Tin tức
20/12 2022

Làm gì khi muốn khởi kiện về đất đai?

  • 3712
  • 0/5 trong 0 Đánh giá

Tranh chấp đất cát, nhà cửa là một vấn đề phức tạp và tốn nhiều thời gian, công sức. Có nhiều cách để giải quyết các tranh chấp về đất đai và khởi kiện là một trong những cách được nhiều người tìm đến nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết làm các thủ tục, giấy tờ liên quan để có thể chứng minh, tranh tụng tại tòa một cách rõ ràng hợp lý. Vậy làm gì khi muốn khởi kiện về đất đai? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết khi muốn khởi kiện về đất đai.

khoi-kien-bat-dong-san-times-pro
Tìm hiểu về khởi kiện tranh chấp bất động sản

1. Các trường hợp cần khởi kiện về đất đai

Tranh chấp đất đai là một vấn đề phức tạp và khó có thể giải quyết một cách minh bạch, rõ ràng nếu không có sự can thiệp của pháp luật. Với những tranh chấp có tính chất đơn giản, trong nội bộ gia đình thì việc giải quyết nội bộ, theo “tình” sẽ giúp tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian hơn. Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các tranh chấp đất đai đều được giải quyết bằng một “phiên tòa”, mà phổ biến nhất là 3 trường hợp dưới đây.

1.1 Tranh chấp về quyền sử dụng đất đai

Đây là trường hợp phổ biến nhất thường gặp với các trường hợp khởi kiện về đất đai. Tranh chấp về quyền sử dụng đất là những tranh chấp về việc xem ai là người có quyền sử dụng hợp phát đối với mảnh đất đó. Cụ thể, các tranh chấp có thể là:

  • Tranh chấp giữa vợ chồng về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất sau khi li hôn
  • Tranh chấp về vấn đề chia đất cát thừa kế sau khi người chủ trước mất đi
  • Tranh chấp về ranh giới được sử dụng của các mảnh đất liền nhau như: mất dấu xác định ranh giới giữa 2 mảnh đất, một bên lấn chiếm diện tích của bên còn lại,…

Tranh chấp về quyền sử dụng, thừa kế đất đai

1.2. Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất cát

Tranh chấp này thường bao gồm các trường hợp cụ thể như sau

  • Tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng dân sự về chuyển nhượng được xác định bằng giá trị quyền sử dụng đất như cho thuê, cho thuê lại nhà ở, cửa hàng, bảo lãnh, thế chấp, góp vốn… 
  • Tranh chấp, khiếu nại liên quan đến việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất. Ví dụ như đất được nhà nước hoặc cá bên thầu dự án tư thu hồi để xây dựng các công trình mới. 

1.3. Tranh chấp về mục đích sử dụng đất

Thông thường, mục đích sử dụng đất đai thường đã được định sẵn do Nhà nước khi phân chia đến các người quản lý, người sử dụng đất. Tranh chấp về mục đích sử dụng đất đai xảy ra khi người sử dụng không tuân thủ theo yêu cầu của nhà nước và dùng sai mục đích với mảnh đất, thửa đất đó. Ví dụ như đất để canh tác nhưng lại được người sử dụng làm để xây nhà ở và ngược lại.

2. Hồ sơ và quy trình chuẩn bị khi khởi kiện về tranh chấp đất đai

khoi-kien-bat-dong-san-times-pro
Hồ sơ tranh chấp đất

2.1. Giấy tờ, tài liệu cần chuẩn bị khi khởi kiện về đất đai

Theo quy định của pháp luật hiện nay, giấy tờ, tài liệu cần chuẩn bị khi khởi kiện về đất đai bao gồm: 

  • Đơn khởi kiện theo mẫu (mẫu đơn tham khảo trên mạng hoặc luật sư)
  • Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện (sổ hộ khẩu, bản sao căn cước công dân, bản sao chứng minh nhân dân, bản sao hộ chiếu còn giá trị sử dụng);
  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của nguyên đơn và bị đơn: đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú (nếu có);
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo bao gồm: Giấy chứng minh về quyền sử dụng đất của người khởi kiện; Giấy tờ chứng minh nguồn gốc sử dụng đất như văn bản mua bán đất viết tay, giấy bán đất viết tay (nếu là tài sản mua bán), di chúc, giấy tặng cho đất đai viết tay (nếu là tài sản nhượng lại)…
  • Các giấy tờ cần thiết khác theo quy định pháp luật như giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh con chung đối với trường hợp tranh chấp ly hôn có tài sản là đất đai…
  • Biên bản hòa giải không thành trước đó được chứng nhận bởi UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp hoặc các ban ngành tương tự.

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

2.2. Quy trình khởi kiện một vụ án về tranh chấp đất đai

Để khởi kiện về tranh chấp đất đai, bước ban đầu chính là hòa giải. Tuy nhiên, nếu hòa giải không thành thì 2 bên tranh chấp cần chuẩn bị những tài liệu, hồ sơ để chuẩn bị khởi kiện ra tòa.  Và một quy trình khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai, tài sản liên quan đến đất đai thường bao gồm các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tranh chấp

Bộ hồ sơ cần chuẩn bị để khởi kiện vụ án liên quan đến tranh chấp đất đai bao gồm các giấy tờ như ở mục 2.1 là: đơn khởi kiện, giấy tờ tùy thân, danh mục tài liệu chứng cứ kèm theo…

Bước 2: Nộp đơn khởi kiện về tranh chấp đất đai

Người khởi kiện nộp đơn tại Tòa án dân dân cấp quận/huyện nơi đang có mảnh đất xảy ra tranh chấp.

Người khởi kiện có thể nộp đơn trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi đường bưu điện, hay thuận tiện hơn là gửi đơn điện tử online.

Bước 3: Tòa án thụ lý vụ án và chuẩn bị xét xử

Trong quá trình này, nếu hồ sơ chuẩn bị có vấn đề gì, Tòa án sẽ gửi lại hồ sơ và yêu cầu người khởi kiện hoàn thiện lại. Nếu hồ sơ đã đạt yêu cầu thì sẽ tiến hành kiểm tra thông tin và chuẩn bị cho phiên tòa sơ thẩm.

Bước 4: Mở phiên tòa sơ thẩm

Trong phiên tòa sơ thẩm, các bên tranh chấp sẽ đưa ra những bằng chứng chứng minh tài sản theo quy định của pháp luật. Nếu có bản án sơ thẩm thì bị đơn/bị cáo có thể kháng cáo theo quy định.

Bước 5: Phiên tòa phúc thẩm

Nếu phiên tòa sơ thẩm không đạt được những kết quả như mong muốn của bên kiện hoặc bên bị kiện, phiên tòa phúc thẩm sẽ được diễn ra. Ở phiên tòa này, kết quả của Tòa án sẽ là kết quả cuối cùng.

2.3 Chi phí khởi kiện một vụ án về tranh chấp đất đai

khoi-kien-bat-dong-san-times-pro

Án phí tranh chấp đất đai

Trong tranh chấp đất đai, mức án phí sẽ được tính như sau:

TH1: Trường hợp hai bên không yêu cầu xác định giá trị tài sản mà chỉ yêu cầu xác định quyền sở hữu đất đai thì mức án phí là: 300.000 VNĐ.

TH2: Trong trường hợp có yêu cầu xác định giá trị tài sản thì mức án phí được xác định như sau:

  • Từ 6.000.000 VNĐ trở xuống thì mức án phí là 300.000 VNĐ
  • Từ 6.000.000 – 400.000.000 VNĐ thì mức án phí là 5% giá trị đất đai có tranh chấp
  • Từ 400.000.000 – 800.000.000 VNĐ mức án phí là: 20.000.000 VNĐ + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp
  • Từ 800.000.000 – 2.000.000.000 VNĐ thì mức án phí là: 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp
  • Từ 2.000.000.000 – 4.000.000.000 VNĐ thì mức án phí là: 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp
  • Từ trên 4.000.000.000 VNĐ thì mức án phí là: 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp.

Trên đây là tổng hợp toàn bộ những thông tin cơ bản nhất khi muốn khởi kiện về đất đai như giấy tờ, hồ sơ cần chuẩn bị, các quy trình, thủ tục khi diễn ra tranh chấp đất đai và án phí phải đóng. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc muốn được tư vấn trực tiếp, bạn hãy để lại số điện thoại và câu hỏi dưới bài viết này, đội ngũ nhân viên của *tên website/doanh nghiệp* sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc sớm nhất!

Đánh giá bài viết!

Tin tức liên quan

360 độ các Tỉnh/TP

360 độ tỉnh Hưng Yên - nơi tiềm năng thức giấc

  • 20/12/2022

360 độ những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Quảng Ninh

  • 20/12/2022

360* những điều làm nên sự hấp dẫn của BĐS Thái Nguyên

  • 20/12/2022