Tin tức
07/09 2024

Tin tức bất động sản Times Pro tổng hợp từ 02/9 đến 07/9/2024

  • 427
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tổng hợp tin tức bất động sản tâm điểm trên địa bàn cả nước Times Pro tổng hợp từ ngày từ 02/9 đến 07/9/2024

tin-tuc-bat-dong-san-times-pro-tong-hop-tu-02-9-den-07-9-2024

I - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ GIÁ CẢ & THỊ TRƯỜNG

1.1. Hà Nội: Đấu giá đất huyện Phúc Thọ cao nhất 60 triệu đồng/m2, chưa đấu xong đã rao chênh "nhẹ" 400 triệu đồng

Sáng 29/8, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phúc Thọ (Hà Nội) đã tiến hành tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 30 thửa đất thuộc khu Dộc Tranh, xã Trạch Mỹ Lộc (Phúc Thọ, Hà Nội) và 9 thửa đất thuộc khu Đồng Phươm, xã Thọ Lộc (Phúc Thọ, Hà Nội).

Theo đó, mỗi thửa đất tại khu Dộc Tranh, xã Trạch Mỹ Lộc có diện tích dao động trong khoảng từ 96 đến gần 149m2. Với mức giá khởi điểm là 23,4 triệu đồng/m2, tương đương số tiền đặt cọc mà người tham gia đấu giá phải nộp sẽ từ 450 triệu đến gần 700 triệu đồng/thửa.

Với 9 thửa đất tại khu Đồng Phươm, xã Thọ Lộc có diện tích tương đối lớn với gần 235m2. Mức giá khởi điểm của các lô này là 19,8 triệu đồng/m2, tương đương số tiền đặt cọc gần 535 triệu đồng/thửa.

Theo đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phúc Thọ, huyện nhận được tổng cộng 650 hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá hợp lệ và có hơn 350 người tới tham gia hoạt động đấu giá trực tiếp. Phiên đấu giá này, người tham gia sẽ viết phiếu trả giá trong một lần. Ngay sau đó, đấu giá viên xem xét các phiếu công khai tại chỗ để xác định người trúng theo nguyên tắc trả cao nhất cho một m2 của lô đất.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

1.2. Chung cư TP HCM tăng giá

Dữ liệu thị trường của Batdongsan.com.vn cho biết, trong tháng 6, mức độ quan tâm tìm mua tại thị trường bất động sản TP HCM giảm 10%, lượng tin đăng bán nhà đất giảm 3% thì sang tháng 7, thị trường lội ngược dòng khi mức độ quan tâm tăng 6%, lượng tin đăng tăng 9%.

Mức độ quan tâm tăng đều ở tất cả các quận/huyện. Trong đó, đứng đầu là quận 10 với mức độ quan tâm tăng 15%, Bình Thạnh tăng 12%, TP Thủ Đức tăng 9%, Bình Chánh tăng 8%, các quận/huyện còn lại có mức tăng dao động từ 2 - 7%. 

Trên thị trường mua bán, bất động sản TP HCM ghi nhận mức độ quan tâm có xu hướng ổn định, tăng nhẹ ở một số loại hình. Nhà riêng và đất nền có mức độ quan tâm tăng 2%, với chung cư và biệt thự thì chỉ số đi ngang. Lượng tin đăng nhà riêng tăng 8%, nhà mặt phố tăng 7%, chung cư tăng 6%, đất nền tăng 8%, biệt thự tăng 6%.

Những khu vực có mức độ quan tâm tăng trưởng nổi bật trên thị trường mua bán gồm Bình Chánh và Hóc Môn tăng 7%, khu vực quận 9 cũ tăng 4%. 

Về giá bán, thị trường TP HCM ghi nhận giá chung cư đi lên trong tháng 7. Cụ thể, giá căn hộ bình dân tăng nhẹ 1%, từ mức trung bình 27,9 triệu/m2 lên mức 28,3 triệu/m2. Giá bán căn hộ trung cấp tăng 2%, từ mức trung bình 42,7 triệu/m2 lên mức 43,7 triệu/m2. Giá bán căn hộ cao cấp tăng 3%, từ mức trung bình 83,5 triệu/m2 tăng lên mức 85,6 triệu/m2.  

Theo Savills Việt Nam, nguồn cung căn hộ dưới 3 tỷ tại TP HCM đang ngày càng hạn chế (chiếm 18% nguồn cung sơ cấp trong nửa đầu năm nay), chủ yếu nằm cách trung tâm thành phố trên 10 km.

Theo mô hình nghiên cứu của đơn vị này, hiện nay căn hộ dưới 3 tỷ được xem là phân khúc bình dân. Khả năng chi trả sẽ là thách thức lớn cho thị trường khi phân khúc này chỉ chiếm chưa đầy 5% nguồn cung căn hộ 3 năm tới. 

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Hoàng Nam, Tổng Giám đốc CTCP G-Home chia sẻ, để sở hữu một căn chung cư rộng khoảng 60 - 70 m2 tại TP HCM, nếu nguồn tiền của người mua chỉ được tiết kiệm từ khoản lương thì rất khó.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

1.3. Giá rao nhà trong ngõ ven Hà Nội vượt 100 triệu đồng/m2, người mua "sốc"

Theo khảo sát của phóng viên Dân trí, tại các xã La Phù, Đông La, Đức Thượng, Vân Canh, An Khánh, Di Trạch và thị trấn Trạm Trôi (huyện Hoài Đức, Hà Nội) giá nhà trong ngõ 3m đang được rao bán với giá khoảng 100-120 triệu đồng/m2. Còn những căn nhà trong ngõ ô tô chạy hiện đang được rao bán với giá 130-150 triệu đồng/m2.

Đơn cử, một căn nhà trong ngõ 5 tầng có diện tích 30m2 tại xã Vân Canh (huyện Hoài Đức, Hà Nội), đường trước nhà ô tô chạy qua đang được rao bán với giá 4,35 tỷ đồng, tương đương 145 triệu đồng/m2.

Tại các xã Ngũ Hiệp, Vĩnh Quỳnh, Tả Thanh Oai, Ngọc Hồi và Đông Mỹ (huyện Thanh Trì, Hà Nội) giá nhà trong ngõ 3m đang được rao bán khoảng 95-110 triệu đồng/m2. Còn những căn nhà trong ngõ ô tô tránh dao động từ 130-160 triệu đồng/m2.

Đơn cử, một căn nhà 4 tầng, diện tích 30m2 tại Tả Thanh Oai đang được rao bán với giá 3,18 tỷ đồng, tương đương 106 triệu đồng/m2.

Tại huyện Đông Anh, giá nhà trong ngõ ô tô tránh ở các xã như Hải Bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Uy Nỗ đang được rao bán dao động 100-110 triệu đồng/m2.

Sau thời gian dài ở nhà thuê, gia đình anh Quang Huy (quê Hải Phòng) đang tính đến chuyện mua nhà. Với mức tài chính 2 tỷ đồng, ban đầu gia đình anh Huy tính toán có thể sẽ mua được một căn nhà trong ngõ xây sẵn tại vùng ven có diện tích 30m2. 

Ông Trần Quang Trung - Giám đốc phát triển Kinh doanh OneHousing - cho biết đây là phân khúc phù hợp cho những chân dung khách hàng thích "ăn chắc mặc bền" và thói quen sinh hoạt ở nhà mặt đất.

Xét về yếu tố rủi ro cho khách hàng và nhà đầu tư với sản phẩm nhà thổ cư là không có. Nếu có chỉ là vấn đề nhà đầu tư nên quan tâm tới việc lựa chọn mua ở quận nào, khu vực nào và an ninh ở đó ra sao…

Theo ông, không nên mua nhà trong ngõ quá sâu, quá nhỏ để khi gặp các rủi ro về cháy nổ xe chữa cháy khó đi vào, và cần lưu ý các vấn đề an ninh, an toàn và vấn đề tiện ích….

Click để xem chi tiết bài viết!

1.4. Chấp nhận mua nhà "không sổ" vì tài chính hạn hẹp, giá nhà thì tăng cao

Theo dõi thị trường bất động sản lâu nay, vợ chồng anh Nguyễn Văn Tú (quê Bắc Giang) nhận thấy giá nhà tại Hà Nội ngày càng tăng mạnh, gần như tháng sau tăng cao hơn nhiều so với tháng trước đó. Dự tính sẽ mua nhà vào năm 2025 nhưng vì lo sợ xu hướng tăng giá tiếp tục diễn ra, vợ chồng anh quyết định mua nhà sớm hơn dự kiến.

Đáng nói là sau khoảng 3 tháng tìm kiếm chung cư trên thị trường thứ cấp, anh Tú gần như rơi vào bế tắc vì không có căn nào phù hợp với mức tài chính 1,6 tỷ đồng của gia đình.

Trước tình cảnh chung cư tăng chóng mặt, vợ chồng anh quyết định chuyển sang tìm chung cư không sổ hồng. Giữa tháng 8, gia đình anh đã chốt mua một căn chung cư 67m2 có 2 phòng ngủ với giá 2,2 tỷ đồng, tương đương 33 triệu đồng/m2 tại HH Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội). Số tiền còn thiếu, vợ chồng anh vay người thân và trả dần.

Theo anh, dù biết mua chung cư không sổ hồng chỉ có thể giao dịch bằng hợp đồng mua bán sẽ có rủi ro về pháp lý nhưng vì dự án có mức giá mềm nhất hiện tại nên chấp nhận. Trước mắt sẽ có chỗ ở tại Hà Nội không phải đi thuê nhà.

Bộ xây dựng cho biết, giá bán chung cư tăng không chỉ ở những dự án mới mở bán mà còn ở nhiều căn hộ cũ, đã được qua sử dụng nhiều năm. Trong quý II năm nay, giá căn hộ chung cư tăng trung bình 5-6,5% so với quý trước đó và tăng 25% so với cùng kỳ.

Theo ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), nguyên nhân khiến giá chung cư cũ và mới tại Hà Nội đều tăng cao là nguồn cung ngày càng đi xuống, đặc biệt ở phân khúc giá rẻ và bình dân. Trong khi đó, nhu cầu nhà ở của người dân ngày càng đi lên. Đồng thời, chi phí đầu vào như vật liệu xây dựng, vốn, nhân công... ngày càng cao khiến giá nhà khó giảm trong ngắn hạn.

Ông nói, trong bối cảnh nguồn cung ách tắc, cá nhân, doanh nghiệp có hàng sẽ có lợi thế trong việc đưa giá. Việc người bán đẩy giá khi chung cư hay bất kỳ hàng hóa nào khan hiếm trên thị trường là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, thực tế việc mua chung cư chưa có sổ đỏ/sổ hồng có thể sẽ gây ra nhiều rủi ro cho người mua. Do đó, trước khi xuống tiền người mua nhà cần cân nhắc kỹ tới yếu tố pháp lý.

Click để xem chi tiết bài viết!

II - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ PHÂN TÍCH NHẬN ĐỊNH CỦA CHUYÊN GIA

2.1. Chuyên gia nói về đấu giá đất vùng ven: Không khác cuộc đấu trí, đánh bạc

Những ngày qua, kết quả các phiên đấu giá đất tại vùng ven Hà Nội khiến không ít người choáng váng. Đơn cử, tại huyện Hoài Đức, giá đất trúng đấu giá 19 lô tại khu LK03 và LK04, thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên, dao động 91,3-133,3 triệu đồng/m2, gấp 12,5 đến hơn 18 lần so với giá khởi điểm. 

Tại huyện Thanh Oai, giá trúng đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao dao động từ 63-100 triệu đồng/m2, cao gấp 5-8 lần so với giá khởi điểm. Điều đáng nói, ngay sau khi phiên đấu giá, hầu hết các lô đất đều được rao bán chênh với mức giá từ 400-600 triệu đồng/lô.

Trao đổi với phóng viên Dân trí, TS. Trần Xuân Lượng - Viện phó Viện Nghiên cứu và Đánh giá thị trường bất động sản Việt Nam - nói kinh tế chung hiện nay chưa thực sự tốt. Do đó, yếu tố có tác động lớn nhất tới các phiên đấu giá vừa qua đến từ tâm lý xã hội mà  không phải các yếu tố liên quan đến cung cầu, pháp lý hay chính sách… 

Ngoài ra, một yếu tố nữa tác động tới các phiên đấu giá vừa qua đó là luật. Khi luật thay đổi, các quy định về phân lô bán nền, người ta sẽ rằng nguồn cung đất nền sẽ khan hiếm trong thời gian tới, hay chi phí sẽ tăng cao khi các quy định liên quan đến thuế được ban hành. Thế nhưng họ lại không dựa vào yếu tố căn bản là nhu cầu thực, khả năng thanh toán mà lại suy nghĩ mua cao là phải bán cao hơn. Do đó, những đối tượng này như những con thiêu thân tiếp tục đẩy giá đất lên cao.

Click để xem chi tiết bài viết!

2.2. Savills: Luật Nhà ở 2023 tác động tích cực đến thị trường BĐS, bảo vệ quyền lợi của người mua nhà

Từ ngày 1/8/2024, Luật Nhà ở 2023 gồm 13 chương và 198 điều đã chính thức có hiệu lực. Luật quy định nhiều điểm mới về phát triển nhà ở, cải tạo, xây dựng chung cư cũ, nhà ở xã hội và việc quản lý sử dụng nhà chung cư. Ông Trần Ngọc Duy, Phó Giám Đốc, Bộ phận Quản lý Bất Động Sản Savills Hà Nội, đã đưa ra những đánh giá xoay quanh tác động của Luật Nhà ở đến thị trường và công tác quản lý vận hành các dự án.

Luật Nhà ở được hướng dẫn bởi nghị định 95/2024/NĐ-CP cũng yêu cầu Chủ đầu tư phải công khai hồ sơ pháp lý của dự án cho người mua, thuê mua, bao gồm các biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu phòng cháy chữa cháy, thông báo chấp thuận của cơ quan chuyên môn về xây dựng, bản vẽ mặt bằng khu vực để xe.... Quy định này có thể ảnh hưởng đến tiến độ vận hành dự án của các Chủ đầu tư và nguồn cung căn hộ ra thị trường, nhưng sẽ đảm bảo tính minh bạch, an toàn trong vận hành và giảm thiểu rủi ro cho người mua nhà.

Bên cạnh đó, việc phân hạng nhà chung cư được quy định chặt chẽ và có tiêu chí cụ thể hơn, giúp người mua đánh giá đúng chất lượng dự án, ngăn chặn tình trạng tự phong hạng để đẩy giá chung cư lên cao bất hợp lý. Thay vì quy định hạng A, B, C, các dự án sẽ được phân loại 1, 2 ,3. Phân loại sẽ dựa trên 8 tiêu chí bắt buộc bao gồm: Vị trí, địa điểm nhà chung cư; tiện ích trong khuôn viên nhà chung cư; chỗ để xe; hành lang, sảnh; thang máy; cấp điện; căn hộ; tiêu chí tối thiểu là tuân thủ các quy chuẩn xây dựng. Cùng với đó là 5 tiêu chí bổ sung bao gồm: dịch vụ quản lý vận hành; môi trường; an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ; công trình xanh, sử dụng năng lượng hiệu quả; số hóa và nhà ở thông minh.

Click để xem chi tiết bài viết!

III - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ CHÍNH SÁCH, QUẢN LÝ

3.1. Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM thông tin về lộ trình điều chỉnh Bảng giá đất

Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã có văn bản cung cấp thông tin báo chí về kết quả tiếp thu ý kiến góp ý tại các hội nghị phản biện về điều chỉnh Bảng giá đất.

Theo đó, sở này cho biết thời gian qua đã cùng các đơn vị trên địa bàn TP.HCM tổ chức 04 hội nghị lấy ý kiến phản biện về dự thảo quyết định điều chỉnh Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND quy định về Bảng giá đất trên địa bàn thành phố.

Cụ thể, hội nghị do Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam TP.HCM tổ chức đã ghi nhận được 13 ý kiến; hội nghị do Ban Dân vận Thành ủy tổ chức đã ghi nhận được 18 ý kiến; hội nghị do HĐND TP.HCM tổ chức ghi nhận 12 ý kiến liên quan đến 33 vấn đề đặt ra; Ban Tuyên giáo Thành ủy đã triển khai cuộc khảo sát, thăm dò dư luận xã hội trên mạng internet đối với cán bộ và người dân đã thu thập được hơn 20.000 ý kiến góp ý.

Theo số liệu tổng hợp, các ý kiến thảo luận tại các hội nghị đều tập trung chủ yếu vào 03 vấn đề:

Thứ nhất, căn cứ pháp lý và sự cần thiết để thực hiện điều chỉnh Bảng giá đất trên địa bàn TP.HCM. Đối với ý kiến này, sau khi tổ chức hội nghị, các đại biểu tham dự đã thống nhất về sự cần thiết phải điều chỉnh Bảng giá đất cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất trên địa bàn thành phố.

Thứ hai, lộ trình điều chỉnh Bảng giá và cân nhắc giá đất tại một số khu vực còn hạn chế về điều kiện hạ tầng, kinh tế, xã hội.

Thứ ba, đối với việc thực hiện đánh giá tác động đối với một số nhóm đối tượng bị ảnh hưởng tập trung vào việc chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân.

Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND TP.HCM báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận việc giao các bộ ngành có liên quan để tham mưu, xây dựng và ban hành chính sách quy định về mức thu, tỷ lệ thu cho phù hợp khi Bảng giá đất đã điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3.2. Cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết Luật Đất đai năm 2024 giao Chính phủ quy định chi tiết 96 nội dung, trong đó Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tham mưu quy định chi tiết 86 nội dung.

Các nội dung tập trung vào: điều tra cơ bản đất đai; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; giá đất; đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chế độ sử dụng các loại đất; giám sát, theo dõi và đánh giá việc quản lý, sử dụng đất đai; thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai…

Đó là các Nghị định: Nghị định số 71/2024/NĐ-CP ngày 27/6/2024 quy định về giá đất; Nghị định số  88/2024/NĐ-CP ngày 15/7/2024 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 101/2024/NĐ-CP ngày 29/7/2024 quy định về điều tra cơ bản đất đai; đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và Hệ thống thông tin đất đai; Nghị định số 102/2024/NĐ-CP ngày 30/7/2024 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3.3. Thu tiền sử dụng đất đạt thấp, Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu hoàn thiện thuế nhà đất

Lũy kế 8 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.335,6 nghìn tỷ đồng, bằng 78,5% dự toán và tăng 17,8% cùng kỳ. Trong khi nhiều khoản thu, sắc thuế có tiến độ thu đạt khá thì thu tiền sử dụng đất mới đạt 56,1% dự toán...

Thông tin từ Bộ Tài chính cho thấy lũy kế 8 tháng của năm 2024, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.335,6 nghìn tỷ đồng, bằng 78,5% dự toán và tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Đốc thúc thu ngân sách thời gian cuối năm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 85/CĐ-TTg ngày 2/9/2024 về điều hành dự toán ngân sách nhà nước.

Công điện nêu rõ trong 8 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục được duy trì ổn định và thể hiện rõ sự phục hồi tích cực, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy, giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân.

Thu ngân sách nhà nước 8 tháng đầu năm ước đạt 78,5% dự toán trong điều kiện thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất và các khoản thu ngân sách khác.

Bên cạnh đó, qua kết quả giám sát của Quốc hội, kết luận của cơ quan Thanh tra, Kiểm toán Nhà nước và công tác quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm cho thấy việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương tài chính ở một số nơi còn chưa nghiêm, vẫn còn tình trạng vi phạm pháp luật, gian lận, trốn thuế, quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công sai chế độ quy định, thất thoát, lãng phí tại một số bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

3.4. Đề xuất bãi bỏ 9 quyết định trong lĩnh vực tài chính đất đai

Theo đó, quan điểm xây dựng là rà soát, xác định chính xác những văn bản cần bãi bỏ; tuân thủ quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) trong quá trình xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; phù hợp với quy định của Luật Đất đai 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành (có hiệu lực từ ngày 1/8/2024).

Dự thảo đề xuất bãi bỏ toàn bộ 9 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ gồm:

Quyết định số 44/2010/QĐ-TTg ngày 10/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn tiền sử dụng đất, miễn tiền thuê đất xây dựng công trình phụ trợ đường cao tốc quốc gia.

  1. Quyết định số 57/2010/QĐ-TTg ngày 17/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về miễn tiền thuê đất đối với các dự án xây dựng kho dự trữ 4 triệu tấn lúa, ngô, kho lạnh bảo quản thủy sản, rau quả và kho tạm trữ cà phê theo quy hoạch.
  2. Quyết định số 33/2011/QĐ-TTg ngày 10/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn tiền sử dụng đất ở cho hộ dân làng chài, dân sống trên sông nước, đầm phá di chuyển đến định cư tại các khu, điểm tái định cư.
  3. Quyết định số 48/2012/QĐ-TTg ngày 1/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 204/2005/QĐ-TTg ngày 15/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung đối tượng và cơ chế vay vốn xây dựng nhà ở thuộc chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long.
  4. Quyết định số 11/2015/QĐ-TTg ngày 3/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định miễn, giảm tiền sử dụng đất khi công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đối với đất ở có nguồn gốc được giao (cấp) không đúng thẩm quyền trước ngày 15/10/1993 tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo.
  5. Quyết định số 22/2020/QĐ-TTg ngày 10/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm tiền thuê đất của năm 2020 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.
  6. Quyết định số 27/2021/QĐ-TTg ngày 25/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm tiền thuê đất của năm 2021 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
  7. Quyết định số 01/2023/QĐ-TTg ngày 31/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
  8. Quyết định số 25/2023/QĐ-TTg ngày 3/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm tiền thuê đất của năm 2023.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

IV - TIN TỨC BẤT ĐỘNG SẢN VỀ QUY HOẠCH TRÊN CẢ NƯỚC

4.1. Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Theo đó, Quy hoạch đưa ra mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam phát triển bền vững hệ thống đô thị theo mạng lưới, hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị động lực có kiến trúc hiện đại, xanh, bản sắc; phát triển các đô thị là "trung tâm" chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học công nghệ, đầu mối giao thông, thu hút đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội, làm động lực phát triển kinh tế các vùng đô thị tạo hiệu ứng "tích tụ", "kết nối" và "liên kết" chặt chẽ với nông thôn tại các vùng trên địa bàn cả nước, tăng cường hợp tác quốc tế...

Tầm nhìn đến năm 2050, hệ thống đô thị liên kết thành mạng lưới đồng bộ, thống nhất, cân đối giữa các vùng, miền, có khả năng chống chịu, thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, nước biển dâng... Cả nước xây dựng được ít nhất 5 đô thị đạt tầm cỡ quốc tế, giữ vai trò là đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới khu vực và quốc tế...

Việt Nam hiện có 5 đô thị trực thuộc Trung ương, gồm: Thủ đô Hà Nội, TP HCM (dự kiến đến năm 2030 là đô thị loại đặc biệt), Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng (dự kiến đến năm 2030 là đô thị loại I). Cùng với đó, 8 tỉnh định hướng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm: Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Bắc Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hải Dương, Bình Dương (dự kiến đến năm 2030 là đô thị loại I).

Click để đọc chi tiết về bài viết!

4.2. Các dự án của Khang Điền dự kiến mở bán vào cuối năm

Theo báo cáo cập nhật từ Chứng khoán SSI (SSI Research), tại cuộc họp báo cáo kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2024, ban lãnh đạo CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (Mã: KDH) kỳ vọng thị trường bất động sản sẽ phục hồi từ năm 2025. 

Về tiến độ các dự án, đối với The Privia (quận Bình tân, TP HCM), dự án có tổng diện tích đất 1,84 ha, phát triển 1.043 căn hộ chung cư. Sau khi bắt đầu mở bán chính thức vào ngày 25/11/2023, Khang Điền đã hoàn tất việc bán hàng trong vòng ba tháng.

SSI Research dẫn chia sẻ từ ban lãnh đạo công ty cho biết, Khang Điền đã thông báo cho khách hàng mua căn hộ dự án Privia rằng các căn hộ sẽ bắt đầu được bàn giao vào tháng 10/2024.

Tại thời điểm cuối quý II/2024, tổng chi phí đầu tư của dự án là 1.550 tỷ đồng, tăng 136% so với cùng kỳ, trước khi dự án được ra mắt và mở bán vào 25/11/2023. Nhóm phân tích ước tính công ty sẽ thực hiện việc bàn giao căn hộ cho người mua nhà trong quý IV/2024.

Đối với dự án The Solina (huyện Bình Chánh, TP HCM), ban lãnh đạo Khang Điền cho biết, dự án có tổng diện tích đất lên đến 16,4 ha và công ty đã hoàn tất việc bồi thường đất cho toàn bộ dự án.

Dự án được chia thành 2 giai đoạn, gồm Giai đoạn 1 có diện tích 13,1 ha và Giai đoạn 2 rộng 3,4 ha. Trong tháng 7/2024, doanh nghiệp đã trả tiền sử dụng đất cho Giai đoạn 1. Theo quy hoạch, Giai đoạn 1 sẽ có 4,33 ha dành cho nhà đất (nhà phố và biệt thự), 0,36 ha dành cho các tòa chung cư, và 1,33 ha cho khu vực nhà ở xã hội.

Click để đọc chi tiết về bài viết!

4.3. Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (31/8 - 6/9): Sắp khởi công cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, TP Huế có thể tách thành hai quận khi tỉnh lên TP trực thuộc Trung ương

Cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có quy mô xây dựng tuyến đường dài 34km, khởi công dự kiến ngày 8/9. Tổng mức đầu tư là 9.997 tỷ đồng. Kế hoạch vốn được giao đến nay là 4.523 tỷ đồng (kế hoạch vốn năm 2023 là 4.518 tỷ đồng; năm 2024 là 5 tỷ).Hiện dự án đã giải ngân gần 39,3 tỷ đồng (vốn ngân sách Trung ương). Công tác chuẩn bị khởi công cơ bản hoàn thành. Hoàn thiện công tác lựa chọn nhà thầu bước xây lắp và chuẩn bị các thủ tục để khởi công xây dựng công trình đoạn từ Km19-Km40+750 (trước cầu Hoà Sơn).

Ngày 2/9, cầu Bạch Đằng 2 bắc qua sông Đồng Nai kết nối trực tiếp giữa huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) và TP Tân Uyên (tỉnh Bình Dương) chính thức thông xe. Cầu Bạch Đằng 2 có vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng, gồm phần cầu và đường dẫn 2 đầu cầu với tổng chiều dài gần 3 km; trong đó, riêng phần cầu dài hơn 400m, rộng 17m với 4 làn xe. Cầu được khởi công vào cuối năm 2021, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022. Song do vướng mặt bằng và ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên dự án bị chậm tiến độ.

Theo TTXVN, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Công Vinh vừa qua đã đồng ý với đề nghị của Sở Giao thông Vận tải tỉnh về lựa chọn phương án 1, đó là nhà nước hỗ trợ toàn bộ chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng và một phần kinh phí xây lắp cho dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP HCM đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Báo cáo từ Sở Giao thông Vận tải tỉnh cho biết, tổng chiều dài tuyến Vành đai 4 TP HCM gần 207 km; trong đó, đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có chiều dài tuyến 18,23 km.

Đề xuất phương án xây cao tốc Nha Trang - Đà Lạt để tránh 125 ha rừng.

Bình Định khánh thành tuyến đường 800 tỷ tại Hoài Nhơn. Ngày 31/8, UBND tỉnh Bình đã tổ chức khánh thành tuyến đường kết nối với đường ven biển (ĐT 639) trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn.

Hai quận của Thừa Thiên - Huế khi lên thành phố trực thuộc Trung ương.

Vị trí quy hoạch cầu vượt sông Cửa Bé trên trục đường ven biển Nha Trang.

Thủ tướng đồng ý dự án lấn biển tại cảng Liên Chiểu. 

Click để đọc chi tiết về bài viết!

 

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan

360 độ các Tỉnh/TP

360 độ tỉnh Hưng Yên - nơi tiềm năng thức giấc

  • 20/12/2022

360 độ những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Quảng Ninh

  • 20/12/2022

360* những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Thái Nguyên

  • 20/12/2022