Tin tức
29/09 2024

Tin tức bất động sản Times Pro tổng hợp từ 23/9 đến 27/9/2024

  • 6
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tổng hợp tin tức bất động sản tâm điểm trên địa bàn cả nước Times Pro tổng hợp từ ngày từ 23/9 đến 27/9/2024

 tin-tuc-bat-dong-san-times-pro-tong-hop-tu-13-9-den-27-9-2024

I - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ GIÁ CẢ & THỊ TRƯỜNG

1.1. Nhà đất phía Nam: Giá không biến động nhiều, cầu thấp duy trì đến cuối năm

Theo báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản tháng 8/2024 của DKRA Group, nguồn cung căn hộ sơ cấp tại TP.HCM và các tỉnh lân cận trong tháng qua rất dồi dào, đạt 12.092 căn.

Tuy nhiên, thanh khoản chỉ đạt 6% trong tổng nguồn cung mới, đạt 774 căn. Mặc dù lượng tiêu thụ trong tháng 8 tăng 36% so với tháng 7 (chỉ bán được 490 căn).

Mặt bằng giá căn hộ đã tăng cao từ trước, do đó, giá bán sơ cấp lẫn thứ cấp không có nhiều biến động trong tháng 8. Giá bán căn hộ chung cư tại TP.HCM khi mở bán mới hầu hết đều trên 60 triệu đồng/m2, mức cao nhất ghi nhận lên đến 493 triệu đồng/m2. Giá bán căn hộ tại Bình Dương cũng tăng, lên gần 60 triệu đồng/m2…

Tuy nhiên, thị trường ghi nhận nhiều giao dịch thành công ở các dự án có mức giá từ 45 - 60 triệu đồng/m2 tại TP.HCM hay từ 30 - 35 triệu đồng/m2 tại Bình Dương, có pháp lý hoàn thiện, tiến độ xây dựng nhanh chóng. Số lượng giao dịch này chiếm đến 54% giao dịch thành công trong tháng qua.

Theo tổng hợp của Batdongsan.com.vn, nhiều dự án mở bán mới tại TP.HCM đều có mức giá khá cao. Tại TP.HCM, mức giá trung bình dao động từ 45 triệu đồng/m2 đến 130 triệu đồng/m2 trong tháng 8/2024. Riêng giá căn hộ cao cấp đã tăng trong tháng 7/2024, từ 83,5 triệu đồng/m2 lên 85,6 triệu đồng/m2, tăng 3%. Phân khúc trung cấp từ 42,7 triệu đồng tăng lên 43,7 triệu đồng, tăng 2%, phân khúc căn hộ bình dân dưới 33 triệu đồng/m2 cũng tăng 1% so với tháng trước.

Click để xem chi tiết bài viết!

1.2. Sau các phiên đấu giá 'sốt nóng', thị trường đất ven Hà Nội thế nào?

Theo dữ liệu của PropertyGuru Việt Nam, sau các phiên đấu giá đất liên tiếp gần đây, giá đất nền tại các huyện ven Hà Nội như Thanh Oai, Phúc Thọ, Hoài Đức...đã ghi nhận mức tăng nhẹ, dao động 3-10%.

Ví dụ tại Phúc Thọ, giá rao bán đất tăng từ 3-5%. Tại Thanh Oai, giá đất tăng 5-7%. Cụ thể, các lô đất trước đây có giá 25-30 triệu đồng/m2 nay tăng lên khoảng 26-32 triệu đồng/m2, trong khi đất phân lô tăng từ 35-40 triệu đồng/m2 lên 37-45 triệu đồng/m2.

Tuy nhiên, PropertyGuru Việt Nam cho rằng, sự tăng trưởng về giá này không quá mạnh mẽ so với các năm trước, cho thấy thị trường vẫn chưa hoàn toàn bùng nổ. Bên cạnh đó, mặc dù giá đất có xu hướng tăng nhưng số lượng giao dịch thực tế tại những "điểm nóng" về đất đấu giá thời gian qua như Thanh Oai lại không quá nhiều. Nguyên nhân là nhà đầu tư vẫn duy trì tâm lý thận trọng, tiếp tục quan sát thị trường.

Click để xem chi tiết bài viết!

1.3. 114 lô đất nông thôn ở Nghệ An lập kỷ lục về hồ sơ, được chốt 295 tỷ đồng

Cuối ngày 25/9, ông Nguyễn Công Ánh, Chủ tịch UBND xã Nghi Phong (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) cho biết, 114 lô đất quy hoạch của xã đã được đấu giá thành công với tổng số tiền 295 tỷ đồng.

"Lô đất cao nhất được đấu giá thành công 3,7 tỷ đồng, tương đương 17,2 triệu đồng/m2. Con số này vượt mức giá dự kiến khoảng 16 triệu đồng/m2 ban tổ chức đấu giá đưa ra trước đó", ông Nguyễn Công Ánh cho hay.

114 lô đất được đấu giá lần này là đất nông nghiệp được thu hồi, phù hợp với quy hoạch đất ở được phê duyệt, thuộc xóm 1, xã Nghi Phong. Giá khởi điểm 114 lô đất nói trên là 191 tỷ đồng. 

Trong cuộc đấu giá diễn ra sáng 25/9, có 1.600 hồ sơ đăng ký đấu giá số đất quy hoạch nói trên, lập kỷ lục về hồ sơ đăng ký đấu giá đất ở huyện Nghi Lộc.

Mức giá khởi điểm của từng lô đất là từ 9,4 triệu/m2 đến 10,8 triệu/m2, người tham gia đấu giá thực hiện việc đấu giá bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Cuộc đấu giá dự kiến kéo dài đến 21h cùng ngày, tuy nhiên đã kết thúc vào khoảng 16h, sau khi tất cả lô đất được đấu giá thành công.

Click để xem chi tiết bài viết!

1.4. Sắp có thêm nhiều khu đất đấu giá ven Hà Nội

Thành phố cũng giao gần 19.816 m2 đất tại xã An Mỹ (đã hoàn thành giải phóng mặt bằng) cho UBND huyện Mỹ Đức để thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất ở tại khu lô 3 Đồng Chùa, thôn Kinh Đào.

Trong đó, có 11.660 m2 đất để đấu giá quyền sử dụng đất ở, còn lại gần 8.156 m2 đất nằm trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

UBND TP Hà Nội giao UBND các huyện nói trên tổ chức thực hiện xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo dự án đầu tư được phê duyệt. Đồng thời, lập phương án đấu giá quyền sử dụng đất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức đấu giá theo quy định.  

Click để xem chi tiết bài viết!

II - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH CỦA CHUYÊN GIA

2.1. Nghệ An "soi" kỹ các dự án nhà, đất tăng giá bất thường

Chính quyền tỉnh Nghệ An sẽ chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất, đồng thời thực hiện các giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững...

Để thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản trên địa bàn, ngày 23/9, UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Văn bản số 8203/UBND-CN yêu cầu các Sở Xây dựng, Tư pháp, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thành phố, thị xã chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất; giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Click để xem chi tiết bài viết!

2.2. Giới chuyên gia hối thúc Trung Quốc giải cứu bất động sản

Theo hầu hết các nhà kinh tế tham gia khảo sát của hãng tin Bloomberg, giải cứu bất động sản là con đường tốt nhất để đưa kinh tế Trung Quốc tăng trưởng đạt mục tiêu khoảng 5% do Chính phủ đặt ra.

Cả 15 nhà kinh tế tham gia khảo sát đều cho rằng Bắc Kinh cần quyết liệt hơn trong triển khai các chương trình hỗ trợ thị trường bất động sản. Cuộc khảo sát được thực hiện sau khi Trung Quốc công bố dữ liệu kinh tế tháng 8 gây thất vọng và làm sâu sắc thêm những hoài nghi về khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Click để xem chi tiết bài viết!

2.3. Ông Phạm Nhật Vượng đề xuất nâng chuẩn nhà ở xã hội, hướng đến cả “người chưa giàu” chứ không chỉ người nghèo

Tại hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn mới đây, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng đã đưa ra đề xuất ở 3 nhóm vấn đề, trong đó có nhóm vấn đề an sinh, trọng tâm là nhà ở xã hội.

Ông Vượng đề xuất tăng tiêu chuẩn của nhà ở xã hội, không chỉ là nhà ở cho người nghèo mà là nhà ở cho người chưa giàu và cho công dân bình thường trong đất nước.

Vị tỷ phú nhìn nhận người dân hiện nay nghèo nhưng có thể sau họ lại có tiền mua ô tô, xe máy. Với tầm nhìn đó, nhà ở cũng phải có chỗ để xe, vui chơi cho trẻ con, tiện ích cho người già.

Click để xem chi tiết bài viết!

2.4. Chuyên gia: "Sóng" đất nền hiện nay mới chỉ mang tính cục bộ

Theo dữ liệu thị trường bất động sản 9 tháng đầu năm của một đơn vị, 2 loại hình nhà riêng và đất nền có cải thiện về mức độ quan tâm và giao dịch. Tuy nhiên, cải thiện chỉ diễn ra cục bộ tại một số khu vực, đặc biệt là các tỉnh miền Bắc. Trong đó, mức độ quan tâm tới đất nền tại Hưng Yên tăng mạnh nhất 43% so với quý trước đó.

Còn theo số liệu của Bộ Xây dựng, trong quý II có 124.991 giao dịch đất nền thành công, tăng 28% so với quý I và tăng 85% so với cùng kỳ.

Mặc dù mức độ quan tâm và giao dịch đất nền tăng trong thời gian qua, song các chuyên gia cho rằng sự tích cực mới chỉ mang tính cục bộ tại một số khu vực.

Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Lê Đình Chung, Thành viên Tổ công tác thị trường Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) - cho biết từ tháng 4 đến nay, ngoài vùng ven Hà Nội thì một số tỉnh xung quanh như Bắc Giang, Hưng Yên, Bắc Ninh... giá đất cũng tăng 10-20% so với thời kỳ đáy, giao dịch thực tế có cải thiện hơn nhiều so với năm 2023.

Click để xem chi tiết bài viết!

III - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ CHÍNH SÁCH, QUẢN LÝ

3.1. Trình Quốc hội điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Tại Nghị quyết trên, Chính phủ thống nhất thông qua việc trình Quốc hội quyết định chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc đề nghị bổ sung nội dung quyết định chủ trương điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (tháng 10 năm 2024).

Trước đó, ngày 13/11/2021, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 39/2021/QH15 về quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025. 

Căn cứ Nghị quyết trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 9/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia 05 năm 2021-2025. 

Click để xem chi tiết bài viết!

3.2. Bộ Xây dựng: Giá chung cư đã đi vào sử dụng tăng vọt

Qua nắm bắt thị trường Bộ Xây dựng nhận thấy, hiện tượng giá nhà chung cư cũ tăng cao do tình trạng "thổi giá" của giới đầu cơ. Thực tế, nhiều môi giới thúc giục người mua nhà nếu không mua ngay thì chung cư tăng giá dẫn đến mức giá giao dịch bị đẩy lên khá cao so với giá trị thực.

Trong bản dự thảo gửi về Văn phòng Chính phủ phục vụ buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với một số Tập đoàn, Tổng Công ty trong lĩnh vực bất động sản, nhà ở, Bộ Xây dựng cho biết giá chung cư tại khu vực các đô thị lớn có xu hướng tăng hàng năm.

Click để xem chi tiết bài viết!

3.3. Bộ Xây dựng: Một số nhóm đầu cơ, môi giới gây nhiễu thông tin để thổi giá

Bộ Xây dựng vừa có Báo cáo số 5333 gửi Văn phòng Chính phủ về phân tích cơ cấu giá thành, giá bán và nguyên nhân tăng giá bất động sản, đề xuất giải pháp.

Theo báo cáo, Bộ Xây dựng chỉ ra một số hoạt động tác động đến giá bất động sản. Cụ thể, một số chủ đầu tư dự án bất động sản tận dụng tình hình nguồn cung hạn chế để đưa ra giá chào bán cao, với mức lợi nhuận kỳ vọng cao hơn so với trung bình của dự án bất động sản. 

Đặc biệt, trong trường hợp tại một số khu vực chỉ có rất ít, thậm chí chỉ một dự án mở bán trong khi nhu cầu và số lượng người đăng ký mua nhiều thì chủ đầu tư có thể nâng giá bán do không có cạnh tranh và giá tham chiếu để thu lợi.

Bên cạnh đó, Bộ này cho rằng, một số hội nhóm đầu cơ, nhà đầu tư và các cá nhân hoạt động môi giới bất động sản gây nhiễu loạn thông tin thị trường để "thổi giá", "tạo giá ảo"... Và lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để thao túng tâm lý, lôi kéo đầu tư theo tâm lý đám đông để trục lợi.

Click để xem chi tiết bài viết!

3.4. Bộ Tài chính: Sẽ nghiên cứu đánh thuế người sở hữu nhiều nhà đất

Trong báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng đề xuất chính sách đánh thuế với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà, đất nhằm hạn chế đầu cơ, mua đi bán lại trong thời gian ngắn để kiếm lời.

Tại họp báo sáng 27/9, Thứ trưởng Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết Bộ Tài chính hoàn toàn đồng tình với đề xuất này của Bộ Xây dựng. "Một đề xuất rất đáng tiếp thu. Bộ Tài chính ghi nhận và nghiên cứu về chính sách này", ông Chi nói.

Song, lãnh đạo Bộ Tài chính cũng cho rằng các chính sách đưa ra cần mang tính tổng thể, để thị trường bất động sản minh bạch. "Riêng chính sách thuế sẽ không đáp ứng được sự toàn diện, mục tiêu cuối cùng không đạt được", ông nói, cho rằng các chính sách khác như đất đai, quy hoạch cũng phải đồng bộ.

Click để xem chi tiết bài viết!

3.5. Bộ Xây dựng nêu 9 giải pháp giảm giá nhà

Trong báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng đã chỉ ra các nguyên nhân khiến giá bất động sản tăng nóng trong thời gian vừa qua.

Theo đó, ngoài các chi phí cấu thành ảnh hưởng đến giá nhà ở như tiền sử dụng đất, chi phí xây dựng dự án, chi phí vốn vay, chi phí bán hàng... thì còn một số yếu tố khác.

Đơn cử như một số chủ đầu tư tận dụng tình hình nguồn cung bất động sản hạn chế để đưa ra giá chào bán cao, với mức lợi nhuận kỳ vọng cao hơn so với mức trung bình của các dự án bất động sản. Đặc biệt trong trường hợp tại một khu vực chỉ có rất ít, thậm chí duy nhất một dự án mở bán trong khi nhu cầu và số lượng người đăng ký mua nhiều thì chủ đầu tư có thế nâng giá bán (do không có cạnh tranh và giá tham chiếu) đề thu lợi.

Ngoài ra, một số hội, nhóm đầu cơ, nhà đầu tư và các cá nhân hoạt động môi giới bất động sản gây nhiễu loạn thông tin thị trường để thổi giá, tạo giá, lôi kéo đầu tư theo tâm lý đám đông để trục lợi...

Click để xem chi tiết bài viết!

3.6. Hà Nội thực hiện kiểm kê đất đai

Theo UBND TP. Hà Nội, việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 trên địa bàn, nhằm đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất của từng đơn vị hành chính các cấp xã, huyện, thành phố. Từ đó, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất của các cấp trong giai đoạn năm 2019-2024 và đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp giúp tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Đồng thời, thực hiện kiểm kê đất đai còn là cơ sở cho việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; cung cấp chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, phục vụ nhu cầu thông tin đất đai cho hoạt động kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và nhu cầu khác.

Phạm vi thực hiện trên toàn thành phố theo các cấp hành chính. Trong đó, xã, phường, thị trấn là đơn vị cơ bản thực hiện kiểm kê đất đai. Kết quả kiểm kê của cấp xã là cơ sở để tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp huyện, cấp thành phố. Riêng công tác kiểm kê đất đai sử dụng vào mục đích mục đích quốc phòng, an ninh do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì xây dựng và thực hiện.

Click để xem chi tiết bài viết!

IV - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ QUY HOẠCH TRÊN CẢ NƯỚC

4.1. Chi tiết quy hoạch các phân khu của TP Biên Hòa đến 2045

Phát biểu tại hội thảo, Bí thư Thành ủy Biên Hòa Hồ Văn Nam cho rằng, Biên Hòa là trung tâm kinh tế, công nghiệp lớn nhất của Đồng Nai và một trong những đô thị chiến lược của khu vực phía Nam. Vì vậy, việc lập điều chỉnh quy hoạch thành phố Biên Hòa đến năm 2045 không chỉ đơn thuần là một nhiệm vụ riêng của địa phương mà nhiệm vụ quan trọng của tỉnh Đồng Nai.

Tại hội thảo, nhiều ý kiến đã chia sẻ về định hướng phát triển không gian đô thị Biên Hòa theo không gian hướng sông Đồng Nai. Đồng thời, gắn quá trình phát triển đô thị Biên Hòa với Cảng hàng không quốc tế (sân bay) Long Thành, cực tăng trưởng mới của tỉnh trong tương lai. Đây là những định hướng sẽ giúp đô thị Biên Hòa chuyển đổi dần từ mô hình cấu trúc “đô thị công nghiệp” sang mô hình cấu trúc “đô thị dịch vụ và công nghiệp”, hướng tới phát triển đô thị thông minh, bền vững.

Click để xem chi tiết bài viết!

4.2. Quy hoạch Đồng Nai gắn với phát triển đô thị sân bay

Theo Quyết định số 586/QĐ-TTg (ngày 03/7/2024) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Đồng Nai được quy hoạch đến năm 2030 là địa phương có tốc độ tăng trưởng cao, vượt qua ngưỡng thu nhập cao trong nhóm đầu của cả nước.

Hệ thống đô thị phát triển đồng bộ, hiện đại, thông minh, bền vững, giàu bản sắc, đặc trưng là phát triển đô thị sân bay, đô thị sinh thái đẳng cấp quốc tế...

Tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Đồng Nai phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao, là trung tâm giao thương quốc tế, du lịch, dịch vụ gắn với các đô thị đẳng cấp quốc tế, lấy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm và hoàn thành mục tiêu phát thải ròng bằng “0”.

Theo ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, địa phương có vị trí chiến lược quan trọng trong vùng Đông Nam bộ, sở hữu đầy đủ 05 phương thức giao thông bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải quốc tế và đường hàng không.

Click để xem chi tiết bài viết!

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan