Tin tức
19/05 2024

Tin tức bất động sản Times Pro tổng hợp từ 13/5 đến 18/5/2024

  • 412
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tổng hợp tin tức bất động sản tâm điểm trên địa bàn cả nước Times Pro tổng hợp từ ngày 13/5 đến 18/5/2024 gồm các tin chính sau

  1. Chung cư ngừng sốt nhưng giá chưa giảm
  2. Nhà ở TP.HCM ‘vừa thừa, vừa thiếu’, giá đất đang quá cao
  3. Giới đầu tư 'bắt đáy' cho vay bất động sản thương mại
  4. Tháo vướng quy định về đất ở, cơ hội tăng nguồn cung cho thị trường
  5. Nhiều nhà đầu tư "bắt đáy" đất nền đã lãi cả tỷ đồng, thị trường đang bước vào “cơn sốt” mới?
  6. Chuyên gia lo giá nhà tiếp tục bị đẩy cao vì khát cung
  7. 7 trường hợp sắp không được cấp sổ đỏ, người dân cần nắm chắc trong tay
  8. Lý do khó chuyển ngàn căn hộ bỏ trống ở Thủ Thiêm sang nhà ở xã hội
  9. Chính phủ thông qua đề nghị Luật Đất đai 2024 có hiệu lực trước 6 tháng, doanh nghiệp "mong ngóng" Dự thảo Nghị định về giá đất sớm hoàn thiện
  10. Từ năm 2025, Luật Đất đai bỏ trường hợp người sử dụng đất là hộ gia đình
  11. Hà Nội: Khu vực sẽ được đầu tư 8.000 tỷ giúp khép kín vành đai 3 ở huyện sắp lên quận
  12. TP.HCM trình đề án xây dựng metro xuyên thành phố
  13. Hà Nội sắp có thêm hai quận
  14. Bất ngờ 2 huyện Đông Anh, Gia Lâm sẽ lên quận vào năm 2025, còn 3 huyện Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng tiếp tục chờ đến 2030
  15. "Thủ phủ" công nghiệp phía Bắc điều chỉnh loạt KCN, dự kiến có 22 đô thị vào năm 2030

 

I - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ GIÁ CẢ & THỊ TRƯỜNG

Chung cư ngừng sốt nhưng giá chưa giảm

Hiện tượng giảm giá chung cư gần đây, theo môi giới Lê Cường, xuất hiện cá biệt ở một số tòa chung cư tăng bất thường hồi đầu năm dù không có sổ và phần lớn xa trung tâm. Khi lượng người quan tâm giảm đột ngột, chủ nhà cần tiền gấp sẽ "gia lộc" 100-300 triệu đồng hay tặng nội thất để hàng trôi nhanh hơn.

Giá bán chung cư thậm chí tăng nhẹ tại những dự án có vị trí thuận tiện tại quận trung tâm như Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng.

Báo cáo mới đây của kênh rao tin Batdongsan chỉ ra mức độ quan tâm chung cư trong tháng qua đã giảm 23% so với đỉnh tháng 3, sau hơn một quý tăng liên tục. Tuy nhiên, giá rao bán không có dấu hiệu đi xuống mà duy trì đà tăng nhẹ. Nhiều tòa chung cư bình dân dưới 30 triệu đồng mỗi m2 tăng 12% so với tháng trước. Còn căn hộ trung và cao cấp tăng ít hơn, khoảng 3-5%.

Tương tự, dữ liệu của trang rao tin bất động sản Nhà tốt cũng cho thấy giá chung cư Hà Nội vẫn tăng nhẹ 4% theo tháng, đạt trung bình 52 triệu đồng mỗi m2 trong tháng 4. So với cùng kỳ năm ngoái, mức này đã tăng gần 26%. Trang này ghi nhận giá chung cư leo thang từ tháng 12 đến đầu tháng 3 và có xu hướng tăng chậm lại.

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản (VARS) cho biết mức độ quan tâm chung cư hạ nhiệt do người dân đã bớt FOMO (sợ bị bỏ lỡ) hơn. Tuy nhiên, sau khi đã lập mặt bằng mới, giá bán rất khó giảm, nhất là khi thị trường Hà Nội chưa giải quyết được tình trạng lệch pha cung - cầu. Hiện phân khúc này đã tăng 21 quý liên tiếp, đạt gần 60 triệu đồng một m2.

Click vào để đọc chi tiết về tin tức !

Nhà ở TP.HCM ‘vừa thừa, vừa thiếu’, giá đất đang quá cao

Nguyên Phó Bí thư thường trực Thành uỷ cho rằng, nhà ở TP.HCM hiện có tình trạng ‘vừa thừa, vừa thiếu’, trong khi đó doanh nghiệp địa ốc chi phối thị trường.

Sáng 14/5, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Thành uỷ TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học “Quản lý đất đai trên địa bàn TP.HCM: Thực trạng và giải pháp”. 

Phát biểu khai mạc hội thảo, GS.TS Tạ Ngọc Tấn – Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, cho biết, đất đai là tài sản đặc biệt của quốc gia, tư liệu sản xuất cơ bản, nguồn sống của nhân dân. 

Nhận thức về tầm quan trọng của đất đai, trong suốt quá trình đổi mới, Đảng và Nhà nước không ngừng hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng đất hiệu quả. Chính sách, pháp luật đất đai đã có nhiều đổi mới, đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu của thực tiễn.

Tuy vậy, thực tế phát triển đất nước nói chung và TP.HCM nói riêng cho thấy, những năm qua, việc sử dụng đất còn lãng phí, hiệu quả thấp. Tệ nạn tham nhũng, tiêu cực gia tăng. Số vụ khiếu nại liên quan đến đất đai vẫn còn nhiều và phức tạp. Thị trường bất động sản thiếu lành mạnh, chưa bền vững. 

Theo GS.TS Tạ Ngọc Tấn, hội thảo này nhằm góp phần triển khai Nghị quyết 18/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 13 và Luật Đất đai 2024. 

Nói về thực trạng quản lý đất đai, ông Phạm Chánh Trực – nguyên Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Phó Bí thư thường trực Thành uỷ TP.HCM, cho hay dù diện tích không lớn nhưng đất nông nghiệp tại nhiều nơi đang bị bỏ hoang, rất lãng phí. 

Về thị trường nhà ở TP.HCM, ông Trực cho rằng “đây là nỗi bất bình của người dân và bất cập của Nhà nước, trong khi doanh nghiệp bất động sản chi phối thị trường”. 

Nhà ở TP.HCM hiện nay có tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu” bởi theo thống kê thành phố hiện có hơn 9.400 căn hộ và 2.500 nền đất bỏ trống. Tuy nhiên, nhà ở cho người thu nhập thấp lại chưa đáp ứng nhu cầu. 

Số liệu vào đầu năm 2023 cho thấy, khoảng 244.000 người thu nhập thấp chưa có nhà và TP.HCM có kế hoạch sẽ xây dựng 30.500 căn nhà. Như vậy, nếu không tính phát sinh, thành phố mất 40 năm mới giải quyết nhu cầu nhà ở cho nhóm đối tượng này. 

Đối với đất dành cho các công trình hạ tầng giao thông và cơ sở vật chất phục vụ phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội, theo ông Trực, khâu đền bù giải phóng mặt bằng là vấn đề gây căng thẳng. Cần phân định như thế nào là công trình quốc gia, công cộng, phục vụ cộng đồng hay công trình kinh doanh, từ đó mới có cơ sở xử lý. 

Ngoài các dự án kinh doanh có sử dụng đất, nguyên Phó Bí thư thường trực Thành uỷ TP.HCM cho rằng, thành phố cần nghiên cứu thay đổi từ đấu giá quyền sử dụng đất sang đấu thầu từng dự án. Như vậy sẽ đảm bảo tính khả thi, chi phí hợp lý, chất lượng công trình.

Click vào để đọc chi tiết về tin tức !

Giới đầu tư 'bắt đáy' cho vay bất động sản thương mại

Đặt cược vào cho vay bất động sản thương mại không dành cho người yếu tim, theo Reuters. Thị trường này, nhất là phân khúc văn phòng, đang trong thời kỳ suy thoái lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009.

Tuy nhiên, một số quỹ đầu tư tin rằng điều tồi tệ nhất đã qua và thị trường hồi phục đem lại cơ hội lợi nhuận hấp dẫn. "Theo lịch sử, những khoản vay ở đáy chu kỳ thường có tỷ lệ nợ xấu thấp và lợi nhuận cao nhất", Jack Gay, Giám đốc tín dụng toàn cầu tại Nuveen nói.

Giới ngân hàng rút lui cũng tạo điều kiện cho các quỹ đầu tư nhảy vào. Theo đó, các nhà băng bị siết quy định cho vay theo tiêu chuẩn Basel III, cùng sự sụp đổ của một số ngân hàng nhỏ ở Mỹ đã mở ra cơ hội cho các quỹ.

"Thách thức mà các ngân hàng phải đối mặt dẫn đến giảm cho vay trực tiếp với bất động sản thương mại", Nailah Flake, chuyên gia của Brookfield's Real Estate Group cho biết.

Các công ty cổ phần tư nhân cũng đang cân nhắc tham gia. Apollo Global Management ra mắt quỹ chuyên cho vay bất động sản châu Âu, mục tiêu giải ngân một tỷ euro trong năm nay.

Ở Anh, chủ nợ phi ngân hàng chiếm 41% các khoản cho vay bất động sản vào năm ngoái, tăng hơn gấp đôi so với mức 19% của 9 năm trước đó. Tại châu Âu, tỷ lệ này cũng tăng lên 20-30%, theo dữ liệu của Trường Kinh doanh Bayes.

Việc các quỹ đầu tư tăng cho vay bất động sản khiến cơ quan quản lý lo ngại về rủi ro vỡ nợ. Bởi, các quỹ tư nhân có nghĩa vụ báo cáo đơn giản hơn so với ngân hàng, nghĩa là có thể kém minh bạch hơn.

Phó chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) Luis de Guindos cho biết vào tháng 3, rằng việc các tổ chức phi ngân hàng rót vốn vào bất động sản thương mại là một trong những rủi ro chính với ổn định tài chính của khu vực.

Nicole Lux, nhà nghiên cứu cấp cao của Bayes, nói các quỹ có thể dùng tiền huy động được vào bất cứ điều gì họ muốn mà không bị chú ý. "Tôi thấy khá lo lắng về tiền lương hưu đầu tư vào các quỹ sẽ bị ảnh hưởng", ông nói.

Click vào để đọc chi tiết về tin tức !

II - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH CỦA CHUYÊN GIA

Tháo vướng quy định về đất ở, cơ hội tăng nguồn cung cho thị trường

Nhiều chủ đầu tư không được công nhận vì "vướng" quy định về đất ở.

Trao đổi với phóng viên Thời Báo VTV, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh cho biết; vừa qua Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã có kết luận "Đối với Đề án thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất đối với đất khác. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội liên quan xong trước ngày 10/3/2024; đồng thời gửi hồ sơ trình đến Bộ Tư pháp thẩm định, trình đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội trình Chính phủ thông qua".

Đây là tin vui đối với thị trường bất động sản bởi lẽ thời gian qua có hàng trăm dự án nhà ở thương mại không được công nhận chủ đầu tư hoặc không thể thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng vì chủ đầu tư đang có quyền sử dụng "đất khác không phải là đất ở". Tình trạng này đã gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung dự án dẫn đến thiếu hụt nguồn cung nhà ở thương mại, đẩy giá nhà tăng liên tục trong các năm qua và làm gia tăng tình trạng "lệch pha" trên thị trường.

Điển hình là tại TP Hồ Chí Minh hiện nay có khoảng 20 dự án nhà ở thương mại mà nhà đầu tư đang có quyền sử dụng "đất khác không phải là đất ở" (chiếm khoảng 15% tổng số dự án nhà ở thương mại trên địa bàn) không được công nhận chủ đầu tư. Ông Lê Hoàng Châu dẫn chứng trường hợp của công ty bất động sản mua đấu giá khu đất nhà xưởng tại huyện Bình Tân có diện tích trên 6 ha thuộc khu vực được quy hoạch phát triển nhà cao tầng. Nhưng, điều "oái oăm" là công ty bất động sản này cũng không được công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại chung cư cao tầng do hiện trạng khu đất họ trúng đấu giá đang có quyền sử dụng "đất khác không phải là đất ở".

Click vào để đọc chi tiết về tin tức!

Nhiều nhà đầu tư "bắt đáy" đất nền đã lãi cả tỷ đồng, thị trường đang bước vào “cơn sốt” mới?

Cách đây chỉ 1 năm, phân khúc đất nền ở các khu vực đều rơi vào trầm lắng, thậm chí có nơi gần như “đóng băng”. Theo đó nhiều nhà đầu tư phải giảm giá 20 - 30% hoặc nhiều hơn với mong muốn tìm được khách mua. Tuy nhiên, khi nhiều người đang e dè thì một số nhà đầu tư nhanh nhạy, có sẵn tiền mặt đã xuống tiền bắt đáy. Đến nay, những nhà đầu tư này đã có lãi cả tỷ đồng.

Anh Nguyễn Luân (Hà Nội) cho biết, thời điểm cuối năm ngoái giá đất nền tại nhiều khu vực đã giảm từ 20 - 30%, thậm chí 40% so với đỉnh cơn sốt. Theo đó, anh Luân đã nhanh tay mua ngay 2 lô đất tại Bắc Giang và 1 lô đất tại Đông Anh (Hà Nội) với tổng giá trị hơn 10 tỷ đồng.

Ban đầu, mục tiêu của anh Luân là nắm giữ khoảng 3 năm có lãi sẽ chốt lời. Tuy nhiên, hồi đầu tháng 5 nhiều nhà đầu tư và môi giới đã liên tục liên hệ hỏi mua lại lô đất tại Đông Anh của anh Luân với mức chênh 1,1 tỷ đồng.

“Lô đất đó có diện tích 100m2, thời điểm tháng 10/2023 tôi mua là 5,5 tỷ đồng. Do nằm ở vị trí lô góc, đường 2 ô tô tránh nên rất nhiều người hỏi mua lại. Thấy được giá nên tôi cũng đã đồng ý bán để tìm các khu vực khác giá chưa tăng trở lại đầu tư thêm. Hiện tôi đã nhận tiền cọc, chỉ chờ tới ngày sang tên sổ đỏ”, anh nói.

Trái lại, với anh Trần Quang Hồng (Thanh Trì, Hà Nội), mặc dù đã được ngỏ lời mua lại lô đất 90m2 tại Hoài Đức (Hà Nội) với mức chênh 1,2 tỷ đồng nhưng vẫn không bán.

“Tôi mua lô đất này với giá 5 tỷ vào tháng cuối tháng 9/2023. Khi đó chủ cũ họ cần tiền nên mua được với mức giá rẻ hơn thị trường. Từ đầu năm nay, liên tục nhiều môi giới và người mua đã gọi điện hỏi mua lại. Cách đây 1 tuần có người đã trả lô đất đó 6,2 tỷ đồng nhưng tôi không bán. Do đã mua được mức giá rẻ, có vị thế tốt nên tôi tiếp tục nắm giữ. Lô đất này cũng nằm ở vị trí đường lớn, rất thuận tiện kinh doanh”, anh Hồng nói.

Thực tế, từ đầu năm 2024 đất nền tại nhiều khu vực đã rục rịch sôi động trở lại, giá đã tăng lên so với cuối năm ngoái. Thậm chí, thời gian vừa qua nhiều người “lướt cọc” đất nền tại ven đô cũng kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi thương vụ.

Click vào để đọc chi tiết về tin tức !

Chuyên gia lo giá nhà tiếp tục bị đẩy cao vì khát cung

Tình trạng thiếu hụt nhà ở dự báo tiếp diễn trong năm nay khiến giá bán có thể tiếp tục bị đẩy lên cao, theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA.

Tham luận tại Hội thảo khoa học về quản lý đất đai, sáng 14/5, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM dẫn các số liệu cho thấy thành phố vẫn tiếp tục "khát" nguồn cung. Cụ thể, quý I, TP HCM chỉ có một dự án cũ đã hoàn thành xây dựng với hơn 200 căn hộ và một dự án nhà ở thương mại quy mô hơn 3.600 m2 được chấp thuận chủ trương đầu tư. Không có dự án nhà thương mại nào đủ điều kiện huy động vốn bán nhà hình thành trong tương lai đầu năm nay. Hiện có 62 dự án cũ đang triển khai với hơn 28.000 căn.

Tình trạng này tương tự với nhà ở xã hội. Thành phố không có dự án nào được chấp thuận chủ trương đầu tư hay cấp phép xây dựng đầu năm nay. Chỉ có một dự án cũ đã hoàn thành với gần 250 căn. Ngoài ra, 7 dự án đang triển khai, dự kiến cung cấp gần 5.000 căn nhà xã hội.

Theo Chủ tịch HoREA, nguyên nhân chính là Luật Đất đai 2024 vẫn còn điểm bất cập, chưa tháo gỡ mạnh mẽ nguồn cung nhà ở. Điển hình là quy định giới hạn loại đất đầu tư nhà ở thương mại phải là đất ở hoặc đất ở và đất khác. Ông Châu nói đây là hạn chế so với Luật Đất đai 2013 vì đã "bỏ phần thông thoáng" trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa người dân và doanh nghiệp để xây dự án đô thị.

Tại thời điểm giữa năm 2015, TP HCM có 170 dự án nhà ở thương mại, trong đó có 44 dự án đã được công nhận chủ đầu tư theo các luật hiện hành. Còn lại 126 dự án do không có 100% đất ở nên không được công nhận chủ đầu tư. Trong số này, ông Châu nêu 85% dự án có đất ở và đất khác, còn lại 15% dự án có đất khác không phải đất ở.

Click vào để đọc chi tiết về tin tức !

7 trường hợp sắp không được cấp sổ đỏ, người dân cần nắm chắc trong tay

Tại khoản 1, Điều 151 Luật Đất đai 2024 quy định có 7 trường hợp các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Cụ thể, thứ nhất, đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích theo quy định tại Điều 179 của Luật Đất đai.

Thứ hai, đất được giao để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 7 của Luật này, trừ trường hợp đất được giao sử dụng chung với đất được giao để quản lý thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với phần diện tích đất sử dụng theo quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Thứ ba, đất thuê, thuê lại của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của chủ đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng, phù hợp với dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

Thứ tư, đất nhận khoán, trừ trường hợp được công nhận quyền sử dụng đất tại điểm a khoản 2 Điều 181 của Luật này;

Thứ năm, đất đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp đã quá 03 năm kể từ thời điểm có quyết định thu hồi đất mà không thực hiện;

Thứ sáu, đất đang có tranh chấp, đang bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự; quyền sử dụng đất đang bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật;

Thứ bảy, tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh.

Ngoài ra, tại khoản 2, Điều 151 của Luật Đất đai 2024 cũng quy định có 6 trường hợp các tài sản gắn liền với đất không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Click vào để đọc chi tiết về tin tức !

Lý do khó chuyển ngàn căn hộ bỏ trống ở Thủ Thiêm sang nhà ở xã hội

Trước thực trạng trên địa bàn TPHCM đang có hàng nghìn nhà ở bỏ trống, đại biểu quốc hội Tô Thị Bích Châu gợi ý chuyển nhà tái định cư Thủ Thiêm sang nhà ở xã hội.

Ngày 16/5, tại buổi làm việc giữa Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM với UBND thành phố, đại biểu Tô Thị Bích Châu - Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - đặt câu hỏi cho chính quyền thành phố về công tác quản lý nhà ở xã hội (NƠXH), nhà ở tái định cư trên địa bàn. 

Trước cảnh hàng nghìn nhà ở đang bỏ trống, bà Châu băn khoăn: "Nếu gắn với NƠXH, chúng ta có thể giải quyết được phần nào thực trạng này không? Thành phố cần tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng gì đối với nhà ở tái định cư, NƠXH?".

Trao đổi về vấn đề này, ông Huỳnh Thanh Khiết - Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM - cho biết, toàn địa bàn đang có gần 9.000 căn hộ và hơn 2.100 nền đất tái định cư đang bỏ trống, không có người ở. Thành phố đã có chủ trương đấu giá đối với hơn 4.900 căn hộ và 42 nền đất tại phường Bình Khánh (nhà tái định cư cho người dân khu đô thị mới Thủ Thiêm) và khu nhà tái định cư Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh).

"Sở dĩ chuyển qua hình thức đấu giá bởi những căn hộ trên được tạo lập từ ngân sách Nhà nước, vốn vay ngân hàng. Trước đó, thành phố từng có chủ trương xin chuyển các căn hộ tái định cư Khu đô thị mới Thủ Thiêm sang căn hộ thương mại, nhưng việc này cũng có nhiều vấn đề" - ông Khiết thông tin. 

Click vào để đọc chi tiết về tin tức !

III- TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ CHÍNH SÁCH, QUẢN LÝ

Chính phủ thông qua đề nghị Luật Đất đai 2024 có hiệu lực trước 6 tháng, doanh nghiệp "mong ngóng" Dự thảo Nghị định về giá đất sớm hoàn thiện

Chính phủ giao Bộ trưởng Tư pháp trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 thay vì ngày 1/1/2025. Như vậy, dự kiến chỉ còn hơn 1 tháng nữa là Luật Đất đai 2024 sẽ chính thức có hiệu lực. Doanh nghiệp, người dân đều mong ngóng các dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật nhanh chóng được tiếp thu ý kiến, ban hành để Luật Đất đai mới phát huy hết được hiệu lực. Trong đó, dự thảo Nghị định về giá đất đang được dư luận mong mỏi quan tâm.

Được biết, từ tháng 2/2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định quy định về giá đất, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024. Dự thảo Nghị định được kỳ vọng sẽ khắc phục những điểm bất cập của Nghị định 12 có được ban hành tháng 2/2024. Tuy nhiên, soi chiếu theo các nội dung tại dự thảo Nghị định, nhiều tổ chức như Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội Thẩm định giá Việt Nam, Hiệp hội bất động sản Việt Nam đánh giá Dự thảo vẫn còn những hạn chế, bất cập trong việc chưa tính đúng, tính đủ các phần chi phí, lợi nhuận cho chủ đầu tư trong quá trình thực hiện dự án.

Cụ thể, Điểm a và b khoản 3 điều 7 dự thảo Nghị định ước tính tổng chi phí phát triển của thửa đất, khu đất chưa tính đúng, tính đủ các loại chi phí để hình thành tổng chi phí mà nhà đầu tư phải chi ra để thực hiện dự án. Trong đó, dự thảo Nghị định không tính chi phí "tiền sử dụng đất" mà mà nhà đầu tư phải bỏ ra để có đất thực hiện dự án – đây là một khoản chi phí không nhỏ mà có thể doanh nghiệp phải đi vay, đi huy động từ nhiều nguồn và là một loại chi phí hợp lý, hợp lệ.

Ngoài ra, như quy định tại điểm a và b, dự thảo Nghị định cũng chưa tính đến nhiều loại chi phí kinh doanh hợp lý như: Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án; Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, bao gồm chi phí khảo sát, thiết kế, lập dự án và các chi phí tư vấn liên quan khác; Chi phí lãi vay; Chi phí lấn biển đối với dự án đầu tư có hạng mục lấn biển được xác định theo quy định về việc lấn biển; Chi phí bảo hiểm đối với các công trình, công việc phải mua bảo hiểm bắt buộc theo quy định pháp luật…

Click vào để đọc chi tiết về tin tức !

Từ năm 2025, Luật Đất đai bỏ trường hợp người sử dụng đất là hộ gia đình

Hộ gia đình đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất trước khi luật mới có hiệu lực sẽ có quyền và nghĩa vụ như với cá nhân sử dụng đất.

Theo đó, khi cơ quan nhà nước giao đất, cho thuê đất cho hộ gia đình để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì phải ghi cụ thể các cá nhân là thành viên vào quyết định.

Hộ gia đình được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trước ngày 1/1/2025, được tiếp tục sử dụng theo thời hạn còn lại. Khi hết thời gian sử dụng đất, họ sẽ được gia hạn theo hình thức giao đất, cho thuê đất với các cá nhân là thành viên hộ gia đình.

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 1/1/2025 nêu 7 trường hợp người sử dụng đất được nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất, thuê lại đất.

Các tổ chức trong nước gồm: cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng, đơn vị vũ trang, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế.

Tổ chức tôn giáo, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam, cộng đồng dân cư, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cũng thuộc diện người sử dụng đất.

Người sử dụng đất còn gồm tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao như cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, đại diện tổ chức liên chính phủ.

Click vào để đọc chi tiết về tin tức !

IV -  TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ QUY HOẠCH TRÊN CẢ NƯỚC

Hà Nội: Khu vực sẽ được đầu tư 8.000 tỷ giúp khép kín vành đai 3 ở huyện sắp lên quận

Giai đoạn 2023 - 2028, Đông Anh sẽ triển khai xây dựng tuyến đường Vành đai 3 dài gần 15 km, với tổng mức đầu tư gần 8.000 tỷ đồng. Điểm đầu đường giao với cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, điểm cuối giao với đường Võ Văn Kiệt (xã Nam Hồng, huyện Đông Anh). Đường có mặt cắt ngang 68 m.

Theo quy hoạch, tuyến đường sẽ đi qua địa bàn 9 xã thuộc huyện Đông Anh, bao gồm: Liên Hà, Việt Hùng, Uy Nỗ, Thị trấn Đông Anh, Tiên Dương, Vân Nội, Nguyên Khê, Bắc Hồng và Nam Hồng. Tổng diện tích cần thu hồi đất trong khu vực dự án là hơn 130 ha, gồm 415 hộ dân, một miếu thờ và 341 ngôi mộ và một số công trình khác.

Click vào để đọc chi tiết về tin tức !

TP.HCM trình đề án xây dựng metro xuyên thành phố

Theo đề án, TP.HCM đặt ra các mốc thời gian 2035, 2045 và 2060 để hoàn thành tổng chiều dài hệ thống metro toàn thành phố đạt 510 km.

Cụ thể, đến năm 2025 TP.HCM sẽ xây dựng hoàn thành khoảng 183 km metro gồm các tuyến số 1, số 2, số 3, số 4, số 5 và số 6. Đến năm 2045, thành phố xây dựng thêm khoảng 168,36 km metro nhằm hoàn thiện các tuyến từ 1 đến 6 và xây dựng thêm tuyến số 7, nâng tổng chiều dài tuyến lên khoảng hơn 351 km.

Đến năm 2060, thành phố dự kiến sẽ xây dựng và hoàn thành mới các tuyến số 8 (dài 42,8 km), tuyến số 9 (dài 28,32 km) và tuyến số 10 (dài 87,84 km), nâng tổng chiều dài lên khoảng 510 km. Về lộ trình và ưu tiên đầu tư, các tuyến metro được ưu tiên triển khai lần lượt nằm trên các hành lang có nhu cầu hành khách đi lại lớn, phù hợp với loại hình vận tải hành khách khối lượng lớn trong đô thị; đồng thời đầu tư tuyến xuyên tâm trước, rồi đến các tuyến vành đai.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư sơ bộ giai đoạn từ nay đến năm 2035 vào khoảng 790.528 tỷ đồng. Kinh phí này không bao gồm chi phí đã đầu tư xây dựng cho tuyến 1 Bến Thành - Suối Tiên và một phần chi phí đã giải ngân cho tuyến 2 Bến Thành - Tham Lương trước năm 2025.

Trong đó, nhu cầu nguồn vốn cho giai đoạn 2021 – 2025 là 7.189 tỷ đồng từ ngân sách thành phố và nguồn vốn đã được xác định cho tuyến metro số 2. Nhu cầu nguồn vốn cho giai đoạn 2026 - 2030 (bao gồm cả chi phí khai thác, vận hành) là 465.078 tỷ đồng, dự kiến lấy từ nguồn tăng thu của ngân sách thành phố giai đoạn 2024 - 2030 và nguồn dự kiến đề xuất trung ương tăng tỷ lệ TP.HCM được hưởng theo phân cấp, và nguồn vốn dự kiến phát hành trái phiếu của TP.HCM. Nhu cầu vốn cho giai đoạn 2031 – 2035 (giai đoạn hoàn thành 7 tuyến metro, bảo đảm mục tiêu đến năm 2035 hoàn thành 183 km) cần khoảng 318.261 tỷ đồng, cũng dự kiến lấy từ các nguồn tương tự.

Ngoài ra, nhằm tạo sự đồng bộ trên toàn hệ thống metro, Sở này đã đề xuất thống nhất xây dựng khổ đường ray đôi 1.435 mm, tốc độ thiết kế 80 – 160 km/h cho các tuyến metro trên địa bàn. Lý giải về đề xuất này, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho rằng hiện nay các dự án metro tại Việt Nam sử dụng nguồn vốn ODA có ràng buộc hoặc ưu tiên sử dụng sản phẩm có xuất xứ nước tài trợ vốn; do vậy vẫn có sự khác biệt về kỹ thuật, công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ khai thác vận hành, gây khó khăn trong việc đồng bộ hóa quản lý, kết nối trung chuyển…

Lấy ví dụ tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên sử dụng vốn ODA của Nhật, các trang thiết bị, đầu máy, toa tàu, công nghệ đào tạo và quản lý của Nhật, trong khi tuyến metro Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) sử dụng vốn ODA và công nghệ của Trung Quốc…

Click vào để đọc chi tiết về tin tức !

Hà Nội sắp có thêm hai quận

(Dân trí) - Hà Nội đang phấn đấu từ nay đến năm 2025 đưa huyện Đông Anh và Gia Lâm lên quận, sau đó tiến tới thành lập quận Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng trước năm 2030.

Nội dung trên được UBND TP Hà Nội đề cập tại tờ trình về việc tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của thành phố. Tờ trình dự kiến được HĐND TP xem xét, thông qua tại kỳ họp chuyên đề sáng 15/5. 

Tờ trình nêu rõ thành phố có một đơn vị hành chính cấp huyện thuộc diện sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp là quận Hoàn Kiếm.

Hà Nội nêu lý do quận Hoàn Kiếm là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế và văn hóa của thành phố.

Đây cũng là quận có địa giới hành chính ổn định, hình thành trước năm 1945, có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, gắn với truyền thống lịch sử hình thành của thành Đại La, Thăng Long, Đông Đô, của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Click vào để đọc chi tiết về tin tức !

Bất ngờ 2 huyện Đông Anh, Gia Lâm sẽ lên quận vào năm 2025, còn 3 huyện Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng tiếp tục chờ đến 2030

Theo đề án chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của TP Hà Nội, số đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội sẽ là 518 đơn vị, giảm 61 đơn vị so với trước khi sắp xếp. 

Trong đó, thành phố đề nghị không sắp xếp các đơn vị hành chính đối với quận Hoàn Kiếm. Nguyên nhân là bởi quận Hoàn Kiếm là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế và văn hoá của thành phố Hà Nội. Quận có địa giới hành chính ổn định, hình thành trước năm 1945, có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, gắn với truyền thống lịch sử hình thành của thành Đại La, Thăng Long, Đông Đô, của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Khu phố cổ gồm 10 phường có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời cần được bảo tồn, gìn giữ. Hơn nữa, quy hoạch xung quanh hồ Hoàn Kiếm là một chỉnh thể có yếu tố đặc thù, kế thừa lịch sử, văn hóa, kiến trúc được chia ra làm 3 khu vực chính: khu phố cổ, khu vực hồ Gươm và phụ cận, khu phố cũ đã giữ hình thái ổn định từ năm 1990 đến nay.

Ngoài ra, từ năm 1995, Trung ương và thành phố đã phê duyệt 4 đề án quy hoạch dành riêng cho khu vực này. Do đó, nếu thực hiện sắp xếp quận sẽ mất đi các giá trị lịch sử văn hóa, truyền thống và quá trình hình thành đô thị văn hóa lâu đời của Thăng Long - Hà Nội, đồng thời sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong thời gian tới.

Bên cạnh việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, TP Hà Nội hiện đang thực hiện nhiệm vụ "Phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 3-5 huyện và đến năm 2030 có thêm 1-2 huyện phát triển thành quận", xây dựng đồng thời các đề án.

Click vào để đọc chi tiết về tin tức !

"Thủ phủ" công nghiệp phía Bắc điều chỉnh loạt KCN, dự kiến có 22 đô thị vào năm 2030

Sau 2 năm được Thủ tướng duyệt quy hoạch, HĐND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Nghị quyết số 10/NQ-HĐND thông qua điều chỉnh Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Sắp xếp 4 đơn vị hành chính cấp huyện

Giai đoạn 2023 - 2035, tỉnh Bắc Giang thực hiện sắp xếp 4 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện gồm: Nhập địa giới hành chính huyện Yên Dũng với TP Bắc Giang; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lục Ngạn và huyện Sơn Động để thành lập thị xã Chũ, huyện Lục Ngạn (mới) và huyện Sơn Động.

Tiếp tục đầu tư, phát triển huyện Hiệp Hòa, huyện Lạng Giang đạt các tiêu chí đô thị loại IV để thành lập thị xã Hiệp Hòa, thị xã Lạng Giang; đầu tư phát triển thị xã Việt Yên trở thành thành phố.

Thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc thuộc trường hợp bắt buộc sắp xếp. Phạm vi ranh giới cụ thể của từng ĐVHC cấp huyện, cấp xã phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thời kỳ quy hoạch tỉnh. Phạm vi, ranh giới, tên địa lý và phương án sắp xếp cụ thể các ĐVHC cấp huyện, cấp xã thực hiện theo đề án sắp xếp ĐVHC và quyết định của cấp có thẩm quyền.

Click vào để đọc chi tiết về tin tức !

Tin tức tổng hợp giá cả thị trường bất động sản tháng 4 năm 2024

Tiêu điểm tin tức bất động sản tháng 4: giá chung cư tăng phi mã

Tin tức tổng hợp về phân tích nhận định của chuyên gia tháng 04 năm 2024

Tin tức tổng hợp chính sách pháp luật về bất động sản tháng 4 năm 2024

Tin tức tin tức bất động sản về quy hoạch tháng 4 năm 2024

 

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan

360 độ các Tỉnh/TP

360 độ tỉnh Hưng Yên - nơi tiềm năng thức giấc

  • 20/12/2022

360 độ những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Quảng Ninh

  • 20/12/2022

360* những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Thái Nguyên

  • 20/12/2022