tỉ giá biến động bất thường trong những tháng đầu năm cũng là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp.

Thị trường tài chính, tiền tệ còn tiềm ẩn rủi ro, thách thức, tỉ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng. Tăng trưởng tín dụng thấp trong bối cảnh mặt bằng lãi suất đã giảm cho thấy khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp còn hạn chế; tín dụng xanh cho phát triển bền vững còn gặp nhiều thách thức.

Quản lý thị trường vàng còn nhiều bất cập, giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch lớn, tình trạng buôn lậu vàng diễn biến phức tạp.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đánh giá thị trường bất động sản có tín hiệu phục hồi nhưng còn khó khăn, nhất là về quy trình, thủ tục phát triển các dự án nhà ở xã hội, xuất hiện tình trạng "lách luật" để đầu tư, mua bán căn hộ nhà ở xã hội; tiến độ triển khai gói cho vay nhà ở xã hội 120 ngàn tỉ đồng còn chậm, chưa đáp ứng kỳ vọng đề ra. Doanh nghiệp bất động sản tiếp tục đối mặt khó khăn về thanh khoản, dòng tiền.

Click để đọc chi tiết bài viết!

Nhà ở xã hội tại Hà Nội: Nơi xếp hàng từ 2h sáng nộp hồ sơ, nơi mở bán 26 lần vẫn ế

Mỗi ngày, hàng chục người xếp hàng từ 2h trước văn phòng chủ đầu tư để nộp hồ sơ để mua nhà ở xã hội NHS Trung Văn. Sau đó, họ lại tiếp tục xếp hàng từ 4h sáng để bốc thăm với tỷ lệ 1 chọi 9. Trong khi đó, Tổ hợp Nhà ở xã hội và Dịch vụ thương mại AZ Thăng Long mở bán lần thứ 26 vẫn ế.

Click để đọc chi tiết bài viết!

Hà Nội: Nhu cầu về nhà ở của người lao động đang vượt xa khả năng cung ứng

 Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết thông tin trên tại cuộc đối thoại với công nhân lao động Thủ đô năm 2024, sáng 23/5. 

VẪN CÒN VƯỚNG MẮC TRONG THỦ TỤC ĐẦU TƯ XÂY NHÀ Ở XÃ HỘI

Nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân tiếp tục là một trong những vấn đề “nóng” được người lao động quan tâm tại hội nghị.

Đề cập đến nội dung này, ông Nguyễn Văn Nam, Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Hãng sơn Đông Á (Gia Lâm, Hà Nội), cho biết sau dự án nhà ở xã hội Khu đô thị Đặng Xá thì huyện Gia Lâm không còn dự án nhà ở xã hội nào được xây dựng.

Trong khi đó, hiện nay, trên địa bàn có nhiều khu công nghiệp có đông công nhân lao động, vợ chồng trẻ phải đi thuê nhà trọ. Vì thế, ông đề nghị thành phố xem xét có thêm các dự án nhà ở xã hội và các chính sách hỗ trợ vay mua nhà ở xã hội.

Tương tự, công nhân Phan Chí Thành, Công ty TNHH Canon Việt Nam (thuộc Công đoàn các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội) cũng đề nghị thành phố ban hành các cơ chế, chính sách giải quyết vướng mắc xoay quanh câu chuyện thủ tục đầu tư, phát triển nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân lao động.

Cũng quan tâm đến vấn đề nhà ở, chị Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên Trường Trung học cơ sở Cổ Đông (Sơn Tây, Hà Nội) nêu thực tế hiện nay, Liên đoàn Lao động TP. Hà Nội đã có quỹ trợ vốn cho công nhân lao động nghèo phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên nguồn vốn ít, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của đoàn viên, người lao động.

Click để đọc chi tiết bài viết!

II - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH CỦA CHUYÊN GIA

Các ông lớn bất động sản vào cuộc đua xây nhà xã hội

Nhiều doanh nghiệp bất động sản, trong đó có những ông lớn vốn chỉ làm dự án cao cấp, nghỉ dưỡng, đã tính xây nhà ở xã hội với quy mô chục nghìn căn.

Cuộc đua xây dựng nhà ở xã hội bắt đầu nóng từ đầu năm 2023 khi thị trường bất động sản rơi giai đoạn khó khăn nhất. Khi phần lớn phân khúc đều rơi vào trầm lắng, thanh khoản kém, nhất là các sản phẩm cao cấp, nhà ở xã hội và nhà thương mại bình dân duy trì lực cầu lớn nhưng nguồn cung thiếu hụt.

Nhiều chuyên gia trong ngành chỉ ra nhà xã hội chính là "phao cứu sinh" của doanh nghiệp địa ốc. Tuy nhiên, xuyên suốt năm ngoái, xây nhà xã hội chủ yếu nằm ở kế hoạch và việc tìm hiểu đầu tư. Đến nửa đầu năm 2024, cuộc đua xây nhà xã hội nóng lại và được các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ.

Mới đây, Tập đoàn địa ốc Hoàng Quân đã ký hợp tác chiến lược với Novaland để xây nhà ở xã hội tại TP HCM và các tỉnh phía Nam, mục tiêu hoàn thành 3.000 căn trong năm nay. Theo thỏa thuận, Địa ốc Hoàng Quân và Novaland sẽ cùng đóng góp tài chính, năng lực, kinh nghiệm, khai thác quỹ đất sẵn có của cả hai để xây dựng các dự án nhà xã hội tại TP HCM và nhiều địa phương khác như Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Long An...

Trong tài liệu Đại hội đồng cổ đông 2024, Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân Trương Anh Tuấn cho biết doanh nghiệp sẽ hoàn thành ít nhất 50 dự án nhà xã hội với khoảng 50.000 sản phẩm tại TP HCM, Đồng Nai, Long An đến năm 2030. Trong năm nay, doanh nghiệp sẽ tích cực tìm kiếm quỹ đất để phát triển dự án.

Lần hợp tác này với Hoàng Quân cũng đánh dấu việc Novaland tham gia xây nhà ở xã hội. Trước đây, doanh nghiệp này chủ yếu phát triển các dự án thương mại cao cấp, nghỉ dưỡng. Tại một hội nghị với Thủ tướng, lãnh đạo Novaland từng tuyên bố sẵn sàng nhận nhiệm vụ phát triển 200.000 căn nhà xã hội tại các tỉnh phía Nam.

Trong tài liệu chuẩn bị cho phiên họp thường niên cuối tháng 5, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) cũng cho biết muốn làm gần 10.000 căn nhà ở xã hội tại nhiều địa phương, tập trung ở Hà Nội, Hà Nam, Đồng Nai. Hancorp là doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng, được biết đến chủ đầu tư của nhiều dự án nhà ở khu vực Tây Hồ Tây.

Click để đọc chi tiết bài viết!

“Giật mình” với giá mở bán bất động sản mới, dự án sau vượt dự án trước, giá tăng không ngừng

Thị trường căn hộ chung cư đang dần hạ nhiệt, nhưng giá vẫn còn neo ở mức cao, nhất là ở 2 thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội. Nguồn cùng ít ỏi cùng với thông tin về giá bán các dự án mới tăng cao chóng mặt, khiến tâm lý người mua nhà ngày càng e ngại.

Giá dự án mới liên tục tăng cao, thiết lập mặt bằng giá mới

Cách đây khoảng 3-4 năm về trước, tại thị trường Hà Nội, khu vực Tây Mỗ (Nam Từ Liêm), Bắc An Khánh, Nam An Khánh (Hoài Đức) rao bán căn hộ chung cư với giá chỉ từ 20-25 triệu/m2. Hiện tại, giá bán các căn hộ khu vực này đã lên tới khoảng 60-100 triệu đồng/m2. Trong đó, giá cao nhất được ghi nhận ở căn hộ đã hoàn thiện Lumiere EverGreen khi chạm mức 100 triệu đồng/m2. Dự án Lumi Hanoi với mức giá từ 60-80 triệu đồng/m2 cũng đã gây sốt trên thị trường căn hộ trong quý 1/2024 vừa qua. 

Trước đó, dự án The Canopy Residences hay chung cư Masteri West Heights tại cửa ngõ phía Tây cũng được rao bán với giá trung bình từ 70-100 triệu/m2. Hay mới đây nhất là thông tin về giá bán của dự án The Solar Park (MIK làm chủ đầu tư), cũng dao động trên dưới 80 triệu/m2.

Còn tại khu vực phía Đông, nguồn cung chủ yếu tập trung tại Khu đô thị Vinhomes Ocean Park Gia Lâm với 2 dự án lớn khu cao tầng The Zurich (Vinhomes & Mitsubishi Corporation làm chủ đầu tư) và khu căn hộ H1 The Nomad phân khu Hawaii Masteri Waterfront (bởi Masterise Homes). Giá các căn hộ tại đây cũng được chào bán vào khoảng 60-70 triệu đồng/m2.

Ở phân khúc thấp tầng, khu vực Ciputra trước đây có giá khoảng 200 triệu/m2 nhưng giờ đã tăng lên ngưỡng 400-500 triệu mỗi m2. 

Click để đọc chi tiết bài viết!

Nhà ở bình dân gần như biến mất, giấc mơ an cư ngày càng xa vời

Phát biểu tại tọa đàm "Triển khai Đề tài nghiên cứu khoa học: Tạo lập thị trường nhà ở thương mại vừa túi tiền: Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất chính sách cho Việt Nam" do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam vừa tổ chức, TS. Đoàn Văn Bình, Chủ nhiệm Đề tài, nhận định có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.

Ví như chính sách, pháp luật chưa hoàn thiện, thủ tục hành chính phức tạp, kéo dài, chi phí đầu vào như lãi vay ngân hàng, vật liệu, thiết bị, nhân công đều tăng cao…, khiến các nhà phát triển mất quá nhiều công sức, thời gian để có thể triển khai một dự án. Vì vậy, cộng đồng doanh nghiệp không mặn mà với các dự án nhà ở vừa túi tiền.

CẦN MỘT LỐI ĐI ĐỂ THỊ TRƯỜNG KHÔNG CÒN BẾ TẮC

Trong bối cảnh khó khăn về nguồn cung của thị trường bất động sản, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, các chuyên gia, các nhà khoa học, Ban chủ nhiệm đề tài đã thảo luận và thống nhất để tìm thêm hướng đi mới cho phân khúc nhà ở thương mại vừa túi tiền.

“Thị trường bất động sản hiện nay đang "đóng băng", trong khi người dân lại rất cần nhà ở, dẫn đến cả chủ đầu tư và người tiêu dùng đều đang bế tắc. Do đó, thị trường cần tìm ra một lối đi. Với lối đi truyền thống như hiện nay, trên thị trường đa phần là nhà giá cao và có rất ít nhà ở xã hội. Như vậy, bế tắc vẫn bế tắc. Càng dựa vào biện pháp hành chính nhà nước, chúng ta càng không giải quyết được vấn đề cơ bản của thị trường, vấn đề tiếp cận nhà ở có giá hợp lý cho người thu nhập thấp", TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá.

Click để đọc chi tiết bài viết!

Từ năm 2025, sẽ chỉ còn 4 trường hợp được miễn tiền sử dụng đất, người dân cần biết

Cụ thể, tại Điều 18 dự thảo Nghị định đề xuất 04 trường hợp sau đây được miễn tiền sử dụng đất:

Trường hợp 1: Miễn tiền sử dụng đất khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất (cấp Giấy chứng nhận) cho người sử dụng đất trong các trường hợp sau:

- Để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với thương binh hoặc bệnh binh không có khả năng lao động, hộ gia đình liệt sỹ không còn lao động chính;

- Người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo.

- Đất ở cho người phải di dời do thiên tai, di dời khi Nhà nước thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người. 

- Giao đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất gắn liền với nhà ở phải di chuyển chỗ ở do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người mà không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở và không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi.

Trường hợp 2: Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi cấp Giấy chứng nhận lần đầu đối với đất do chuyển mục đích sử dụng từ đất không phải là đất ở sang đất ở do tách hộ đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi theo Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định.

Trường hợp 3: Miễn tiền sử dụng đất đối với đất ở trong hạn mức giao đất ở (bao gồm giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận cho người đang sử dụng đất) đối với người có công với cách mạng mà thuộc diện được miễn tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về người có công. (đề xuất mới)

Trường hợp 4: Việc miễn tiền sử dụng đất trong các trường hợp khác được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Luật Đất đai 2024.

Click để đọc chi tiết bài viết!

III- TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ CHÍNH SÁCH, QUẢN LÝ

12 đối tượng đủ điều kiện sắp được mua nhà giá rẻ

Điều 76 Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 quy định có 12 đối tượng được mua nhà ở xã hội nếu đáp ứng các điều kiện, cụ thể gồm có:

  1. Người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thuộc trường hợp được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
  2. Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn.
  3. Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.
  4. Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.
  5. Người thu nhập thấp tại khu vực đô thị.
  6. Công nhân, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong và ngoài khu công nghiệp.
  7. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân công an, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ; người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang công tác.
  8. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
  9. Đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 4 Điều 125 của Luật này, trừ trường hợp bị thu hồi nhà ở công vụ do vi phạm quy định của Luật này.
  10. Hộ gia đình, cá nhân thuộc trường hợp bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
  11. Học sinh, sinh viên đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, trường chuyên biệt theo quy định của pháp luật; học sinh trường dân tộc nội trú công lập.
  12. Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong khu công nghiệp.

Bên cạnh đó, theo Điều 78 Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, đối tượng quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 76 ở trên khi mua, thuê mua nhà ở xã hội thì phải đáp ứng đủ 2 điều kiện sau đây:

Thứ nhất, điều kiện về nhà ở: Đối tượng quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 76 của Luật này để được mua, thuê mua nhà ở xã hội thì phải chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đó, chưa được mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở dưới mọi hình thức tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đó hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án nhà ở xã hội nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu.

Click để đọc chi tiết bài viết!

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát và cắt giảm thủ tục hành chính về đất đai, nhà ở xã hội

Chỉ thị của Thủ tướng nêu rõ, thơi gian qua, dù công tác cải cách thủ tục hành chính đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng vẫn còn những tồn tại, hạn chế như có sự chồng chéo trong các văn bản quy phạm pháp luật, còn nhiều khâu trung gian trong việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, việc tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân còn hạn chế, còn tình trạng nhũng nhiễu tiêu cực ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương...

Để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên và tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương phục vụ người dân, doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm, đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về cải cách thủ tục hành chính tại các Chương trình, Đề án, Kế hoạch đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Cùng với đó, thực hiện nghiêm Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 5/1/2024 của Chính phủ, Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2024, Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 27/10/2023, Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong đó, Chỉ thị nêu rõ yêu cầu khẩn trương rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, nhà ở xã hội, tín dụng, tài nguyên khoáng sản.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khẩn trương rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực được giao, nhất là thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, nhà ở xã hội, tín dụng, tài nguyên khoáng sản… cũng như giấy phép liên quan đến hoạt động kinh doanh theo Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2024.

Thủ tướng yêu cầu gửi kết quả rà soát và đề xuất này tới Văn phòng Chính phủ chậm nhất trong tháng 5/2024 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức thực hiện phương án ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 

Cũng trong chỉ thị, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương công bố đầy đủ t hủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước với nhau và giữa các bộ, cơ quan với các Cục, Vụ và tương đương; xác định đúng phạm vi, thẩm quyền ban hành thủ tục hành chính nội bộ để rà soát, đơn giản hóa, bảo đảm mục tiêu, yêu cầu đề ra tại Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Tập trung triển khai cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến Phiếu lý lịch tư pháp theo Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm cắt giảm yêu cầu nộp Phiếu lý lịch tư pháp không hợp lý trong thực hiện thủ tục hành chính, bảo đảm tiến độ, thực chất, hiệu quả.

Click để đọc chi tiết bài viết!

Tắc khâu thẩm định giá đất tại TPHCM: Hồ sơ dồn cục, dự án 'chết đứng'

TPHCM hiện có cả trăm khu đất được Sở TN-MT nhiều lần mời thầu tư vấn thẩm định giá nhưng vẫn chưa có đơn vị tham gia. Việc khó mời đơn vị tư vấn, thẩm định giá đất khiến hàng loạt dự án bất động sản bị ách tắc trong việc hoàn thiện hồ sơ pháp lý, gây thất thu ngân sách và kéo theo nhiều hệ lụy.

Ngày 7/5 Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM (TN-MT) có thông báo công khai, mời chào cạnh tranh đơn vị tư vấn thẩm định giá cho nhiều địa chỉ nhà, đất và tất cả đều trong tình trạng đã mời hàng chục lần nhưng chưa có đơn vị tham gia. Sở có thư mời lần thứ 27, mời các đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất có diện tích 59.530m2 tại số 2 đường Phan Văn Hớn (ấp Tiền Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn). Khu đất này được quy hoạch đầu tư xây dựng nhà ở, do Công ty CP Đầu tư và Xây dựng An Thịnh làm chủ đầu tư. Dự án có quy mô 231 căn nhà liên kế vườn và 52 căn nhà vườn liên lập… Tuy nhiên từ năm 2010, khi dự án được phê duyệt đến nay vẫn chưa xác định được giá đất cụ thể để chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Tương tự, Sở TN-MT có thư mời lần thứ 30, mời các đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá khu đất ở xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn của Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Thành Chính. Khu đất này có diện tích hơn 4.400m2 được quy hoạch đầu tư xây dựng chợ. Dự án này được phê duyệt từ năm 2011 nhưng đến nay vẫn chưa xác định được giá đất để Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Thành Chính thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Khu đất 7.458m2 tại đường Phan Văn Trị (quận Gò Vấp) do Công ty CP Xe khách Sài Gòn thuê của UBND TPHCM cũng được Sở TN-MT mời thầu đến 29 lần, để chọn cạnh tranh đơn vị thẩm định giá đất nhưng vẫn chưa xong. Giá dự thầu của đơn vị tư vấn thẩm định giá được Sở TN-MT đưa ra trong khoảng từ 9,3 triệu đồng (mức sàn) đến 18,7 triệu đồng (mức trần) cho một bộ hồ sơ.

Sở TN-MT đang đăng tải trên website của Sở thông báo lần thứ 12 về việc chọn cạnh tranh đơn vị tư vấn có chức năng thẩm định giá đất của chung cư The Harmona (phường 14, quận Tân Bình). Từ năm 2013, chung cư The Harmona bàn giao nhà cho cư dân và năm 2016 thì các hộ dân mua nhà bắt đầu được cấp sổ hồng. Chung cư The Harmona có 582 căn hộ nhưng Văn phòng Đăng ký đất đai chỉ cấp sổ cho hơn 300 căn thì ngưng. Lý do bởi dự án chung cư The Harmona bị vướng mắc về nghĩa vụ tài chính đất đai bổ sung khi được điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc và được chuyển 20% quỹ căn hộ phục vụ tái định cư thành căn hộ thương mại. Tình cảnh không mời thầu được đơn vị tư vấn thẩm định giá đất các dự án diễn ra tương tự đối với chung cư Premium Central (quận 8), chung cư Moon Light Boulevard (quận Bình Tân), chung cư Richmond City (quận Bình Thạnh), chung cư Sài Gòn Mia (huyện Bình Chánh)…

Click để đọc chi tiết bài viết!

Từ năm 2025, sẽ chỉ còn 4 trường hợp được miễn tiền sử dụng đất, người dân cần biết

Cụ thể, tại Điều 18 dự thảo Nghị định đề xuất 04 trường hợp sau đây được miễn tiền sử dụng đất:

Trường hợp 1: Miễn tiền sử dụng đất khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất (cấp Giấy chứng nhận) cho người sử dụng đất trong các trường hợp sau:

- Để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với thương binh hoặc bệnh binh không có khả năng lao động, hộ gia đình liệt sỹ không còn lao động chính;

- Người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo.

- Đất ở cho người phải di dời do thiên tai, di dời khi Nhà nước thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người. 

- Giao đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất gắn liền với nhà ở phải di chuyển chỗ ở do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người mà không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở và không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi.

Trường hợp 2: Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi cấp Giấy chứng nhận lần đầu đối với đất do chuyển mục đích sử dụng từ đất không phải là đất ở sang đất ở do tách hộ đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi theo Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định.

Trường hợp 3: Miễn tiền sử dụng đất đối với đất ở trong hạn mức giao đất ở (bao gồm giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận cho người đang sử dụng đất) đối với người có công với cách mạng mà thuộc diện được miễn tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về người có công. (đề xuất mới)

Trường hợp 4: Việc miễn tiền sử dụng đất trong các trường hợp khác được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Luật Đất đai 2024.

Click để đọc chi tiết bài viết!

IV -  TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ QUY HOẠCH TRÊN CẢ NƯỚC

Khu vực sẽ được xây dựng sân bay 9.000 tỷ, rộng gần 250 ha, ở tỉnh giàu có bậc nhất Việt Nam

Dự án sân bay Gò Găng với mức đầu tư hơn 9.000 tỷ đồng dự kiến sẽ thay thế sân bay Vũng Tàu, trở thành sân bay lớn nhất cả tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Click để đọc chi tiết bài viết!

Hà Nội tìm nhà đầu tư cho loạt dự án khu đô thị, nhà xã hội

Trong số 36 dự án Hà Nội vừa công bố thu hút đầu tư đợt 1 năm 2024, có tới 16 dự án khu đô thị, nhà ở xã hội với tổng quy mô hơn 930ha, vốn sơ bộ trên 117.000 tỷ đồng.

UBND TP Hà Nội vừa công bố danh mục dự án thu hút đầu tư đợt 1 năm nay. Trong đó, 36 dự án nằm ở các lĩnh vực bao gồm: xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, xử lý nước thải, rác thải, khu đô thị, nhà ở xã hội (NOXH), trung tâm thương mại, chợ, khách sạn 5 sao, công viên vui chơi giải trí. 

Đáng chú ý, có 16 dự án thu hút đầu tư xây dựng khu đô thị và NOXH đều theo hình thức đầu tư vốn ngoài ngân sách, hình thức lựa chọn nhà đầu tư là tiến hành đấu thầu rộng rãi.

Trong đó, huyện Đông Anh có số lượng dự án kêu gọi đầu tư nhiều nhất, với 4 khu đô thị mới. Cụ thể, khu đô thị mới G3 tại 2 xã Kim Chung và Đại Mạch, quy mô 79,9ha, mức đầu tư 8.127 tỷ đồng; khu đô thị G13 tại xã Mai Lâm và Đông Hội, quy mô 44,2ha, mức đầu tư 3.113 tỷ đồng; khu đô thị G8 tại xã Kim Nỗ và Kim Chung với quy mô 46,6ha, mức đầu tư 3.153 tỷ đồng; khu đô thị mới G17 tại xã Nam Hồng, quy mô 20,6ha, mức đầu tư 5.892 tỷ đồng. 

Huyện Thanh Trì có 3 dự án, bao gồm: Khu đô thị mới xã Liên Ninh có quy mô 30,1ha, mức đầu tư 3.116 tỷ đồng; C3-1 tại xã Đại Áng với quy mô 27,4ha, mức đầu tư 667 tỷ đồng; khu đô thị mới Hữu Hòa tại xã Hữu Hòa với diện tích 137,7ha, tổng vốn đầu tư 12.679 tỷ đồng.

Click để đọc chi tiết bài viết!

Hà Nội muốn mời đầu tư dự án cầu Trần Hưng Đạo, nối 2 quận trung tâm Thủ đô với sân bay, vốn sơ bộ hơn 8.600 tỷ đồng

 

Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội đã tiến hành công bố danh mục dự án thu hút đầu tư năm 2024 đợt 1, trong đó có dự án cầu Trần Hưng Đạo.

Theo đó, dự án này nằm tại 3 quận Long Biên, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm. Cầu Trần Hưng Đạo có tổng mức đầu tư sơ bộ 8.671 tỷ đồng, đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Tiến độ thực hiện năm 2024-2027.

Cầu được xây dựng với chiều dài 5,5 km, quy mô 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe đạp, 2 làn đi bộ, tốc độ thiết kế 80km/h.

Về vị trí xây dựng, phía quận Hoàn Kiếm, dự án cầu Trần Hưng Đạo đi qua phần lớn phố Vạn Kiếp, nằm gần với bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Còn phía quận Long Biên, tại đoạn gần sông Hồng cầu Trần Hưng Đạo nằm tiếp giáp với khu dân cư. Sau đó, đường Trần Hưng Đạo giao với đường Cổ Linh. Tiếp tục, là đường nối cầu Trần Hưng Đạo tới đường Nguyễn Văn Linh. Đoạn này sẽ nằm giữa hồ Lâm Du và sân bay Gia Lâm.

Theo Quy hoạch Giao thông Vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cầu Trần Hưng Đạo nằm trong 18 công trình đường bộ vượt sông Hồng sẽ được xây dựng khu vực Hà Nội.

Cầu Trần Hưng Đạo khi được xây dựng và hoàn thiện sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc kết nối hai bờ sông Hồng, góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông theo quy hoạch, giảm thiểu ùn tắc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô…

Click để đọc chi tiết bài viết!

Hà Nội muốn mời đầu tư 16 dự án nhà ở vốn hơn 117.000 tỷ đồng

 

Theo danh sách thu hút đầu tư đợt 1 năm nay, TP Hà Nội có 36 dự án, trong đó có 16 dự án xây dựng khu đô thị mới, nhà ở xã hội. Các dự án này có mức vốn đầu tư sơ bộ khoảng 117.330 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ nay đến năm 2033.

Huyện Đông Anh có nhiều dự án nhất với 7 dự án gồm. 4 khu đô thị mới và 3 nhà ở xã hội. 4 khu đô thị mới này nằm tại các xã Kim Chung, Đại Mạch, Mai Lâm, Đông Hội, Kim Nỗ, Nam Hồng với tổng quy mô trên 190 ha. Hai dự án ở xã hội đều nằm tại xã Tiên Dương với diện tích 84 ha. Còn một dự án nhà xã hội khác tại xã Đại Mạch.

Tiếp sau đó là huyện Thanh Trì có 3 dự án khu đô thị muốn thu hút đầu tư đợt này. Trong đó, khu đô thị Hữu Hòa quy mô gần 138 ha, vốn trên 12.600 tỷ đồng.

Huyện Mê Linh cũng có 2 dự án khu đô thị và 1 nhà ở xã hội. Khu đô thị mới Mê Linh và Đại Thịnh lần lượt có quy mô 40,6 ha, 33,4 ha, vốn hơn 2.500 tỷ và 2.410 tỷ đồng. Hai dự án này đều Công ty cổ phần Bất động sản Taseco chủ trì đề xuất.

Tại huyện Đan Phượng, 2 dự án quy mô khá lớn muốn mời đầu tư năm nay là khu đô thị chức năng Thượng Cát (gần 139 ha) và khu đô thị mới Đan Phượng (128 ha). Đây cũng là dự án có tổng vốn lớn nhất đợt này với hơn 19.100 tỷ đồng, nằm tại các xã Tây Mỗ, Tân Hội, Liên Hà, huyện Đan Phượng.

Click để đọc chi tiết bài viết!

Tin tức tổng hợp giá cả thị trường bất động sản tháng 4 năm 2024

Tiêu điểm tin tức bất động sản tháng 4: giá chung cư tăng phi mã

Tin tức tổng hợp về phân tích nhận định của chuyên gia tháng 04 năm 2024

Tin tức tổng hợp chính sách pháp luật về bất động sản tháng 4 năm 2024

Tin tức tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 4 năm 2024

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan

360 độ các Tỉnh/TP

360 độ tỉnh Hưng Yên - nơi tiềm năng thức giấc

  • 20/12/2022

360 độ những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Quảng Ninh

  • 20/12/2022

360* những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Thái Nguyên

  • 20/12/2022