Thông tin quy hoạch tỉnh Hưng Yên siêu HOT, các khu vực được mở đường giao thông, quy hoạch đô thị, kết cấu hạ tầng,… Vô cùng hữu ích cho những nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư bất động sản. Cùng Times Pro khám phá những thông tin tuyệt vời trong bài viết dưới đây
Tổng quan quy hoạch tỉnh Hưng Yên
Với vị thế địa kinh tế thuận lợi, nằmao vị trí trung tâm của các vùng kinh tế nói trên; tiếp giáp với 5 địa phương là: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam và Thái Bình; nằm trên các trục giao thông chính và rất gần những trung tâm kinh tế lớnao phía Bắc, Hưng Yên kết nối thuận tiện với thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng cùng các đầu mối giao thông quan trọng nhất của vùng và cả nước. Nhờ đó, tỉnh được tiếp cận các hạ tầng kinh tế quan trọng của hai trung tâm kinh tế lớn nhất phía Bắc, đó là:
+ Thành phố Hưng Yên cách thủ đô Hà Nội hơn 60 km, là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, văn hóa , đào tạo và y tế lớn của cả nước. Có các tuyến vành đai 3, 4 của Hà Nội chạy qua địa bàn Hưng Yên. Sân b a y quốc tế Nội Bài của Hà Nội cách trung tâm Hưng Yên chỉ gần 80 km.
+ Hưng Yên cách thành phố Hải Phòng hơn 90 km; cách các cảng biển lớn nhất của phía Bắc là cảng Hải Phòng, cảng Lạch Huyện của Hải Phòng chỉ hơn 100 km. Các khu vực công nghiệp đang phát triển trên trục đường 5 của Hưng Yên chỉ cách các cảng biển của Hải Phòng hơn 60 km.
Tổng hợp phân tích, đánh giá và kết luận về vị thế, vai trò của tỉnh Hưng Yên
Hưng Yên tiếp giáp với thủ đô Hà Nội về phía Tây. Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và là thị trường quan trọng của Hưng Yên, nhất là trong các lĩnh vực thương mại, bất động sản, du lịch, nhân lực chất lượng cao… Trong mối quan hệ với Hà Nội, Hưng Yên có vị trí như là một vệ tinh tương hỗ, kết nối phát triển với Hà Nội trên nhiều lĩnh vực.
Hiện nay tỉnh Hưng Yên đang chú trọng đô thị hóa, nhiều nguồn lực được huy động để đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng đô thị, coi phát triển đô thị là động lực quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội. Một trong những hướng phát triển đô thị quan trọng nhất của Hưng Yên là về phía Tây, khu vực giáp thủ đô Hà Nội.
Trong khi đó, Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển đô thị hóa khu vực phía Đông sông Hồng, giáp địa phận tỉnh Hưng Yên. Các khu đô thị phía Tây củ Hưng Yên, nhất là trên địa bàn huyện Văn Giang, có vai trò quan trọng cung cấp chỗao cho người dân Thủ đô Hà Nội.
2.2.2. Vai trò, vị thế đối với phát triển vùng
– Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng: Trong định hướng phát triển đến năm 2030, vùng Thủ đô Hà Nội, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, đều chú trọng giảm tỉ trọng của khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn liền với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.
– Đối với phát triển công nghiệp, đô thị của vùng: Hưng Yên nằm trên các trục giao thông lớn, quan trọng của vùng Thủ đô, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng; tỉnh có địa hình bằng phẳng, quỹ đất phát triển đô thị, công nghiệp tương đối lớn và có nguồn nhân lực dồi dào
Hưng Yên đã tập trung phát triển công nghiệp công nghệ cao, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, từng bước tạo ra vị thế và lợi thế so sánh của tỉnh so với một số địa phương khác trong vùng trong thu hút FDI. Xu hướng này tiếp tục được tăng cường trong kỳ quy hoạch tới. Tiến trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh chóng củ Hưng Yên đang và sẽ góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu phát triển của toàn vùng đến năm 2030.
– Về cung ứng nông sản: Hưng Yên là tỉnh sản xuất nhiều loại nông sản như: lúa gạo, rau, hoa quả, thịt gia súc, gia cầm… cung ứng cho các địa phương trong vùng, đặc biệt là thị trường Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Nhiều loại nông sản củ Hưng Yên đã khẳng định được uy tín, chất lượng, thương hiệu trong vùng và cả nước như nhãn lồng, cam đường canh, cây cảnh…
Phương án phát triển các lĩnh vực tỉnh Hưng Yên
a) Công nghiệp
Tập trung thu hút đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, giá trị gi tăng lớn. Các ngành công nghiệp ưu tiên bao gồm: công nghiệp liên quan đến kỹ thuật số (điện tử, sản phẩm quang học, công nghiệp phần mềm, công nghiệp tự động hóa; công nghiệp sản xuất các sản phẩm phục vụ xây dựng đô thị thông minh, kinh tế số…); công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm công nghệ cao; sản xuất các thiết bị y tế, dược phẩm; công nghiệp sản xuất thiết bị điện; công nghiệp sản xuất ô tô, các thiết bị vận chuyển (ít tập trung lắp ráp); công nghiệp cơ khí chính xác, cơ khí chế tạo công nghệ cao… Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư lớn, các tập đoàn đa quốc gia. Hình thành các khu công nghiệp quy mô lớn, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, theo hướng công nghệ sạch với các tiêu chí nghiêm ngặt về lựa chọn ngành và đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.
b) Dịch vụ
Tập trung phát triển các dịch vụ đào tạo bậc cao, đào tạo nghề. Thu hút đầu tư xây dựng các trung tâm đào tạo, ứng dụng công nghệ tiên tiến, cung cấp các chương trình đào tạo chuyên biệt về công nghệ tiên tiến và công nghệ sạch, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp mà ít được đào tạo tại các trường đại học và cao đẳng hàng đầu Hà Nội.
Phát triển Hưng Yên trở thành địa điểm du lịch trong ngày và cuối tuần dành cho người dân Hà Nội và các tỉnh lân cận đến tham quan các di tích lịch sử, văn hóa , làng nghề, vườn hoa, cây ăn quả và các loại hình du lịch mua sắm, vui chơi – giải trí, MICE.
Ngoài ra, ưu tiên phát triển các dịch vụ vận tải, logistic, thương mại, khoa học – công nghệ, tài chính – ngân hàng, thông tin và truyền thông, các dịch vụ hạ tầng đô thị (xử lý nước thải, chất thải rắn; bảo trì kỹ thuật nhà cửa , phương tiện vận chuyển…)…
- c) Nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp đặc sản, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. ưu tiên các vùng cây ăn quả (nhãn, cây có múi, vải), lúa gạo, dược liệu, hoa cây cảnh.
Hình thành các khu vực thử nghiệm và nhân rộng mô hình nông nghiệp thông minh. Thiết lập các mô hình nông nghiệp thông minh sử dụng các công nghệ như Internet vạn vật, cảm biến, hệ thống định vị, người máy và trí tuệ nhân tạo vào trang trại, trồng trọt và chăn nuôi. Tiến tới xây dựng Hưng Yên trở thành trung tâm nông nghiệp thông minh vùng Đồng bằng sông Hồng.
- d) Phát triển các khu đô thị, bất động sản
Tập trung đầu tư xây dựng, hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; xây dựng các khu đô thị, các dự án phát triển nhà và bất động sản đã có trong quy hoạch, đã có chủ trương hoặc được chấp thuận đầu tư khu vực phía Bắc tỉnh. Đẩy mạnh thu hút đầu tư các khu, cụm công nghiệp, các khu đô thị, các dự án phát triển nhà… về phía Nam tỉnh, hướng đến thu hút nhân lực có tay nghề cao về làm việc và sinh sống tại tỉnh Hưng Yên.
Phương án tổ chức không gian và quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn và các vùng trong tỉnh
Dự báo tỉnh Hƣng Yên phát triển với 10 vùng đô thị hóa gồm:
- Vùng đô thị hóa thành phố Hƣng Yên
- Vùng đô thị hóa Văn Giang
- Vùng đô thị hóa Mỹ Hào
- Vùng đô thị hóa Văn Lâm
- Vùng đô thị hóa Yên Mỹ
- Vùng đô thị hóa Khoái Châu
- Vùng đô thị hóa Ân Thi
- Vùng đô thị hóa Kim Động
- Vùng đô thị hóa Tiên Lữ
- Vùng đô thị hóa Phù Cừ
Bản đồ quy hoạch tỉnh Hưng Yên
Trên đây là các bản đồ và những thông tin quy hoạch chi tiết của tỉnh Hưng Yên cung cấp cho quý độc giả, giúp những nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát và phương hướng đầu tư hợp lý để có thể đầu tư 1 lãi có 10 . Độc giả có thể tham khảo thêm các bài viết trong link dưới đây:
Đánh giá bài viết!